III-Trường
hợp thứ hai ,bài thơ di sản chữ Hán "Ngôn hoài" của
Không Lộ thiền sư (?-1119)
Phần
III – Kẻ Đốt Đền : Dàn Đồng Ca / Đoạn III A
***
Đoạn
III A
1-
Thói quen khó bỏ của lớp đàn anh khi đọc một bài cổ
văn và Tài năng Tán phét của
văn giới trong nước.
2- Dàn Đồng Ca họ là ai?
Và nhập cuộc như thế nào? ,Các lý luận
dẫn đến sự phỉ báng nhân thân Không Lộ thiền sư .Lý
lẽ để loại bản văn Ngôn Hoài ra khỏi sách Giáo khoa
và Văn Học Lý Trần .
Đoạn III B -Phản
biện và bác bỏ các lạp luận sai trái của Dàn đồng
ca
Kết luận
-------------o0o0o----------
Đất nước ta đã
bị hai lần hủy diệt sạch về văn minh và văn hóa bởi
bọn Tàu phương Bắc.
Lần thứ nhất vào năm
43 SCN -nền văn minh cội nguồn, tạm gọi là văn minh Lạc
Việt , có trước khi tiếp
xúc với người Hán đã bị diệt sạch. Tại lần thứ
nhất này, người Lạc Việt chúng ta đã xây dựng
được "mười nét chính khác với
văn hóa phương Bắc" mà Mã Viện sau khi làm cỏ dân
tộc ta ,y đã có báo cáo về cho vua Hán. Hậu Hán Thư cho
dù có xuyên tạc và nói xấu dân tộc này chúng vẫn còn
ghi. Sau khi đọc bản báo cáo từ Mã Viện, vua Hán ra lệnh
phải diệt sạch, hủy sách mọi vết về văn hóa (chữ viết
? , tôn giáo? ,phong tục , giáo dục gia đình ? , đạo hiếu
? ) và văn minh ( trống đồng và ?
) để người Lạc Việt khó mà giữ được bản sắc
của dân tộc mình. Vua Hán luôn muốn làm cho sự đồng hóa
của Tàu lên dân tộc này từ nay được dễ dàng hơn.
Mười nét đó là gì ? Tôi không thấy các sử gia Việt khai
khác về mảng đề tài này.
Sau một ngàn năm bị
đô hộ gần như mất sạch văn hóa nguồn,Tổ quốc ta hồi
sinh từ năm 938 đến năm 1400. Gần 500 năm nền văn minh mới,
tạm gọi là văn minh Đại Việt được xây dựng trên nền
văn minh Lạc Việt xa xưa. Người dân Đại Việt xây
dựng lại cơ đồ với một ít văn
hóa vay mượn của Tàu. Tôi tự hỏi , Họ đã vay mượn ở
cấp độ nào và xoay xở ra sao khi chỉ xử dụng một
số từ và và một số chữ viết rất ít ỏi từ người
đô hộ mình, trong khi đa phần dân chúng hầu như hoàn toàn
nói tiếng Việt. Một số ít người
có học chữ Hán trường lớp từ năm 1070 thì đưa âm đời
Đường với số lượng không nhiều vào ngôn ngữ của
chúng ta.
Tiếc thay, việc tốt như thể phải dừng lại.
Vào năm 1407 – Thời Minh thuộc -.toàn bộ nền văn hóa mà
sắc dân Lạc phục sinh được sau
500 năm độc lập bị diệt sạch lần thứ hai. Chúng ta ngày
nay đã quá khó khăn khi đi tìm lại vết của nền văn minh
đó. Với luận cứ khả tín nào có thể giúp cho thế
hệ mai sau làm hành trang sinh tồn trước âm mưu đồng hóa
dai dẳng của dân tộc Hán? .Tôi thành thật cầu cứu đến
các Bạn hiền của tôi về vấn nạn này .
Xưa nay một âm, một tự, một tiếng mà
người nước này (A) vay mượn của nước kia (B) thì tại
A không bao giờ dẫn nở về nhiều tầng, nhiều lớp về nghĩa
theo từng ngữ cảnh và từng tình
huống như chính ngôn ngữ của người bản địa (A) dùng
hàng ngày. Ngôn ngữ của B mới biến hóa trong lòng dân tộc
B mà thôi . Chính vì thế mà ngôn ngữ của người dân Lạc
Việt ( B) gởi vào trong ca dao hay các câu chuyện truyền kỳ
truyền khẩu. Do không có chữ viết, hệ tư tưởng và minh
triết của dân tộc này (B) khó xây dựng sâu hơn và truyền
qua được nhiều thế hệ, nó dần
dần mai một đi.
Ngài thiền sư đa tài và "đa hệ" là Không
Lộ đã sáng tác bài Ngôn Hoài vào cuối thế kỷ 11 đã
rơi vào tình huống như thế.
Sự khó khăn sẽ làm
nản lòng "Ai đó" muốn bắt tay phục
hồi điểm phát xuất do sự lưu manh của bọn đại Hán phương
Bắc. Họ đã nhất quán trong việc xóa bỏ cội nguồn của
dân tộc bị trị này. Bọn Tàu làm việc xóa bỏ như
thể để tạo điều kiện cho
"chính người Việt tự nguyện làm Kẻ Đốt
Đền hay làm người mở hôp Pandora. Bọn người này
đã bôi tro trát trấu vào tiền nhân người Việt. Ác thay
bọn chúng đều là người có học cả, có chức có quyền
cả!. Người dân đen không bằng cấp ,họ hoàn toàn vô tội
, không biết gì về sự thâm độc này , cùng lắm là vài
kẻ trong số đó là kẻ vỗ tay a dua, tội kẻ a dua thiếu
học đâu có nặng .
Thói quen khó bỏ của
lớp đàn anh khi đọc một bài cổ văn
Trong Lĩnh Nam Chích
Quái, tại phân đoạn viết về ngài Không Lộ thiền
sư, nếu như bạn hay chính chúng tôi là người hóa thân vào
người Thị giả thì chúng ta rơi vào tình huống nào?.
Thị giả (là bạn, là tôi ) lòng mừng thầm
vì được gặp vị cao tăng. Ta mong
được Ngài mở rộng lòng từ bi gíảng dạy chỗ cho
ta còn vướng mắc, do bởi ta đọc kinh sách nhiều mà không
hiểu hết được chỗ vi diệu của
Pháp Phật . Ta mong được Ngài giúp ta vài kinh nghiệm
như một người đi trước đáng
kính ,người đã thực hiện con đường Bát Chánh Đạo
nhuần nhuyễn, ta nương theo đó mà học, mà hành, mà
vượt qua bước cuối cùng là diệt chấp ngã một cách
triệt để. Là người cư sĩ ,là người tăng
sĩ ,ai cũng mong sớm đến bờ giác ngộ.
Lĩnh Nam Chích Quái có viết câu này ,"Sư
(Không Lộ thiền sư) xem xong bảo: "Ngươi (tức
người Thị giả ) đem kinh đến, ta vì ngươi nhận, ngươi
mang nước đến, ta vì ngươi uống, thì có chỗ nào
mà ta lại không cho ngươi tâm yếu?". Bèn cất tiếng cười
ha hả. Sư thường nói kệ rằng: "
Kiểu đất long xà chọn
được nơi,
Tình quê nào chán suốt ngày vui.
Có khi đỉnh núi trèo
lên thẳng,
Một tiếng kêu vang lạnh cả trời. (1)
.
_Điếc !, _Trời đất
!. Ông khùng! , đó là lời bật môi ngay lập tức của
người Thị giả khi nghe Không Lộ thiền sư đọc
đoạn thơ Việt ngữ trên . Sao ngài Không Lộ thiền
sư hôm nay lại "đọc thơ" truyền
thừa kỳ lạ như thế?. Ai đã nhập vào Ngài?. Bài
thơ quốc âm mà ai đó dịch sẵn cho Ngài đọc
nó chả ăn nhập gì vào "bài thơ mớm " của người
thị giả trong Lĩnh Nam Chích Quái trước đó ..
Đoán luyện thân tâm
thỉ đắc tinh
Sum sum trực cán đối
hư linh
Hữu thân lai vấn không không pháp
Thân tại bình biên ảnh tập hình.
Rõ ràng đã có một
sự lạc điệu khi "Ai đó" thấy bài thơ tứ tuyệt viết
bằng chữ Tàu của tiền nhân ta, "Ai đó" xem như mình
đang đứng trước một bài
thơ Đường,dòng tứ tuyệt. "Ai đó"
từ đó mà phăng phăng chém tới!. Cách tiếp nhận bản văn
như thế này đã tồn tại gần 100 năm nay rồi ...Thật không
may cho dân tộc này.
Hệ lụy của cách
đọc là gì ?
Di sản tinh thần
đối với thế hệ trẻ ra sao?
Tán phét ! .
Lần giở lại tài liệu năm
xưa, bắt đầu từ cái nền là Tuyển tập "Thơ Văn Lý,Trần".
Tài liệu này được xem như là tài liệu THƯ QUY từ
thập niên 60 của đất Bắc. "Ai đó"
tại Hanoi, cho dù họ thuộc giới Hán Nôm hay giới đang giảng
dạy tại Đại Học muốn tra cứu về đề tài này đều
phải dùng và trích dẫn từ tuyển tập thư quy này .
Giáo sư Đặng Thai Mai
đã viết về bản văn Ngôn Hoài trong tuyển tập này
như sau : "Tâm hồn nhà sư thi sĩ này còn nhuốm thêm cả
mầu sắc của đạo học, hay đúng
hơn là của một thầy "phong thủy" (2)
Và Kiều Thu Hoạch, một "Cây Đa
Cây Đề" ở Viện Hán Nôm Hanoi đã viết trong đó : "kiểu
đất long xà" là "theo cách nhìn của của các nhà
phong thủy hay đi xem kiểu đất thì
nơi nào có hình thế của rồng rắn là nơi đất
đẹp, có thể ở được".
Từ cái nôi là Viện VĂN HỌC và Viện Hán Nôm
tại HANOI , bản văn này được triển
khai đến thầy cô giáo câp 3 . Nguyễn Phạm Hùng (3),Trong
bài viết hướng dẫn thay sách lớp 10 cải cách của trường
Đại học Sư phạm Việt Bắc năm
1990, Ông có hai đánh giá-cấp cho ta data nào?- Một về
tác giả Không Lộ: "Con người trong bài thơ, con người
đam mê giữa mênh mông không gian, thiên nhiên sống động kỳ
tuyệt, giữa vô tận thời gian của niềm khoái cảm tột cùng,
bỗng đột khởi một hành động phi thường, vụt lớn lên
chót vót như đỉnh núi cao có tầm
vóc kỳ vĩ, đối diện với cả vũ trụ lớn lao làm cho cả
bầu trời phải thay đổi trước một tiếng kêu dài
sảng khoái" (trang 108)... ( theo Nguyễn Khắc Phi ) Và hai
là về chủ đề của Ngôn Hoài : "Bài thơ thể hiện niềm
say mê yêu đời và tâm trạng
sảng khoái, hào hùng của tác giả, ngợi ca vẻ đẹp kỳ
vĩ và sức mạnh phi thường của con người trong thế giớ
rộng lớn". (Trang 108 - Hướng dẫn
giảng dạy văn học lớp 10 - tài liệu bồi dưỡng thay
sách).
Tại nước CHXHCN -Việt Nam, sách Giáo khoa
là pháp lệnh. Sách viết sao thì người giáo viên cứ thế
mà " chấp nhận và thi hành đi!,không
ai được phép tranh cãi " one deux " gì cả !". Người
viết Sách Giáo khoa Văn 10, chú tâm
đến đến hai câu cuối mà họ cho là trọng tâm , "Hữu
thì trực thượng cô phong đỉnh,Trường
khiếu nhất thanh hàn thái hư. " nên đã
đặt câu hỏi như sau:
" 1-Tại sao đang nói
ý tươi vui với tình quê như thế lại chuyền sang nói
ý một mình trèo thẳng lên đỉnh núi trơ trọi kêu dài một
tiếng làm lạnh cả bầu trời? Ở đây tư thế và khát vọng
của con người là như thế nào?"
Người hướng dẫn sách viết luôn đoạn
văn mẫu cho giáo viên : "sự kết hợp giữa niềm
vui về hạnh phúc trần thế với khát vọng hòa nhập cùng
vũ trụ bao la. Thứ nhất, là tình yêu quê hương đất
nước, đặc biệt với đất nước nông nghiệp thường được
bắt đầu từ nguồn vui "thú quê" chung đó. Thứ hai, là khát
vọng vươn tới trời đất vũ trụ bao la như một nhu cầu
nhân văn cao đẹp. Nhà sư đang vui nỗi vui trần thế, bỗng
nhiên lên đỉnh núi cao trơ trọi, kêu vang một tiếng
làm lạnh cả bầu trời. Ở đây đã
trèo lên là trèo lên thẳng một mạch, không chút rụt rè.
Đã lên cao là lên cao không lưng chừng. Và chỉ một tiếng
kêu vang đủ làm cho cả vũ trụ bao la kia kinh ngạc đến rùng
mình, ớn lạnh". ( theo Nguyễn Khắc Phi)
Trần Đình Sử,giáo
sư đại học đầu ngành về Thi pháp học cho rằng "theo
cách giải thích này thì thú quê là thú quê thật, leo núi
là leo núi thật, cả bài như một bức tranh tả thực và tư
thế hiên ngang chinh phục vũ trụ được hiểu khá rõ (4).
GS. Trần Đình Sử
cũng giúp giáo viên cấp 3 trả lời câu hỏi trên với
đoạn văn này : "Lên thẳng"
là hình ảnh của đốn ngộ, xảy ra trong chốc lát, như
ánh chớp. "Đỉnh núi cao trơ trọi" đây thuần tuý chỉ
là ẩn dụ chỉ thế giới không vô. "Thái hư" là
thế giới của nhà Phật mà chỉ
những kẻ đắc đạo mới có thể đạt đến,
và "cái tiếng kêu dài làm lạnh cõi thái hư ấy là
dấu hiệu hoà nhập ta và thế giới, thế giới và
ta". (4)
GS. Nguyễn Đình Chú
người Thầy đầu ngành về cổ văn ,người cấp không ít
văn bằng tiến sĩ, đã giúp giáo viên cấp 3 câu kết
luận : "Tiếng cười của Không Lộ thì "trong tiếng
kêu làm ớn lạnh cả "thái hư" (vũ trụ) này là cả
một khát vọng phi thường: khát vọng hoà nhập vũ trụ
"
Lớp trẻ hơn, học trò của hai vị trên, thế
hệ F mấy ,F?, nay đang là PGS đang
dạy tại trường ĐHKHXH&NV thành phố HCM,
theo bước chân thầy mình và tiếp tục trả bài như sau
" Thiết nghĩ rằng, hình ảnh con người chọn thế đất
có thể dung nạp được mình, để
hoà đồng và vui suốt ngày với thiên nhiên là
hình ảnh con người mang khát vọng hoà nhập và chế
ngự thiên nhiên được thể hiện qua lời thơ thoát phàm,
bay bổng. Còn "tiếng kêu vang lạnh cả bầu trời" kia
là tiếng reo của một người chứng ngộ, thoát khỏi
cảnh giới trần thế. Cái tiếng kêu vang sang sảng đã
"làm lạnh cả bầu trời"; đã chế ngự được thiên
nhiên phải là một tiếng kêu sảng khoái của một tâm
hồn khoáng đạt với tư tưởng phá chấp triệt để
và tinh thần thoải mái tột cùng, chứ không thể là
của một người suốt ngày gõ mõ tụng kinh, câu nệ
vào tín điều một cách cứng nhắc khô khan. Tiếng
kêu đó chính là trực cảm tâm linh, là trạng thái chứng
ngộ của thiền sư. Và cũng nhờ trực ngộ mà con người
hoà nhập vào đại ngã của vũ trụ (5).
Cuối cùng, một tiếng nổ long trời!, Nhà
thơ Chế Lan Viên xuất hiện , khi Ngài bắn ra, khi Ngài thi
sĩ luận về câu thứ tư "Trường khiếu nhất thanh hàn
thái hư. " rằng: "Không có tiếng kêu dài này thì không
có chiến thắng Bạch Đằng!" (6)
Dẫn chừng đến đó,laiquangnam
nghĩ cũng đã đủ. "Tuồng như các giáo sư tiến sĩ "phe
ta" đa phần rất giỏi khi viết lời có cánh, rất
giỏi tầm chương trích cú và rất giỏi "tán. Họ rất đa
tài! ..DATA ư ? ,hổng cần ! .
Bạn có thấy tầm tác hại của các" lời tán"
này đối với nhiều thế hệ học
sinh con em của chúng ta chăng?. Học văn giỏi? . Dễ ẹc
! . Ô là là, bạn hãy dạy con mình làm sao viết lời
có cánh cho thật giỏi như các giáo sư tiến sĩ bên trên
. Đừng bao giờ Ngu như "Ai đó" mà
động não tốn thì giờ đi tìm DATA dẫn chứng cho các
bản văn cổ của tiền nhân ta bởi công việc đó
không có gạo đổ vào nồi cho Vợ con!.
Viết đến đây , laiquangnam
nhớ lại câu kết đề trong một bài thất ngôn bát
cú của thi hào Nguyễn Du trên đường
đi sứ vào năm 1813, khi Ngài ngồi bên mộ Đổ Phủ
nhìn trời và thì thầm với một thi nhân Tàu.qua bài thơ"
Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ kỳ
1" và hai câu kết đề như sau
Trạo đầu cựu chứng
y thuyên vị?
Địa hạ vô linh
quỷ bối xi ! .
==>
Bệnh cũ lắc đầu
nay đã bớt? ,
Suối vàng nô giới bớt khèo quê !
• Khều là nói lời móc họng hay là lời chọc
quê
Bạn Y/N? .
Dàn đồng ca lên tiếng
Bất ngờ trong một
tác phẩm đoạt giải thưởng cấp bộ có tên là "Văn
Hóa Việt Nam Nhìn Từ Mẫu Người Văn
Hóa" đã viết "Từ sự hoài nghi khoa học này ( về
bài Ngôn Hoài ) của Hà Văn Tấn,
Đinh Tiến Bảng, Văn nghệ, No 43, 1993 đã tiến tới phủ
nhận Không Lộ là tác giả Ngôn hoài. "Ở đây cần
làm rõ các nghi ngờ của Hà Văn Tấn
bằng khẳng định: Thiền sư Không Lộ không làm bài
thơ này" . Có thể, thái độ phủ nhận này đã khiến Đoàn
Thị Thu Vân không chọn bài Ngôn hoài vào tuyển tập Thơ Thiền
Lý Trần (Nxb Văn nghệ thành phô Hồ Chí Minh, 1998)? " (7)
Hà Văn Tấn, Đinh Tiến
Bảng, Đoàn Thị Thu Vân, Họ là ai?.Thẩm quyền nào
?. Ai đã cấp thẩm quyền "trảm "
một bản văn cổ văn lừng danh của đất Lĩnh Nam cho họ?.
Người thứ nhất là Viện trưởng Viện
Khảo cổ Việt Nam, kiêm Phó hiệu Trưởng
đồng cấp với Thầy Thích Thanh Từ trường ĐHPGVN , người
thứ ba là PGS tiến sĩ Trưởng khối Ngữ Văn
trường ĐHSP THÀNH PHỐ HCM hai thập niên 90 ( thế
kỷ 20) và 10( thế kỷ 21)
Ngon !. kẻ trước người
sau, bọn Họ đã hiên ngang xuất hiện như một
Kẻ Đốt Đền, lên tiếng "Tôi đó ". Họ phủ nhận
bài Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư, một bài thi kệ
truyền thừa "lừng lẫy" nhất trong dòng thi thiền của văn
minh Đại Việt, chắc gì các bài thi thiền của Tàu
đã hơn ? . Bạn thử đọc đi đoạn
mà Ngài Suzuki giảng trong Thiền Luận chắc gì hay hơn
và thực tế hơn ?. Chính vì lẽ đó mà các tác giả lừng
danh,trong số những người học giỏi nhất nước ta thuộc
thế kỷ 14 đã đưa vào " Chuyện
lạ đất Lĩnh Nam" ,như là một sự xác nhận về giá trị
văn bản.
Vài điều về Ngôn
Hoài mà bạn quên để ý
Ngôn Hoài là một bản văn
đời Lý xuất hiện về thế kỷ 11,12, lúc này nước
ta vẫn chưa có chữ viết. Chữ Tàu thể hiện trong bản văn
chỉ là thứ chữ vay mượn trong đó
đã có 27 /28 từ. 27 từ trong bài thi kệ truyền thừa
này là những từ được người Việt dung nạp cho đến
tận thế kỷ 21 này. Các từ này nay đã
được Việt hóa, thế nên "Ai đó"
nghĩ ngay đó là các chữ Hán như hàng ngàn chữ Hán
khác trong các bài thơ ĐƯỜNG mà họ đã
tiếp xúc. Bản văn Ngôn Hoài chính là một bản văn
Việt ngữ đấy. Nó chỉ mượn ký tự của Tàu nhằm thể
hiện ngôn ngữ Việt. Người xưa dùng chữ Hán như là một
" dụng tâm " để có thể ghi lại trên giấy cho lớp học
trò của họ dễ nhớ một bài giảng dài theo một thứ tự
mạch lạc ,sau này khi cần thay lời thầy giảng lại cũng
không đến nổi chật vật mà thôi. (Chú riêng của người
viết , tại Phần thứ tư,giải mã laiquangnam sẽ viết rõ
hơn .Nơi đây không thích hợp để
thuyết minh .Xin lỗi à nghen ! )
Dàn Đồng ca nhập cuộc như thế nào ?
Dàn đồng ca đã
nhầm, tình huống này giống như một em học sinh người
Việt sinh tại Mỹ đọc câu Việt ngữ này đã
được ghi trên một trang giấy vào lúc nào đó
, "Tưởng rằng Đồ nọ hóa Đồ kia ". Trẻ phải biết
Ai nói? . Là người Việt ở phía Nam hay người Việt ở
phía Bắc? . Vào tình huống nào? thì họa may lúc đó
Trẻ mới hiểu "đồ là gì " và ý câu nói gì .Từ đó
chúng mới hiểu ,đó là một câu mỉa cay độc? hay là câu
đầu môi mà người huynh trưởng đang la rầy con trẻ " cù
lần " bởi bọn chúng đã làm sai ý họ muốn nhờ cậy
.Nhờ A mà lấy B chả hạn ..
Thổi kèn xung trận: Hà Văn Tấn
Năm 1992, giáo sư Hà
Văn Tấn thổi kèn xung trận đầu tiên, qua bài viết
" Vấn đề văn bản học các tác phẩm
văn học Phật giáo Việt Nam, Tạp chí Văn học, sô' 4-1992,
tr. 11", (8)
"Đọc truyện Thiền
Sư Duy Nghiêm (751-834) trong Cảnh Đức truyền đăng lục, ta
gặp bài thơ của Lý Tường [ 李 翱 ] ,(9) nói về tiếng
cưòi vang của nhà sư này khi ông đi kinh hành trên đỉnh núi:
Tuyển đắc u cư hiệp
dã tình,
Chung niên vô tống diệc vô nghinh.
Hữu thời trực thướng
cô phong đỉnh,
Nguyệt hạ phi vân tiếu nhất thanh.
(Chọn được noi
ở vắng vẻ thỏa thú quê,
suốt năm không phải
đưa ai mà cũng chẳng đón ai.
Có lúc trèo thẳng lên đỉnh non côi.
Dưới trăng rẽ mây
cất một tiếng cười.
Và nhớ đến bài
thơ Ngôn hoài của Không Lộ, Hà Văn Tấn viết tiếp: "Hai
bài thơ có vần khác nhau, nhưng có nhiều chữ giống nhau và
đặc biệt là câu thứ ba giống hệt nhau. Tôi rất thích bài
thơ của Không Lộ, nhất là câu cuối. Nhưng điều
đó vẩn không ngăn được nỗi băn khoăn, vói những câu hỏi:
"Không Lộ đã chịu ảnh hưởng của Lý Tường hay có
ngưòi nào đó đã chữa bài
thơ của Lý Tường rồi gán cho Không Lộ". (8)
Tôi tự hỏi Hà Văn
Tấn bác bỏ một bản văn của tiền nhân đời Lý mà
chỉ cần lý luận sơ sài với một đoạnvăn
ngắn chưa tới 200 từ như thế này sao?
Đinh Tiến Bảng xuất
hiện tiếp tay .
" Sau khi Hà Văn Tấn thổi kèn thì lập tức
trên báo Giáo dục và Thời Đại và Văn Nghệ, có ý kiến
muốn phủ nhận hẳn Không Lộ là tác giả bài thơ Ngôn hoài.
( hai tờ báo này đều của Bộ Giáo
dục & Đào Tạo, )
Không lâu sau , Đinh Tiến
Bảng phát biểu trên tờ báo Văn nghệ (số 43, ngày 23-10-1993),
"Ở đây cần làm rõ các nghi ngờ của Hà Văn
Tấn bằng khẳng định : Thiền sư Không Lộ không
làm bài thơ này". Ông nêu ra bốn lý do, trong
đó có hai lý do rất đáng trao đổi. Một là, "đời sống
tinh thần của thiền sư (tất nhiên là thiền sư chân
chính) thường hướng nội : mọi hành vi đều
kín đáo, không ồn ào; họ biểu hiện bằng im lặng
("diện bích" : ngồi ngó vách) ; họ ít hoặc không bộc lộ
"cái tôi" trực tiếp, không dùng lời để tỏ lòng ("vô ngôn").
Nói theo triết Thiền là họ chủ trương "vô ngã" (về mặt
này, thiền sư khác hẳn nho sĩ và quan chức)". Hai là, "ta không
thế hình dung một người tài cao đạo
rộng, phấm hạnh tuyệt vời, cuộc đời như huyền thoại
được người tôn sùng mà lại đi
" THUỔNG " thơ của một quan chức mộ đạo;hơn nữa, bài
thơ của vị quan nọ-Lý Cao.(10 )
"Thuổng!" là từ màĐinh
Tiến Bảng đã dùng cho bậc cao tăng Không Lộ thiền sư
đời Lý.
Lẽ nào ba người trong Dàn đồng ca lại không
biết rằng, một khi các tiến sĩ sử gia cấp cao đời
Trần khi tạo ra danh tác Lĩnh Nam Chích Quái nhằm hàm ý
"so găng" về văn hóa với người
phương Bắc như Lê Quý Đôn đã từng phát biểu. Tiền
nhân ta đã chọn Ngài Không Lộ là nhân vật biểu tượng
cho Phật giáo phương Nam ,tuy rằng đất nước này đã
có hàng trăm vị thiền sư vào thời Lý Trần và bài Pháp
kệ Ngôn Hoài làm bài thơ biểu tượng làm đại diện cho
dòng thi thiền của nước Việt.
Việt là Việt, Hán là Hán, Tàu là Tàu.
Đó là điều gởi gấm nhắc nhở
của người xưa .
Ngài Không Lộ thiền sư,một vị thiền
sư " đa hệ" , hầu như am hiểu nhiều dòng tu Phật tại đất
nước Đại Việt thời ấy. Hiểu nhiều để so sánh và
bóc tách cái lẽ tinh hoa của Phật pháp. Đinh Tiến Bảng
đã kém hiểu biết về Ngài nên đã viết lời kết
án về nhân thân ngài như trên
Phản biện đoạn thứ
nhất của laiquangnam
về sự bôi bác về nhân thân của Không Lộ
thiền sư của Đinh Tiến Bảng
Nhận xét sơ khởi về lời "mắng mỏ
mất dạy của
Đinh Tiến Bảng" về nhân thân của
Ngài Không Lộ thiền sư
Đinh Tiến Bảng viết
: "Một là, "đời sống tinh thần của thiền sư-tất nhiên
là thiền sư chân chính-, ==> có nghĩa là Ngài Không Lộ
thiền sư không phải là một SƯ ÔNG Chân chính ? lqn ghi
":thường hướng nội : mọi hành vi đều
kín đáo, không ồn ào" " ==> có nghĩa là Ngài
Không Lộ thiền sư là nhà SƯ rất ư là ồn ào? Không kín
đáo, không hướng nội , lqn ghi ;
"họ ít hoặc không bộc lộ "cái tôi" trực
tiếp, không dùng lời để tỏ lòng ("vô ngôn"). ==> có
nghĩa là vị tổ đời thứ chín của dòng Vô Ngôn Thông đã
không am hiểu gì về dòng thiền của mình
Hai là, "ta không thế hình dung một người
tài cao đạo rộng, phấm hạnh tuyệt
vời, cuộc đời như huyền thoại được người tôn sùng
mà lại đi " THUỔNG " bài thơ của vị quan nọ-Lý Cao.(10 )
Thuổng trong Việt ngữ ngày nay là một từ
rất nặng. Từ có nghĩa là Chôm chỉa, ăn cắp một cách
trắng trợn và công khai và nạn nhân đã
bắt tận tay, day tận cánh kẻ đã thuổng vật báu của mình
. Có nghĩa là Lĩnh Nam Chích Quái là một tác phẩm láo
lếu đi ca ngợi một anh không biết làm thơ,đi thuổng thơ
của một người học thức ,một quan Tàu ,cho dù tác giả
Lĩnh Nam Chích Quái là các tiến sĩ đương trào .
Viết điều này " tên " Đinh Tiến Bảng chỉ
lập lại ý và làm rõ ý của ông thầy mình , Hà Văn
Tấn đã nếu một năm trước đó rằng . "Không Lộ
đã chịu ảnh hưởng của Lý Tường hay có ngưòi
nào đó đã chữa bài thơ của
Lý Tường rồi gán cho Không Lộ".
Những kiến văn về
Phật giáo mà Đinh tiến Bảng dựa lên đó để viết
về nhân thân của Ngài Không Lộ thiền sư là hoàn toàn
bịa đặt . Y hoàn toàn không biết gì về phẩm chất của
một cao tăng Đại Việt với lời
thề Tam Hộ, Hộ Quốc, Hộ Pháp, Hộ Gia. Lời thề đã
thể hiện một cách nhất quán trong thời đại Lý Trần,
một phần đã thể hiện ở văn bản Ngôn Hoài tại câu
thứ tư. Trườngkhiếu , nhấtthanh, hàntháihư .
Một khi không hiểu gì về nội dung bản văn
truyền thừa này,mà chỉ dựa trên sự phát biểu rằng có
sự giống nhau về 14 Âm giữa bài thi kệ Ngôn Hoài và bài
U cư của Lý Cao do Hà Văn Tấn lượm
ra khi đọc nhanh hai văn bản, một điều quá dễ mà
bất cứ một em học sinh nào cũng có thể làm như ông ,
rồi từ đó bao nhiêu sự nhuếch nhác của Phật giáo Việt
Nam bị nhiểm bẩn từ Phật giáo Tống , Minh,Thanh kéo dài
mãi tận đời cha của ông Đinh Tiến
Bảng. Ông Bảng đã nhìn ra các sự xấu xa mà phần
lớn giới tăng lữ nước Việt sau 75, Ông gán mác rồi mang
gán vào cổ các vị Cao Tăng Quốc
Sư đời Lý vào thế kỷ 11 ,12 của chúng ta. Đó là
lý luận cực kỳ sai trái ! .laiquangnam phải nhắc lại cho
Dàn đồng ca nhớ rằng " Trong đợt
hủy diệt sách văn hóa của người Lạc Việt lần
thứ hai vào năm 1407 , vua Minh,tên là Vĩnh Lạc đã lệnh cho
Trương Phụ mang về Tàu 200 sư sãi và nhiều sĩ tử người
Việt để tái đào tạo về
mọi phương diện, từ việc truyền bá kinh sách Phật giáo
do người Tàu ngụy tạo đến việc dạy phong tục,tập quán,
lịch sử Tàu , cho đến việc đọc
chữ Tàu từ các kinh sách mang về ấy, Người Minh làm
triệt để bởi việc đồng hóa của
họ bị gián đoạn do vì đất nước Đại Việt đã độc
lâp với Tàu trên dưới 500 năm (11)
Xin
Tạm dừng tại đây , mời bạn đọc ở đoạn III B
Laiquangnam
Viết lại từ IRVINE , 20
tháng 1 ,2017
Sách tham khảo
1)-Phan Võ , bản văn
được dùng trong sách Giáo khoa lớp 10
2 Đặng Thai Mai , Mấy
lời tâm đắc về một thời đại Văn học - - Thơ văn Lý
Trần tập 1).
3) Nguyễn Phạm Hùng , Hướng dẫn giảng dạy
văn học lớp 10 - tài liệu bồi dưỡng thay sách).
Ông Nguyễn Phạm Hùng được xem như chuyên
gia hàng đầu trong nước về mảng " Thơ Thiền Lý Trần"
.
4- Từ nguồn của của PGS tiến sĩ Nguyễn
Công trên , http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/ , trang Website của Khoa
Văn học và Ngôn ngữ thuộc trường ĐHQG THÀNH PHỐ HCM .
Có trên 7000 người xem. *bài viết có tên là "Về trạng
thái tư duy nghệ thuật kiểu trực cảm tâm linh trong văn chương
(qua khảo sát văn học Phật giáo thời Lý - Trần)",
& dẫn lại GS Trần
Đình Sử , Những thế giới nghệ thuật thơ (Nxb Giáo
dục, 1995),
5) Nguyễn Công Lý, Bản
sắc dân tộc trong văn học thiền thời Lý – Trần,
Nxb VHTT, H, 1997, tr.144. (luận văn tiến sĩ của ông?) (sđd
3)
6) từ nguồn sđd 3, Nguyễn
Đình Chú, Về bài thơ "Ngôn Hoài" của Không Lộ
Thiền sư: chuyện rắc rối vá cách đối xử, Kiến thức
ngày nay, số 147, tháng 8-1994, trang 11-13.
7) -Đỗ Lai Thúy Văn
Hóa Việt Nam Nhìn Từ Mẫu Người Văn Hóa,nxb VHTT,TCVHNT,Hanoi,2005
, Chương II ,Con người vô ngã , trang 197-205.
8) https://www.diendan.org/tai-lieu/bao-cu/so-027/vn-ban-hoc
Hà Văn Tấn , " Vấn
đề văn bản học các tác phẩm văn học Phật giáo Việt
Nam, Tạp chí Văn học, sô' 4-1992, tr. 1
9 ) Tôi nghĩ có lẽ vì tự tin ở trí nhớ của
mình mà tên người là [李翱] ông
đọc là lý tường ,có lẽ ông Hà Văn Tấn đã lầm ký
tự này [翱] với ký tự này tường 翔 cùng bộ vũ
bộ vũ 羽 chăng?.Tôi không hiểu tại
sao bị chỉ trích và bị bêu rếu dữ dội như vậy
mà ông Hà Văn Tấn lại không lên tiếng . Lai Thúy kể
trên trang website của một trường đại
học đã nêu tính cách cao ngạo này của ông ..
10) Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Khắc Phi ,Quanh
nguồn tư liệu có liên quan đến bài Ngôn hoài của Không
Lộ thiền sư, Tạp chí Văn học, 12- 1996). & Nguyễn Khắc
Phi tuyển tập,nxb Giáo dục , Hanoi ,2006
11) Theo Việt Nam Sử lược của Trần Văn Giàu
|