Thử tìm một giải pháp khác khi giới thiệu dòng thơ cổ của tiền nhân
*
Phần IV - Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài

***
Đoạn thứ hai , thuật ngữ của người xưa

Laiquangnam

-o0o0o-

III-Trường hợp thứ hai ,bài thơ di sản chữ Hán "Ngôn hoài"  của Không Lộ thiền sư (?-1119) 

 . Phần I - Đi tìm văn bản Ngôn Hoài thư quy 

 . Phần II - Truyện Không Lộ trong Lĩnh Nam Chích Quái (trong này có phần đối chiếu với Câu chuyện của Lý Cao và cao tăng Duy Nghiễm) 

. Phần III - Dàn Đồng Ca đã vu cáo Không Lộ Thiền sư như thế nào ? ( trong phần này có phần các biện giải kháng cự và lời có cánh của các Giáo sư đầu ngành) 

 Phần IV - Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư. 
Đoạn thứ nhất , Dẫn nhập và tâm tình 
Đoạn thứ hai , "thuật ngữ của người xưa" 
Đoạn thứ ba , bài pháp thoại của Không Lộ thiền sư mà Lĩnh Nam Chích Quái đấu kín . 

IV - Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư  : 
. Đoạn thứ hai, "thuật ngữ của người xưa" 
 

Thi kệ Ngôn Hoài là một bản văn "Dàn bài"

Có ba thông tin sau giúp chúng tôi tin rằng đây là một bản văn " dàn bài"

Một là , Câu chuyện đối đáp trong Lĩnh Nam Chích Quái. Có giảng là có ghi chép. Ghi chép như thế nào là tùy thời điểm, tùy hoàn cảnh, tùy sự thông minh và quyền biến của người trong cuộc. Nhất định phải có cuộc thao giảng, buổi hoằng pháp của Ngài Không Lộ thiền sư đối với người Thị giả, như câu chuyện trong Lĩnh Nam Chích Quái tường thuật ,

Hai là, định luật về ngôn ngữ, LUẬT DARMESTETER về Ngôn ngữ Sinh hóa có phát biểu rằng sự biến đổi ngữ nghĩa ngôn từ do "Tùy ngữ cảnh, tùy vị trí từ trong câu, tùy tác giả "

Ba là , với những gì mà Arthur F.Wright tổng kết trong bài "Bước đầu dịch kinh Phật của người Trung Quốc " thì tiền nhân ta cũng đã quyền biến một cách tương tự .

Sau đó Tiền nhân ta dùng thứ chữ Hán đơn giản nhất, thông dụng nhất để ghi lại bài hoằng pháp của mình. Với người ít chữ nghĩa ngày ấy thì, họ có thể đọc được các từ này bởi nó là từ cơ bản. Họ sẽ hiểu dễ dàng nhờ sự liên tưởng,thông qua tinh thần Việt ngữ xuất hiện ra sau các từ VIỆT HÁN được thể hiện trên bản văn viết. Chữ viết thực chất cũng chỉ là " tín hiệu " quy ước giữa các người đối thoại .

Ta thử hình dung câu chuyện sau đây, Có một người cha đi săn về hỏi đứa con trai chạy chơi trong vườn nhà -này con ,con đã cho bao nhiêu con heo xuất chuồng chạy đi kiếm ăn ngày hôm nay ?.Thằng bé còn để chỏm chạy lại đếm số vạch than "ll ll ll ll ll" đã ghi trên vách. Nó nói ,thưa cha có mười con. Nếu câu chuyện xảy ra bên Tàu thì, Người Tàu thì viết 十 , Xảy ra tại vùng Địa Trung Hải thì, Người La Mã viết XI , Xảy ra hôm nay thì, con chúng ta viết 10 , hoặc là trẻ viết chữ "mười ". Với năm cách ghi lại như trên thì, trẻ đã trả lời được cho cha chúng mà khỏi cần nhớ chi cho mệt cái đầu . Suy cho cùng, tất cả cũng chỉ là quy ước với người ghi. Sự khác nhau là dài dòng hay ngắn gọn. Việc viết lại bài hoằng pháp bằng thứ chữ từ VIỆT HÁN của ông bà ta trong bài Ngôn Hoài cũng thế mà thôi, một thứ mật ngữ, một thứ Mã ngữ mà nay ta tưởng nó là ngôn ngữ thi ca .

Nay xin quay trở lại bản văn Ngôn Hoài

F1

Trạch đắc long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

==> F2 **

Trạch đắc long, xà , địa, khả cư
Dãtình, chungnhật, lạc vô dư
Hữu, thì trực thướng cô phong đỉnh
Trườngkhiếu, nhất thanh, hànTháihư.

Kết hợp với những thực tế những gì thực tế xảy ra tại đất nước Trung Hoa mà bạn đã đọc qua bài viết của Arthur F Wright, bài "Bước đầu dịch kinh Phật của người Trung Quốc " .cộng với thông tin mà chúng tôi vừa viết , chúng tôi tin rằng bản văn trên là Một "DÀN BÀI" đầy các Mã ngữ ,thuật ngữ Phật triết của tiền nhân. Các " tổ hợp từ ", từ được tô đậm trong bài .nó như những con cờ trên bàn cờ tướng khai cuộc, nó buộc phải gắn chặt vào một vị trí nhất định trước khi chơi, mọi sự xáo trộn đều bị cấm tuyệt đối. Ngàn lần giảng như một, sự mạch lạc khi giảng vẫn không hề thay đổi. Vì sao có sự nhất quán như thế?. Chính là nhờ chúng ta cùng xem nó là "một dàn bài "mà người xưa đã dấu chúng ta một cách quá kín kẻ. Khó khăn gì, lười biếng mà chi!, người cư sĩ Phật giáo ngày ấy cho bất kỳ ai dù trí nhớ rất kém, họ cũng có thể ngồi ráng chút xíu , chịu ngồi nhẫm cho thuộc mười một thuật ngữ truyền thừa này, đâu có gì nhiều, để rồi thông hiểu một bài hoằng pháp Ngôn Hoài." kỳ vỹ ". Người Thị giả ngày ấy là người may mắn nhất ,là người đầu tiên đã được tiếp cận bản văn này sau khi nghe giảng. Nhớ xưa , Đức THẾ TÔN trong ngày giảng bài Pháp " Tứ Diệu Đế " lần đầu , ngài dùng các câu vô cùng đơn giản ,các câu được lặp lại, và mỗi lần lặp lại Ngài chỉ thay mỗi một hai từ ,nhờ vậy mà người nghe Pháp thuộc lòng tại chỗ .Thuộc ngay tại chỗ là yếu tố cần khi mà số người biết chữ không nhiều.

Thi kệ Ngôn Hoài là một bản văn mật ngữ truyền thừa

Một là, khi hiểu nó là một bài thơ tứ tuyệt thông thường thì đã dẫn đến điều nghịch lý như laiquangnam đã nhắc đến trong các bài viết trước .

Hai là , trong Lĩnh Nam Chích Quái ,bản văn này đã được Không Lộ thiền sư dùng để

chỉ dạy cho người Thị giả. Vậy trong đó Nó ắt phải chứa nội dung chỉ dạy,và đã có phân tích của Ngài Không Lộ thiền sư trước câu hỏi này, rằng " Tại sao " tôi ( người Thị giả ) đã hiểu và đã tu như thế mà không có lối ra ? ", Ngài nghe người Thị giả đọc bản văn tóm tắt quá trình tu tập của mình, và NGÀI đọc bài Ngôn Hoài

Ba là, tưởng cũng cần nhắc nhớ,Ngài Không Lộ thiền sư là một thiền tổ của cả hai giòng thiền Vô Ngôn Thông và Thảo Đường . Sự hội ngộ phải vô cùng hữu ích và xuất sắc nên mới được đưa vào Lĩnh Nam Chích Quái, lẽ nào Ngài Không Lộ thiền sư lại đi nói mấy câu thơ " tào lao " ," mắc cười " như bản dịch ra thơ nôm như Bạn Hiền đã gặp đó đây qua GOOGLE SEARCH.

Bốn là, Bạn thử đọc lại Việt Nam Phật giáo Sử Luận, của giáo sư Nguyễn Lang viết về các cuộc " hội thoại " giữa Thầy, tổ thiền thuộc giòng thiền Vô Ngôn Thông với môn đệ. Rối rấm vô cùng. Sự tinh tế của tác giả Lĩnh Nam Chích Quái đời Trần khi vắn tắt cuộc hội ngộ lý thú này bằng hai "bài thơ", tất cả gói trong 56 từ , thay vì thuật lại câu chuyện bằng các câu " hỏi đáp -đầy ẩn dụ" -. Ở đây, người hỏi nói rõ là "tôi ( người Thị giả ) đã tu ra sao" - bài tứ tuỵêt của ông đã gói nội dung các bước mà ông đã kinh qua – Ngài Không Lộ thiền sư đáp trả bằng một bài thi kệ. Giả định bạn là người người Thị giả ,bạn nghe 28 từ ấy bạn hiểu gì không ? Chắc là không ? ,Bạn phải nghe được chính Ngài Không Lộ thiền sư hoằng pháp cho bạn bằng Việt ngữ nào .Buổi hoằng pháp chắc phải kéo dài hàng giờ, đâu có vắn tắt như thế " quá khó " như thế. Vậy nội dung buổi hoằng pháp chính là bản văn " gói gọn" này .Muốn hiểu nội dung cuộc hội ngộ giữa hai thày trò Họ ,điều tất yếu là ta phải chia sẻ, am hiểu ngôn ngữ mà họ đã dùng . Đó chính là các Mã ngữ, mỗi từ ,hay cặp từ của Mã ngữ chính là một thuật ngữ Phật triết tại thời điểm đó.

Như chúng tôi đã nhắc trong phần tâm tình cho dù, vào thế kỷ thứ XII chữ Hán bên Tàu có thể đã có các thuật ngữ mà ngày nay chúng ta đã gặp thế nhưng, những thuật ngữ ấy chưa hề xâm nhập vào nước ta vào đời Lý bởi, chúng ta không hề thấy các vị thiền sư dùng trong các bài viết của họ cho dù, dưới dạng thi thiền đi chăng nữa. Ví dụ: từ niết bàn ( Nirvana) cho mãi đến đời tổ thiền thứ XI , thì mới xuất hiện tại từ "Tịch diệt". Từ này nếu viết / 寂 滅 / mà "Ai đó" tách từng từ để hiểu thì không sao quay về ý gốc mà thiền sư muốn nói đến; vậy liệu từ này khi so với từ HànthaiHu thì từ nào hay hơn?. Như Arthur F.Wright đã viết, theo chúng tôi dẫu sao nhờ sự xuất hiện của cặp từ Thái hư, từ của Nho gia ,Đạo giáo cho nên người có am hiểu chút ít kinh sách chữ Nho còn mườn tượng được một cách mập mờ ý người xưa muốn nói cái gì sâu xa hơn chăng.

11 Thuật ngữ nào đã được người xưa dùng

Trạch đắc long, xà , địa, khả cư

Dãtình, chungnhật, lạc vô dư

Hữu, thì trực thướng cô phong đỉnh

Trườngkhiếu, nhất thanh, hànTháihư.

Tại câu thứ nhất "trạch đắc long xà địa khả cư"

1-Long là gì ?

Theo nghĩa đen là con rồng .Nhưng nghĩa bóng của nó là người Cao trọng đáng kính trong xã hội cả về kiến thức lẫn trí năng hơn người bình dân cùng thời. Bước đầu khai đạo, người hành gỉa phải tìm cách tiếp cận với người "đã từng trãi nghiệm các hướng đi ,đủ mọi trường phái ". Đức THẾ TÔN ngày xưa bước đầu cũng vậy, Ngài đã tiếp cận với các bậc Lý luận giỏi về các minh triết Ấn Độ đương thời và đã thất vọng. Cuối cùng Ngài tự mở hướng cho chính mình. Ngài đã thành đạo qua sự trãi nghiệm của chính bản thân. Không Lộ là nhà sư đa hệ, là tổ thiền đời thứ IX của dòng Vô Ngôn Thông, là tổ thiền đời thứ III dòng Thảo Đường, ngoài ra Ngài có qua Tây Trúc, lại thông hiểu Mật tông ,Ngài thường đọc kinh Darani ...vv Phải tiếp cận với các bậc cao minh ,nghe các minh triết cho thật hết rồi mới trụ lại và mở hướng cho mình.Vậy Long với người mới học đạo có thể là bậc cao tăng, là thầy có thể khai đạọ cho mình, người mở lối cho mình đi về hướng đức Phật. Xa hơn, Long là từ của người Đại Việt vào thế kỷ thứ XI ,XII dùng để dịch từ "nāga" từ Phạn ngữ mà Tàu dịch là Long. Như thế,ý đồ của Ngài Không Lộ thiền sư khi viết văn bản Ngôn Hoài là đã muốn xa gần đã hiểu biết về dòng kinh Trung quán luận, thế nên khi người Thị giả đọc bài thơ có nhắc đến cụm "Không Không pháp",ngài đã cười, có nghĩa là Ngài đã thông hiểu và sau đó dùng bài này để giảng cho người Thị giả

2-Xà là gì ?

Nghĩa đen là con rắn. Nghĩa bóng chỉ chúng sinh chưa được khai hóa. Nghĩa sâu xa hơn, Xà là một điẻn từ , đã được nhắc đến một đoạn trong kinh Milanda, Kinh chính của dòng Nam tông gồm các nước NAM Á và ĐNA , họ đọc và học Phạn ngữ như: Sri lanka , Miến điện, Thailand, Khmer, Ấn Độ ,.Xà là một điển từ bởi thuật ngữ này có riêng cho mình một đoạn kinh mang số 226 trong bộ kinh Milanda , Mi Tiên vấn đáp . Nay chúng ta cùng đọc lại đoạn kinh này

– khi nhà vua hỏi đại sư MILANDA ,về con rắn giúp gì cho người hành gỉa.

Milanda đáp - Về con rắn thì có ba điều, tâu đại vương!.Thứ nhất: Rắn bò bằng cái bụng, bao giờ cái bụng nó cũng tiếp giáp với đất, tiếp giáp vào chỗ tựa để trườn lên, để bò đi. Bậc hành giả cũng phải dùng trí tuệ để bò đi, để trườn đi, để lên đường. Nhưng bao giờ trí tuệ ấy cũng phải bám, phải tựa trên đất thực, đừng xa lìa cái thực, ấy là tam tướng tuệ: vô thường, khổ não và vô ngã.Thứ hai: Rắn bò đi, nếu gặp phải cây thuốc (trị độc rắn) là nó bèn tránh đi, trốn sang nơi khác. Bậc hành giả cũng vậy, phàm lúc tiến tu mà gặp bạn ác, bạn xấu hoặc gặp những pháp trược hạnh, nơi phát sanh cấu uế thì cũng phải tránh gấp để tự bảo vệ cho mình.Thứ ba: Rắn khi cắn người hoặc thú rồi, nó liền trốn tránh đi chỗ khác. Bậc hành giả cũng vậy, khi đã dứt trừ được những tư tưởng xấu quấy rồi thì tránh đừng nên gặp những cái xấu ác ấy nữa.

3 -Địa ,
 

Địa là từ Vô cùng quan trọng trong dòng thiền Vô Ngôn Thông. Đây là từ khai tâm. Ngay khi bước chân vào con đường tu tập, người hành thiền phải mở toang Địa tâm mình, tức là mở toang con tim mình, tâm mình để "ánh sáng" soi rọi từng ngóc ngách vô minh,chấp ngã ...và từ đó người hành gỉa biết mà chặt đứt các thô lậu khiến mình vì vướng vào duyên khởi Dukha( khổ ) không dứt .
Tại câu thứ hai " Dã tình ,chung nhật ,lạc vô dư "

4 -Dãtình

Nghĩa đen, Dã là hoang sơ, là chưa khai hóa, là tình trạng lúc ban đầu của vạn vật. Nghĩa bóng, Dã tình là tình cảm chơn chất ban đầu trong mỗi con người, tình cảm này chưa bị biến đổi bởi xã hôi quanh nó. Nghĩa sâu xa hơn do vì nằm trong bản văn này Dã tình nay là chính là chân tâm, chân tâm, "Bản lai diện mục" .Nó đã được đặt ở đầu câu thứ hai không thể khác được ,tại câu thứ nhất, Ngài đã nhắc đến Địa tâm ,nay làm rõ hơn .Sâu hơn .

5 -Chungnhật

Nghĩa đen, Chung là trọn. Nhật là ngày. Chung nhật là trọn ngày, là suốt ngày. Nghĩa bóng Chung nhật, ChungNhật là một cặp từ bất ly thân, nó chính là Phật ngữ chỉ "Trì giới". Trì là gì? là nắm lấy,là thực thi một cách nghiêm túc .Trì giới được nhà tự điển học Tâm tuệ Hỷ định nghĩa như sau , "Trì là cầm, là kiềm chế, là giữ gìn chặt chẽ. Giới là những điều răn cấm, có khả năng ngăn ngừa sự sai trái, không làm các việc ác. Nghiêm trì giới luật không có tính cách tù túng trói buộc, bởi vì người giữ giới ‘nhận thấy sự hành trì giới luật đem lại cho mình sự ổn định, an lạc và hạnh phúc. Mục đích của giới luật là giúp người tu thành đạt quả vị giải thoát".

6-Lạc vô dư ( viết rời )

Nghĩa đen là cảnh giới lạc chỉ đến với người hành thiền khi họ bắt đầu tiến vào vùng tiệm cận bến bờ giác ngộ. Đừng lầm với cụm từ LacVôDư, viết liền là một thuật ngữ Phật giáo, là cõi mà người đã đắc quả Alahan,Người Giác Ngộ sau khi chết họ về đó mà "lạc trú". Từ này hơi khác với từ niết bàn ( Nirvana) theo định nghia hay từ "Tịch diệt" còn đang tối nghĩa với nhiều tăng sĩ Phật Hán ngày nay. Cảnh giới "lạc vô dư" là cảnh giới lạc của người người Hành thiền đang tuôn trào theo cùng với sự tiến bước của họ vào bến bờ giác ngộ, "hữu tích cực "không có với người tu hành bình thường, họ phải qua các bước đã mô tả ở câu thứ nhất và hai bước trước trong câu thứ hai trước đã .

Tại câu thứ ba "Hữu* thời trực thướng cô phong đỉnh "

==> "Hữu* ,thời trực thướng cô phong đỉnh "

7 –"Hữu* là gì ?

Hữu* "là từ tích cực, "hữu* là "hữu tích cực" , xin đừng nhầm với từ "hữu tiêu cưc" là một trong Nhị Thập Nhân Duyên gây nên DUKHA (khổ) cho người hành gỉa . Từ "hữu tích cực" này, là "hữu* trong bài thi kệ. Nó chỉ trạng thái tích cực khi người hành gỉa phá vở được một trong các mắt xích thô lậu, vô minh do duyên khởi từ nguồn lục căn, từ ngã chấp. Hữu* tích cực trong câu thứ ba "hữu*, thời trực thướng cô phong đỉnh " là khi nghĩ rằng mình đã "đoạn căn được phiền não, diệt được ngã chấp,ngọn lửa dục vọng đã hoàn toàn tắt ngấm trong tâm, và trí vô ngại hiện ra một cách đầy đủ,.....hay nay mình được chạm đến cõi tự-tại giải thoát ngoài vòng ba cõi: Dục, Sắc, và Vô sắc giới." – trang Hoa Sen ."Hữu tiêu cực" là một trong Nhị Thập Nhân Duyên: "Do tâm chấp trước, nên những sự vật như huyễn như hóa lại biến thành thật có, có thân, có cảnh, có người, có ta, có gây nghiệp, có chịu báo, có sống và có chết, cái có như thế, tức là hữu" . do LÊ ĐÌNH THÁM định nghĩa. Câu "hữu thời trực thướng cô phong đỉnh " ==> "hữu*, thời trực thướng cô phong đỉnh " lại là một trạng thái tích cực chuyển biến khi đang Hành thiền. Người Thiền giả nhận chân rằng mình vừa mới phá được một mắt xích vô minh ,thô lậu và họ đang tiệm cận với bến bờ giác ngộ . "hữu ,tích cực chỉ đến với người Thiền giả khi họ đã ở trong canh giới "lạc vô dư ".

8-côphongđỉnh là gì ?

Phong [峯 hay viết 峰], nay đã là một tử ngữ. Phong nghĩa đen là ngọn núi cao nhất trong vùng . Cô phong đỉnh-,viết rời ,viết rời rạc-, là đỉnh cao nhất của một hòn núi cao nhất trong vùng ,nhưng khi nó là Mã ngữ thì "Côphongđỉnh"/ viết liền ,là viết dính liền lại / thì nó chính là "huệ giác của người đang Hành thiền,thiền quán. Qua Huệ giác, tức tuệ giác bát nhã người hành thiền nay đang ở trong Cảnh giới lạc vô dư tự biết mình nay thật sự đã vào bến bờ giác ngộ, Sự biết không hề do chấp ngã. Lúc này đây,do họ bước đi theo đúng con đường mà Ngài Gautama đã trãi nghiệm, vì tâm nguyện đã là "Hưu hướng Như Lai ", thực hiện đúng Bát Chánh Đạo do Ngài truyền dạy lại cho chúng sinh. Bằng phép ngồi thiền, bằng quán tâm trong chánh định, chánh tư duy, thì với huệ giác ( tức là tuệ giác bát nhã vào thời điểm nó xuất hiện)- "chỉ chính ngay tự thân" người hành thiền- lúc này – "côphongđỉnh" -là cụm từ biểu thị cho sự hành thiền tự thân,cô độc và đầy "trí tuệ bát nhã ".Người hành thiền nay thật sự biết một cách khách quan rằng mình -Nay đã thực sự chạm đến bến bờ giác ngộ- nay có được "HỮU* tích cực " và nay đã trở thành người Giác Ngộ rồi – họ nay đã là ARHAT, Arhant; alahan hay Bồ tát mới vừa "xuất hiện " tại thế gian này. Mỗi vòng lặp ,một Hữu* tích cực xuất hiện ,một xích vô minh bị phá , một "điểm tích lũy" một điểm thưởng tăng dần nhưng đến được niết bàn ( Nirvana) vẫn còn xa lắm thế nên

Câu thứ tư "Trườngkhiếu, nhấtthanh ,hàntháihư" phải xuất hiện

9 -trườngkhiếu

Khiếu" [叫] là của bài Ngôn Hoài, đừng lầm từ "khiếu" [ 嘯] này trong bài thơ của Lý Cao. Khiếu [叫], là "kêu". Ngài Không Lộ thiền sư dùng nó với nghĩa rất rộng; đơn giản thôi bởi nó đã được Việt hóa. "Khiếu" được hiểu là âm thanh chung được phát ra tiếng từ mọi loài động vật. Tạm dịch là "kêu". Tùy theo ngữ cảnh mà ta hiểu "kêu" đó là tiếng mang nét đặc trưng gì. Ví dụ: vượn "kêu" là vượn hú. Cọp " kêu " là cọp gầm. Trẻ " kêu " là trẻ khóc đòi ăn ,đòi bú. Người "kêu" . có thể là rống ,là huýt,là hú, là khều khào tùy theo người ấy là ai,đang ở trong trường hợp nào. Nay chủ từ " khiếu" tại câu thứ tư, chính là từ một vị cao tăng vừa giác ngộ "kêu" . Ở đây, vị Bồ Tát "kêu". Bồ tát này là ai ? _là Không Lộ thiền sư hay người thiền giả vừa đến Bến Bờ Giác Ngộ. Ngài thuộc dòng Vô Ngôn Thông đã được Việt hóa,với lời phát nguyện "Hưu hướng Như Lai", Vui mà đi theo hướng do Đức THẾ TÔN đã đi. Lĩnh Nam Chích Quái ghi, Ngài thường đọc kinh Đarani. Đarani,là một dòng Mật Tông tinh hoa thường đọc "lời hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm" ."Khiếu " chính là "lời cầu cho mọi chúng sinh được luôn an lạc" . Từ khiếu này nay có từ "trường" ghép vào thành ra "trường khiếu" ==> "trườngkhiếu", là một thuật ngữ Phật giáo. "trườngkhiếu" theo ngôn ngữ bây giờ nó chính là "lời phát nguyện Bồ Đề Tâm "vậy .Bồ Đề Tâm nay là thuộc tính của bậc Giác ngộ – chính Bồ Đề Tâm làm cho điểm tích lũy "Hữu tích cực " tăng dần đến vô cùng , và đưa bậc đã Giác ngộ " đó đến cõi niết bàn ( Nirvana). Do "Hưu hướng Như Lai" nên các vị nguyện cứu khổ cho chúng sinh ,hoằng pháp suốt đời khi các Ngàicòn hơi thở thế nên, các ngài chưa đến cõi niết bàn ( Nirvana) cùng Phật Tổ ngay. Việt là Việt, Hán là Hán, Tàu là Tàu là đây. Phật giáo Tàu Hán đắc đạo xong cười ha hả , rút! ,như bài U Cư của Lý Cao viết về nhà sư Duy Nghiễm là một minh chứng. Phật giáo Đại Việt,thì "Hưu hướng Như Lai "là con đường bắt buộc .Đắc đạo xong thì phát hạnh nguyện khai mở Bồ Đề Tâm tiếp tục nhập thế, tiếp tục hoằng pháp để độ chúng sinh,đi theo đúng " y chang " con đường của Đức THẾ TÔN từ hàng ngàn năm trước đã đi. Người học trò Ngài là QUẢNG NGHIÊM,tổ đời thứ XI đã xác nhận lại, rằng đi theo con đường của Đức THẾ TÔN là duy nhất đúng.

10 -Nhấtthanh,

Thanh [声] cùng nghĩa với "thanh"[ 聲.] này.Nhất thanh khi là thuật ngữ là từ rất riêng. Thanh này theo nghĩa đen có nhiều nghĩa ,tuy cùng âm ,cùng ký tự , tùy theo ngữ cảnh , một trong số các nghĩa đáng chú ý là đây, thanh trong câu thứ tư này, thanh là lời tuyên bố,lời nói rất rõ ràng, Việt ngữ ta có từ thanh trong thanh minh cùng nghĩa. Nhất thanh là một thuật ngữ chỉ rằng đây là lời tuyên bố " chắn chắn ", một lời tuyên bố nhất quán .Vậy nhất thanh chính là một thuật ngữ không có từ tương đương Hán Việt nào khác. Nhất thanh là "lời tuyên bố kiên định ,và rõ ràng lập trường của mình một cách nhất quán và dõng dạt" của người phát ngôn. Nhớ xưa , ngay khi Đức THẾ TÔN đã đắc quả ,Ngài đã Nhấtthanh với năm người đã bỏ mình đi ,và Ngài nói n mọi người từ nay nên gọi Ta là NHƯ LAI .

Nhớ xưa ,nay nhắc lại vài "Nhấtthanh" của Đức THẾ TÔN

1-"Đấng Thế Tôn tự xưng mình là Như Lai (Tathagatha). Nếu hiểu theo cách từ chương thì chữ này có nghĩa là "đến [nơi này] như thế" (Như Lai), hay là "Người đã trở thành như thế" (có nghĩa là đã tỉnh thức và giác ngộ). Trong các kinh sách sau này Đức Phật giải thích chữ Tathagatha có nghĩa là "Không từ đâu đến và cũng không đi về đâu cả", chỉ là "Như Thế", có nghĩa là tính cách nhị nguyên và đối nghịch của mọi sự diễn đạt đã bị loại bỏ khỏi tâm thức của Ngài. Nếu dựa theo ý nghĩa đó thì Tathagatha cũng có thể hiểu là "Hiện thựclà Như thế" (tiếng Phạn Tathata có thể dịch là Ainsité, Suchness)". Theo HOÀNG PHONG

2- "Này các bạn tu sĩ khổ hạnh,[từ nay] không nên gọi Con người Toàn Thiện bằng tên của người ấy nữa và cũng không nên xem người ấy là một người bạn [giống như những người bạn khác]. Này các bạn tu sĩ khổ hạnh, Con người Toàn Thiện là một Thánh nhân, đã hoàn toàn Giác ngộ. Các bạn hãy lắng nghe : Sự Giải thoát ra khỏi cái chết đã được tìm thấy. Ta sẽ đem ra thuyết giảng [về sự Giải thoát ấy] cho các bạn. Ta sẽ giảng dạy cho các bạn về Giáo lý gọi là Đạo Pháp (Dhamma). Nếu các bạn thực thi đúng những lời giáo huấn ấy thì sau này các bạn cũng sẽ nhanh chóng đạt được mục đích tối thượng của một kiếp sống thánh thiện, cái mục đích đó sẽ giúp cho những người cao cả biết rời bỏ thế tục để chọn một cuộc sống rày đây mai đó : tại nơi này và ngay trong lúc này các bạn đều có thể tự mình chứng nghiệmđược và thực hiện được sự thực đó" (Trung A Hàm, 26). HOÀNG PHONG dịch

11 – HànTháiHư là gì ?

Hàn thái hư. Thái hư là từ của Đạo giáo, nhưng "hàn thái hư" thành "hàn-thái-hư" hay HànTháiHư từ chưa hề xuất hiện trong văn bản của người Việt trước đó và Tàu thì tuyệt đố không có . Thái hư là không gian,mà người đọc có thể tưởng tượng được, nghĩa là nó đã có một trú xứ tùy theo độ thông minh của người tiếp nhận; thế nhưng hàn-thái-hư chỉ là một " mật ước " về một không gian không hề có trú xứ; đó chính là cõi niết bàn ( Nirvana), một thuật ngữ " mật ước " của người hành thiền Phật giáo, nó không có định nghĩa đơn giản cho người bình thường về trí năng .Chính Ngài Gautama trong suốt thời gian ngài còn sống và lúc đi hoằng pháp thì Ngài Gautama cũng đã né khi đề cập đến từ này với đại chúng .Chứng ngộ trước đã, rồi sẽ hiểu thuật ngữ này. Tâm Tuệ Hỷ,nhà từ điển học về từ Phật giáo, có hai đại sư người Việt làm cố vấn là Thầy Thanh Từ và Thầy Nhất Hạnh,Tâm tuệ Hỷ cho rằng đây là từ BẤT KHẢ TƯ NGHI. Chỉ riêng với từ NIRVANA của người Ấn Độ thôi mà người Tàu họ đã tốn nhiều công sức, họ lần lượt thử sức dịch bởi, "Vào cuối thời nhà Hán và đầu thời nhà Nguỵ thế kỷ V... hình thức cách nghĩa này rất có giá trị và hữu hiệu cho người tìm hiểu Phật pháp, các vị Tăng sỹ ban đầu thuyết giảng, sau đó dùng cách nghĩa và giải thích đổng bộ với nhau" .Thế nên từ Nirvana họ lần lượt dịch là Khổ diệt, Diệt (zh. 滅), Diệt tận (zh. 滅盡), Diệt độ (zh. 滅度), Tịch diệt (zh. 寂滅), Bất sinh (zh. 不生), Viên tịch (zh. 圓寂), mục đích tối cao trong đạo Phật là "Giải thoát" khỏi vòng lặp luân hồi nên nirvāṇa được dịch ý là Giải thoát (zh. 解脫).Cuối cùng họ đành phiên âm là cách tốt nhất "niết bàn" là âm Hán Việt do từ phiên thiết mà ra . Người Trung hoa là cha đẻ ra thứ chữ viết hình tượng của họ, vậy mà họ còn lúng túng trong nhiều thế kỷ huống hồ gì người vay mượn.Vậy thì, nay chúng ta tìm lại bằng sự " tương đồng về nghĩa" là một giải pháp mà Arthur F.Wright bài qua bài "Bước đầu dịch kinh Phật của người Trung Quốc" là một minh chứng bởi chung quy,ngôn ngữ ,chữ viết chỉ là một tín hiệu quy ước mà thôi .

Kết luận

Rõ ràng rằng ,lớp đàn anh chúng tôi vì đã xem bản văn này là một bài thơ TỨ TUYỆT thuần tính văn chương như mọi bài thơ chữ Hán khác nên đã vô tình để một viên ngọc quý của quốc gia bị chôn vùi. Nay qua đoạn giải mã ngôn từ này thì sự thực được ẩn dấu một cách kín kẻ của người xưa một phần nào được phơi bày. Một là ,có thể chúng tôi đã thực giải được bản chất sâu kín trong từng ngôn từ của bản văn Ngôn Hoài. Hai là, có thể chúng tôi đã thực sự giúp cho sự quán nhận của người Việt nào đó vốn quen "quy Hán và đội Hán",nay thấy được "quy luật tu hành" của tiền nhân ta.Tu Việt hoàn toàn khác với lối tu Tàu qua nhân vật điẻn hình là thiền sư Duy Nghiễm qua bản văn U cư của Lý Cao mà họ hồi tâm, ngưng tấn công vào tiền nhân ta một khi mình thực sự không hiểu các Ngài đã nói gì trong đó. Rằng hướng giải thoát của giòng thiền Vô Ngôn Thông đã được Việt hóa chỉ có hướng duy nhất là RẬP ĐÚNG theo bước chân của NHƯ LAI như lời phát hạnh nguyện "Hưu hướng Như Lai" của thiền sư QUẢNG NGHIÊM tổ thiền đời thứ XI. Nay việc " reo vui theo bước chân Như Lai" mang tính chất toàn cầu với giòng thiền Nhâp thế của Làng Mai và của các Chư Tăng người Việt Đại trí thức trong nước và hải ngoại. Nay là lúc các Cư sĩ ,Tăng sĩ chân chính có thể thực hiện được nhờ bám sát các bước trong bản văn " dàn bài " này "?". Ba là, có thể chúng tôi đã giúp mang lại sự hiểu biết nâng tầm cho "Ai đó" đang truy tìm một lối đi trong mục đích tìm sự giải thoát cho riêng mình và cho người theo cách của một Đại sư Thời LÝ đã trải nghiệm. Ngài đã nở nụ cười dòn khi truyền thừa và giảng pháp cho người Thị giả đến xin học tập như Lĩnh Nam Chích Quái mô tả. Đó chính là sự thực là tại vì sao,và duyên cớ nào mà chúng tôi theo đuổi một cách bên bì công việc giải mã này.

Vững tin rằng thế hệ sinh sau lớp chúng tôi-lớp sinh thập niên 40, lớp sau 75 sẽ từ bản văn này mà mở rộng ra bằng trí thông minh vượt bậc vốn có của người Lạc Việt, Rằng các bạn trẻ sẽ soi rọi vào từng góc kẹt của các bài Thơ Thiền Lý Trần khác. Rằng các viên ngọc quý của tiền nhân ta ngày càng nhiều được giới thiệu một cách trang trọng trong mỗi kỳ đại hội VESAT .Tất cả lớp già chúng tôi đều luôn mở lòng hạnh nguyện luôn hướng về túi hành trang văn hóa Lạc Việt mà lớp trẻ người Việt nay đang đeo sau lưng mỗi ngàytại khắp năm châu .

Thân ái
Laiquangnam
SG ,một ngày giữa tháng bảy ,2017
Phần tham khảo và chú thích

*Thuật ngữ người xưa chín là Thuật ngữ minh triết Phật giáo mà Ngài Không Lộ thiền sư đã dùng khi Ngài tự tóm tắt lại một buổi Thí Pháp cho đồng bào của mình vào đầu thế kỷ thứ XII , thời LÝ

**Các từ viết liền, là viết dính liền lại một đề xuất của laiquangnam nhằm thúc đẩy sự phát triển tự vựng tiếng Việt qua chữ quốc ngữ hiện nay, đây là của thuật ngữ Phật giáo, minh triết của nhà Phật, hay gọi là Phật triết. Chúng tôi đã thấy người MỸ lập từ ,tuy cùng một âm ,nhưng với va cách viết , (viết rời ,viết rời rạc ) ,viết liền ,là viết dính liền lại , và viết có gạch ngang nối , mỗi cách viết một khi thể hiện trên giấy ,chính MẮT đã can thiệp vào ngôn ngữ như LUẬT DARMESTETER về NGÔN NGỮ SINH HÓA dã phát biểu

Bản văn F2, các từ viết liền, là viết dính liền lại, chính là cách hiểu của người giới thiệu , bản văn gốc luôn luôn là bản văn F1 ,không hề có dấu câu.

1-
http://chimvie3.free.fr/65/lqnn_TimGiaiPhapKhac03a_KhongLo_065.htm

2- Phật giáo dấn thân" ,http://cusi.free.fr/pgtd/2016A_bantron/BanTronDPDT_Bai2_NCS.htm

3-http://www.daophatngaynay.com/vn/phatgiao-vn/lich-su/
4667-su-du-nhap-cua-phat-giao-vao-nuoc-ta-va-anh-huong-cua-no-
trong-cac-the-ky-10-14.html

4- Mai thị Hồng Tuyết , Hình tuòng văn học như một kí hiệu , nxb KHXH ,Hanoi , 2016

5-https://thuvienhoasen.org

6- Việt Nam Phật giáo sử luận, của gsu Nguyễn Lang

7- "Buddhism in Chinese history" của ARTHUR F. WRIGHT,

Do Giáo sư đại học Thích Thiện Chánh (dịch) ,PHẬT GIÁO QUA DÒNG CHẢY LỊCH SỬ TRUNG Quốc, Nhà xuất bản Hồng Đức , 2012

8- Edward Conze , lược sử Phật giáo do Nguyễn Minh Tiến dịch

https://thuvienhoasen.org/images/file/YxeTQJtG0QgQABcV/
luocsuphatgiao-nguyenminhtien.pdf

9- và các tư liệu sách tham khảo đã liệt kê trong vác bài trước

10 --
https://hoavouu.com/a26304/kinh-na-tien-mi-tien-van-dap-minlinhdapanha-
hoa-thuong-gioi-nghiem

MI TIÊN VẤN ĐÁP (MILINDA PANHA)

Dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm (Maha Thera Thita Silo)

Tỳ kheo Giới Đức hiệu đính, ấn bản 2003

11-https://thuvienhoasen.org/a7793/thap-nhi-nhan-duyen

12--Hưu hướng Như Lai của thiền sư QUẢNG NGHIÊM do laiquangnam viết

13- VÔ NGÔN THÔNG VÀ TRUYỀN THỪA
http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/
viet-nam-phat-giao-su-luan/
-chuong-06-thien-phai-vo-ngon-thong?set_language=vi

14 - Hoang Phong , HAI BÀI THUYẾT GIẢNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC PHẬT và Sự hình thành của Phật giáo

https://thuvienhoasen.org/a6146/hai-bai-thuyet-giang-
dau-tien-cua-duc-phat

15– trang https://vi.wikipedia.org

I - Tổng quan ( Vài định nghĩa ban đầu : Nguyên tác, bản văn F1 và bản văn F2)

II -Trường hợp thứ nhất, những gì xảy ra trên bài thơ danh tác: Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư :
. a ) Bản kê các văn bản F1 và F2
. b ) Giải mã bài thơ Ngôn hoài
. c ) Chim Quốc trong tâm thức người Hán & người Việt

III-Trường hợp thứ hai ,bài thơ di sản chữ Hán "Ngôn hoài"  của Không Lộ thiền sư (?-1119) 

 . a) Phần I - Đi tìm văn bản Ngôn Hoài thư quy 

 . b) Phần II - Truyện Không Lộ trong Lĩnh Nam Chích Quái (trong này có phần đối chiếu với Câu chuyện của Lý Cao và cao tăng Duy Nghiễm) 

. c) Phần III - Dàn Đồng Ca đã vu cáo Không Lộ Thiền sư như thế nào ? ( trong phần này có phần các biện giải kháng cự và lời có cánh của các Giáo sư đầu ngành)
- III A
- III B

 d) Phần IV - Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư.
- Đoạn thứ nhất , Dẫn nhập và tâm tình
- Đoạn thứ hai , "thuật ngữ của người xưa" 
- Đoạn thứ ba , bài pháp thoại của Không Lộ thiền sư mà Lĩnh Nam Chích Quái đấu kín