Thử tìm một giải pháp khác khi giới thiệu dòng thơ cổ của tiền nhân
*
Chim Quốc trong tâm thức người Hán & người Việt

Laiquangnam

-o0o0o-

Chim Quốc trong tâm thức người Hán & người Việt

Laiquangnam

Bài viết này nằm trong loạt bài

Thử tìm một giải pháp khác khi giới thiệu dòng thơ cổ của tiền nhân

Laiquangnam

Mục đích là giải quyết dứt điểm sự nhầm lẫn từ bao đời nay khi "Ai đó" cho rằng chim quốc quốc của người Việt chính là chim cuốc cuốc ,hay chim Đõ Quyên bên Tàu

=================

Bài viết sau đây nhằm hổ trợ kiến văn cho các em học sinh tuổi teen thân yêu của chúng tôi. Rất buồn khi chúng bị đầu độc bởi những " người lớn". Mong "Ai đó" chấm dứt việc ghi chú sai trái trên sách Ngữ văn lớp 7, thuộc BGDvaĐT của nước CHXHCN Việt Nam,sách đã hơn 12 lần tái bản .

Chim Quốc trong tâm thức người Hán & người Việt

1-Chim quốc trong tâm thức người Hán , câu chuyện Đỗ Quyên-Đỗ Vũ-chim quốc quốc (Tàu ) .

Người Tàu rất hãnh diện khi họ bịa truyền thuyết này. Ngu trung Trần Danh Án, người theo hầu và tham mưu cho nhà vua bán nước Lê Chiêu Thống đã đem rác rưỡi này nhập vào kho văn hóa Việt .

Ruồi bu!

Đỗ Vũ là vua nước Thục. Miết Linh là quan tướng quốc Thục, y có người vợ rất đẹp. Nhà vua bị người đàn bà đẹp này hớp hồn. Bà đẹp không những vì trời cho khuôn mặt và nước da nõn nà mà còn do vì kinh nghiệm phấn son, y trang, ngôn ngữ cũng như "cách giao tế "với cánh hẫu đàn ông quyền lực. Dẫu mà "Ngàn vàng đổi lấy nụ cười cũng cam". Đànbàđẹp-đãCóChồng xưa nay luôn luôn hút hồn cánh đàn ông trồng trộng tuổi và đầy quyền lực .Thục Đế, vua Tàu liếc nhìn .

Đỗ Vũ là tay sành điệu. Ông có tam cung lục viện, gái non chưa khui hộp thiếu gì. Vua Tàu mà lị. Có điều chắc trong tam cung lục viện của ông thiếu "dạng quý bà" như vợ Miết Linh. Cơ hội đến, nước Thục bị lũ lụt, Đỗ Vũ giao việc cho tướng quốc Miết Linh. Ở nhà, vua mời nàng vào cung. Được ăn ngon, thêm ngọc ngà trên cổ do chính tay nhà vua đeo cho nàng. Cho sờ chút đâu có mòn gì . Lấy vàng thử đàn bà . Riết, Thắng lợi!. Đàn ông thử xài đàn bà đẹp thì biết . Có Chúa mới có khả năng lắc đầu. Vua quên ngày tháng. Sa đà. Mẹ cha ơi , Miết Linh xong việc, vào triều báo công. Sao đây. Nghe gia nhân thuật lại chuyên nhà, nổi cơn ghen, vác giáo gươm vào cấm cung. Binh quyền lính láp đang có trong tay. Vợ rét quá, vua cũng rét . Bà khuyên chồng mình hãy bình tâm mà nghe thiếp phân giải đôi lời .Hãy từ từ, tru di tam tộc có ngày. Miết Linh rét nhưng cho rằng nàng nói phải. Khôn ngoan nhất là Mình hãy dùng kế tam không . Không nghe, không biết, không thấy. Đừng nổi điên, rách việc, chàng ơi . Mọi sự sẽ tính yên và rất có lợi cho dòng tộc ông. Việc đã lỡ. Rằng tôi chút phận đàn bà. Ông có muốn tôi như xưa,nay cũng không được như những ngày mặn nồng cũ. Cần ôm tôi? , lúc nào mà chả được!. Miết Linh mềm lòng. Bà Vợ đem hết tài hèn thổi vào nơi cần thổi . Vua mềm, đã vậy mà đêm đêm còn rót vào tai Đỗ Vũ lời ngọt như mật. Mưa lâu thấm đất , nhà Vua trao ngôi báu cho Miết Linh. Miết Linh đã có lời thề , giữ kín giao ước , cấp đủ các quyền lợi cho hai người. Vua OK. Êm ru. Danh dự không những còn, mà thêm có thần thiếp ngày đêm hầu bệ hạ bất kể gió mưa.. Vua dẫn vợNgười vào rừng. Từ nay công khai hú hí. Nhà vua nói trớ với quần thần rằng, nay Ta muốn tu thiền .Nay Ta mới ngộ ra, đời con người ta sao mà ngắn ngủi quá!. Nước của tiên vương cớ sao bệ hạ lại xem nhẹ đến như thế, các trung quan luân phiên nài nỉ. Lú rồi. Sướng quá,đã quá. Gạt phắc.

Miết Linh tuy mất người vợ đẹp nhưng bù lại được ngôi báu và có được cả tam cung lục viện ngày đêm hầu hạ. Vợ Miết Linh là người hớp hồn Vọng Đế nhưng không hớp hồn Miết Linh. Đúng là vợ ta, ta thấy không đẹp bởi nàng về với ta lúc còn con gái , cũ mình nhưng mới người hàng xóm . Sợ nhà vua sẽ đổi ý, phở ăn hoài ngán, Trung thần ngày ngày nuòm lượp viếng thăm. Xúi dại e sinh loạn. Miết linh liền bỏ phắt mọi lời mật ước. Nhà vua đói và chết. Lúc lâm chung ,đã kiệt sức vì bị bỏ đói, vợ Miết Linh muốn dâng , thấy ngon cơm, chỉ thấy ông lắc lắc cái đầu. Lúc này mới ngộ ra điều khôn dại. Hồn Thục Đế không sao siêu thoát. Không biết trời xui đất khiến gì mà sau khi Thục đế Đỗ Vũ chết , có loài chim kêu "kì quấc!, kì quấc!" xuất hiện nhiều,kếu râm ran , khóc than trong các bụi bờ tại các vùng lấp xấp nước. Dân Tàu bèn gọi loài chim mới này là chim Đỗ Quyên. Đỗ Quyên tên do cha mẹ đăt cho Thục Đế. Ông vua biến thành một loài chim hèn ,cánh ngắn , bay không xa ,chạy không nhanh , lũi là giỏi . Ngày đêm kêu gào đòi trả cái "quốc quốc " lại cho ông.

Dưới mắt người Việt , Ngu ráng chịu. Chim đổ quyên là loài chim hèn. Chim có cánh ngắn không bay cao,bay xa được. Cái đầu chim quốc,nay là chim cuốc vua Thục chỉ rục rịch cuốc quẩn quanh trong háng vợ thuộc hạ. Khá gì .

Người có ăn học tại nước ta, máu Hán , ngu thần Trần Danh Án tuy học giỏi, biết nhiều tích tàu hơn hơn tục ngữ ,ca dao ,phong dao ,đồng dao Việt . Án phò Lê Chiêu Thống, bỏ mạng tại Hán. Trần Danh Án là người đầu tiên của ta giảng chim quốc quốc của ta chính là "con chim Đổ Quyên" của Tàu. Đỗ quyên rất giống cuốc cuốc của ta. Đội Hán đến thế là cùng. Ngu trung vốn là anh quá ngu bởi làm sao y biết "Việt là Việt, Hán là Hán, Tàu là Tàu"

2-Chim quốc trong tâm thức người người Lạc Việt ,

Loài chim này có thể hình ảnh của nó đã xuất hiện trên Trống Đồng mà xưa nay ta gọi là chim Lạc chăng?

Quốc tự thân mang nghĩa gì?. Âm Quốc có từ lúc nào trong ngôn ngữ Việt?. Quốc là tên được gán cho một loài chim thiên di hàng năm bay qua lãnh thổ nước ta từng bầy, từng đàn đông đúc,ngay từ khi dân Lạc Việt còn là một bộ tộc hùng mạnh ở phương Nam. Xưa nay cách nghe tiếng chim và đặt tên cho nó bằng chính tiếng kêu của nó là điều thường tình đối với mọi dân tộc trên thế gian này.

Tiền nhân ta để ý rằng rằng thường thường đến cuối thu, trên trời có một loài chim thiên di này bay từ phương Bắc xuống phương Nam trốn cái giá lạnh tại quê nhà. Mùa xuân sang, bọn chúng lại quay đầu bay về nơi xuất phát. Đi đâu rồi cũng quay đầu về cội nguồn. Nơi xuất phát, khác gì cái tổ ấm để quay về . Nơi ấy mình thấy mọi người giống mình, cùng chia se buồn vui với mình, chỉ có mỗi nơi ấy ,"cái ổ quốc đó" mình được hiểu và mình cũng hiểu người. Ấm và ổn.

Hàng ngàn năm sau, rất lâu sau đó , người Hán nuốt các tiểu quốc của các bộ tộc khác. Hán tộc rướn về phương Nam. Nơi đây có người lái buôn tơ lụa khờ dại đã ngây thơ xúi vua Nam dâng cho người Tàu phương Bắc con chim trĩ. Thói con buôn, bọn bọn đại Hán gian ác này tìm đường đến phương Nam .Quen chinh chiến hàng ngàn năm, dân lúa nước hiền hòa làm sao đánh lại được với dân du mục khát máu. Ngây thơ như hạt bột, tin người nên dân Lạc Việt vong quốc. Nước ta bị đô hộ từ thuở đó. Dân nô lệ phải dùng chữ viết của ông chủ nô để điều hành xã hội mình. Nước Tàu có chữ viết. Có một ký tự đọc ra âm "quốc" rất giống như âm quốc của người nước ta đã có trước đó hàng vạn năm. Từ này là khái niệm quốc gia, lãnh thổ, dân tộc, nước nhà . Từ đó âm " ổ quốc" của ta chỉ cái tổ của loài chim quốc , được một ký tự Tàu thể hiện và dân Lạc Việt chấp nhận nó ,từ tổ quốc gia nhập vào ngôn ngũ Lạc Việt. Tổ quốc là xưa là cái tổ chim của loài di trú , chim quốc thiên di theo mùa vụ , nay là mảnh đất dung thân của một quần thể có chung một cội nguồn.

Người Việt cổ chấp nhận, đó đây là loài chim Hạc, chim Hồng, chim Lạc nằm trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ ,Đông sơn. Một sự tình cờ của lịch sử . sau này các âm "ba ba" ,"me me" mà người Việt chúng ta chấp nhận vào phép xưng hô trong gia đình Việt từ khi người Pháp đô hộ ta . Một baby trong một gia đình Việt nào đó dạy con trẻ đang líu lo nói.

Quốc là từ rất khó định nghĩa, mặc dù ai ai cũng cảm nhận mình có nó , một tổ quốc để yêu thương, thề bảo vệ cho tổ quốc của mình đến cùng cho dù phải hy sinh cuộc sống .

Đôi khi có một loài chim lớn màu đen, có đốm trắng bay vút qua đầu. người Việt hiện tại nhìn lên , chim đã bay xa nhưng âm "quấc quấc" vẫn còn vọng lại. "Ai đó" trong cộng đồng người Việt mình cho đó là con chim quốc xưa kia. Chim hồng ,chim hạc ,chim lạc trên trống đồng cũng đều gọi là một loài chim quốc. Hình thái chim quốc bất định, cùng giông giống âm kêu , nghe chừng như là quốc quốc, quấc,.quấc ..

Thử hỏi người Việt ở nơi thôn dã ,hình thù chim quốc ra sao . Mỗi người mô tả mỗi cách, chỉ có bọn đã học Hán, theo Hán thì mới cho quốc là cuốc , là Đổ Quyên như bọn Trần Danh Án theo hầu Lê chieu Thống mà gởi thân tại Tàu mà thôi. Làm sao ta trách Trần Danh Án cho được bởi ngày ấy sách vở không dồi dào và dễ tiếp cận như hiện nay .

Laiquangnam
====

Kỳ tới ,trong loạt bài

Thử tìm một giải pháp khác khi giới thiệu dòng thơ cổ của tiền nhân

Laiquangnam giới thiệu phần III

III-Trường hợp thứ hai ,bài thi kệ danh tác :

Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư

Bài thi kệ thể hiện nét độc đáo của dòng Thiền Đại Việt . laiquangnam giải mã kỹ để xóa sạch vết ruồi bọ tấn công tư tưởng của tiền nhân ta. Việt là Việt, Hán là Hán, Tàu là Tàu .Làm sao mà một câu thơ F1 ,

"Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh" của Không Lộ thiền sư lại giống một câu thơ Đường của một thi nhân Tàu Hán "Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh" cho được .

 

I - Tổng quan ( Vài định nghĩa ban đầu : Nguyên tác, bản văn F1 và bản văn F2)

II -Trường hợp thứ nhất, những gì xảy ra trên bài thơ danh tác: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan :
. a ) Bản kê các văn bản F1 và F2
. b ) Giải mã bài thơ Qua Đèo Ngang
. c ) Chim Quốc trong tâm thức người Hán & người Việt

III-Trường hợp thứ hai ,bài thơ di sản chữ Hán "Ngôn hoài"  của Không Lộ thiền sư (?-1119) 

 . a) Phần I - Đi tìm văn bản Ngôn Hoài thư quy 

 . b) Phần II - Truyện Không Lộ trong Lĩnh Nam Chích Quái (trong này có phần đối chiếu với Câu chuyện của Lý Cao và cao tăng Duy Nghiễm) 

. c) Phần III - Dàn Đồng Ca đã vu cáo Không Lộ Thiền sư như thế nào ? ( trong phần này có phần các biện giải kháng cự và lời có cánh của các Giáo sư đầu ngành)
- III A
- III B

 d) Phần IV - Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư.
- Đoạn thứ nhất , Dẫn nhập và tâm tình
- Đoạn thứ hai , "thuật ngữ của người xưa" 
- Đoạn thứ ba , bài pháp thoại của Không Lộ thiền sư mà Lĩnh Nam Chích Quái đấu kín