Số 44 / 01 - 09 - 2011
--------------->[ Trở về trang chủ ]

 
Quê Hương - Phong tục

. Nguyễn Dư  :

Đứa làm Ngáo Ộp cho hai ngón tay giữa vào miệng, kéo xệch về phía mang tai...
- Đằng ấy rửa tay chưa?
... dùng hai ngón tay trỏ kéo vành mắt xuống Kéo cho lòi tròng trắng mắt...
- Hèn gì mắt đằng ấy lúc nào cũng có dử.
... miệng há hốc, thở phì phì như người say rượu.
- Đằng ấy sún răng từ bao giờ vậy ?
Ngáo Ộp là một con yêu méo mồm, mắt trợn ngược, gầm gừ đi bắt trẻ con. Ai trông thấy mà chả sợ. Thế là cả bọn hét rú lên, chạy tán loạn. Tìm gốc cây mà nấp cho mau. Đứa nào bị Ngáo Ộp bắt thì phải làm Ngáo Ộp. Cứ thế mà chơi, chán thì thôi.
Ngáo Ộp là cụ nào, ông nào mà đến trẻ con chưa biết gì cũng phải sợ vậy ? Xin nhờ người lớn trả lời giùm.
Từ điển xưa của ta, của tây không có Ngáo Ộp. Chỉ có Ngáo thôi.
 . Đỗ Đình Tuân : 
Tôi sinh ra ở một làng nhỏ ven sông Kinh Thày mà dân cả vùng tôi vẫn quen gọi là sông Cái. Ngày nay, làng tôi mang một cái tên là làng Thông Lộc (Cổ Thành, Chí Linh, Hải Dương). Cái tên này cũng là do mấy ông cán bộ địa phương hồi sau cách mạng tháng Tám (1945) đặt ra thôi, chứ trước kia, làng tôi vốn tên là Cổ Châu Hạ xã, thuộc tổng Cổ Châu, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Nhưng cửa miệng thì người đời vẫn gọi làng tôi là Hạ thôn hoặc làng Riêng. Hạ thôn thì chỉ là cách rút gọn của Cổ Châu hạ xã, còn làng Riêng mới là cái tên gắn liền với lịch sử hình thành ra làng. Vốn dĩ trước đây làng tôi và làng Dâu chỉ là một làng có cái tên chữ là Cổ Châu xã. Nhưng rồi về sau ...
. Cát Hoàng:
Nhà thương - Tên gọi nơi chửa bệnh trước đây nghe thiệt thân thương (Mãi đến tận sau nầy vẫn còn những địa danh: Xóm Nhà Thương; Cầu Nhà Thương; Rạch Nhà Thương;...). Nay không biết do đâu người ta thay tên gọi là Bệnh viện (May mà không phải là "Ốm viện" theo cách chuẩn hoá nào đó?). Tôi cứ thích cái kiểu ví von ở quê mình: "Đời người đố ai khỏi qua tay mấy Thầy?" (Thầy Thuốc, Thầy Giáo,... và Thầy Tụng)". Mặc dù, tôi sanh ra bởi tay đỡ mụ vườn từ chính ngôi nhà ở xiêu vẹo của gia đình mình chớ không được sanh ra ở Nhà Thương, nhưng với tôi kỷ niệm về Nhà Thương lại rất đậm đà sâu sắc.
Ẩm thực - Phóng sự

. Phanxipăng:

Ai về Bình Định mà coi:
Đàn bà cũng giỏi múa roi, đi quyền.
Lần theo câu ca dao cân quắc ấy, tôi ruổi rong về miền đất võ. Từ thành phố Quy Nhơn lồng lộng gió biển, chiếc ôtô Mekong hai cầu lao vun vút ngược quốc lộ 19 đưa tôi lên Tây Sơn - rốn võ miền Trung, nơi phát tích vị anh hùng "áo vải cờ đào" Quang Trung Nguyễn Huệ. Ngước mắt nhìn quanh: tứ bề núi núi. Núi cùng mây xây luỹ đắp thành. Tôi thầm nghĩ: địa linh sinh nhân kiệt.
Nhắc đặc sản tỉnh Bình Thuận, nhiều người nghĩ ngay nước khoáng Vĩnh Hảo và nước mắm Phan Thiết. Nếu gặp dịp ghé chơi địa phương này lâu lâu, bạn còn được thưởng thức bao miếng thơm-tho-ngon-lành-hấp-dẫn ở miền biển xanh, cát đỏ.
. Âm nhạc :

. Nguyễn Văn Chính : 

- Bình minh mưa    (ca sĩ : Minh Huệ) 
- Em tôi về giữa ấm áp tình quê   (NSTƯ Hồng Liên)
- Đưa mẹ lên chùa    (ca sĩ : Mạnh Hùng) (nghe)
- Đưa mẹ lên chùa (2)( Mạnh Hùng) (nghe và xem)
. Nguyễn Văn Thơ :  
 - Đà Lạt với lá thông bay   (ca sĩ : Phong Lan)
Truyện ngắn - Ký - Văn - Biên khảo

.Võ Quang Yến : 

Ý, từ thế kỷ 10, dân gian có tục lệ tư do ăn chơi  trước những tuần chay hành xác công giáo Carême. Qua thế kỷ 11, tục lệ nầy được chính thức hoá và năm 1269, viện Nguyên Lão quyết định ngày trước Carême là ngày lễ Mardi gras tức là ngày ăn mặn. Cho đến ngày nầy, và luôn trong sáu tháng, từ tháng mười đến lễ Giáng sinh Noël, rồi từ lễ Hiện thân Epiphanie đầu tháng giêng đến Mardi gras, dân gian có quyền mang mặt nạ để không ai biết ai là ai, nhất là trong quan hệ người nghèo kẻ giàu, người sang kẻ hèn. Trong cảnh tráng lệ, huy hoàng biểu dương những ngày lễ ở Venise, đây là một dịp để giàu sang tiện bề biểu lộ, thời trang mặc sức quyến rũ, tất cả thể hiện trong cảnh hài hòa màu sắc, cuộc thi đua xa hoa, sự hăng say cuộc sống, trong một bầu không khí vui tươi, nhộn nhịp. Nhân dịp nầy, mọi hiềm khích trong các gia đình được tạm quên. ...
Đi dạo mùa thu ngày nay, khách thường gặp trong các công viên một cây cao, lá vàng, trái đỏ rất đẹp. Sự tích cây ginkgo khá ly kỳ : vết ấn lá cây đã được tìm ra trong đá có 270 triệu năm tuổi, vào kỷ thứ hai, nghĩa là trước cả những khủng long đã sống vào kỷ Jura (213 triệu năm). ...
. Sóng Việt : 
Paris với từng vùng chia thành những quận (Q) đặt tên theo thứ sự số , cấu trúc xoắn hình chôn ốc, bắt đầu từ quận 1 và quận 2 (Q1+2) là vùng Opéra đến Les Halles, quận 3 và 4 gồm vùng Marais và bên phía đông của Q 1+2. Q 1,2,3 4 nằm hữu ngạn (bên phải/phía bắc) sông Seine. Quận 5 vùng Latin Quarter, quận 6 vùng St-Germain-des-Prés và Odeon, quận 7 là vùng phiá tây của trung tâm. Q 5,6,7 nằm tả ngạn (bên trái/ phía nam) của sông Seine, rồi quận 8 vùng Champs-Elysées, rối quận 9 là vùng Montmartre và Pigalle, rối cứ thế tiếp tục vòng xoắn đến quận 10, 11, v.v....
Những hình ảnh du lịch không nhất thiết chỉ giới hạn trong phạm vi một vùng mà liên tục với nhau vì di tích lịch sử nối liền từ quận này sang quận khác.
Trước Cửa Pháp Luật hay dịch đúng chữ của nguyên tác là Trước Pháp Luật, là một chuyện ngắn đắc ý của  Franz Kafka (1883-1924). Chuyện đã đuợc đăng hai lần khi ông còn sống. Chuyện ngắn này cũng được Kafka sử dụng một phần trong chương 9 của cuốn chuyện Vụ Án. 
Bản phỏng dịch chuyện Trước Cửa Pháp Luật như sau.
. Quách Giao :
Sáng nay vịnh Nha Trang trời hồng sắc nắng. Mặt biển trải thảm thắm xanh.
Từ bãi biển Nha Trang nhìn về hướng Đông Bắc, có ngọn đảo nhỏ nằm chơi vơi trong vịnh Cù Huân. Dân thuyền chài gọi là Hòn Cứt Chim.
Đảo trông rất hiu quạnh. Hiu quạnh vì không một bóng cây ngọn cỏ, hiu quạnh vì ít có thuyền câu, thuyền chài, neo đánh cá hay núp bóng nắng trưa. Thuyền câu không  dừng, thuyền đánh cá không đậu vì không có bến thuận cho thuyền neo. Đảo chỉ gồm có hai khối đá vách thẳng đứng trơn tru, ...
. Thân Trọng Sơn :
Dưới bầu trời Paris, ngày 19 tháng 12 năm 1915 đã ra đời bé gái Édith Giovanna Gassion. Giấy khai sinh chính thức ghi nơi sinh là bệnh viện Tenon, quận 20, Paris, nhưng nhiều người lại truyền nhau là Édith sinh ra trên lề đường, trước nhà số 72 đường Belleville, thuộc Ménilmontant, một khu phố bình dân cũng ở quận 20. Có lẽ chỉ vì chi tiết này phù hợp hơn với những gì liên quan tới cuộc đời của người sẽ trở thành huyền thoại của nền ca nhạc Pháp : gia cảnh tầm thường, tuổi thơ u ám, sức khỏe mong manh, tình duyên lận đận, sự nghiệp gập ghềnh, tuổi thọ ngắn ngủi.
73 tuổi, 51 năm cầm bút, hơn 200 bài thơ in trong hơn 10 tuyển tập. Những con số này liên quan đến nhà thơ nữ người Ba Lan WISLAWA SZYMBORSKA vào thời điểm tháng 10 năm 1996 khi Bà bất ngờ được trao giải Nobel Văn học. Bất ngờ cho văn đàn thế giới, có thể bất ngờ cả cho đương sự, nhưng tất nhiên tổ chức quyết định giải thưởng có lý do về sự lựa chọn này:
" Ở Szymborska Viện Hàn lâm Thụy Điển muốn vinh danh một đại diện - một đại diện có sự thuần khiết và sức mạnh lạ thường và cứng cỏi - của một quan điểm thơ ca. Của thơ ca với tư cách là một phản hồi đối với cuộc sống, một lối sống, của nghệ thuật ngôn từ với tư cách là tư tưởng và trách nhiệm." 
. Quỳnh Chi :
Một hôm Y ra tưới cây, gặp bà, liền bị nhắc:
-Năm nào tôi cũng thấy cây hoa huệ này nở mà sao không thấy bà hái vào cắm trong bình mà chưng cho đẹp, cứ để nở ngoài vườn rồi tàn mất, uổng vậy !
-Vâng, tại tôi bận quá nên đôi khi quên khuấy.
Y nói thác như thế và hôm đó đành phải lấy kéo ra vườn cắt hoa huệ.
----> Yêu hoa
. Phạm Vũ Thịnh :
Hai môn sinh tấn kiếm tre đối mặt nhau. Ðã nửa giờ trôi qua từ lúc khởi đầu giao đấu. Ðó là bằng chứng rõ ràng rằng tài nghệ hai người khó phân định ai hơn ai. 
Ngoài họ ra, còn có hai người đang im lặng theo dõi trận đấu. Một người là chủ võ đường, Amagai Shingozaemon, người kia là quan Gia lão thứ hai, Ezawa Shima. Shima trang phục xuề xoà, có vẻ muốn tránh người ta chú ý. Ngoài ra, chẳng còn ai khác cả. 
Gần hoàng hôn, bên trong võ đường trống hoang. Ánh nắng chiếu qua khung cửa sổ cao trên tường, soi sáng những dòng mồ hôi chảy ròng ròng từ mặt hai đấu thủ xuống cổ. Ánh nắng nhợt nhạt báo hiệu trời sắp tắt nắng. 
Shima nhích đầu gối định nói gì đấy đúng lúc có tiếng thét tấn công vang lớn làm rúng động không khí võ đường. Hình dáng hai đấu thủ xáp trận mãnh liệt, tiếng kiếm tre va chạm náo động chừng hai, ba hiệp, rồi lại có tiếng thét tấn công dũng mãnh vang động. Thân hình của người môn sinh nhỏ con hơn bay bật ra sau, ngã đùng xuống sàn.
Đêm tối, mưa rơi.
-"Anh à, hôm nay em thấy ma trên phố đấy!"
Vợ Yujiro là Onui vừa giúp chồng thay áo vừa nói, mặt tái xanh, vừa nói vừa nuốt nước miếng, có vẻ sợ hãi lắm.
-"Không phải em trông lầm đâu. Rõ ràng lắm kia. Chứ ngay giữa ban ngày mà. Hình dạng như là võ sĩ ấy!"
-"Làm gì có!"
Kimura Yujiro ngồi xuống trước mâm cơm. Anh làm việc trong Huyện đường cai quản vùng Gojo này.
-"Thật mà!"
Yujiro chỉ nghĩ là Onui đang có bầu 6 tháng, không phải là tình trạng thân thể bình thường, nên đã nhìn lầm gì đấy thôi.
Lúc tôi để ý thấy gió bắt đầu thổi là buổi chiều chủ nhật. Chính xác là lúc 2 giờ 7 phút chiều.
Lúc ấy, tôi như mọi khi -nghĩa là chiều chủ nhật nào cũng thế- ngồi trước bàn ăn trong bếp, vừa nghe nhạc vô hại vừa viết nhật ký cho cả tuần trước. Mỗi ngày tôi ghi vắn tắt sự việc xảy ra vào sổ tay, rồi đến chủ nhật mới viết lại thành câu văn đàng hoàng.
Vừa mới viết xong phần của 3 ngày cho đến Thứ Ba, tôi chợt để ý đến tiếng gào thét của gió điên cuồng thổi qua bên ngoài khung cửa sổ. Tôi ngưng viết nhật ký, đậy nắp bút lại, ra hiên nhà thu góp đồ giặt. Áo quần phơi trên dây cứ như là đuôi sao chổi bị rứt sắp đứt đến nơi, nhảy múa loạn lên trong không, phát ra những tiếng phần phật khô khan.
Có vẻ trong lúc tôi không để ý, gió đã tăng cường độ dần lên. Bởi lúc sáng, chính xác là lúc 10 giờ 18 phút, đem đồ giặt ra phơi ngoài hiên thì hoàn toàn chẳng có chút gió nào cả. Chuyện này thì tôi có trí nhớ chính xác mà vững chắc như nắp lò nung quặng mỏ ấy. Bởi lúc ấy, tôi đã chợt nghĩ "ngày lặng gió thế này thì chả cần phải kẹp lại làm gì".
. Trầm Thiên Thu : 
Chloe bất ngờ gặp tôi ngoài đường, vừa ôm tôi vừa nói: "Lâu quá không gặp. Lúc này bớt mập rồi ha!". Con gái nghe vậy thì ai cũng thích như vừa thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo vậy. Rồi cô bạn hớn hở: "Nè, cậu có nhận được thiệp cưới của mình không?". Tôi xởi lởi: "Có, cảm ơn. Chúc mừng nhé!".
Chloe thích chơi số, cứ mua và chờ trúng số mà chẳng thấy đâu. Michael và tôi vẫn nói đùa về điều đó khi chúng tôi còn sống với nhau. Anh nói: "Hãy nói về những thứ đắt tiền. Có chắc là cô ấy gởi lầm món gì cho chúng ta không?". Cả hai cùng cười và hôn nhau, hứa với nhau là đám cưới của chúng tôi sẽ đơn giản nhưng phải hơn hẳn sự lộng lẫy của Chloe. Tuy nhiên, từ nay chẳng bao giờ có nhau nữa!
. Trịnh Thanh Thủy :
Sự bê bối của các viện dưỡng lão đã được che đậy một cách khéo léo trước con mắt công luận nên có rất nhiều trường hợp các cụ bị bỏ bê và ngược đãi mà không ai biết. Tất cả mọi việc xảy ra đều do việc thiếu tài trợ, thiếu công quỹ, thiếu nhân lực, thiếu huấn luyện và thiếu sự thanh tra thường trực.
Có những thân nhân của người bị ngược đãi báo cáo và than phiền về việc các cụ bị ngược đãi với ban quản trị, đã bị làm khó dễ, bị trừng phạt hay bị ngăn chặn khi vào thăm các cụ với lý do là làm trở ngại điều hành của viện. Chính bản thân người bị ngược đãi còn bị trả thù bằng nhiều cách thâm độc mà người mất bản năng tự vệ không sao chống trả được. Như trường hợp một cụ bà sợ đòn thù mà không dám báo cáo gì, dù thấy người chồng yêu quý của mình bị bạc đãi vì các cụ chẳng có con cái để tỉ tê kể lể, hay có cũng chẳng bao giờ chúng màng viếng thăm.
Nó chạy đến gần ly,  thò miệng cắn vào thành ly để  kéo về phía mình. Cái ly nhẹ nhưng to bằng nửa thân hình con sóc khiến con vật phải dùng hai tay quặp lấy và nâng lên như người ta đang nâng một chậu đất hình cái ly vậy. Nó lôi cái ly lên cây đại thụ gần đó bằng tất cả những động tác vừa kể. Con vật vừa lên đến cái chảng ba rộng rãi, tôi nghe có tiếng ly rơi xuống đất. Sóc nhà ta chạy xuống đất, chui vào ly liếm láp tí ti, rồi lôi ly lên cây. Tôi đứng im không nhúc nhích, quan sát con vật vì sợ nó thấy động mà bỏ chạy hoặc sẽ  ngưng công việc ấy. Con vật nhặt ly và lên, xuống cái cây ít nhất là 5, 6 lần. Tôi không biết là trước đó, nó đã thất bại bao nhiêu lần. Cái lạ là mỗi lần lên tới chảng ba cây rậm rạp ấy, ly lại rơi.


. Minh Hương :

Bà Hiền cúi xuống đặt tay vào quai chiếc va li đã được khóa cẩn thận. Bằng động tác dứt khoát, bà nhấc hẳn chiếc va li lên khỏi nền nhà, nhưng rồi lại đặt vào chỗ cũ. Có một sức nặng nào đó níu kéo, bà không thể đứng thẳng lên được. Bà ngồi gục xuống ghế... Thế là từ sáng đến giờ đã ba lần rồi, bà vẫn không thể nào bước chân ra khỏi nhà. 
Trong nhà im lặng, trống vắng quá. Trên gác, chồng bà vẫn đang mải miết với những bức họa đủ màu sắc.
----> Sóng ngầm  (truyện ngắn)
. Hồ Thụy Mỹ Hạnh : 
Người ấy đã xa, xa lắm khỏi thềm đời tôi, mà tôi không hề biết được nguyên nhân.
Khi hoàng hôn rũ xuống, gió trong vườn mơn man thổi bồng tóc rối, khi những cánh hoa e ấp chợt vỡ nát trong tay tôi lúc nào không hay trong những buổi đợi chờ.
Và cứ thế, thời gian lặng lẽ. Khi những cơn mưa mùa thu đã qua. Sương mù làm lạnh ngắt không gian mùa đông. Cái gì đẹp người ta lại chẳng nhớ nhiều, kỷ niệm của mình, tôi cho là quá đẹp nên tôi cứ mãi buồn và ôm ấp giữ gìn nó trong suốt mười năm. Ngỡ sẽ mãi mãi theo tôi suốt dọc đường dài năm tháng, nếu không có cái ngày gặp lại. 
Người ấy và tôi, ngỡ ngàng nhìn nhau, giữa ranh giới là một mối tình đã vỡ. Giọt nước mắt mừng, tủi không thể nào ngăn lại. Môi nào tíu tít mỗi lần gặp gỡ ngày xưa, bây giờ bỗng im lặng không thốt được lời :
 - Quỳnh!
----> Chiều tím  (truyện ngắn)


 . Quý Thể (truyện ngắn):

Số phận kết hợp hắn với tôi lại đúng một trăm ngày. Trong thời gian đó bao nhiêu điều kỳ lạ đã xảy ra, điều kỳ lạ hơn cả là cuộc trả thù mà tôi hay bất cứ ai cũng không thể tưởng tượng nổi. Năm đó, vào giữa hè, mùa thi đã qua, chúng tôi, những cô cậu sinh viên hăm hở tham gia biểu tình chống chế độ Ngô Đình Diệm, thật ra cũng chẳng phải lý tưởng gì, biểu tình chỉ là một trò chơi, trai gái được dịp gặp nhau thú vị lắm. Tôi và cô sinh viên y khoa năm thứ hai tên Huyền Trân được phân công cầm biểu ngữ đi đầu, khi cảnh sát dã chiến của ông Diệm tới đàn áp, cô sinh viên ném cho tôi tấm biểu ngữ, tôi không chạy kịp nên bị tóm cổ. Ra toà, tôi lãnh cái án một trăm ngày, là ba tháng mười ngày đúng thời hạn các bà sinh nở cúng phong long. Còn hắn tên là Đinh Thìn, ra toà lãnh cái án hình sự ba năm.
Buổi chiều hôm đó chúng tôi bị nhốt trong xe bít bùng chở vào khám Chí Hoà. Thời đó tù nhiều quá nên người ta nhốt chung tù chính trị với thường phạm vào một chỗ. 
 
Văn học - Luận
Ngôn ngữ:
. Võ Hưng Thanh :
Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học đúng nghĩa, tức không phải chuyên ngành. Nhưng tôi lâu lâu có làm thơ và thỉnh thoảng hay viết lách. Chính cái "lâu lâu" và "thỉnh thoảng" đó khiến tôi vẫn thường khám phá ra cái đẹp của chữ viết, của ngôn ngữ, mà cụ thể ở đây là ngôn ngữ tiếng Việt. Cho nên, tôi chợt nghĩ nhà ngôn ngữ học không phải chỉ thuần túy chuyên môn, mà cũng có thể là con người tài tử, tức bất kỳ ai yêu cái đẹp của ngôn ngữ, cảm thức, hay "khui" ra được cái đẹp về ngôn ngữ, ở trong những trường hợp nào đó. Đó cũng chính là lý do của bài viết này, bài viết phát sinh ra trong một nỗi bức xúc nhất định, nỗi bức xúc chẳng thể nào chịu đựng được khi ngày hôm nay "bị" đọc thấy trên tờ Tuổi trẻ (10/8/11) bài viết "F,J,W,Z không thể nằm ngoài bản chữ cái (tiếng Việt)". Chắc mọi người quan tâm đều đã đọc đủ hết chi tiết của bài viết nên không cần phải nói thêm. Tôi chỉ muốn nói đến vài khía cạnh riêng biệt khác.
 . Nguyễn Hy Vọng :
Tôi muốn nói đến cái nợ ba đời ta gánh chịu khi Tàu nó đô hộ mình suốt ngàn năm. Phải hiểu là, dân Tàu có đến sáu tiếng nói khác nhau mà đến nay vẫn còn khác nhau ! 
Mà nếu không có cái chữ viết nó ràng buộc lại thì kể như đi đong. Mỗi tiếng một ngã.. vì vậy mà tiếng nói nào trong thế giới cũng có chữ đánh vần kiểu a b c trừ ra tiếng Tàu duy nhất hiện nay phải vừa vẽ vừa viết [sic] chấp nhận khoảng 7500 cái hình vẽ là 7500 cái âm [sic] nếu không thế thì nước Tàu sẽ tan rã rất nhanh không phải là một nước nữa, đó là lý do tại sao Tàu không dám viết theo a b c . Cái chữ Tàu thật ra là cái nợ ba đời cho chúng nó « a mill stone around their neck » theo lời của các học giả Tây phương nhận xét ! 


 . Nguyễn Vĩnh Tráng :

Nhìn hình bốn cái bánh Su-Sê với hai chữ « Phu Thê » làm tôi ngạc nhiên, vì chưa từng nghe thấy ba chữ « bánh phu-thê ».

Trước năm 1962, lúc tôi còn ở Việt Nam, còn ở Huế, tôi hân hạnh có liên hệ bà con với các Cụ Ưng-Bình, Ưng-Trình, Tôn-Thất Quảng, Hồ-Đắc Hàm… Các Cụ là những nhân sĩ thời bấy giờ ở Huế và cũng là những nhà văn học uyên thâm. Vả chăng, người Huế, nói chung, hay có tánh « đài các ». Tôi được gặp các Cụ trong những dịp đi hầu thăm, đi dâng tuổi đầu năm, hay trong những dịp đi hầu kỵ. Thế mà tôi chưa bao giờ nghe được ba chữ « bánh Phu-Thê », ở tại chính gia đình tôi, ở ngoài thành phố, ở tại nhà của các Cụ, hay ở tại các nhà thờ họ… Cũng như đã trình trên, người Huế phần đông, thường có tánh « đài các », hễ thấy một danh từ nào đẹp, âm thanh hay thì hay dùng đến, như trái Măng-Cụt (âm do tiếng Pháp của chữ mangoustan), thì người Huế gọi là trái Giáng-Châu (絳珠)…, vậy nếu hai chữ « Su-Sê » là do hai chữ « Phu-Thê » mà ra, thì có lẽ tôi đã nghe qua… 

Văn học :

. Nguyễn Phú Yên : 

Trong văn chương, chủ nghĩa lãng mạn thể hiện rõ nét nhất ở Pháp, nơi mà nền văn học phát triển rực rỡ, hay nói như Maxime Gorki là "nền văn học chủ đạo của châu Âu". Chúng ta biết trong sự phát triển nội tại của văn học có tính kế thừa, mỗi dòng văn học đều có quan hệ nhiều mặt với dòng văn học đi trước nó, có thể nó phát triển tính chất hoặc có thể phản ứng lại với cái đi trước. Chủ nghĩa lãng mạn, chống lại chủ nghĩa cổ điển, ra đời từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, ban đầu là chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực và sau đó là chủ nghĩa lãng mạn tích cực, đã có ảnh hưởng rất to lớn đối với các nhà văn hiện thực sau này nữa. Thậm chí một số nhà văn hiện thực như Prospée Mérimé và Honoré de Balzac ở thời kỳ sáng tác đầu tiên cũng là những nhà lãng mạn chủ nghĩa. Hoặc là Geoge Sand và Victor Hugo từ chủ nghĩa lãng mạn tích cực cũng tiến gần đến với chủ nghĩa hiện thực phê phán. Điều đó cho thấy, và cả sau này trong sự đấu tranh phức tạp của các trào lưu thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực phê phán tuy chống chủ nghĩa lãng mạn vẫn kế thừa những thành tựu của chủ nghĩa lãng mạn, đặc biệt của chủ nghĩa lãng mạn tích cực.
 . Thu Tứ :
Thế kỷ 18, nước Việt Nam sinh mấy nữ sĩ xuất sắc. Ðầu thế kỷ có Ðoàn Thị Ðiểm, về cuối thế kỷ có Bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương. Mỗi người văn hay mỗi vẻ.
Thi phẩm để lại thực chắn chắn là của Bà Huyện Thanh Quan chỉ có bốn bài.(1) Tuy ít, những bài thơ cổ điển ấy vẫn vẽ ra được một phong cách văn chương riêng biệt. Về nội dung, người đọc gặp cả tình chung lẫn tình riêng, tình nào cũng thấm thía mà kín đáo.
Thế kỷ 21, thử nhìn kỹ lại mấy vần xưa...
Cao Bá Quát có tài văn chương. Tài ấy được người khác trầm trồ: "văn như Siêu Quát...", "thần Siêu thánh Quát". Tài ấy cũng được chính Cao Bá Quát xác nhận: trong thơ ông xưng mình là "tài tử".
Cao Bá Quát có tài kinh bang tế thế hay không? Rõ ràng ông nghĩ là có. Trong thơ ông xưng mình là "anh hùng", "hào kiệt". Rồi đến khi nổi loạn, ông chọn làm "quốc sư". Dĩ nhiên không thể lấy thành bại mà luận anh hùng, nhưng thiết tưởng trước sự thất bại quá nhanh chóng của giặc Châu Chấu ai nấy đều phải phân vân...
Hễ nghĩ mình tài giỏi tột bực, thì dễ sinh kiêu. Cái tiếng "cao kỳ, ngạo mạn"(1) của Cao Bá Quát nó đã như chuông! Có lẽ vì cao kỳ mà ông hay gặp nạn, rồi có lẽ vì hay gặp nạn mà ông càng thêm cao kỳ!
Người dù sao cát bụi lâu rồi. Chỉ thơ ở lại. Chín bài, cùng một giọng "cao kỳ" độc đáo. Làm thơ hát nói, mấy ai làm được bằng ông.
Võ Phiến bảo thơ Nguyễn Bắc Sơn "ngông nghênh ngang tàng".(1)
Ngông khác ngang. Cùng là bất cần đời, nhưng ngông như "ngồng" cao lên, không đụng chạm tới xung quanh, còn ngang lại như "chang bang" ra, đụng khắp xung quanh.
Thiết nghĩ thơ Nguyễn Bắc Sơn ngông nhiều hơn ngang.
Dù sao, "thơ ấy quả hay". Sau đây là một số bài tiêu biểu, không sắp xếp theo một thứ tự cố ý nào.
Hẳn Phạm Thiên Thư không phải là nhà sư đầu tiên làm thơ tình. Nhưng ông là nhà sư làm thơ tình nổi tiếng đầu tiên. Tiếng nổi đáng lắm, vì thơ vừa hay vừa lạ.

Thơ tình PTT có gì lạ? - Nó nhẹ như khói, lãng đãng như sương, tuy nó chứa những cảm xúc yêu đương thiết tha không kém lòng yêu của bất cứ ai.

Lời tình tự của tu sĩ nó "khói sương" đến nỗi tưởng ta có thể nói nó đã thêm được một "kích thước" cho thơ tình. Chẳng phải khi lần đầu lời ấy khe khẽ cất lên, ta biết ngay mình đang nghe cái gì đó chưa nghe? Và chẳng phải sau đó ta dễ dàng tưởng tượng nếu lời ấy bỗng dưng biến mất, ta sẽ ngẩn ngơ, thấy như cả không gian thơ lãng mạn bỗng hẹp mất đi một chiều?

. Nguyễn Bảo Hưng : 
Tôi không hề quen biết Nguyễn Tất Nhiên và cũng chẳng một lần được tiếp xúc với anh. Lần đầu tôi được biết đến tên anh là khi quanh tôi bỗng vang vang một số câu ca chẳng mấy chốc bỗng trở nên quen thuộc : " Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa... " hoặc " Thà như giọt mưa vỡ trên tương đá!..., Có còn hơn không, có còn hơn không... ". Đó là mấy câu thơ phổ nhạc, lời lẽ dung dị nhưng hình ảnh độc đáo, vần điệu tự nhiên lôi cuốn, dễ thấm sâu tâm thức người nghe. Hồi đó, đang mang tâm sự buồn vì mới phải khoác bộ đồ lính và bị chôn chân tại một nơi đèo heo hút gió, những lúc buồn tình tôi hay buột miệng nhâm nhi mấy câu thi nhạc này. ...
Thoat đọc cái tựa "Người khách lạ", tôi nghĩ ngay tới nhân vật Meursault và cuốn "L'Etranger" (1942) của A.Camus. Nhưng chỉ sau mấy dòng đầu, tôi đã ngỡ ngàng vì không gặp mấy câu văn để đời nói lên thái độ dửng dưng, hầu như vô cảm của một đứa con có bà mẹ mới chết (mà tôi đã thuộc nằm lòng) : "Aujourd'hui maman est morte. Ou peut-être hier, je ne sais pas."(Hôm nay mẹ mất. Mà cũng có thể là hôm qua, tôi không biết nữa). Rồi, chỉ cần đọc thêm không đầy nửa trang, tôi liền nhận ra đây là bản dịch truyện ngắn mang tựa đề " L'hôte " trong tập truyện " L'Exil et le Royaume " (1957). Tiếp tục đọc tới dòng cuối tôi mới biết người dịch đã không dựa trên nguyên tác, mà dịch lại theo một văn bản đã được dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Anh.... 
. Trần Văn Nam : 
Trong tác phẩm lục bát trường thiên như Truyện Kiều, ta có thể tìm được rải rác khắp các trang những câu thơ lấp lánh, vì vậy ta không hề thấy lối cấu trúc tập trung xuống hai câu thơ cuối như ở những bài lục bát ngắn. Hầu hết các thi sĩ làm thơ lục bát ngắn đều áp dụng diễn tiến của kết cấu này. Khi thì hai câu cuối là một hình thức nào đó của phép tu từ, khi thì hai câu cuối cho ta một ấn tượng bàng bạc xa xôi, hoặc một âm hưởng mịt mờ vang vọng. Ta lấy ví dụ trong thơ lục bát Nguyễn Đức Sơn:
Tôi về lắng cả buổi chiều
Nghe chim ăn trái rụng đều trong kinh
Còn một mình, hỏi một mình
Có chăng hồn với dáng hình là hai
Từng trưa nằm nghỉ đất dài
Phiêu phiêu nhẹ cái hình hài bay lên
(Mang Mang)
Hai câu thơ cuối đạt chất thơ dù không nhờ phép tu từ nào. ...
 . Thế Dũng : 
Từ tập truyện dài "Cún con đã lớn" do Nhà Xuất bản Tổng hợp Phú Khánh xuất bản năm 1986 và Nhà Xuất bản Kim Đồng tái bản lần 1 năm 1997, tái bản lần 2 năm 1998  với  lượng phát hành hàng chục ngàn cuốn, đến nay Nhà văn Nguyễn Đức Linh đã có khoảng 10 đầu sách viết cho thiếu nhi. Trò chuyện với phóng viên Văn nghệ Trẻ,    Nhà văn Nguyễn Đức Linh tâm sự  "Với tôi, viết cho các em thiếu nhi vẫn mãi là niềm đam mê...". 
. Phạm Thảo Nguyên : 
Sứ đoàn Việt Nam tới hồ Động Đình, đậu thuyền trên sông Tương ở Tương Âm, Hồ Nam, vào một đêm trăng sáng mùa thu, lá phong đỏ tràn ngập khắp nơi, phong cảnh tuyệt đẹp. Nguyễn Du ngắm trăng trên thuyền, và mơ về Khuất Nguyên*. Thương nỗi lòng đau khổ của người bị đi đầy ngày xưa, đau khổ tới nỗi đã phải tự trầm nơi đây.

Hãy đọc kỹ bài thơ, hãy lắng nghe những rung động của người xưa, của "một thời vang bóng", để cảm cái đẹp, rất đẹp cùa hồn thơ cổ: Không ước lệ mà sâu thẳm và rất chân thành.

 . Phanxipăng : 
Kìa ai chín suối xương không nát;
Có lẽ ngàn thu tiếng vẫn còn.
Câu đối nổi tiếng ấy bấy lâu nay được đông người thuộc và bảo rằng của Nguyễn Khuyến.
Kỳ thực, tác giả là Đoàn Triển. Nguyên tác có khác mấy từ.
Giáo dục :
. Nguyễn Thị Chân Quỳnh :   . Nguyễn Thị Chân Quỳnh (bản chữ Pháp):  . Phạm Vân Nga dịch ra Anh ngữ:   . E. Aymonier ( Lại Như Bằng dịch ):
Chữ "quốc ngữ" hay chữ Việt viết với mẫu tự La Tinh đã được các giáo sĩ truyền giáo sáng tạo ra để dùng như một công cụ truyền đạo. Vào cuối thế kỷ thứ 19, ngay từ khi bắt đầu cai trị các vùng mới chiếm đóng, nhà cầm quyền Pháp tại Việt Nam muốn dùng thứ chữ này thay thế chữ nôm, làm phương tiện giao lưu với dân bản xứ. Thời đó, mọi người đều công nhận thứ chữ này là một công cụ thuận lợi để dạy tiếng Việt cho các viên chức cai trị Pháp. Nhưng việc phổ biến chữ "quốc ngữ" cho toàn xứ , xem chữ quốc ngữ là chữ chính thức trong mọi công văn hành chính, đã không được sự đồng thuận nhất trí của giới thẩm quyền Pháp. Cuộc tranh luận sảy ra rất sôi nổi.
Sau đây là quan điểm của Aymonier , cũng là đường hướng tiêu biểu của phe chống đối chủ trương phổ biến chữ "quốc ngữ".
Bài phát biểu của Aymonier đặt ra hai vấn đề: 1. Khả năng phát triển của tiếng Việt. 2. Vì quyền lợi lâu dài của nước Pháp, nên phổ biến "chữ quốc ngữ" hay nên "Pháp hóa" người Việt ?
 . Phanxipăng : 
Lê Văn Thiêm là nhân vật quá hân hạnh được gắn bó với nhiều mốc "đầu tiên": người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ toán, người đầu tiên khai sinh toán học đương đại Việt Nam, Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học Việt Nam,
Chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam, Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, v.v.
Lịch sử :
. Trần  Viết Ngạc:
Theo kiến thức hạn hẹp của chúng tôi, quốc kỳ đầu tiên của nước ta được quy định bằng văn bản còn lưu lại đến nay là vào năm Nhâm Tý, 1912.
Trong cuốn tự truyện nhan đề là "Tự Phán" (1), viết năm 1929 tại Bến Ngự, Huế, Phan Bội Châu viết:
"Xưa nước ta chỉ có cờ Hoàng Đế mà không có cờ nước cũng là một việc đáng quái gở. Hội Việt Nam Quang Phục mới chế định ra quốc kỳ bằng cờ ngũ tinh, dạng huy thức dùng bằng cách ngũ tinh liên châu" (2) (TVN nhấn mạnh).
Phan Bội Châu giải thích:
"Nhân vì nước ta có năm địa bộ, sở dĩ dùng thức nầy để tỏ rõ cái ý năm đại bộ liên lạc làm một.
Sắc cờ dùng hoàng địa, hồng tinh làm cờ nước; hồng địa bạch tinh làm cờ quân. Hoàng là để biểu thị nhân chủng ta. Hồng là biểu thị sắc nước ta: Nam phương thuộc hỏa, hỏa sắc hồng.
Quân kỳ sở dĩ dùng bạch tinh là tỏ rõ mục đích quân, cốt đánh đổ chính phủ người (da) trắng" (2).
. Bùi Thụy Đào Nguyên : 
Trần Văn Thành (? [1] - 1873) còn được gọi là Trần Vạn Thành (theo triều Nguyễn) [2] , Quản Cơ Thành (khi làm Chánh Quản cơ), Đức Cố Quản (tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương gọi tôn). Ông là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867-1873) trong lịch sử Việt Nam.

Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn đã ký hòa ước (Hòa ước Nhâm Tuất 1862) với thực dân Pháp, và các cuộc khởi nghĩa tại Nam Kỳ lúc bấy giờ bị dập tắt hay bị suy yếu. Mặc dù vậy, khởi nghĩa Bảy Thưa vẫn hình thành và kéo dài khá lâu (6 năm) ở đồng Láng Linh (Châu Phú), và đã gây tiếng vang trong và ngoài tỉnh.

Đây là cuộc khởi nghĩa mang đậm màu sắc tôn giáo vì thủ lĩnh Thành (là một trong số đại đệ tử của Phật Thầy Tây An) và đông đảo nghĩa quân đều là người theo đạo Lành (còn có tên là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương).

 . Lê Trương :  
Tư tưởng - Thời đại:
. Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh :   . Võ Công Liêm: 
Trong số những tác phẩm của Jean-Paul Sartre* để lại; Hiện Hữu Và Hư Không cho ra đời 1953 được xem là một luận đề  (essay) quan trọng nhất đối với thuyết hiện sinh ( existentialism) của Sartre mà được ông chủ xướng như một lý luận hiện thể và đích thực về tư tưởng nhân bản. Một tiến trình về tư duy đáng kể nhất để giảm thiểu sự hiện diện của tồn lưu và đồng loạt xuất hiện những học thuyết mà điều ấy được coi như một xác quyết minh bạch cho bộ phận triết học của ông. Đó là cứu cánh vượt qua một cách chắc chắn giữa vô số dạng thức của những yếu tố như sự kết hợp của tồn lưu trong vũ trụ, cụ thể nhất về mặt tinh thần để phân chia giữa tốt và xấu như một ngăn cách về trạng thái nghi ngờ của hiện hữu. Chính cái lưỡng tính giữa hai bề mặt đó tạo nên sự bối rối về triết học và được thay vào đó một học thuyết triết học khác, hầu tìm ra một giải pháp thích hợp hơn của khoa hiện tượng dù là những đơn phương chính yếu nào đi nữa.
 Thơ - Họa
. Hoàng Quý: - Những ngấn bùn trên mũi chân Tổ quốc
. Từ Sâm: - Ghi chép bên đường - Lát cắt lịch sử  - Ngọn gió tự do - Bật - tắt TV
. Trần Xuân An: - Chùm thơ 11 bài về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông
. Minh Hương : - Nỗi nhớ - Vườn xưa  - Bến bờ
. PS  : - Bến lòng    -  Biển và ta   -  Đi tìmSuy ngẫm  -  Chiều
. Mai Siêu Phong : - Những cánh cò bay mùi xác chết
. Võ Công Liêm : - Hư ảo  - Tequila
. Bùi Thụy Đào Nguyên : - Tuổi xuân
. Bảo Quyên : - Dáng Chiều Xưa
. Tuyền Linh:  - Ngay Cả Khi Nhắm Mắt
. Phanxipăng  : - Trắng  - Một thoáng Long An
. Hồ Thụy Mỹ Hạnh: -Điệp Khúc Trong Đêm - Em Chỉ Là...  - Giai Điệu Mùa Thu - Lá Thư Không Gửi...
. Cát Hoàng:   - Qua đèo Hải Vân  -  Trăng và bão Durian  -  Bấc nến  -  Xin lổi  -  Với Trà Vinh  -  Bông Rong
. Cao Quảng Văn :  - Qua Kinh Bắc  - Bềnh bồng Hạ Long  -  Chim én gọi người  -  Khi không còn đôi mươi  -  Thơ lên lộc biếc  -  Dòng thơ mây trắng  -  Hương tháng Giêng  -  Một sớm
. Tạ Hùng Việt :  - Những mảnh mùa ở lại   -   Mạch mùa phía bão   -   Cỏ đắng  -  Lá đa miền cũ  -  Lời nguyện mong manh  -  Ngày quên  -  Bến đợi  -  Sương lạnh đầu đông  -  Hoang nguyên  -  Qua nơi cửa Phật  -  Hồn lá
. Phạm Hồng Ân :  - Những Tiếng Hát Bão Giông  - Mùa xuân ra biển ngó trời  - Buồn không đề  - Trăng   - Thổ mộ  -  Tình khúc lỡ   -  Bẻ gãy gươm nhìn lịch sử quay
. Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển ngữ : - Hoa sen / Lotus (Rabindranath Tagore)   - Linh hồn Tường Đá  / The Spirit Of The Wall (Judy Gorman King)
(*)1 - Chim Việt cành Nam, lấy từ chuyện Chim Trĩ , do vua Việt ở phương Nam tân cống cho vua nhà Chu (Chu Thành Vương). Chim chọn cành phía Nam để làm ổ . "Việt điểu sào nam chi" (Sào là làm tổ chim)  , ý nói nhớ quê hương phía Nam. 
2 - Ngựa Hồ hí gió Bấc , là chuyện ngựa của rợ Hồ (Mông Cổ) dâng cho vua Hán Vũ Đế , khi gió Bấc thổi, thì hí lên "Hồ mã tê bắc phong", ý nói nhớ quê, phương bắc.