Thử tìm một giải pháp khác khi giới thiệu dòng thơ cổ của tiền nhân
*
III-Trường hợp thứ hai ,bài thơ di sản chữ Hán "Ngôn hoài"  của Không Lộ thiền sư (?-1119) 

Laiquangnam

-o0o0o-

III-Trường hợp thứ hai ,bài thơ di sản chữ Hán "Ngôn hoài"  của Không Lộ thiền sư (?-1119) 

 . Phần I - Đi tìm văn bản Ngôn Hoài thư quy 

 . Phần II - Truyện Không Lộ trong Lĩnh Nam Chích Quái (trong này có phần đối chiếu với Câu chuyện của Lý Cao và cao tăng Duy Nghiễm) 

. Phần III - Dàn Đồng Ca đã vu cáo Không Lộ Thiền sư như thế nào ? ( trong phần này có phần các biện giải kháng cự và lời có cánh của các Giáo sư đầu ngành) 

 Phần IV - Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư. 

III-Trường hợp thứ hai ,bài thơ di sản chữ Hán "Ngôn hoài"  của Không Lộ thiền sư (?-1119)

Phần I-Ngôn hoài là một bài thơ đời thưòng ?

I- Đi tìm bản văn Thư quy

Thư quy là gì ? Thư quy là một bản văn đúng nhất được phép lưu hành. Mọi bản văn khác với bản văn này đều phải bị loại bỏ cho dù chỉ sai một từ. Một khi có sự lưu hành song song của nhiều bản văn là có sự hỗn loạn trong cộng đồng. Sự hỗn loạn này là nguyên nhân gây chia rẽ, gây sự mất mát, làm tổn thương cộng đồng do vì hiện tượng tranh cãi bất tận phát xuất từ các " từ, ngôn từ " trong bản văn " dõm " gây ra. Các bản văn phiThưQuy đều là vô ích, làm tốn công sức của nhiều thế hệ, bởi họ cần đính chính và "rửa bỏ nọc độc " từ những ý tưởng của Kẻ Đốt Đền gây ra.

Bài thơ này xuất hiện trong rất nhiều tập sách văn học Việt Nam quý giá, từ Thiền Uyển Tập Anh đến Lĩnh Nam Chích Quái. Thiền Uyển Tập Anh có trước, Lĩnh Nam Chích Quái có sau. Người viết Lĩnh Nam Chích Quái lại là một tiến sĩ đời Trần viết. Ông được đánh giá là nhà bác học, hiếu cổ và có tài soạn thuật. Ông từng là một Đô Tổng Tài Sử Quán đời Trần. Ông hành văn cực kỳ tinh tế, bố cục và có cách sắp xếp rất lạ. Ông không dài dòng nhưng gởi gấm rất nhiều " niềm kiêu hãnh quốc gia " vào đoạn văn này. Từ hai nguồn chính văn đó dẫn đến các nguồn thứ cấp trong đó có danh tác Hoàng Việt Thi Tuyển của Hoàng giáp Bùi Huy Bích, bản văn này được viết vào đời Minh Mạng ( 1826). Ngô Tất Tố, Nguyễn Đổng Chi và nhiều người khác chép lại từ người chính hay nguồn thứ cấp này. Càng về sau, càng có quá nhiều bản cùng mang tên Lĩnh Nam Chích Quái hay Thiền Uyển Tập Anh chép tay, cùng lưu truyền đồng thời. Sự tam sao thất bổn xảy ra. Khi giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh Thát dịch và khảo sát Thiền Uyển Tập Anh cho Viện Đại Học Phật Giáo Vạn Hạnh thời VNCH, ông đã tra cứu rất nhiều văn bản từ nhiều nguồn đã nhận xét, "…. . Phải chăng cả Thiền uyển tập anh lẫn Lĩnh nam trích quái truyện đã sao truyện của mình từ một bản gốc chung mà Thiền Uyển Tập Anh cho biết là Nam Tôn Tự Pháp Đồ của Thường Chiếu? Hay chúng hoặc những người hiệu đính chúng đã sao chép lẫn nhau?. Đây là một vấn đề khá lôi cuốn cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh. ". Rất may giữa sự lộn xộn đó, một thiền sư tinh thông Hán ngữ xuất gia từ thuở nhỏ, lại được du học tại Hoa kỳ đến bậc tiến sĩ. Ông trở thành giáo sư đại học tại HOA KỲ trong một thời gian, đó ngài là thiền sư Thích Nhất Hạnh. Với cái nhìn và với cái tâm của một người yêu nước, Ngài đã viết quyển Việt Nam Phật Giáo Sử Luận và ký tên là Nguyễn Lang vào trước 75. Quyển này được hội đồng văn học sau 75, mà giáo sư văn học Nguyễn Huệ Chi là người đại diện đã đánh giá rất cao. Cao về nguồn sử liệu, Cao về sự uyên bác lẫn độ nghiêm túc khi viết, khi cân nhắc, khi chọn lựa các nguồn thông tin. Văn bản của Nguyễn Lang cung cấp cho chúng ta, hiện nay, để "Ai đó" muốn tìm hiểu dòng tư tưởng Phật giáo thuần chất Việt Nam trong thời kỳ lập quốc là đáng tin cậy hơn cả.

Ngôn Hoài là bản văn hay nhất và mạch văn thống nhất, phù hợp với thứ ngôn ngũ của một cao tăng thuộc hai dòng thiền Vô Ngôn Thông-ngài là tổ đời thứ Mười lẫn dòng thiền Thảo Đường- ngài là tổ đời thứ Ba. Ngoài ra trong Lĩnh Nam Chích Quái cho biết Ngài Không Lộ thiền sư thường đọc kinh Đàlani - dòng mật tông -. Trong nhiều sử liệu ghi lại Ngài đã từng qua Tây trúc -Tây trúc được hiểu ở thời điểm Lý Trần là các Thánh địa Phật giáo có tăng sĩ gọi là Tì Kheo -kinh sách viết bằng Phạn ngữ, Trong VNPGSL - từ trang 150 đến trang 170 - Nguyễn Lang cho biết thời đó và trước đó đã có nhiều vị thiền sư dạy tiếng Phạn tại đất nước này, Có thể kinh sách của Phật giáo Nguyên Thủy đã được lưu hành. Do bối cảnh lịch sử đau thương của dân tộc này, vào năm 1407- 1428, nước ta bị nhà Minh đô hộ. Trần văn Giàu trong bộ sách Lịch sử Việt Nam cho biết, Minh Thành Tổ lệnh cho Trương Phụ mang về Tàu 200 nhà sư để tái đào tạo nhằm mục đích, buộc tăng sĩ Việt phải đọc thông kinh sách Phật do người Tàu sáng tác hay các ngụy tác. Người Tàu cần xóa sạch tư tưởng Phật giáo Đại Việt xây dựng gần 500 năm sau ngày độc lập ( 938), người Việt đang cách ly văn hóa Tàu. Cùng lúc này, nhà Minh đã mang theo nhiều sĩ tử sang Tàu để tái đào tạo về các kiến thức lịch sử và văn hóa Tàu. Rằng người Việt nay phải biết đọc chữ Hán theo âm Bắc Kinh đời Minh, bởi khi ấy nước ta, người có học đều đọc ký tự Hán theo âm đời Đường mà người Tàu đã bỏ trước đó. Nước ta chính thức bị nhiễm bẩn từ đây. Văn hóa Việt ngày càng suy đồi so với trước đó. Chính sách của nhà Minh là phải đồng hóa dân tộc này vào Tàu. Hai điều phải làm ngay, một là con người, đó là tăng sĩ Phật giáo và giới sĩ tử; hai là phải thay đổi tiếng nói dân tộc. Tiếng Tàu sẽ nảy nở từ các bản văn trong sáchTàu; đó là kinh sách Phật giáo hay qua sách vở dành cho tử sĩ. Tiếng Tàu xâm nhập qua chữ viết sẽ dần dần lấn át tiếng nói của người Việt. Thâm độc thay!.

Tất cả chi tiết về lý lịch của Ngài Không Lộ thiền sư tưởng chừng rất nhỏ đó nhưng vô cùng lớn bởi những trãi nghiệm trong đời. Ngài Không Lộ thiền sư nay đã nén và dấu kín lời dạy trong bài thi kệ, đúng ra là bài pháp thoại có tên là Ngôn Hoài.

Văn bản của thiền sư Nhất Hạnh, Làng Mai viết trước 75 trùng khớp với văn bản trong sách Giáo khoa ở bậc phổ thông của NXB Giáo dục, Hà Nội, 1991. Giáo khoa ngữ văn lớp 10 dùng văn bản này đến cạn năm 2000 *. Rất tiếc, do vì không am hiểu hết mật ngữ của văn bản mà ngày nay bản văn này đã bị các Kẻ Đốt Đền loại ra khỏi văn bản tuyển tậpThi văn thời Lý Trần ( năm 2008 tại THÀNH PHỐ HCM ) và cuối cùng thì đã bị bóc ra khỏi sách Giáo khoa bậc phổ thông sau năm 2000. Lý do được đưa ra : " Ngài Không Lộ thiền sư của chúng ta đã đạo văn, đã " thuổng " hay "Ai đó" đã sửa lại bài thơ của Lý Cao thuộc đời Đường rồi gán cho Ngài Không Lộ thiền sư, theo nhận định của Viện trưởng Viện khảo cổ Việt Nam Hà Văn Tấn vào năm 1992. tiếp tay ông là dàn đồng ca, đến năm 2008 thì Họ đạt yêu cầu.
 

Tại sao lại ra nông nỗi này?. Giới làm văn học Việt Nam chết hết cả rồi sao ? Không bao giờ có điều bất hạnh như thế xảy ra. Đã có nhiều giáo sư đại học đầu ngành lên tiếng. Đã có nhà sư cao tăng lên tiếng. Nhưng, tất cả bài viết chỉ là những lời than khóc thì đúng hơn. Ngay cả chúng ta là người Việt rất yêu thương Ngài Không Lộ thiền sư, một cao tăng uyên bác bởi ngài là tổ thứ ba của dòng thiền Thảo Đường, dòng thiền đẫm chất văn học, và với những phẩm chất khác đã nêu trên đã ngó lơ và làm thinh. Qua những bài viết với lời biện hộ của các "luật sư, luận sư tiến sĩ " ấy dựa trên sự phân bua, mét bu ( cộng đồng Việt), van xin tình cảm là chính. Họ mong được Kẻ Đốt Đền xét lại. Rằng xin đừng bóc bài thơ ấy ra khỏi cơ thể Việt. Chả ăn thua gì !; Cái đầu đội Hán lạnh lùng, Kẻ Đốt Đền lại là người có thẩm quyền " sinh sát " nhất hiện nay.

Để có một lời bình tốt nhất bắt buộc chúng ta phải có một bản văn tốt nhất. Văn bản tốt nhất là văn bản không có từ " trôi sông lạc chợ " làm sai hỏng bản văn. Các từ " trôi sông lạc chợ" ấy do sự không phù hợp hay không cùng với hệ tư tưởng được viết một cách thống nhất trong toàn văn bản. Một khi văn bản là một khối thống nhất về mặt tư tưởng thì từ cái nền ấy sẽ dẫn đến chỉ có một cách hiểu tốt nhất. Với mọi giới biên khảo văn học sau khi đã có một bản " thư quy" trong tay, thì lúc đó mới phát khởi tìm hiểu và giải mã đúng tư tưởng của tiền nhân ta. Còn " dật dờ" thì đôi khi từ cái tâm của mình lại là kẻ ngộ sát, hay không đủ sức ngăn cản được ngọn lửa của "kẻ đốt đền". Các giáo sư tiến sĩ đầu ngành đã quên điều này!.

Xưa nay trước một bản văn thư quy, bản cổ văn viết bằng chữ Hán thì người biết chữ Hán cứ đọc nó như là một bài thơ Đường như xưa nay họ vẫn làm như thế. Nhập cuộc như thế thì cứ lấy cái kiểu lý giải ngữ nghĩa xưa nay, mỗi từ Hán dịch thành một hai từ Việt như lối học Tam tự kinh, "tử con, tôn cháu... " khi xưa. Họ đã quên rằng đây là một văn bản cổ thuộc dòng thi thiền đời Lý vào đầu thế kỷ thứ 12, thời điểm mà nước ta mới vừa dành độc lập với Tàu trên dưới 150 năm; lúc này dân tộc ta vẫn chưa có chữ " quốc ngữ "để ghi lại tiếng nói của dân tộc mình. Tiền nhân ta đang dùng chữ viết của kẻ thù để ghi lại, một manh nha tạo nền cho chữ Nôm hình thành dựa theo lục thư của Tàu. Với số từ cực kỳ hạn chế so với số tiếng nói của đồng bào mình, họ cố lập quy ước thể hiện. Hiểu sai nội dung chỉ một từ thôi, thì cũng dẫn đến bản văn dịch xuôi bá láp. Dịch xuôi bá láp thì dịch sang văn vần ( tạm fọi là thơ đi ) bá láp và vô hồn.

Xưa nay dịch thơ là một quá trình gồm nhiều giai đoạn - đọc -hiểu -cảm -thấm -ngấm -giảng- bình -và cuối cùng mới chuyển thành thơ. Thế nên với 28 chữ, một khi đã viết lại thành văn xuôi với cách hiểu nghĩa của một người đọc thông mặt chữ Tàu kiểu "Tam tự kinh" thì thật là tai hại. Người, giỏi tiếng Tàu hơn thì vào GOOGLE SEARCH xem thử Tàu đã dùng từ này ở nghĩa nào, sách nào dùng. Các cái đầu đội Hán kiểu đó dẫn dắt thế hệ sau đi vào ngõ hẹp về mặt tư tưởng. quá nhiễu thông tin, rờ đâu cũng đụng Hán, đều khắp nơi tư tưởng Hán. Tư tưởng Việt bị chèn đến ngạt thở bởi họ có nghĩ đến tư tưởng Việt đâu. Đừng quên rằng dân tộc này đã có một địa dư thuận lợi. Đất nước này nằm ngay trên dòng hải lưu gió mùa, Họ có quá nhiều cơ hội để tiếp nhận các nền văn minh trước khi bị người Hán đốt sạch và phá sạch khiến cho người Lạc Việt không biết đâu là cội nguồn. Người Hán chủ trương nhất quán, đốt sạch, phá sạch là nhằm tăng thêm sức mạnh cho các lời ngụy biện của đám đội Hán tay sai sau này. Sử viết, sau khi xâm lược và hủy diệt thật sạch đất nước này thì Mã Viện đã báo với vua Hán rằng dân Lạc Việt đã có mười phong tục khác ta - tức khác Hán tộc và đã để lại trên đất nước bé nhỏ này vào lúc đó 20.000 Mã dân, là đám dân " trôi sông lạc chợ", đám phu phen gồng gánh binh lương phục vụ cho đội quân xâm lăng của Mã Viện. Cái gì cho còn!. .

Như đã viết bên trên, nay dựa vào sách của thiền sư Nhất Hạnh, laiquangnam nay đã có bản văn thư quy này, "Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Saigon, nxb Lá Bối 1973". (Nguyễn Lang là thiền sư Nhất Hạnh, Làng Mai )

Bản văn thư quy

-Nguyên tác ( thư quy )

言 懷
擇 得 龍 蛇 地 可 居,
野 情 終 日 樂 無 餘。
有 時 直 上 孤 峰 頂,
長 叫 一 聲 寒 太 虛。

Phiên âm
Ngôn hoài

Trạch đắc long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.
 

Các bản văn nhiễm bẩn

Với Lĩnh Nam Chích Quái
Khi dịch và chú giải bản văn Lĩnh Nam Chích Quái, Vũ Quỳnh & Kiều Phú, Nxb văn học Hanoi, 1990, ( bản in lần thứ hai ), hai tác giả Đinh Gia Khánh & Nguyễn Ngọc San cho biết có ba văn bản tại Viện Hán Nôm Hanoi, có sự sao chép như sau của ba bản văn

Bản văn nhiễm bẩn thứ nhất

Tuyển* thủ giao long địa khả cư
Dã tình* chung nhật lạc vô dư
Hữu thì trực thượng cô phong lĩnh
Trường tiếu nhất thanh hàn thái hư

Bản văn nhiễm bẩn thứ hai

Tuyển* thủ giao long địa khả cư
Dã tình* chung nhật mễ vô dư
Hữu thì trực thượng cô điên tại
Khiếu nhất thanh hề* hàn thái hư

Bản văn nhiễm bẩn thứ ba

Tuyển* thủ giao* long địa khả cư
Dã tình* chung tất* lạc vô dư
Hữu thì trực thượng cô phong lĩnh*
Trường tiếu* cao* thanh hàn thái hư

Các từ có dấu (*) là các từ " trôi sông lạc chợ"
 

Với Hoàng Việt Thi Tuyển

Tôi đã thấy trong danh tác "Hoàng Việt Thi Tuyển", nxb Văn Học, tái bản 2007 có sự tham gia và chỉ đạo của Trần Thanh Mại - bản văn gốc của cụ Hoàng Giáp Bùi Huy Bích viết vào đời Minh Mạng, năm 1826. Đây là sách được cả hai miền Bắc Nam trước 75 đặc biệt quan tâm.

Bài thơ Ngôn Hoài được ghi lại trong sách này như sau

*Tuyển đắc long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thì trực thượng cô phong lĩnh
Trường *khiếu nhất thanh hàn thái hư

Trong sách cụ Hoàng Giáp ghi lại chữ khiếu [ 嘯] này. Chữ khiếu này xuất hiện trong bài thơ của Vương Duy -một nhà thơ đời Đường khá lớn - và xuất hiện cả trong bản văn U cư của Lý Cao-tại câu cuối. Nguyệt hạ phi vân khiếu nhất thinh, 月下披雲 嘯一聲. Khiếu này [ 叫] trong nguyên tác rất khác với khiếu kia.
.

Về Thiền Uyển Tập Anh thì sao ?

Giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh Thát cho biết đã có nhiều nguồn chép về các cao tăng Việt Nam, tương tự như Thiền Uyển Tập Anh. Bản mà ông cho là tổt nhất để chọn dịch cũng cho kết quả đáng phàn nàn. Sự tam sao thất bổn về bản văn Ngôn Hoài là dĩ nhiên cho dù "Ai đó" ghi là chép từ Thiền Uyển Tập Anh, cũng tương tự như ta đã gặp với sách Lĩnh Nam Chích Quái ở trên.

Tóm lại, điều này cho ta kết luận gì?. Rằng người xưa họ không có điều kiện làm việc như chúng ta ngày nay. Có được người cho mượn sách đã là vui, cắm đầu sao chép lại, họ không dễ gì có nhiều bản văn để phân biệt đúng sai. Rằng người Việt xưa nay nào có chịu cất công ngồi chọn bản văn "Thư quy" đâu. Người đi học ngày nay đâu biết để mà tránh sự sao chép bậy bạ, dẫn đến tranh cãi. Rách việc!. Cho đến tận thế kỷ 21 rồi, giới sử gia Việt Nam cũng không cho chúng ta biết nguồn sử nào là thư quy, sách nào là ngụy thư do Tàu bôi bác. Hôm nay chúng ta đang ở thập niên 20 của thế kỷ 21 mà đã không có thì nói gì ngày hôm qua đã cách ta hàng mấy trăm năm!.

Lê Mạnh Thát cho biết, bài thơ của Lý Cao đời Đường được ông chép lại từ sách Truyền Đăng Lục của chính người Tàu như sau :

Tuyển đắc u cư hiệp dã tình
Chung niên vô tống diệc vô nghinh
Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh
Nguyệt hạ phi vân tiếu nhất thanh.

Chúng ta thử GOOGLE SEARCH, chúng ta bắt gặp câu này. Tại link http://www.ctworld.org.tw/turn/lecture/b032.htm , câu cuối trong bài thơ của Lý Cao Nguyệt hạ phi vân khiếu nhất thinh, 月下披雲 嘯一聲,. Lê Mạnh Thát đúng hay nội dung ghi trong cái link của Taiwan đúng. Dĩ nhiên của Lê Mạnh Thát đúng, bởi khi chép lại trong Truyền Đăng Lục mà giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh Thát là một cao tăng, ông tra cứu kỹ. Câu cuối đúng với đoạn văn xuôi mô tả rằng, nhà sư Duy Nghiễm- thầy Lý Cao- khi thấy mây tan, đáy trăng lộ một vầng trăng tròn rõ hơn lúc nào hết, thầy ông ngộ ra cái Chân Tâm Như nơi ông, Ông đã có, nó vẫn thường hằng mà ông không hay, do Ông vì bị vô minh và nhiều vô lậu làm cho nó mờ đi. Ông đã cười to, cười rất to. Ông đã đốn ngộ. Cười là tiếu, trong khi khiếu là la là huýt, là hú, là rống …Vây thì liệu ai đó thường lấy chữ Tàu ra hù ta, ta có chết khiếp ?

Cái đau của người Việt hiện nay là sách vở mạnh ai nấy " tung hê". Một khi họ " lượm hay chôm" đâu được tư liệu nào đó mà họ cho là quý - quý có nghĩa là trước đó chưa hề xuất hiện-thì ngay lập tức đưa lên báo, lên mạng. Người phóng viên đưa tin trên báo lấy điểm cũng "nổ " dùm cho họ. Họ là kẻ có công. Đó là điều đáng quý đối với người Việt. Đành rằng cũng có khi người biên khảo này nghĩ mình vừa có thêm một nguồn thông tin mới, nhưng ác thay thông tin này thường " dõm ", do nó có nội dung chống lại tính thống nhất tư tưởng trong toàn văn bản, hay chống lại tính cách của tác giả bản văn, điều này tôi đã gặp khi đọc bản văn Qua Đèo Ngang của Không Lộ thiền sư khi GOOGLE SEARCH. Thật tội nghiệp cho người làm văn học có lương tâm. Họ quá tốn thì giờ để đính chính hay chống đỡ cho tiền nhân mình. Điều tiên quyết như là tiếng gọi của con tim, Xin "Ai đó" đừng chậm tay để thế hệ người Việt trẻ sinh tại hải ngoại bị nhiễm bẩn. Trước khi có chữ quốc ngữ thì nước ta đâu có mấy ai chịu cầm viết, số tác phẩm mà tiền nhân ta để lại đâu bao nhiêu. Nên nhớ rằng chữ Hán là thứ chữ của kẻ thù mà dân tộc này đã cắn răng vay mượn, trước khi họ có được thứ chữ Nôm vào thế kỷ thứ 19 hay chữ quốc ngữ vào thế kỷ cuối thế kỷ thứ 19.

II- Phần dịch nghĩa

Sách giáo khoa Văn 10 (Nxb. Giáo dục-Hà Nội 1991 đã dịch nghĩa như sau :

Chọn được mạch đất long xà (rồng rắn) là nơi ở được,
Tình quê suốt ngày vui không chán.
Có lúc lên thẳng đỉnh núi trơ trọi,
Kêu dài một tiếng lạnh cả bầu trời.

http://www.phatgiao.vn/bai-viet/
tu-cach-dich-den-cach-hieu-noi-dung-bai-tho-ngon-hoai-cua-thien-su-khong-lo_619.html
 

Các trẻ tiếp nhận bản văn dịch nghĩa này nghĩ gì ?, _rằng các cháu có yêu thích bản văn của tiền nhân ta không ? Các giáo sư tiến sĩ đã diên dịch cho các cháu theo tinh thần tam tự kinh, " tử tôn -con cháu " như trên. Đành rằng người viết sách Giáo khoa rất giỏi chữ Hán, họ là giáo sư tiến sĩ cả đấy, nhưng đó là cách dịch nghĩa robot - vì sao?
 

Như laiquangnam đã viết ở phần trên, bản văn này do một thiền sư thuộc hai dòng thiền Vô Ngôn Thông-ngài là tổ đời thứ chín ( vi-wikipedia) / mười(Thích Nhất Hạnh). Ai cũng đúng bởi đang có câu hỏi Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không là hai hay chỉ là một. Ngài Không Lộ thiền sư trong dòng thiền Thảo Đường- ngài là tổ đời thứ ba. Trong Lĩnh Nam Chích Quái cho biết ngài thường đọc kinh Đàlani - dòng Mật tông -và trong nhiều sử liệu ghi lại Ngài đã từng qua Tây trúc -Tây trúc được hiểu ở thời điểm Lý Trần là các Thánh địa Phật giáo có tăng sĩ gọi là tì kheo -kinh sách viết bằng Phạn ngữ. Nếu để ý như thế thì sẽ hiểu sâu từng từ trong văn bản thư quy này. Mỗi từ là một mật ngữ truyền thừa.

Trạch đắc long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

Đặc tính của Việt ngữ là từ kép. Một khi ở dạng từ kép, từ phức thì nó đã mang một nghĩa khác thường. Ví dụ: từ mít đặc (viết rời, viết rời rạc ) và mítđặc ( viết liền, là viết dính liền lạc ) khác nhau xa lắm. Khi viết liền thì nó là một thuật ngữ mà không có một chữ Tàu nào có thể thay thế được.

Trạch đắc longXà địa khảCư
Dãtình, chungNhật lạcVôdư
Hữu, thì trực thượng côphongđỉnh
Trườngkhiếu, nhấtThanh, hàntháihư.

Mỗi từ viết liền là một thuật ngữ Phật triết Việt. Ví dụ: longXà là thuật ngữ Phật giáo Đại Việt, nó nhắc cho người thiền giả những gì đã dạy trong kinh Milanda. Trườngkhiếu là Lời hạnh nguyện, là Bồ Đề Tâm của người vừa đốn ngộ ( hữu tại câu 3 …. .)

Dịch thơ:

Kiểu đất long xà chọn được nơi,
Tình quê nào chán suốt ngày vui.
Có khi đỉnh núi trèo lêu thẳng,
Một tiếng kêu vang lạnh cả trời.
 

Phan Võ dịch
 

Sách Giáo khoa đã lấy bản dịch của Phan Võ đã in trong -Hợp tuyển thơ văn Việt Nam tập II. Nxb. Văn hoá, 1962). Bản in trong Thơ văn Lý Trần tập 1, (Nxb. KHXH, Hà Nội,1977)
http://www.phatgiao.vn/
bai-viet/tu-cach-dich-den-cach-hieu-noi-dung-bai-tho-ngon-hoai-cua-thien-su-khong-lo_619.html

Giá trị của bản văn dịch thơ

Nếu họ chịu khó cho cái não bộ rục rịch chun chút thì có lẽ họ đã không dám dịch như vầy. Làm sao mà chúng ta là lớp hậu sinh dám chê trách lớp đàn anh của mình. Chính nhờ họ mà những " lời có cánh" bung ra trong xã hội Việt ngày nay, khiến người cầm súng hay sẽ cầm súng xông tới.

Chế Lan Viên (nhà thơ lừng lẫy của Hanoi ) : "Không có tiếng kêu dài này thì không có chiến thắng Bạch Đằng!"
 

Hay :
Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Khắc Phi, giáo sư đầu ngành về văn học Trung Quốc hiện nay trong nước. Ông cho ra lò không biết bao nhiều là tiến sĩ, lớp thầy của thầy đứng lớp dạy các em học sinh phổ thông hiện nay. Trong bài Quanh nguồn tư liệu có liên quan đến bài Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư (Tạp chí Văn học, 12-1996) & Nguyễn Khắc Phi tuyển tập ( nxb Giáo dục, Hanoi, 2006) ông viết :

"Cứ mỗi lần nghĩ tới ba chữ "hàn thái hư là tôi giật mình khi nhớ chắc rằng mình đã có "lò sưởi điện" trước "tủ lạnh" và "máy điều hoà" gần hai mươi năm ! Và trên đất nước ở vùng nhiệt đới này, ước sao mỗi trưa hè có được một "tiếng thét dài" "làm lạnh cả không gian vũ trụ" như tiếng thét của thiền sư Không Lộ ! "  !

Ông giáo sư quên rằng hàntháihư là một từ Phật triết Đại Việt, chỉ cõi Vô ( nơi đấy vô sinh, vô tử, vô ngã, là cái cõi niết bàn, chính là nơi thể hiện cho cụm từ "sắc sắc không không " mà ta thường nghe ). Cái đích ngắm của mọi người tăng sĩ là đến cõi niết bàn, cõi phật, nơi đó mọi vật trong vũ trụ đều có cùng một "ngã " như nhau. Vì sao? - Xin hẹn ở bài sau. Bài Giải mã mật ngữ trong bài thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư  ngay trên trang website này.
 

Thái hư là từ của Đạo, của nho gia Trung Quốc. Khi chạm mặt với từ Nirvana một Phạn ngữ người Tàu ban đầu dịch lung tung. Không ai chịu ai. Cuối cùng họ đành phiên âm. Niết bàn là một từ phiên âm như thế. "hàntháihư" từ này không có trong Hoa ngữ. Nó là mật ước truyền thừa. Nhờ thế mà nội dung nhất quán trên từng từ xuất hiện trong văn bản. Nghe âm thế, thấy như thế thì hiểu như thế, đó là một quy luật của ngôn ngữ khi chữ viết còn đang trên đường manh nha, thứ chữ tượng hình trước khi nó bị trũ bỏ và thứ chữ ký âm như quốc ngữ của chúng ta hiện nay lên ngôi. Hẹn bài sau đi sâu hơn.
 

Nay ta thử lướt qua bản dịch của thiền sư Thích Nhất Hạnh xem sao.

Bản dịch của thiền sư Nhất Hạnh, ký tên Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Saigon, nxb Lá Bối 1973:

Chọn nơi địa thế đẹp sông hồ
Vui thú tình quê quen sớm trưa
Có lúc trèo lên đầu chóp núi
Kêu dài một tiếng lạnh hư vô.

Hoà thượng Thích Thanh Từ trong cuốn Thiền Sư Việt Nam giảng giải như sau: "Câu chót nói lên cái phi thường của người đạt đạo ở núi rừng. Kêu dài một tiếng mà lạnh cả bầu trời. Ý ngài nói chỗ núi rừng vắng vẻ rất thích hợp với người tu, khi lên chóp núi tĩnh tu, đạo lực đầy đủ rồi thì làm kinh động cả trời đất, hay nói cách khác là cảm ứng cả trời đất. " trích lại từ nguồn của Chị PHẠM THẢO NGUYÊN

Bạn có thấy sự khác biệt giữa hai bản dịch ?

1- Ngôn ngữ dịch của thiền sư Nhất Hạnh tinh tế hơn. Người dịch để lại cái hơi Làng Mai. Tỉnh giác trên từng bước chân thiền. Xưa nay bản dịch cũng thường để lại cái " air" của người dịch. Thiền sư né không đụng chạm tới bốn từ cốt lõi ở câu đầu đó là, 1- trạch ( sự cố tình đặt từ này vào văn bản thay vì tuyển - " chọn canh kén cá ". 2- long xà, 3 -khả trong khả cư.
 

Long xà, thiền sư không động tới bởi sợ sẽ dẫn dắt người đọc bản văn dịch của mình, sợ người đọc hiểu lầm đây là bài thơ của một ông thầy địa lý, một ông thiền sư " chúa mê tín dị đoan, mê phong thủy - bói toán"’. Thà là như vậy đi !. Long xà là hai từ mà Ngài Không Lộ thiền sư chọn vào văn bản, đó là vết của sự uyên bác của một người thiền giả từng trãi, người đã từng có cơ hội đọc bản thánh kinh của người theo đạo Phật -nguyên thủy-, bản kinh Milanda, - bởi trong sử sách nói ngài đã học với một Samon trong thời gian ngài qua Tây Trúc. Hai từ đó nhắc nhở lời dạy của cao nhân. Người tì kheo ngay bước đầu tu học phải học các thuộc tính của loài rắn. Con đường hành thiền với sự quyết tâm chặt đứt vô minh, chặt đứt " lậu " từ ngã chấp của mình. Bài học đầu đời về Tứ Niệm Xứ và con đường Bát Chánh Đạo do Đức THẾ TÔN đã vạch ra. xin đọc http://thuvienhoasen. org/a969/mi-tien-van-dap
 

MI TIÊN VẤN ĐÁP (MILINDA PANHA), Dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm (Maha Thera Thita Silo), Tỳ kheo Giới Đức hiệu đính, ấn bản 2003. Bạn có thấy tiền nhân ta dùng " khả cư" trong khi bản văn của Lý Cao là "U cư". Trong bản văn của Lý Cao, ông dùng U cư bởi đúng như những gì thực tế diễn ra. Người Tàu có người đã dùng cụm " khả cư" trong thơ văn của họ. Tại đây ta thấy ngay sư Tàu khác sư Việt. Duy Nghiễm khác Ngài Không Lộ thiền sư của ta. Việt là Việt, Hán là Hán, Tàu là Tàu. Duy Nghiễm kén bởi trong ông "ngã chấp" còn quá mạnh ( "tuyển" để rồi chọn "u cư’, thâm lâm cùng cốc. Ngài Không Lộ thiền sư của ta, là một cao tăng quốc sư, nhưng ngài dùng trạch. Từ cho một độ chọn rất rộng, phù hợp với con đường hoằng pháp của mình. Rằng nơi nào còn có chúng sinh đau khổ là nơi đó có bước chân người thiền giả. Tì kheo vốn dĩ là người " rày đây mai đó ", "người lang thang", thế gian cần thì người Giác ngộ đâu dùng chân. Xin bạn đọc lại cuộc đời Đức THẾ TÔN qua mạng.
 

Bài thi kệ này áp sát những gì mà Ngài Không Lộ thiền sư học được ở Bậc Chánh Đẳng Chính Giác ấy. Để có thể viết lại một bài kệ truyền thừa như thể là một bản kinh pháp cú tóm tắt sau mỗi bài pháp thoại mà Đức THẾ TÔN đã làm, bạn sẽ gặp các bất ngờ dằng dặc trong văn bản này. Tiền nhân ta cực kỳ thông minh và cười khoan dung với mỗi chúng ta. Mỗi từ không dùng mô tả cụ thể mà là gói một lời truyền thừa, một ý tưởng. Lời là ý.
 

2- Chỉ tại bạn vô tình đấy thôi. Bạn đừng mất công đọc các bản dịch khác của các người khác bởi hai bài là đã đủ. Vì sao? _ khi mà sự thấu hiểu bản văn do thói quen, đọc bản văn như đọc và dịch thơ Đường. Người dịch đã không bung hết ra nội hàm qua bản dịch xuôi. Đầu còn bị kẹt thì đuôi làm sao qua. Chính vì vậy mới sinh chuyện!. Phủ nhận và bôi bác như dàn đồng ca " kẻ đốt đền" mà laiquangnam đã viết ở phần dẫn nhập.

Sự không am hiểu này đã đẫn đến một hệ lụy bi thương hơn, họ đã làm tổn thương không biết bao nhiêu triệu cánh chim Việt đang chọn một quốc gia nào đó làm quê hương mình. Nơi Quê người xa tít kia, bên trời đại dương kia, mà hồn vía họ vẫn thường bay về nơi quê cha đất tổ thăm chừng, rằng nay dung nhan tổ quốc mình ra sao. Thương thay và buồn lắm thay !.

III - Mang chuông đi đánh xứ người

Phần này laiquangnam trích ra từ Nguồn "Thơ Thiền Lý Trần, nhà thơ Nguyễn Duy chủ biên, nxb Văn Hóa Sài Gòn, ấn bản lần thứ hai, 2008, trang 58 và các trang tiếp ". Tập thơ này in ra nhân Đại Lễ Vesak lần thứ V của Phật giáo thế giới, lần đầu tiên tổ chức tại Việt nam vào năm 2008 (PL 2552), từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 5. Có khoảng 100 quốc gia với 600 đoàn Phật giáo và hơn 5000 người tham dự. Và Đại Lễ Vesak lần thứ XI vào năm 2014, Việt Nam cũng được vinh dự tổ chức, tại lần thứ 2 này số đoàn khách tham gia đông hơn, và dĩ nhiên sách cũng được biếu tặng.

Khách tham dự là ai ? là các cao tăng, là các học giả, là các giáo sư viện sĩ có liên quan đến văn hóa Việt, đến Phật giáo Việt Nam, họ được đọc bản văn như thế này :

ZEN MASTER
KHONG LỘ (DUONG KHONG LO)
(?-1119)

Nguyên tác
( chữ hán ) như bản thư quy bên trên

言 懷
擇 得 龍 蛇 地 可 居,
野 情 終 日 樂 無 餘。
有 時 直 上 孤 峰 頂,
長 叫 一 聲 寒 太 虛
 

Dịch nghĩa Việt ngữ ( cho người Việt năm châu đọc ):
 

Chọn được kiểu đất long xà, có thể ở được
Tình quê vui suốt ngày không dứt
Có lúc lên thẳng đỉnh núi trơ vơ
Hú một tiếng dài lạnh cả bầu trời.

Dịch thơ :

Tỏ nỗi lòng
 

Đất long xà chọn được đây
Tình vui thôn dã suốt ngày miên man
Đôi khi thượng đỉnh núi hoang
Buông dài một tiếng hú vang lạnh trời
Nguyễn Duy dịch

Phần anh ngữ do hai ông
Giáo sư Kevin Bowen & Nguyễn Bá Chung
Nguyễn Bá Chung, Giáo sư trường Ðại Học Massachusette (Boston- Hoa Kỳ). Giáo sư Kevin Bowen là đồng nghệp

ZEN MASTER
KHONG LO ( DUONG KHONG LO)
(?-1119)

English :
Revealing One’s Reflection
Finding a dragon-sharped land where I could reside
I pass long days there in unending bliss
There’s time a headed directly to a cold, windswept peak
Utter a cry that chills the great emty sky.

POEM
Reflection Revealed
A dragon-sharped land to call my own
Long days in unending bliss
Sometimes I climb the solitary peak
Utter a cry chills the emty sky
Kelvin Bowen and NguyenBa Chung

Lưu ý rằng, Nguyễn Duy đã bỏ ra năm năm để chuẩn bị. Có giáo sư Văn học Việt Nam "sừng sỏ’ là giáo sư Nguyễn Huệ Chi giúp đỡ đọc hiểu văn bản. Có giáo sư tiến sĩ, cao tăng Lê Mạnh Thát đọc lại. Kỹ đến như thế, vậy mà !

Cho Laiquangnam miễn có lời nhận xét về bản văn dịch ra Anh ngữ. Tuy nhiên laiquangnam có mối ưu tư này và cả câu hỏi này xin được gởi đến các bạn hiền đang theo dõi bản văn này.

1. Trong hàng ngàn khách mời đó, họ là các giáo sư đại học trên khắp thế giới quy tụ về đây. Hẳn có các học giả Tàu hiện diện bên cạnh các học giả người Nhật và Âu Mỹ. Nhiều người Âu Mỹ trong số khách mời đó đọc được nguyên tác bài Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư viết bằng chữ Hán. Chắc trong số Họ, có người đã đọc danh tác "Essays in Zen Buddhism "của Đại sư người Nhật, Daisetz Teitaro Suzuki. Và họ đã gặp bài thơ Lý Cao. Họ nghĩ gì nếu như có một giáo sư người Tàu có máu Đại Hán tấn công tiền nhân ta. Liệu lúc đó các lời có cánh mà các giáo sư đại học của ta và nhà thơ của ta trong nước như thế này có làm người Việt hải ngoại không rơi nước mắt ?

Xin nhường cho câu trả lời cho các tấm lòng Việt đang đọc đến cuối bản văn này.

Xin cám ơn
Laiquangnam


-o0O0o-










Kỳ tới

Ngay trong số này Chim Việt Cành Nam này, laiquangnam gởi tiếp bài thứ hai có tên

Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư,

Qua bài này bạn sẽ thấy trí thông minh của người Việt khi họ vận dụng thứ chữ viết của Tàu mà hồn là hồn Việt ngữ

Thân ái

Quê nhà chả có gì vui,
Ngước lên, cúi xuống, Con chui ngách nào ?
Loay hoay chưa biết làm sao!,
 

Thành phố HCM, Dec 15, 2016
laiquangnam
_____
 

Bài đọc thêm hôm nay :

1- Lời có cánh từ bài Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư
2- Đọc Lĩnh Nam Chích Quái từ bản dịch của Viện Văn học Hanoi
 

 

I - Tổng quan ( Vài định nghĩa ban đầu : Nguyên tác, bản văn F1 và bản văn F2)

II -Trường hợp thứ nhất, những gì xảy ra trên bài thơ danh tác: Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư :
. a ) Bản kê các văn bản F1 và F2
. b ) Giải mã bài thơ Ngôn hoài
. c ) Chim Quốc trong tâm thức người Hán & người Việt

III-Trường hợp thứ hai ,bài thơ di sản chữ Hán "Ngôn hoài"  của Không Lộ thiền sư (?-1119) 

 . a) Phần I - Đi tìm văn bản Ngôn Hoài thư quy 

 . b) Phần II - Truyện Không Lộ trong Lĩnh Nam Chích Quái (trong này có phần đối chiếu với Câu chuyện của Lý Cao và cao tăng Duy Nghiễm) 

. c) Phần III - Dàn Đồng Ca đã vu cáo Không Lộ Thiền sư như thế nào ? ( trong phần này có phần các biện giải kháng cự và lời có cánh của các Giáo sư đầu ngành)
- III A
- III B

 d) Phần IV - Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư.
- Đoạn thứ nhất , Dẫn nhập và tâm tình
- Đoạn thứ hai , "thuật ngữ của người xưa" 
- Đoạn thứ ba , bài pháp thoại của Không Lộ thiền sư mà Lĩnh Nam Chích Quái đấu kín .