Thử tìm một giải pháp khác khi giới thiệu dòng thơ cổ của tiền nhân
*
Phần IV - Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài

***
Đoạn thứ nhất , Dẫn nhập và tâm tình

Laiquangnam

-o0o0o-

III-Trường hợp thứ hai ,bài thơ di sản chữ Hán "Ngôn hoài"  của Không Lộ thiền sư (?-1119) 

 . Phần I - Đi tìm văn bản Ngôn Hoài thư quy 

 . Phần II - Truyện Không Lộ trong Lĩnh Nam Chích Quái (trong này có phần đối chiếu với Câu chuyện của Lý Cao và cao tăng Duy Nghiễm) 

. Phần III - Dàn Đồng Ca đã vu cáo Không Lộ Thiền sư như thế nào ? ( trong phần này có phần các biện giải kháng cự và lời có cánh của các Giáo sư đầu ngành) 

 Phần IV - Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư. 
Đoạn thứ nhất , Dẫn nhập và tâm tình
Đoạn thứ hai , "thuật ngữ của người xưa" 
Đoạn thứ ba , bài pháp thoại của Không Lộ thiền sư mà Lĩnh Nam Chích Quái đấu kín . 

IV - Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư  : 
. Đoạn thứ nhất , Dẫn nhập và tâm tình 

Để việc giải mã bài thi kệ Ngôn Hoài không gây lấn cấn và hiểu lầm giữa người viết và bạn đọc, nếu như cả hai chúng ta cùng thông qua định luật ngôn ngữ này.và những gì mà Arthur F Wright viết về "Thời kỳ đầu Dịch kinh Phật của người Trung Quốc" mà laiquangnam đã chuyển theo cùng với bài viết này .

NGÔN NGỮ SINH HÓA , LUẬT DARMESTETER :

......" NGÔN NGỮ SINH HÓA là sự biến nghĩa theo thời đại, theo tác giả, theo vị trí lời văn....."

Định luật Darmesteter : "Ngôn ngữ có sinh hóa như một sinh vật. Nếu một sinh vật trải qua 3 thời kỳ ấu trĩ, trưởng thành, lão suy thì ngôn ngữ cũng có 3 thời kỳ : thô sơ với một vài nghĩa, phong phú với nhiều nghĩa tế nhị và cuối cùng mất hẳn nghĩa sâu xa chính yếu." trích nguồn từ Giáo sư Thạch Trung Giả

Xin nói thêm, chỉ khi tiếng Trung chuyển biến sang từ VIỆT HÁN thì luật này càng đúng. Ban đầu tiếng Trung nhập vào kho tàng Việt ngữ Việt Nam do các nhà nho ,người Việt có ăn học , nó được gọi là chữ nho .Ngày nay chữ Hán không mấy người biết đọc, chữ nho mất dần rồi biến hẳn. Chữ Nho nay đã thành một thứ tử ngữ chỉ dành cho giới nghiên cứu.

Ví dụ minh họa, chúng tôi thử chọn một cách tình cờ vần A , âm" Áp" .Áp đang tồn tại trong kho tàng Việt ngữ ngày nay và trong các từ điển . .

1 áp ( áp 鴨./ là con vịt của tiếng Trung ,ông bà ta nhận từ này để ghi cho một một con vật nuôi trong nhà. Vịt quá quen thuộc nhưng ngày đó chúng ta chưa có chữ viết , không biết làm sao ghi lại thông tin này lên giấy , vẽ con vịt lên giấy ? -không khả năng, thôi đành học lấy chữ viết của người đô hộ mình, cũng tiện nhưng khi với con ta là một người mù chữ Tàu ,thấy 鴨, _ổng đang " vẽ bùa" lên giấy !.

2- nếu áp (壓 ) như áp lực , áp là đè sát , nguyên là tiêng Trung ( tức tiếng Tàu 100%) nhưng nay nói đàn áp ,áp suất thì người Việt biết ngay là nói về cái gì ,vấn đề gì . Nó trở nên thân quen , từ từ nó là từ VIỆT HÁN .Tiến trinh từ chữ Nho sang từ VIỆT HÁN là một quá trình lâu dài. Nó phải kinh qua Hán Việt ,từ này người Việt học khi đến trường, người đi học phải dùng từ điển mới hiểu nghĩa và cách dùng . Một từ khi đã quen dùng thì ngữ nghĩa còn tùy thuộc vào sự "SINH HÓA tiếp theo, có sự biến nghĩa theo thời đại, theo tác giả, theo vị trí lời văn....." , Định luật Darmesteter như đã nhắc .

Ông bà ta thủa mà Nho giáo cón thịnh, qua văn chương hay qua việc điều hành xã hội, họ dùng chữ Nho, hai từ Áp lực chuyển sang từ Hán Việt, ta có từ áp lực, rồi từ từ sang từ VIỆT HÁN như đàn áp và áp lực công việc . Nó nay được xem như tiếng Việt đến 99%

Phần giải mã này hoàn toàn dựa từng chữ trên " bản văn thư quy" mà chúng tôi đã viết trong Phần thứ nhất tại trang Chim Việt Cành Nam .

Rằng chúng tôi không dùng những từ xa lạ xuất hiện trong các bản văn của "Ai đó" cho dù có cùng tên Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư.

Trong bài thứ nhất ,chúng tôi đã nêu lên hai vấn đề.

Một là, việc dịch chuỷển một bài thơ từ chữ Hán của tiền nhân ta sang chữ quốc ngữ bằng phép áp dịch 1- 1 là vô phương. Mọi cố gắng của lớp đàn anh chúng tôi cho thấy tất cả đều thất bại ,kể cả sự cố gắng của Thầy Thích Nhất Hạnh. Họ đã để lại những hậu quả nghiêm trọng cho nền văn hóa của sắc dân Đại Việt ,một bản dịch vô cùng tệ hại bằng Anh ngữ của giáo sư đại học Nguyễn Bá Chung đã được đem ra giới thiệu trong kỳ đại hội VESAT tại Việt Nam trước 700 học giả và tăng sĩ khắp năm châu năm xưa.

Bí mật nằm ở bài thi kệ này được người đời Trần đã cố ý đưa vào tại một vị trí độc đáo,sau khi các Ngài đã chèn các tư tưởng Phật giáo Trung Quốc mà người Hán xào nấu lại trước đó .Sách Việt Nam Phật giáo sử luận của giáo sư Nguyễn Lang cho biết người Đại Việt đã nhận nhiều lần cùng một bản kinh Đại Tạng cơ bản viết vào năm 938 và được cập nhật nhiều lần ,lần sau thì thêm vào các kinh sách do chinh người Tàu trước tác nương theo một lời của Đức THẾ TÔN nói và sau đó triển khai " rất ư là Tàu",Ví dụ: các đoạn kinh nói về cõi âm ty,Đại Địa tạng kinh .. Khi đối chiếu lại với những gì đọc được từ kinh tiếng Pali ,có lẽ tiền nhân ta đã sớm thấy nhiều đoạn, nhiều phần trong bộ kinh Đại Tàng này bị người Trung Quốc bịa thêm, ngụy tạo rồi "gắn nhãn mác "rằng đó là lời Phật dạy. ."Kinh ngụy tạo" của đạo Phật Trung Quốc được viết hầu như đồng thời với lúc khởi đầu các hoạt động dịch thuật kinh Phật vào giữa thế kỉ thứ 2 sau công nguyên, nhưng theo tôi ,vào thế kỷ V đến VII , nhất là đời nhà Tùy thì lượng kinh này nhiều kinh khủng . Theo ghi chép của Đại Tạng kinh Phật giáo, con số kinh ngụy tạo gia tăng liên tục qua các thế hệ cho đến ít nhất vào thế kỉ thứ VIII" . Người Tàu đã chèn một cách khéo léo vào đó, một phép tu khác thường,một lối lý luận khác thường. Từ niết bàn ( Nirvana) họ dịch mãi vẫn chưa xong, đôi khi các từ chữ Nho làm người cư sĩ hay tăng sĩ Việt cảm thấy nó quá xa lạ khi so với từng bước đi của người Sáng lập minh triết Phật giáo. Niết bàn ( Nirvana) là Tây thiên cực lạc ư ? là vườn đào của Tây vương Mẫu ư? ,là Cõi về khi cái chết đến với người tăng sĩ ư? . Niết bàn ( Nirvana) là ý niệm bất khả tư duy, không có trú xứ ,nơi hội tụ bản thể muôn loài .Vô sản vô sinh . Rằng sự khác nhau giữa các bộ kinh từ Trung Quốc và từ kinh từ Kinh Pali của vùng Nam và Nam Á là "Các bộ kinh Trung Quốc hay Tây Tạng có nội dung luôn "để mở" hay "bỏ ngõ" với mục đích cho phép sự tiếp tục thêm vào dễ dàng các bản kinh mới từ Ấn Độ qua nhiều thế kỉ. Không còn nghi ngờ gì nữa, một tình huống như vậy đã tạo cảm hứng cho ý muốn tân trang các bản kinh và khích lệ sự sáng tạo ra các bản kinh gọi là kinh ngụy tạo. Kinh Pali của vùng Nam và Nam Á, trái lại đã được "cố định" rất sớm trong lịch sử, điều này khiến khó có thể thêm vào đó những nội dung nào khác."

Hai là, Lớp đàn anh chúng tôi đã không thấy được sự tinh tế. khi mà bản văn Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư được Lĩnh Nam Chích Quái đã chọn làm đại diện cho chuyện KỲ LẠ tại đất Lĩnh Nam .Hệ tư tưởng này "kỳ vỹ " vì chỉ có ở mảnh đất Lĩnh Nam ,nước Đại Việt xưa mà thôi .Và rằng người phương Bắc chẳng bao giờ có một con người kỳ vĩ như thế và một bài thi kệ như thế .Thật ra đó là một " dàn bài " với đầy "Mã ngữ" nhầm ghi lại một bài hoằng pháp của một Đại sư .

Ngài Không Lộ thiền sư ( tổ thiền thứ IX ,) bài Ngôn Hoài và sau Ngài là thiền sư Quảng Nghiêm ( tổ thiền thứ XI ) với bài Hưu hướng Như Lai (休向如來) ,cả hai đều thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông nay đã được Việt hóa .Họ đã "gạn đục khơi trong ", đã hoàn toàn lột xác về tư tuỏng , thoát khỏi một số dòng Phật Hán cố hữu để mang giòng thiền này đén cho chúng ta. Việc đối thoại giữa một tăng sĩ với Đại sưthể hiện trong câu chuyện Không Lộ đã được thuật lại trong Lĩnh Nam Chích Quái khá đầy đủ. Hai bản văn này là một minh chứng về tầm ảnh hưởng của dòng kinh Pali tại đất nước ta .

Sách Việt Nam Phật giáo sử luận ghi nhận Ngài Không Lộ thiền sư đã từng qua Tây Trúc ( tức là qua các nước Đông Nam Á và Nam Á , nên Ngài đã tiếp cận được kinh điển gốc,sự tiếp cận kinh MILANDA ,Mi tiên vấn đáp đã để lại thuật ngữ XÀ trong bài Ngôn Hoài , chính là đoạn kinh số 265 của Bộ kinh này. Tại đất LUY LÂU xưa đã người Việt cũng có một sinh hoạt sôi nổi về việc bàn luận về kinh Phật giáo từ Phạn ngữ.

Thế nên cho dù bên Trung Quốc hoạt đông mạnh về dịch thuật nhưng không có tí "ảnh hưởng " nào trên việc các ngài đặt ra thuật ngữ mới để có mà dùng, bài Ngôn Hoài là một minh chứng với 11 thuật ngữ.

Chúng tôi tin rằng vào thời Lý, thời điểm mà Ngài Không Lộ thiền sư còn sống để viết bài Ngôn Hoài này thì người Việt đã nắm được minh triết Phật giáo nhờ một con đường khác rất riêng của người Việt . Tính đến thế kỷ thứ XII thì bộ kinh duy nhất mà đất nước này tiếp cận là bộ kinh Đại Tạng ,bản văn viết vào năm 938,

Dù chúng ta đã biết rõ rằng, từ vài trăm năm trước Trần Huyền Trang đã có một công trình đồ sộ về dịch thuật kinh sách Phật giáo Ấn Độ khi đến Ấn Độ. Đại đường Tây vực ký là danh tác của ông nhưng, chúng tôi nghĩ rằng không có mấy người Đại Việt thời Lý tiếp cận được những gì mà người Tàu đã có.. Những thuật ngữ rất quen thuộc vào thời đại chúng ta đã không xuất hiện như Tứ diệu đế, Bát Chánh Đạo, chân như, niết bàn , chân tâm , chân diện mục, LạcVôDư, Lạc hữu dư, Bồ Đề Tâm đều chưa thấy xuất hiện trên các văn bản thi thiền, thi kệ của các thiền sư người Việt vào thời điểm đó; thế mà bản văn Ngôn Hoài của Ngài Không Lộ thiền sư vẫn thể hiện được cùng nội hàm sâu xa của các từ trên mang cùng một tư tưởng,một định nghĩa với các thuật ngữ Phật triết thân quen hôm nay . Như thế, Tiền nhân ta đã "tiêu hóa hòan toàn" các minh triết Phật giáo mà không hề lúng túng. Họ có thể giảng một cách rõ ràng, mạch lạc hoàn toàn, các đoạn kinh sách Phạn ngữ gốc theo một thứ ngôn ngữ Việt của mình vào thời đó. Tại sao tiền nhân ta lại làm được điều kỳ lạ đó cho dù vào thời điểm đó ,đất nước chúng ta chưa có chữ viết thể hiện tiếng nói của dân tộc mình. Chữ Hán lại là thứ chữ vay mượn và số người biết trên đầu ngón tay. Vấn đề là sự quyết tâm ,là sự phát hạnh nguyện( khi còn là cư sĩ ), phát Bồ Đề Tâm ( khi đã là một đấng Giác Ngộ ) ,họ cố trả lời câu hỏi đang làm họ ưu tư , Viết cho ai ? Viết để làm gì?, Làm sao có thể thể hiện một bản văn mà muôn người như một, đều hiểu như nhau, Lợi ích lâu dài là gì ?. Đó là thứ quyền lực mềm như ngôn ngữ ngày nay đề cập .Tất cả vì sự vững bền của văn hiến của đất nước này , tất cả vì lời hạnh nguyện Tam Hộ, hộ quốc ,Hộ pháp,Hộ gia. Tại đất nước này, khi giặc đến nhà vua tuy thấm nhuần đaọ Phật từ bi ,là thiền sư hạng nhất, nhưng vẫn sẳn sàng khoác áo chiến bào, phạm giới sát sinh, tất cả Họ đều huóng tới sự bình yên và vững bền cho tổ quốc. Câu thứ ba trong bài Hưu hướng Như Lai " Nam nhi tự hữu xung thiên chí" khiến ta suy nghĩ. Tu tập hướng đến niết bàn ( Nirvana) hay phục vụ đất nước để đất nước này đời đời bền vũng này đều là Chí Cao của người làm trai !

Bài hoằng pháp Ngôn Hoài hướng đến đại chúng đã được phổ cập; và sự hồi phục nó là điều TỐI CẦN THIẾT. Và vô cùng khẩn thiết . Chúng tôi tin rằng đại đa số người dân ngày đó đều có có thể tiếp nhận dễ dàng những kiến văn về Phật giáo tinh chất của Ngài Gautama vẫn không khác biệt lắm so với người Việt đọc sách Phật giáo ngày hôm nay . TẠI SAO chúng ta lại không hiểu tiền nhân mình ngày đó hoằng pháp ra sao ?.

Nay sách vở Phật giáo đã nhiều, đối chiếu với Phác đồ của EDWARD CONZE ,một trong các bộ óc am tường Phật triết nhất thời đại chúng ta với bố cục của bài thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư,chúng tôi nghĩ rằng điều đó sẽ giúp cho các bạn hiểu được sự Tài hoa của tiền nhân mình. Tuỵệt lắm !

bài thơ Ngôn Hoài Laiquangnam đề xuất bản văn F2 (4)

Trạch đắc long,xà, địa khả cư
Dãtình, chungnhật, lạcvôdư
Hữu, thì trực thướng côphongđỉnh
Trườngkhiếu, nhấtthanh, hàntháihư

Qua hình minh họa-trích từ sách của Ed. Conze

Nhánh mũi tên phía bên phải A ==> B ==> Nội tâm tự giác

Đó là câu thứ nhất và thứ hai

Nhánh mũi tên phía bên trái A ==> C ==> chân không vô tướng

Là hành trình của người người hành thiền thông qua việc thực hành Bát Chánh Đạo,

  • Chánh niệm ==> -Chánh định ==> chánh tư duy -TUỆ GIÁC BÁT NHÃ ( HUỆ GIÁC)
Ứng với câu thứ ba trong bài thơ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư "hữu,thời trực thướng cô phong đỉnh"

Phần ngang hàng
Nội tâm tự giác – chân không vô tướng ==> niết bàn ( Nirvana)

Chính là câu thứ tư- Phát nguyện Bồ Đề Tâm , tuyên bố một cách kiên định và nhất quán rằng với lời hạnh nguyện

Theo chân Đức THẾ TÔN đến cùng , Hoằng pháp ,hoằng pháp và hoằng pháp , tự tích lũy " ĐIỂM " " hữu -tích cực" ==> cõi niết bàn ( Nirvana)

Bước đi mà Ngài Gautama đã thực hiện ngày xưa ,thì nay qua Ngài Không Lộ thiền sư,một Đại sư Đại Việt có thể dạy cho người đến học tập ,có thể lặp lại được. Sự tồn tại bởi bản văn Ngôn Hoài được lưu truyền mãi sau khi Ngài Không Lộ thiền sư qua đời trên dưới 200 năm, mà danh tác Lĩnh Nam Chích Quái viết vào cuối đời Trần , tức cuối thể kỷ thứ 14 ( 1394 ? ) cố tình đưa vào cách nhau những mấy trăm năm là một minh chứng về UY LỰC của bản văn .

Chắc chắn rằng các đại đệ tử của Ngài đã giảng đi giảng lại cho chúng đệ tử bằng thứ ngôn ngữ Việt rất bình dân và dễ hiểu như ngài. Người nghe giảng sau đó cũng có thể lập lại bài giảng một cách dễ dàng như ngài . Đó là nhờ tất cả họ đã xử dụng văn bản Ngôn Hoài như là " bản mật ngữ" được sắp xếp như một dàn bài

Xin đọc tiếp

Đoạn thứ hai "thuật ngữ của người xưa"

Trên cùng trang website này

Laiquangnam

SG , giứa tháng 7 ,năm 2017

Phần tham khảo và chú thích của người viết
trong khi chời đợi phần trọng tâm các bạn đọc thử lại các link này

(1) -http://chimvie3.free.fr/65/lqnn_TimGiaiPhapKhac03a_KhongLo_065.htm

(2) -, ông NBC đã dạy tại một trường rất danh tiếng tại miền Đông HOA KỲ. Cho dù cố vấn văn bản là giáo sư Văn học Nguyễn Huệ Chi hổ trợ phần tư tưởng ,thế nhưng ĐÁNG THẤT VỌNG , khi ai đó có đọc bộ Thiền luận của Đai sư D. SUZUKI về đoạn thiền Trung Hoa ,với bản văn U cư của Lý Cao. Thầy Thích Nhất Hạnh thử thoe hướng của SUZUKI khi bình về bản văn Ngôn Hoài nhưng có lẽ đã bị thất bại .

(3) Xin đọc tại link sau để bạn thấy ngay chính kinh Đại tạng có nhiều bản kinh rất nổi tiếng cũng là kinh do Tàu ngụy tao https://thuvienhoasen.org/a15607/kinh-nguy-tao-apocrypha

(4) -https://thuvienhoasen.org/a15607/kinh-nguy-tao-apocrypha

(5)- Nguyễn Lang ,Việt Nam Phật giáo sử luận, giúp bạn thấy sư sinh hoạt sôi nổi trên đất nước Văn Lang ,Đại Việt

(6)- Kinh Mi Tien Van Dap - HT Gioi Nghiem - Pháp Thí Hội,
www.phapthihoi.org/kinh/Ebooks/.../Kinh-Mi-Tien-Van-Dap-HT-Gioi-Nghiem.pdf ) và điển từ "Xà" là đoạn kinh số 265 nằm trong Mitien vấn đáp Ngài Không Lộ thiền sư đã khéo léo nhắc trong bài Ngôn Hoài của mình là một minh chứng về huyền thoại cuộc đời của Ngài Không Lộ thiền sư rằng ngài đã từng "vân du"Tây trúc .

(7) LỊCH SỬ THIỀN TÔNG TRUNG QUỐC

1- http://chimviet.free.fr/vannhat/namtran/LSTTTQ/NNT_LSTTTQ1.htm
giúp bạn thấy sư sinh hoạt sôi nổi trên đất nước Trung Hoa

(8)
- https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%A9nh_Nam_ch%C3%ADch_qu%C3%A1i

(9)- Được nói rõ trong phần viêt về "Thuật ngữ của người xưa " tiếp theo đoạn này

Hữu này là "hữu tích cực " khác với "hữu tiêu cực" là một trong Nhị Thập Nhân Duyên ,(9), được định nghĩa rõ ràng trong phần "thuật ngữ của người xưa" tiếp theo .

(huệ giác tức tuệ giác bát nhã )- trí tuệ của người hành thiền khi họ đã bước vào không gian ( trường ,field ) lạc vô dư ( viết rời ) tại câu thứ hai của bài thi kệ Ngôn Hoài .

(10) -niết bàn ( Nirvana) đã được dịch tiếng Tàu là những từ nào ?

Niết-bàn (zh.涅槃, sa.nirvāṇa, pi.nibbāna, ja.nehan) là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạnnirvāṇa hoặc tiếng Pāli nibbāna. Nirvāṇa nguyên là phân từ thụ động quá khứ của động từ niḥ-√vā (2) nirvāti với nghĩa "thổi tắt", "dập tắt" (một ngọn lửa) và như thế thì nirvāṇa mang nghĩa đã bị dập tắt, thổi tắt. Qua đó mà thuật ngữ nirvāṇa cũng được dịch nghĩa là Khổ diệt, Diệt (zh. 滅), Diệt tận (zh. 滅盡), Diệt độ (zh. 滅度), Tịch diệt (zh. 寂滅), Bất sinh (zh. 不生), Viên tịch (zh. 圓寂), và vì khổ diệt được hiểu là mục đích tối cao trong đạo Phật nên nirvāṇa cũng được dịch ý là Giải thoát (zh. 解脫).Tóm lược lại thì Niết-bàn có thể được hiểu là: Tình trạng ngọn lửa tham lam, sân hận, ngu si đã bị dập tắt.

đến như vi-wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/Ni%E1%BA%BFt-b%C3%A0n
mà còn viết "Tóm lược lại thì Niết-bàn có thể được hiểu là: Tình trạng ngọn lửa tham lam, sân hận, ngu si đã bị dập tắt." – xin xem lại bài Hưu hướng Như Lai (休向如來) ,anh Tâm Tuệ Hỷ định nghĩa hay hơn và rõ ràng hơn .

=======================

Đoạn thứ hai "thuật ngữ của người xưa"

hay

Thuật ngữ minh triết Phật giáo mà Ngài Không Lộ thiền sư đã dùng khi hoằng pháp đạo Phật cho đồng bào Đại Việt của mình vào đầu thế kỷ thứ XII
Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư,laiquangnam, http://chimvie3.free.fr/65/lqnn_TimGiaiPhapKhac03a_KhongLo_065.htm

I - Tổng quan ( Vài định nghĩa ban đầu : Nguyên tác, bản văn F1 và bản văn F2)

II -Trường hợp thứ nhất, những gì xảy ra trên bài thơ danh tác: Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư :
. a ) Bản kê các văn bản F1 và F2
. b ) Giải mã bài thơ Ngôn hoài
. c ) Chim Quốc trong tâm thức người Hán & người Việt

III-Trường hợp thứ hai ,bài thơ di sản chữ Hán "Ngôn hoài"  của Không Lộ thiền sư (?-1119) 

 . a) Phần I - Đi tìm văn bản Ngôn Hoài thư quy 

 . b) Phần II - Truyện Không Lộ trong Lĩnh Nam Chích Quái (trong này có phần đối chiếu với Câu chuyện của Lý Cao và cao tăng Duy Nghiễm) 

. c) Phần III - Dàn Đồng Ca đã vu cáo Không Lộ Thiền sư như thế nào ? ( trong phần này có phần các biện giải kháng cự và lời có cánh của các Giáo sư đầu ngành)
- III A
- III B

 d) Phần IV - Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư.
- Đoạn thứ nhất , Dẫn nhập và tâm tình
- Đoạn thứ hai , "thuật ngữ của người xưa" 
- Đoạn thứ ba , bài pháp thoại của Không Lộ thiền sư mà Lĩnh Nam Chích Quái đấu kín