Thử tìm một giải pháp khác khi giới thiệu dòng thơ cổ của tiền nhân
*
III-Trường hợp thứ hai ,bài thơ di sản chữ Hán "Ngôn hoài"  của Không Lộ thiền sư (?-1119) 
***
Phần III – Kẻ Đốt Đền : Dàn Đồng Ca 
Đoạn III B

Laiquangnam

-o0o0o-

III-Trường hợp thứ hai ,bài thơ di sản chữ Hán "Ngôn hoài"  của Không Lộ thiền sư (?-1119) 

 . Phần I - Đi tìm văn bản Ngôn Hoài thư quy 

 . Phần II - Truyện Không Lộ trong Lĩnh Nam Chích Quái (trong này có phần đối chiếu với Câu chuyện của Lý Cao và cao tăng Duy Nghiễm) 

. Phần III - Dàn Đồng Ca đã vu cáo Không Lộ Thiền sư như thế nào ? ( trong phần này có phần các biện giải kháng cự và lời có cánh của các Giáo sư đầu ngành) 

 Phần IV - Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư. 

III-Trường hợp thứ hai ,bài thơ di sản chữ Hán "Ngôn hoài"  của Không Lộ thiền sư (?-1119) 
Phần III – Kẻ Đốt Đền : Dàn Đồng Ca - Đoạn III B
***

Đoạn III A -

1- Thói quen khó bỏ của lớp đàn anh khi đọc một bài cổ văn và Tài năng Tán phét của văn giới trong nước.

2- Dàn Đồng Ca họ là ai? Và nhập cuộc như thế nào? ,Các lý luận dẫn đến sự phỉ báng nhân thân Không Lộ thiền sư .Lý lẽ để loại bản văn Ngôn Hoài ra khỏi sách Giáo khoa và Văn Học Lý Trần .

Đoạn III B -Phản biện và bác bỏ các lạp luận sai trái của Dàn đồng ca

Kết luận
 

Nhóm Hà Văn Tấn nêu vấn đề

Điều mà Hà Văn Tấn không ngờ là từ nhận xét sơ khởi của minh rằng có sự giống nhau của 14 ký tự giữa hai bài Ngôn Hoài và U cư. Đàn em ông, Đinh Tiến Bảng từ đó tiến xa hơn là phủ nhận nét đẹp của đất Lĩnh Nam. Đinh Tiến Bảng, nhân thân ra làm sao mà ông thực hiện đúng như ý đồ của Hán tộc? . Bọn họ đang ẩn núp đâu đó trên đất nước này, ngày đêm chỉ huy đám âm binh qua các bang hội phá nát văn hóa Việt Nam?. Có hay không có "quyết sách đã được vạch ra, cứ bôi bẩn trước đã ,sau đó "chúng mình" dùng phương tiện truyền thông độc quyền để tạo dư luận ?" (12 )

Rõ ràng Hà Văn Tấn đã mở hộp Pandora. Dàn đồng ca dựa vào đấy để tấn công bài thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư. Tôi hình dung nhóm họ tiến hành việc so sánh như sau,Xét trên hai bản văn,một của bài U cư và một của bài Ngôn Hoài

Bài U Cư của Lý Cao

Tuyển đắc u cư khiếp dã tình
Chung niên vô tống diệc vô nghinh
Hữu thì trực thượng cô phong đính
Nguyệt hạ phi vân khiếu nhất thanh
Bài Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư
Trạch đắc long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

Đã có

1)-8 từ (8 /28) giống nhau, gồm các từ nằm trong ba câu, thứ nhất, thứ hai và thứ tư, đó là các từ đắc,cư , dã, tình, chung, khiếu, nhất, thanh

2) giống nguyên câu thứ ba " Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh"

Kết luận :

1-Thiền sư Không Lộ không làm bài thơ này" ( viện trưởng Hà Văn Tấn )

2- "ta không thế hình dung một người tài cao đạo rộng, phấm hạnh tuyệt vời, cuộc đời như huyền thoại được người tôn sùng mà lại đi " THUỔNG " thơ của một quan chức mộ đạo;hơn nữa, bài thơ của vị quan nọ-Lý Cao. ( Đinh Tiến Bảng )

3- Loai bài Ngôn hoài vào tuyển tập Thơ Thiền Lý Trần (Nxb Văn nghệ thành phô Hồ Chí Minh, 1998)? " PGS ĐHSP TPHCM , Đoàn Thị Thu Vân

4- Bộ GD và ĐT bóc bản văn Ngôn Hoài ra khỏi chương trình ngữ văn lớp 10 vào đầu năm 2000.
 

Phản biện của laiquangnam

Âm Việt đã xuất hiện hàng nhiều ngàn năm trước mà chữ Việt vẫn chưa có, người Lạc Việt phải dùng thứ chữ vay mượn của kẻ đô hộ mình trong tình thế ngặt nghèo .Họ rất quyền biến. Có khoảng 1700 từ Hán Việt cơ bản (tạm gọi là lớp thứ nhất) mà người học chữ Nho thời xưa phải thuộc mặt chữ. Số từ Hán Việt cơ bản này đã hòa vào ngôn ngữ thường ngày của người có hoc chữ nho, do bởi họ phải dùng cho việc thi cử ngày xưa. Các từ này có tần số xử dụng cao, nó chỉ sau các từ sinh hoạt thuần Việt mà thôi. Có 27/28 từ trong bài thơ Ngôn Hoài này đều thuộc lớp thứ nhất (gồm 1700 từ này trừ chữ Phong chỉ là ngọn núi,đỉnh núi cao nhất trong vùng khác với vài âm phong khác trong Việt ngữ thường nhật ngày nay như phong dao ,phong tước , kinh phong ,vv.)

Một từ khi gia nhập Việt ngữ lập tức có nhiều lớp nghĩa, từ đơn giản đến phức tạp, do tình huống trong câu. Phải trả lời cho được câu, Ai đã dùng? Việt (dân nước B vay mượn ) hay Tàu ( nước A , chữ của chính dân tộc Tàu ) . Thế nên khi giảng nghĩa, ta buộc phải hỏi Họ là ai ? . Họ dùng với ngữ cảnh nào? ; bởi vậy mà tuy cùng thể hiện một mặt chữ nhưng ngữ nghĩa khác nhau xa là vậy.

Nay ta xét các từ giống nhau như nhóm Hà Văn Tấn đã nêu

1-Đắc và

Dàn đồng ca bảo giống từ "Đắc" và "cư". Thế ngày ấy Ngài không dùng từ này thì dùng từ gì nào ?. "Được " và Ở " là hai từ thuần Việt tiếng Nôm cùng nghĩa với "Đắc" và "Cư". Họ không sao dùng được bởi thời điểm đó chữ Nôm chưa hình thành. Ghi lên giấy qua chữ Tàu cho dễ nhớ là giải pháp tối ưu thay vì dùng một hình vẽ vội vụng về trên giấy . Đắc và Cư thuộc nhóm bất khả thể hiện như thế .

Với nhóm từ thuộc lớp thứ hai thì phức tạp hơn. Có những từ có thể tách riêng để giảng xưa nay như kiểu Tam Thiên Tự, kiểu "tử con, tôn cháu" , nhưng cũng có những từ mà ngữ nghĩa phải được giải nghĩa theo một cặp từ, một dạng cặp từ bất ly thân và có nghĩa đặc biệt mà ta hiểu nó là một thuật ngữ . Thuật ngữ chỉ được hiểu nếu như ta có được nghe ai đó giảng ,nó không có sẳn trong ngôn ngữ bẩm sinh hàng ngày.

"Ai đó" đã từng đọc thơ Đường, nhất là dòng Tứ Tuỵệt, vị trí mỗi câu có một vai trò trong việc triển khai bố cục và phân bố ý tưởng của tác giả. Sự khác biệt sâu xa khi nó rơi vào một trong bốn câu trong bài thơ tuyệt cú . Câu thứ nhất câu "khai đề" ,Câu thứ hai là câu "triển khai", làm rõ những gì mà câu khai đề thứ nhất đề cập.Dạng thức cấu trúc chức năng từng câu trong dòng tứ tuyệt cũng tương tự bốn cặp trong dòng thất ngôn bát cú ( xin xem lại bài Qua Đèo Ngang của laiquangnam )

Dã tình

a) dã tình?. Nghĩa thật sự xuất hiện trong bản văn của Lý cao là nằm ở cuối câu thứ nhất . "Tuyển đắc u cư khiếp dã tình". Dã là tính từ liên quan đến ruộng đồng. Nó "đối nghĩa với "thị " trong cụm thị tứ.

b) dã tình? , Nghĩa thật sự xuất hiện trong bản văn Ngôn Hoài của Ngài Không Lộ thiền sư nằm ở đầu câu thứ hai "Dã tình chung nhật lạc vô dư ".
Khác nhau về ngữ nghĩa của cặp từ này

" dã tình " ở trong câu thứ nhất của Lý Cao mang tính giới thiệu ban đầu về nội dung bản văn .Nghĩa chính là " tình nơi thôn dã" thật là tỉnh lặng, nó không có cái " ồn ào " của chốn thị thành làm phân tâm người muốn đi tu .

"dã tình " ở trong câu thứ hai của Không Lộ thiền sư mang tính triển khai câu khai đề thứ nhất . Nó đã đi sâu vào nội dung bản văn . .Từ "dã tình " của Ngôn Hoài mang ý như sau: "dã" là hoang sơ. Dã trái nghĩa với khai, với hóa. Dã tình là tình "ban sơ, tình nguyên thủy" là Tình chưa bị ô nhiễm bởi bối cảnh sống của xã hội. Đó mới là nghĩa đen thuộc lớp nghĩa thứ nhất . Trong văn bản thi kệ ,trong bài pháp kệ truyền thừa này , nghĩa rộng của nó là "Bản lai diện mục ",là chân tâm(13) - Không Lộ thiền sư ngay tại đây đã hé cho thấy " cách tu của cánh thiền sư nước Đại Việt chúng ta rồi đó ! .

CHUNG

Từ chung nằm tại câu thứ hai. Đây là câu thứ nhất của " thân bài " khi triển khai ý câu đề với hai câu thứ hai và thứ ba.

Từ chung của Lý Cao , nằm trong câu thứ hai "Chung niên vô tống diệc vô nghinh" . "chung" là "trọn gói ", là suốt. Câu này tạm dịch -suốt năm chả tiển ai và đón ai- . Hàm ý là nhờ vậy,nhờ lý do đã nêu ở câu thứ nhất ( tu tập tại chốn Lâm sơn cùng cốc) mà nay Ông không bị phiền phức

Từ "chung’, của bài Ngôn Hoài nay cũng nằm trong câu thứ hai. "Dã tình chung nhật lạc vô dư " . Chung nhật là một thuật ngữ Phật triết được Ngài Không Lộ thiền sư dùng để dạy cho người Thị giả lộ trình thực hiện các bước của Bát Chánh Đạo.Do chung không đi rời mà đi liền thế nên "Chung nhật" là cặp từ bất ly thân" . Chung nhật nên được viết liền là "chungnhật" chỉ cho thấy nó là một thuật ngữ. Từ nghĩa đen vô cùng đơn giản là "suốt ngày, trọn ngày" nó đã biến thành một thuật ngữ Phật triết của nước Đại Việt xưa. Từ này đi sau thuật ngữ "dã tình" /Bản lai diện mục / theo đúng lý luận truyền thừa kinh điển. Các bước tuần tự bắt buộc người hành giả phải " thực hiện trên đường tu tập" . " chung nhật " nay được hiểu là sự TRÌ GIỚI. Trì giới là một trong các bước hành thiền bắt buộc cho mọi người thiền giả.

Bạn đọc lại Lĩnh Nam Chích Quái, người xưa đã thuật lại ,"Sư xem xong bảo: "Ngươi đem kinh đến, ta vì ngươi nhận, ngươi mang nước đến, ta vì ngươi uống, thì có chỗ nào mà ta lại không cho ngươi tâm yếu?". Bèn cất tiếng cười ha hả.

Bạn có thấy , trước khi thục hiện các động tác thực hành tu tập , người hành giả dòng Vô Ngôn Thông phải "trải tâm". Từ được nhắc kín đáo qua từ" địa" (14) ở câu thứ nhất "trạch đắc long xà địa khả cư" .Địa là điển từ," mở rộng Địa tâm" để ánh sáng chiếu vào tận ngóc nghách đẩy lùi vô minh của người thị giả , người hành thiền , và nay thì Ngài Không Lộ thiền sư tiếp tục triển khai rộng ra một cách mạch lạc và rất khéo . Với "Bản lai diện mục" được đặt ở đầu câu thứ hai và tiếp đến " trì giới " ở giữa câu thứ hai..

Bạn có thấy ,Ngài Không Lộ thiền sư như rút ruột gan khi ngài bảo " thì có chỗ nào mà ta lại không cho ngươi tâm yếu?". Lời tâm yếu đó là gì? , đến đây bạn cũng đã nhận ra một phần nào lộ trình tu tập của tăng sĩ Đại Việt thời Lý ( 13 )

Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh thì sao ?

Điểm chính mà Dàn đồng ca xoáy vào là trọn câu thứ ba " Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh ".

Tại câu này các giáo sư đầu ngành như Nguyễn Đình Chú , như Nguyễn Khắc Phi ,như Trần Đình Sử và rất nhiều giới chức có " vai vế " khác trong cánh văn chương tham gia phản biện. Họ đã dùng luận lý chống đở như thế này: "xưa nay sự mượn ý cuả nhau là điều bình thường. Nó đã xảy ra từ Đông sang Tây, thế nên sự giống nhau này là điều dễ hiểu." Lý luận này theo tôi khá yếu ớt, bởi trong giòng lý luận đó họ đã mặc nhiên thừa nhận có " đạo văn " hay " từ "thuổng " mà Đinh Tiến Bảng và thầy Hà Văn Tấn của anh đã phát biểu, bọn họ không hề lay chuyển lập trường "Thuổng" gán cho Ngài Không Lộ thiền sư .

Thực tế thì sao? ,

-Giống thì ít mà khác nhau thì nhiều .

1-Giống nhau duy nhất ở dạng chữ Tàu , 有 時 直 上 孤 峰 頂, khi ta đọc từng âm .

2- Khác nhau về nhiều lẽ vì xưa nay " Việt là Việt, Hán là Hán, Tàu là Tàu."

Một là về hình thức thể hiện

Câu thơ của Ngài Không Lộ thiền sư nếu được diễn dịch dưới dạng chữ quốc ngữ thì ta thấy ngay sự khác nhau .Từ Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh ( F1) ==> Hữu, thì trực thượng côphongđỉnh (F2). Tại đây có sự can thiệp ở dấu phẩy và từ viết liền,viết dính liền (thuật ngữ)

Hai là,khác nhau về bố cục.

Tuy cùng nằm ở câu thứ ba, thế nhưng trong bài U cư của Lý Cao, câu thứ ba là câu khởi đầu cho câu cuối thứ tư - kết luận biến cố-dẫn đến tiếng cười của Người vừa đốn ngộ. Việc hành thiền đến đây coi như xong khi mà nhà tu vừa đốn ngộ. Trong bài U cư của Lý Cao, " Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh ( F1) , Cụm hai từ "hữu thời" mang nghĩa, có lúc, có khi, thỉnh thoảng …" Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh ==> có lúc lên tận đỉnh núi cao đơn độc để "mình chỉ là mình" , một mình,bốn phía đều " Không " , mình có lúc sẽ " gặp may " đốn ngộ (câu thứ tư )

Trong bài của Lý Cao, câu " Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh" vừa là câu mô tả thực tế những gì xảy ra trong đêm có tiếng hú của DUY NGHIỄM vừa đồng thời được hiểu rằng đây là một phép tu lấy sự diện bích làm con đường hành thiền. Phép tu này được truyền từ Tổ thứ nhất của Thiền Tàu là Bồ Đề Lạt Ma .Ngồi thiền diện bích, lúc chiêm nghiệm chỉ có một mình ta gói trong cụm ẩn dụ lẫn thục dụng "cô phong đỉnh". Không gian cô độc tuỵệt đối ,chỉ có ta với ta .Chính vì hiểu như thế mà Đinh Tiến Bảng đã viết câu này " Một là, "đời sống tinh thần của thiền sư (tất nhiên là thiền sư chân chính) thường hướng nội : mọi hành vi đều kín đáo, không ồn ào; họ biểu hiện bằng im lặng ("diện bích" : ngồi ngó vách)….

Trong bài Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư thì sao? .Câu thứ ba "lại là" câu cuối khi người thị giả theo sát sự hướng dẫn của Ngài Không Lộ thiền sư trên đường tu tập, người thị giả đang đạt đến bến bờ giác ngộ .Hữu. Hữu , thì trực thượng côphongđỉnh ( F2) . Như thế đã có một sự khác biệt sâu xa về nội dung câu giữa hai trường phái tu thiền ,một của tăng si Đại Việt và một của Tàu .

Ta không lấy làm lạ, bởi xưa nay " Việt là Việt, Hán là Hán, Tàu là Tàu" ,lần này mách cho ta ở câu thứ tư. Lúc này các thuật ngữ Phật triết xuất hiện dày đặc.Trườngkhiếu ,nhấtthanh, phát huy tác dụng. Thủ pháp dùng Hán tự của người xưa , là hãy dùng từ Hán như là một " vỏ âm Hán " để ghi lại một bài pháp kệ truyền thừa của riêng đất nước này (13). Do vậy câu thứ ba "Hữu, thì trực thượng côphongđỉnh (F2) lại là giai đoạn "thành quả" ,"viên mãn" và chạm bờ "Giác ngộ". Một khi lời dạy của Ngài Không Lộ thiền sư được người Thị Giả tuân theo áp sát ở câu thứ nhất và thứ hai. Bạn có thấy không, tại cuối câu thứ hai, chân trời giác ngộ , cảnh giới thiền đã hiện ra – lạc vô dư-?. Một khi trên đường tu tập , " có chuyển biến " tức là "hữu ", hay sâu xa hơn là chạm mặt với "sự bóc tách thành công ,các vô minh ,các thẩm lậu từ Thập nhị Nhân Duyên gây ra" , "thì ‘(liên từ ,conjunction), ngay lập tức phải thông qua thiền định để biết đó có phải là một xác quyết "đúng" ngoài chấp Ngã của chính mình hay không? . Một khi các thấm lậu từ vô minh đã được đoạn căn thì ngay lập tức phải thông qua Bát Chánh Đạo bằng trí tuệ bát nhã ( tức Huệ giác ), (15 ) .Lúc này Chánh Định, Chánh tư duy,hai chặng trên con đường hành thiền theo lời dạy từng bước theo Bát Chánh Đạo mà Đức THẾ TÔN đã vạch ra . Thế nên câu thứ ba, ở dạng F2, "Hữu, thì trực thướng côphongđỉnh", hoàn toàn khác xa với nội dung của Lý Cao hoàn toàn.

Tu Phật của cao tăng Đại Việt không hề có con đường nào đi ngang về tắt , phải kinh qua các con đường " gian khổ ,dằng dặc " mà Đức THẾ TÔN đã đi và đã vạch ra cho chúng ta .Đó là lời dạy vô cùng Tâm huyết của Ngài Không Lộ thiền sư với người Thị giả trong Lĩnh Nam Chích Quái .Tuyệt tác là ở đây. Tiền nhân ta hơn người là vậy. Tiếc thay, kẻ xướng người họa, bọn Kẻ Đốt Đền nghênh ngang mà không ai trừng trị !

Nay ta quay lại ba từ cuối cùng. "Khiếu" và "nhất thanh" tại câu thứ tư, Khiếu

Khiếu

Khiếu trong hai bản văn hoàn toàn khác nhau khi thể hiện bằng Hán tự.Khiếu [嘯] và "khiếu" [叫], Khiếu trong cả hai bài U Cư của Lý Cao và Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư đều xuất hiện tại câu thứ tư, sau câu thứ ba. Câu thứ ba là câu " biến cố", câu đỉnh của tình thế để dẫn đến "câu luận" vị trí thứ tư trong dòng Tứ Tuỵệt. Tùy theo Hệ phái mình theo,dòng thiền mình ngộ mà họ có cách thể hiện tâm tư khác nhau. Do tính cách khác nhau nên nghĩa dùng cũng khác nhau .

1-Khiếu của bài thơ Lý Cao là khiếu này [嘯] .Từ chỉ trạng thái reo vui vì "đốn ngộ " của thiền sư Duy Nghiễm ( Tàu ). Dòng thiền Đốn ngộ của Tàu thì Khiếu (của Lý Cao ) là tiếng "Huýt " hay tiếng "hú". Lý Cao là một nhà thơ, ông đã mô tả đúng như những gì mà thầy ông là thiền sư Duy Nghiễm thực hiện trong đêm trang rằm ấy ( 16 ) .Khiếu nay là "Hú" huýt của một con người đang ở vào trạng thái bị kích động cao độ .

2- "Khiếu" của bài thơ Ngôn Hoài là khiếu này [叫], từ "khiếu" này rất khác với Khiếu [ 嘯] này của Lý Cao. Khiếu [叫], của Ngôn Hoài là "kêu" . Ngài Không Lộ thiền sư dùng nó với nghĩa rất rộng; đơn giản thôi bởi nó đã được Việt hóa . Một khi từ ngữ nhập vào dòng dân tộc B thì từ phát triển trên đa tầng ngữ nghĩa. "Khiếu" là âm thanh chung được phát ra tiếng từ mọi loài động vật. Tạm dịch là " kêu " .Tùy theo ngữ cảnh mà ta hiểu " kêu " đó là tiếng mang nét đặc trưng gì. Ví dụ: vượu "kêu" là vượn hú. Cọp " kêu " là cọp gầm. Trẻ " kêu " là trẻ khóc đòi ăn ,đòi bú . Người "kêu" . có thể là rống ,là huýt ,là hú, là khều khào tùy theo người ấy là ai ,đang ở trong trường hợp nào. Và khi xuất hiện " khiếu" tại câu thứ tư, do một vị cao tăng vừa giác ngộ "kêu" . Từ "kêu" lần này là kết quả của một quá trình tu tập theo một dòng thiền "chắc lọc và tổng hợp từ các tinh hoa" như tác giả của nó, Ngài Không Lộ thiền sư. Vị này là bậc cao tăng duy nhất của đất Lĩnh Nam mà phương Bắc không hề có một người tương tự. Ngài là vị cao tăng kết tinh từ các dòng thiền Đốn ngộ -Vô Ngôn Thông, cộng với dòng thiền đầy chất văn học và trí tuệ là dòng thiền Thảo Đường, cộng với dòng Mật tông Đarani, cộng với dòng thiền Phật giáo tinh chất – Phật giáo Therevada mà ngài Không Lộ thiền sư đã theo thụ giáo với một sa môn Tây Trúc.- Data đó là những gì mà Lĩnh Nam Chích Quái, và danh tác Phật giáo Việt Nam Sử Luận của Thiền sư Nhất Hạnh và lịch sử ghi lại . "Khiếu" là "kêu" . Ở đây, vị Bồ Tát "kêu" . Bồ tát này là ai ? _là Không Lộ thiền sư hay người thiền giả vừa đến Bến Bờ Giác Ngộ . Lĩnh Nam Chích Quái ghi , Ngài thường đọc kinh Đarani. Đarani , là một dòng Mật Tông tinh hoa ,không phải dòng mật tông cấp thấp của baTàu đầy chất Đạo và " ấy phà " của một anh phù thủy như ta thường gặp ở giới thầy cúng xuất hiện tại Việt Nam trước đây . Người đọc kinh Đarani luôn đọc "lời hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm" (17) , "Khiếu " chính là "lời cầu cho mọi chúng sinh được luôn an lạc" . Vậy "khiếu" của họ chính là " phát lời hạnh nguyện, lời phát ra từ Bồ Đề Tâm của một vị đã đến bờ Giác ngộ " . Phật giáo Tàu , đắc đạo xong rút . Phật giáo Đại Việt , đắc đạo xong thì phát hạnh bồ đề tâm tiếp tục nhập thế ,tiếp tục hoằng pháp để độ chúng sinh ,đi theo đúng " y chang " con đường của Đức THẾ TÔN từ hàng ngàn năm trước .

Trong nhiều nguồn tư liệu, Lý Cao viết lại câu chuyện này,Thầy ông đã cất tiếng cười rất lớn sau khi mây kéo đi,vầng trăng tròn lộ rõ. Thế nên từ đúng phải là "tiếu" ,tiếu là tiếng cười. Vậy thì số từ giống nhau chỉ là 14/28 là 50%. Tuy nhiên suy cho cùng, do hai ký tự cùng âm là" khiếu" viết khác nhau thì đã là 14/28 từ rồi.

Nhất thanh

‘Nhất thanh" dịch là "một tiếng", nghĩa đen theo kiểu Tam Thiên Tự, thì nghĩa này hoàn toàn phù hợp với bản văn của Lý Cao nhưng lại không đúng cho bản văn Ngôn Hoài.

Nhất thanh trong Ngôn Hoài chỉ là từ mượn vỏ âm của Tàu để chuyển tải một thuật ngữ Phật triết vào giai đoạn mà nước ta tạm thời chưa có chữ viết. Thời điển đó đang manh nha một thứ chữ quốc ngữ cho dân tộc mình. Do vậy "nhấtthanh" được hiểu là một lời. MỘT LỜI là một khẩu ngữ hàm ý chắc như đinh đóng cột. MỘT LỜI có nghĩa là nhất quán với lòng kiên định không hề lay chuyển .

Lúc này Phật giáo của nước Đại Việt cho thấy đã có một sự khác xa với thứ Phật giáo Tàu. Phật giáo Tàu là một thứ đạo Phật yếm thế, đầy chất Lão Trang. Khi tu cũng chọn chốn " cùng cốc" xa lánh thế gian . Trong khi đó Phật giáo Đại Việt là Phật giáo Nhập thế đã quá rõ nét .Việt là Việt, Hán là Hán, Tàu là Tàu chính là hai câu thứ ba và thú tư này . THÚ VỊ LÀM SAO! . TUYỆT PHẨM!

Chính bài Pháp kệ này giúp cho chúng ta tìm được vết " sống đời thiện nguyện " với lời thề hạnh nguyện trong hai triều Lý Trần , một giai đoạn vàng son của lịch sử; độc lâp không hơn 150 năm mà mang quân đánh tận hang ổ kẻ thù vào năm 1075; thắng ba lần quân Mông cổ, quân Nguyên xâm lược đời Trần.

Lời hạnh nguyện đó là gì?, Là người cư sĩ Lý Trần,con xin phát nguyện lời thề Tam hộ, hộ quốc, hộ pháp, hộ gia. Thề đặt tổ quốc lên trên đạo pháp. Khi giặc đến cho dù là cao tăng, là cư sĩ cũng phải cầm giáo gươm xung trận .Các vua Lý ,vua Trần có thể họ là các bậc chân tu nay phải tạm khoác màu áo Cư sĩ . Họ cởi áo TU khoác áo chiến bào, chấp nhận phạm giới cấm đầu tiên trong ngũ giới.

Tôi nghĩ rằng với một lý luận sơ sài như thế cũng đã đủ để bác bỏ bất cứ luận điểm sai trái của ông viện trưởng Hà Văn Tấn và của ông Đinh Tiến Bảng khi ông này viết lếu láo như trên .

Nay đã rõ. Dàn đồng ca đã lầm do vội vả? , hay do cái tầm? ,nếu thế thì chúng ta đồng ý "tha Tào" , nhưng nếu do cái tâm thì nhất định chúng ta phải cạch cho tởn . Cho dù gì thì gì, dưới mắt tôi họ là những kẻ Kẻ Đốt Đền. Vừa ngu, vừa hỗn là Đinh Tiến Bảng. Đây hiện tượng đáng xấu hổ trong văn học trong nước vào thế kỷ thứ 20. Mong rằng nó chỉ xảy ra một lần rồi thôi .

Tôi nghĩ rằng, không biết họ có đủ " trí tuệ ",hay được tha thứ khi họ có hội đọc bài "Giải mã bài Pháp kệ truyền thừa Ngôn Hoài của Ngài Không Lộ thiền sư của Tôi hay không, nếu như nay họ có phép lạ để đội mồ sống dậy, bởi vì tôi đã để gần mươi năm thu thập tư liệu và suy nghĩ về bài thi kệ nổi tiếng này.

Sách tham khảo

(12 ) .khó mà không nghi ngờ đám âm binh này. Văn hóa Việt Nam bị tấn công mọi hướng, Ngày xưa Phan Thanh Giản vốn là một anh Tàu vài đời , người chủ biên Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục dưới triều Tự Đức, ông đã bịa ra chuyện đức thánh Trần lấy người cô ruột của mình trong khi thực tế đó là người cùng tuổi ở ngang vai vế trong cùng họ nội. Đó là một tội ác. Tội ác này được tiếp tục với một anh tàu mới 5 đời là Tạ Chí Đại Trường càng ác liệt hơn. Chúng ta có mỗi THĐ là thánh nhân , mà một khi mang ra làm cha già dân tộc mình để "so cựa " cùng với các dân tộc khác thì thế giới này hoàn toàn chấp nhận vì công lao chống quân Nguyên của Ngài và là một trong các nguyên nhân khiến người Tàu có động cơ phù Chu nguyên Chương và đaọ quân này phải tan rã .

( 13 ) Tôi biết bạn khó khăn khi theo dõi đoạn này , bởi có 28 từ trong bản văn rất nhiều thuật ngữ Phật triết. Do vì Hà Văn Tấn chỉ nêu 14 từ giống nhau thế nên laiquangnam áp sát 14 từ mà Dàn đồng ca gọi là giống nhau mà thôi ; thế nên tại bài cuối cùng của loạt bài về Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư , bài "Giải mã Ngôn Hoài " laiquangnam sẽ kỹ hơn. Nay tôi đành xin lỗi Bạn hiền vậy .

Trong phần thứ ba này không tiện giải bày bởi không phải chủ đề của nó , Đây là một thuật ngữ Phật Học ,bạn sẽ gặp lại trong bài cuối cùng , bài ,Giải Mã bản văn Ngôn Hoài với phần lý thuyết kỹ hơn . xin thông cảm .

14 , Địa , nằm trong hai từ "Địa tâm" đó là tinh hoa của dòng thiền Vô Ngôn Thông. Tổ dòng thiền này là Vô Ngôn Thông đã được Thầy mình dạy rằng ,"con hãy mở rộng " địa tâm " của con ra, ánh sáng mặt trời sẽ soi rọi vào mọi ngóc ngách vô minh , ánh sáng sẽ đẩy tan các Vô minh nó giúp Con đến bờ giác ngộ "

( 15 ) Huệ giác này chỉ có ở người hành thiền.Tu Phật là thực hành, thực hành và thực hành. Có trãi nghiệm thì có thông hiểu sâu xa về lý thuyết. Người không hành thiền phải có trí tuệ cao mới có hiểu được

(16 )-xin đọc lại bài thứ hai .

(17 ) Quán Thế Âm ? ; https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A1n_Th%E1%BA%BF_%C3%82m

laiquangnam
Những ngày cuối năm con khỉ tại quê người,Irvine, Jan 18 ,2017
Và ngày đầu năm con gà tại SG .


-o0o0o-

Kỳ tới

Phần IV - Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư. Tại sao người xưa lại tài hoa như thế ? .

I - Tổng quan ( Vài định nghĩa ban đầu : Nguyên tác, bản văn F1 và bản văn F2)

II -Trường hợp thứ nhất, những gì xảy ra trên bài thơ danh tác: Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư :
. a ) Bản kê các văn bản F1 và F2
. b ) Giải mã bài thơ Ngôn hoài
. c ) Chim Quốc trong tâm thức người Hán & người Việt

III-Trường hợp thứ hai ,bài thơ di sản chữ Hán "Ngôn hoài"  của Không Lộ thiền sư (?-1119) 

 . a) Phần I - Đi tìm văn bản Ngôn Hoài thư quy 

 . b) Phần II - Truyện Không Lộ trong Lĩnh Nam Chích Quái (trong này có phần đối chiếu với Câu chuyện của Lý Cao và cao tăng Duy Nghiễm) 

. c) Phần III - Dàn Đồng Ca đã vu cáo Không Lộ Thiền sư như thế nào ? ( trong phần này có phần các biện giải kháng cự và lời có cánh của các Giáo sư đầu ngành)
- III A
- III B

 d) Phần IV - Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư.
- Đoạn thứ nhất , Dẫn nhập và tâm tình
- Đoạn thứ hai , "thuật ngữ của người xưa" 
- Đoạn thứ ba , bài pháp thoại của Không Lộ thiền sư mà Lĩnh Nam Chích Quái đấu kín