Tôi
ghép từng hạt K’nia
Tôi
ghép thành cánh chim bay ...
(Ngả
lưng trên đồi)
Bài
thơ Bóng cây Kơ-nia (music.bennhac.com) vời vợi mênh
mang rừng núi, phổ thành bài hát vang lừng trong thời kháng
chiến. Tác giả đã dựa lên tinh thần núi rừng đưa kơnia
lên làm cây tượng trưng, nhắc nhở Tây Nguyên là một mảnh
đất của xứ sở, một bộ phận không rời của đất nước.
Sáng tác trong khói lửa, nhà thơ không quên mình là một chiến
sĩ văn hóa nên lời lẽ dụng ý có phần khí khái.
Buổi
sáng em làm rẫy,
Thấy
bóng cây Kơ-nia.
Bóng
ngả che ngực em,
Về
nhớ anh không ngủ.
Buổi
chiều mẹ lên rẫy,
Thấy
bóng cây Kơ-nia,
Bóng
tròn che lưng mẹ,
Về
nhớ anh mẹ khóc.
Em
hỏi cây Kơ-nia
Gió
mày thổi về đâu,
Em
hỏi cây Kơ-nia
Gió
mày thổi về đâu.
Về
phương mặt trời mọc.
Mẹ
hỏi cây Kơ-nia
Rễ
mày uống nước đâu,
Uống
nước nguồn miền Bắc.
Con
giun sống nhớ đất,
Chim
phí sống nhớ rừng.
Em
và mẹ nhớ anh,
Uống
theo nguồn miền Bắc.
Như
bóng cây Kơ-nia,
Như
gió cây Kơ-nia,
Như
bóng cây Kơ-nia,
Như
gió cây Kơ-nia,
Ơ....Như
bóng cây Kơ-nia,
Như
gió cây Kơ-nia.
Nhạc
sĩ gây nên dòng điệu trữ tình là Phan Huỳnh Điểu. Sinh
năm 1924, quê gốc Đà Nẵng - Quảng Nam, từ thuở tiền chiến,
ông được đã nổi tiếng khắp nước qua bài Trầu Cau
(1945).
Ông đến với Cách mạng vào tuổi đôi mươi, hăng hái lên
đường gia nhập kháng chiến chống ngoại xâm. Bài hát Đoàn
Giải phóng quân vang dậy tiễn đưa những đoàn quân đầu
tiên thẳng tiến miền Nam. Sau Điện Biên phủ (1954), ông phải
lên đường tập kết ra Bắc, những kỷ niệm còn lưu lại
trong bài Liên khu 5 yêu dấu. Nhớ thương quê hương cách
trở, ông gởi lòng vào Quê tôi miền Nam, Tình trong lá thiếp
(1955),.... rồi Những ánh sao đêm (1963) trước khi leo
đèo vượt núi trở vào miền Nam (1964-1970). Về lại miền
Bắc, ông phổ nhạc nhiều bài thơ như Cuộc đời vẫn
đẹp sao (Hương Ly), Hành khúc ngày và đêm (Bùi Công
Minh), Sợi nhớ sợi thương (Thúy Bắc), ....và đặc
biệt bài Bóng cây Kơ-nia của Ngọc Anh (1972). Sau 1975,
định cư ở Tp Hồ Chí Minh, ông vẫn luôn dồi dào tình cảm
với những bài Anh ở đầu sông, em cuối sông (Hoài
Vũ 1978), Sợi nhớ sợi thương (Thúy Bắc 1978), Ở
hai đầu nỗi nhớ (Trần Hoài Thu 1983), Người ấy bây
giờ đang ở đâu (Hoài Vũ 1991),
Thuyền và Biển (Xuân
Quỳnh 1992).... Bài thơ phổ nhạc nầy cũng là tựa đề một
băng nhạc mà tôi may mắn có trong tay. Bên cạnh những bản
nhạc của ông do nhiều danh ca trình bày: Ở hai đầu nỗi
nhớ (Bảo Yến), Sợi nhớ sợithương (Thu Hiền),
Những
ánh sao đêm (Ngọc Tân),
Anh ở đầu sông, em cuối sông
(Lê Dung), Thuyền và Biển (Tuấn Phong) ,.... có bài Bóng
cây Kơ-nia. Mấy ai biết nhạc sĩ đã mất mười năm vật
lộn với nốt nhạc để thử gởi tâm tình vào một luồng
điệu trữ tình. Ca sĩ trình diễn lại là cô gái dân tộc
ít người Măng Thị Hợi. Ai đã từng lên Tây Nguyên đón
gió ban chiều, nhìn mây vời vợi trên đỉnh non cao, không
sao tránh được cảm xúc khi nghe giọng hát lưu luyến, khêu
gợi của một ca sĩ đã đổ dồn mọi tình cảm của mình
vào bài hát. Nhiều người cho bài nầy thật là một tuyệt
tác của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (10,11).
Nhưng
ai còn nhớ nhà thơ đã sáng tác bài Bóng cây Kơ-nia
? Nguyễn Ngọc Anh tức Ngọc Anh, sinh năm 1934, là người đồng
hương tỉnh Quảng Nam với Phan Huỳnh Điểu. Xuất thân từ
Trường trung học Bình dân Quân sự Khu 5, ông đi làm phóng
viên ở mặt trận Tây Nguyên trước khi về làm ở Bộ Tư
lệnh Quân khu 5. Thân mình mảnh mai, ông thường được phân
công đóng vai con gái trong các vở kịch và rất được tán
thưởng. Năm 1954, cũng như Phan Huỳnh Điểu, ông phải tập
kết ra Bắc, công tác ở Ban Dân tộc Trung ương rồi ở Viện
Văn học, chuyên về văn học miền núi. Khiêm tốn, ít át,
Ngọc Anh lặng lẽ viết những bài thơ dần dần trở thành
dân ca và nhất là được người Tây Nguyên thừa nhận nhờ
đã biết rung động với rừng núi : Cheo reo quê mình, Có
nhiều rừng núi, Có sông có núi, Có làng có rẫy,.... nêu
cao công việc lao động : Trưa về ngồi kéo sợi,
Dưới bóng mát nhà rông, Sợi dài hơn mây núi, Trắng ngỡ
thác đầu buôn, .... đau thương mong nhớ làng rẫy : Đất
ông bà, Ta nhớ ta thương, Nhớ rẫy cũ làng xưa, Nhớ mùa
gặt mới, Nhớ tiếng trâu ngoài làng, Tiếng voi đằng xa,
Và tiếng chim ăn hoa buổi sáng,.... Trong số các bài thơ
nầy, có bài
Bóng cây Kơ-nia cũng đượm hồn rừng núi
không kém:
Em hỏi cây Kơ-nia, Gió mày thổi về đâu, Về
phương trời mọc. Mẹ hỏi cây Kơ-nia, Rễ mày uống nước
đâu, Uống nước nguồn miền Bắc,.... Cũng như Phan Huỳnh
Điểu, năm 1964, ông trở lại miền Nam sau khi xây dựng gia
đình với một cô gái đồng hương. Ông ít sống với gia
đình và đã vĩnh viễn ra đi năm 1965, để lại một bà vợ
gầy yếu và hai đứa con nhỏ. Trong thời gian cuối đời này
tuy ngắn ngủi, ông luôn cố gắng tiếp tục phục vụ Tây
Nguyên, huấn luyện các tiết mục cho đoàn văn công tỉnh
Kon Tum, ghi chép dân ca các sắc tộc, từ chối về khu an toàn
làm báo Văn nghệ quân giải phóng khu 5 để luôn được ở
cạnh núi non cây rừng, cạnh những cây kơnia thân thích tỏa
bóng buôn làng
(14a).
Nêu
hai nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Anh và Phan Huỳnh Điểu đã nêu cao
tinh thần cây kơnia về mặt văn hóa, người chăm lo về mặt
kỹ thuật là kỹ sư lâm nghiệp Nhữ Văn Vẽ, một người
say mê bài hát. Ông đã âm thầm nghiên cứu, tìm hiểu và
nhân giống cây trong mục đích trồng nó trong địa bàn tỉnh.
Mặc dầu cây rất hợp với các tuyến phố, thẳng đứng,
tán tròn, không rụng lá, rễ cọc sâu không ăn lên vỉa hè
và phá đường, lại có hoa tím đẹp thơm như hoa xoan nhưng
mong muốn của ông không được thi hành. Tiếc thay! Nhờ ông
mà ta biết được kơnia là một cây có sức sống rất mãnh
liệt, không dễ bị cháy, không bị chất dioxin phá hoại.
To nhất Tây Nguyên, cây có đường kính khoảng một mét và
nếu cưa sát gốc thì nó vẫn tiếp tục nảy mầm. Gỗ cây
rất dẻo và cứng, khi cưa thường xuyên phải nhúng nuớc
lưỡi cưa thì mới kéo nổi, tuy thế khi hạ xuống một thời
gian thì bị hà ăn rỗng ngay.... Phải chăng chỉ vì cây đã
mất rễ! Nhà thơ Ngọc Anh đã từng viết Mẹ hỏi cây
Kơ-nia, Rễ mày uống nước đâu, Uống nước nguồn miền
Bắc, vì tuy không phải là chuyên gia, ông đã cảm thấy
rễ cây ăn sâu vào đất (thật ra rễ trong đất dài gấp
đôi thân cây bên ngoài) và nhiều ngôi hầm bí mật đã bám
theo rễ cọc cây làm trụ, nếu vô ý cắt đứt rễ thì cây
chết và hầm bị lộ (14b).....
Ngọc
Anh không phải là người độc nhất được cây kơnia quyến
rũ. Trong báo mạng Đặc Trưng Nhạc, Nguyễn Chánh Tín có trình
bày bài nhạc phim Ngả lưng trên đồi (dactrung.net)
ghép hạt kơnia thành cánh chim bay :
Thả
lưng dưới bóng cây
Tôi
nhìn bầu trời qua kẽ lá
Bỗng
đâu một làn gió lạ
Thổi
nhanh qua nắng hạ
Làm
rụng quả K’nia xanh
Ngả
lưng dưới bóng mây
Tôi
nhìn bầu trời vương chút nắng
Thấy
yêu một giờ vắng lặng
Cao
nguyên mơ đất bằng
Tôi
nhặt hạt K’nia khô
Tôi
ghép từng hạt K’nia
Tôi
ghép thành cánh chim bay
Đôi
mắt em từ bóng cây
Đôi
mắt em là bóng mây
Tôi
ghép liền cánh chim bay....
Cây
kơnia, Kơ-nia, hay K’nia đã là nguồn cảm hứng cho những
thi sĩ. Mang tên cây cầy (PHH), kơnia cũng đã đi vào lịch
sử. Giữa Bình Định và Pleiku có đèo An Khê cao hơn 700 m,
dài trên 10 km, đường đi hiểm trở, dốc đèo gay go, khách
trèo đèo mỏi mệt thường dừng chân ngồi nghỉ ở Nghẹo
Cây khế. Gần cây khế có hai cây cổ thụ sống đã lâu năm,
một cây là cây ké, cây kia là cây cầy (12). Theo
Quách Tấn và Quách Giao, thời Tây Sơn khởi nghĩa, Nguyễn
Nhạc và bộ tham mưu đóng ở núi phía nam, Nguyễn Huệ và
ban quân sự đóng ở ngọn núi phía bắc. Hai núi nầy cao và
rậm, nằm phía đông đèo An Khê:
An
Khê đất rộng đẹp thay
Biết
bao thắng cảnh mê say lòng người
Non
Bình có hang Tối Trời
Lại
thêm núi Nhược cao vời nẻo xa
Cây
cầy khỉ cố ngân nga
Tưng
bừng chiên trống kéo ra đầy đường ....
Rằm
tháng tám năm Quý Tỵ (tháng 9 năm 1773), được tin Trương
Phúc Loan cử Nguyễn Khắc Tuyên vào trấn thủ Quy Nhơn, Nguyễn
Nhạc ra tay trước, làm lễ xuất quân, lập đàn tế cáo trời
đất giữa đèo An Khê, nơi Nghẹo Cây khế, nơi có tráng đất
rộng rợp bóng mát của hai cây ké và cây cầy.
Cây
ké phất cờ
Cây
cầy gióng trống
Tiền
hô hậu ủng
Đất
thủng đá nhào ....
Dùng
mưu lược chiếm Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc tự ngồi vào cũi,
sai thủ hạ khiêng đến thành nộp cho Tuần phủ Nguyễn Khắc
Tuyên. Quan trấn thủ tưởng thật, mở cửa thành cho vào.
Nửa đêm, Nguyễn Nhạc tháo cũi, cũng các thủ hạ giết lính
gác, mở cửa thành và đốt pháo hiệu cho quân Tây Sơn vào
:
Cây
ké phất cờ
Cây
cầy gióng trống
Hòn
Chiêng vang động
Hòn
Trống đỗ hồi
Lên
ngôi Vương soái
Quan
ải đạp bằng
Cuốn
phăng hào lũy
Phủ
lỵ Qui Nhơn
Oán
hờn đất dậy
Cò
phất quân reo
Dân
theo chiếm phủ.... (13)
Theo
Bs Phạm Thúy Hồng, trong mục Mách thuốc một số báo
Rừng
và Đời sống thì cây kơnia tức cây cầy mang tên khoa
học Irvingia malayana, thuộc họ Cầy Irvingiaceae.
Cây cầy Irvingia malayana
Oliv. ex Benn., tức I. oliveri
Pierre
hay I. harmandiana Pierre, cũng được cho thuộc họ Xang
Ixonanthaceae(3)
hay họ Thanh thất Simaroubaceae
(4,7), còn được
gọi cây cốc, cây đậu tường
(14) . Đây là loài
thân gỗ, phát triển tốt ở vùng đất đỏ ba dan, thường
cao tới 20-30m, gốc đường kính tới 50-70 cm. Lá có phiến
xoan, đầu nhọn, đấy tà tròn, mặt dưới màu lam mốc môc,
gân phụ 10-13 cặp; cuống dài 5-7 mm, lá bẹ hẹp, dài ; chùm
tụ tán ở ngọn nhánh, cánh hoa trắng; dĩa mật to, noãn sào
hai buồng; quả nhân cứng tròn tròn, to 4-5 cm, nhân có xơ,
hột to (3). Gỗ kơnia chắc, mịn, làm đồ gỗ mộc,
làm nhà cửa. Loại cây nầy hay mọc đơn lẻ cao vút, từ
xa đã nhận ra ở trên rẫy hoặc buôn làng, như một biểu
tượng cho sự bất khuất không sợ phong ba, bão táp. Kơnia
có quả, mà hạt của nó làm thực phẩm rất ngon. Đến mùa
quả chín, lấy đập vỏ, bóc nhân, ăn sống hay rang giòn rồi
giã trộn muối như ta làm muối mè, muối đậu phụng. Một
số loài thú như cầy, sóc, chồn, .... rất thích quả kơnia
nên thường mò quanh gốc, thợ săn có kinh nghiệm hay rình
gần đấy để đợi thú đến.
Cây
kơnia mọc khắp vùng Đông Nam Á, từ Thái Lan, Cao Mên, Lào,
Việt Nam, qua Mã Lai, Tân Gia Ba, đến Nam Dương, Phi Luật Tân.
Ở nước ta, cây mọc nhiều ở Tây Nguyên, phổ biến ở rừng
luôn luôn xanh. Ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú (15),
trong số 144 loài cây đại mộc cho gỗ quý, 38 loài cây làm
cảnh, 34 loài cây có thể ăn được, 159 loài cây thuốc, Irvingia
malayana là một trong 5 cây được kê trong sách đỏ Việt
Nam (www.thuvienhoasen.org). Cây nầy ở Khe Tran mang tên địa
phương a long chê (www.cifor.cgiar.org.). Bên
Campuchia, Irvingia malayana, có tên khmer cham mo (www.phnomenom.com),
là một cây thuộc vùng Ansar Chambok trên bờ hồ Tonle Sap, nơi
những cây được thổ dân dùng lấy nhựa hoặc được những
thầy Kru Khmer dùng làm thuốc chữa bệnh (www.wrm.org.uy).
Người Lào dùng quả cây ép thành dầu máy, năng suất đạt
đến 85.22% (6). Một cuộc khảo cứu cặn kẽ đã
được thực hiện trên gỗ cây Irvingia malayana (tên Thái
Lan kabok, tên Mã Lai thương mãi pauh kijang): mộc
tâm màu nâu vàng, trắng hay xám, không gân, có lỗ phát tán,
mạch dính vào nhau, sợi mạch lẻ tẻ, sợi vách mạch dày,
nhu mô trục sắp theo tuyến mạng, tế bào thường xơ cứng,
không có tế bào dầu hay chất nhờn, không có nhũ quản hay
ống tanin (8). Châu Phi cũng có cây nầy, thường được
gọi là xoài hoang, xoài rừng hay xoài Phi. Mang nhiều tên ogbono,
etima, pdika hay quả dika, trái cây chứa đựng nhiều
chất mỡ và protein. Nó thường được sấy khô ngoài trời,
đem bán như vậy hay dưới dạng bột để làm một bột nhão
làm bánh dika hoặc sô cô la Gabon, chất nhầy dùng để
làm đặc món cháo ogbono. Quả hạch nhiều sợi cũng
đã được ép ra thành dầu. Gỗ cứng thường được dùng
trong kỹ nghệ xây dựng (biodiversity.mongabay.com).
Từ
thập niên đầu tiên thế kỷ XX, các nhà khảo cứu dược
lý học đã tìm hiểu sâu rộng chất mỡ chiết xuất từ
cây cầy Irvingia ở Đông Dương song song với những cây
thuộc họ Cam quýt
Rutaceae, tương đương với bơ dika
trên bờ biển Tây Phi. Cây cầy nở hoa vào mùa xuân, qua các
tháng 7-8 thì quả chín với một vỏ ngoài có sợi, vỏ trong
thân gỗ. Cơm lấy từ hạch quả ra được đem ra chiết bằng
hơi và cho cô lại. Chất mỡ (năng suất 21,86%) có thể dùng
làm xà phòng hay cho vào ống tre đã có sẵn sợi tim để làm
đèn. Bả còn lại được dùng làm thức ăn cho súc vật, làm
phân bón hay chất đốt. 5 kg quả cống hiến 1 kg hạt và 430
g bơ. Đem những acid béo biến hóa thành ester rồi phân tích
thì biết được bơ chứa đựng (%) olein (5), laurin (60-65) và
myristin (60-65) (1,2). Một công tác khảo cứu trên
Irvingia
malayana ở Campuchia cho biết quả chứa đựng (%) nước
(7,5) và dầu (70). Những acid béo phần lớn là bảo hòa, gồm
có (%) những dãy C12 (42) và C14 (41,8). Thành phần sterol tuơng
tự những dầu khác, chỉ ít giàu alpha-tocopherol hơn gamma-tocopherol,
đặc biệt chứa đựng những chất kháng oxi hóa nên dầu
có thể dùng trong các ngành dược học, mỹ phẩm, margarin,
... (5). Về mặt cấu tạo, còn được tìm ra trong
Irvingia
malayana những neolignan, phenylpropanoid bên cạnh những propanon,
ferulaldehyd, ferulat, sitosterol, glutinol, caffeic aldehyd, oleanoic
acid (4). Gần đây, khảo cứu về hoạt động cảm
nhận ở thần kinh hệ trên 30 cây mọc bên Mã Lai, người
ta đã biết được lá Irvingia malayana
cùng với phần
chiết 6 cây khác có tác dụng lên cơ quan cảm nhận 5HT1 nhưng
không có hiệu quả gì lên GABAB và dopamin D2S (7),
đằng khác có một tác dụng chống sốt rét đáng kể IC50
= 04-8,6 nmg/ml (9). Bs Phạm Thúy Hồng cho biết theo
Đông y, vỏ kơnia tính mát, đắng nhẹ, không độc, kiện
tỳ, lợi niệu. Trị kém ăn, ăn không tiêu, chướng bụng,
dùng 50-100 g vỏ nấu với nửa lít nước uống trong ngày (có
thể thêm trần bì 15 g, gừng 5g). Trị sốt cao, phù, nước
tiểu đỏ : 500 g vỏ kơnia, 2 lít nước sắc uống nhiều lần
trong ngày. Vỏ cũng được dùng cho đàn bà mới sanh (3).
Trong dược thư Phật giáo Nam tông, cây Irvingia malayana đã
được ghi trong mục các thuốc có vị mỡ trong số 13 vị
căn bản để củng cố xương chẹn, chữa trị những chứng
gân-thần kinh (perso.orange.fr).
Ở
tỉnh Đac Lac, huyện Ban Dôn, có một làng mang tên Chu K’nia.
Ơ Tây Nguyên, bản mang tên nầy là chuyện thường. Cái lạ
là cách đây mấy khoảng 10 năm, một em bé khi cởi áo quần
thì thấy cơ thể phát ra một ánh sáng phôtpho, càng chùi cọ
ánh sáng càng lớn thêm, gải vào tóc thì nghe tiếng nổ lốp
đốp. Em cho biết có ba đứa em, sống bình thường, không
có gì đảo lộn trong đời sống hằng ngày. Ngoài ra, chỉ
có phần trên cơ thể phát quang, mỗi ngày giữa 22 và 23 giờ.
Cái phiền là người tò mò, có khi tới từ xa, lại gõ cửa,
ngay cả giữa khuya để "xem hiện tượng" ! Đã có các nhà
báo và khoa học lại tiếp xúc nhưng chưa thấy một giải
thích, kết luận (www.vn.ref.org). Một sự kiện khác có
phần thời sự hơn. Sau cuốn nhật ký của Bs Đặng Thùy Trâm
được đăng ra, cuộc hy sinh của liệt sĩ trẻ tuổi nầy
trên chiến trường Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã được trong
và ngoài nước bàn tán nhiều. Một tour mang tên "Ngọn
lửa Thùy Trâm và đất thép Phổ Cường" cũng được tổ
chức ".... đi lại trên những con đường chị Đặng Thùy
Trâm và đồng đội từng đi,....Tại gốc cây kơnia, nơi chị
Đặng Thùy Trâm ngã xuống ngày 22.0.1970, du khách sẽ cùng
thắp nhang tưởng niệm" (16). Đã từng được tôn
vinh trong lịch sử, không bao giờ cây kơnia đi sâu hơn vào
lòng dân tộc.
Nghiên
cứu và Phát triển 1(60) 2007,
khoahoc.net
02.07
Tham
khảo
1-
Emile Bontoux, Irvingia butter, Matières grasses 8 (1909)
13276-8
2-
Emile Bontoux, Butter of Irvingia, Bull. Sci. Pharmacol.
17 (1911) 78-82
4-
K. Mitsunaga, Y. Ouyang, K. Koike, Y. Sakamoto, T. Ohmoto, T. Nikaido,
Phenolic
constituents of Irvingia malayana, Natural Med. 50(5) (1996)
325-7
5-
J. Bandelier, T. Chunhieng, M. Olle, D. Montet, Original study of the
biochemical and oil composition of the cambodia nut Irvingia malayana,
J.
Agric. Food Chem. 50(6) (2002) 1478-82
6-
Somposh Sudajan, Sommuk Chusilp, Development of a Irvingia malayana
nut sheller,
KRU res. J. 9(1) Jan-Jun 2004
7-
L.Y. Chung, S.H. Goh, Z. Im.champa.kku.ac.th iyabir, Central
nervous system receptor activities of some malaysian plant species,
Pharma. Biol. 43(3) April-May 2005, 280-8, taylorandfrancis.metapress.com
8-
H.G. Richter, M.J. Dallwitz, Bois commerciaux – Irvingia malayana
Oliv. Pau kijang delta-intkey.com 16.04.2006
9-
Julie Nguyen-Pouplin, Hung Tran, Tuyet Anh Phan Ta, Christiane Dolecek,
Jeremy Farrar, Tich Hien Tran, Philippe Caron, Bernard Bodo, Phìlippe
Grellier, Activités antimalariques et cytotoxiques des plantes médicinales
ethnopharmacologicales choisies du Vietnam du sud, J. Etnopharmacol.
15.08.2006
10-
Le compositeur Phan Huynh Dieu, toujours jeune malgré ses 73 ans,
www.vn.refer.org.
11-
Nguyễn Thị Minh Châu, Phan Huỳnh Điểu - Composer of love,
Vietnamese traditional Music, www.vnstyle.vdc.com.vn
12-
Quách Tấn, Di tích và truyền thuyết về nhà Tây Sơn,
e-cadao.com
13-
Đào Đức Chương,
Nhà Tây Sơn qua ca dao, Thế Kỷ
21, 20.11.2006, nguoi-viet.com
14a-
Nhà
thơ Ngọc Anh : Sống dưới bóng Kơnia, chết bên gốc Kơnia,
Trang
văn học, 20.11.2006, hanoi.vnn.vn ; 14b- Văn Công
Hùng, Những chuyện chưa biết về cây kơnia,
www.vnwe
blog.com
15-
Lưu Hồng Trường,
Một số kết quả nghiên cứu thực vật
núi Tà Kóu, thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, tỉnh Bình
Thuận, www.lamdong.gov.vn
16-
Đặng Ngọc Khoa, Về với Phổ Cường, quê hương thứ hai
của chị Đặng Thùy Trâm, Thanh Niên Online 20.11.06,
www.2.thanhnien.com.vn |