Bồ
đề hãy biết cây đất Phật,
Gương
sáng thì hay ánh sáng ngời. (*)
Đời
sống đức Phật Thích Ca luôn dính liền với cây cối, từ
lúc xuất thế, qua khi giác ngộ, thuyết pháp đến thời nhập
diệt.
Theo
tục truyền, mẹ Ngài, hoàng hậu Mahamaya (Ma ha ma da) có mang
Ngài, năm 563 trước dl, trên đường rời Kapilavatthu (Ca tỳ
la vệ) về quê nằm nơi, trong lúc ghé nghỉ ở vườn Lubini
(Lâm tỳ ni) thưởng thức hoa tươi muôn màu và chim hát líu
lo thì vịn vào cây sal hay sala tức là cây Shorea robusta,
có tác giả viết là cây ashoka hay simsapa (16)
tức là cây vô ưu
Saraca indica, còn có tên vàng anh (8),
và sinh Ngài từ nách tay. Vào cuối đời, ở Kusinagara (Câu
thi na), Ngài cũng nằm trong chiếc vỏng mắc trên hai cây sala
(hay, theo những giả thuyết khác, giữa bốn cặp cây sala hoặc
trong một rừng cây sala) và xuất ly năm 483 trước dl, chứng
nhập Niết Bàn sau bốn kỳ thiền định. Như vậy, cây sala
đã chứng kiến cuộc sinh tử của Ngài (4,9).
Nhưng trong thế gian ngày nay, được biết nhiều là sự chứng
ngộ của đức Phật thực hiện dưới gốc cây đa bồ đề
Ficus
religiosa mà người Ấn Độ gọi là asvattha (cây điềm
lành) còn có tên pipal, pippala, peepalbanti, Âu Mỹ dịch ra Bo
tree, Bodh tree, ta có danh từ Giác thụ.
Truyền
thuyết kể rằng sau sáu năm khổ hạnh, Ngài rời bỏ Uruvilva
(U lâu tần hoa), xuống tắm trong dòng sông Nairanjana (Ni liên
hà), ăn cơm và uống sữa cô thôn nữ Sujata biếu
tặng, xin một nắm cỏ lót đất rồi lại ngồi dưới gốc
cây đề hay bồ đề cách thị trấn Gaya (Già da) 8 cây sốđể
thiền định. Thị trấn nầy sau mang tên Both Gaya (Bồđề
đạo tràng), một danh từ còn chỉ định sự giác ngộ. Từ
sáng đến tối, Ngài thắng xung kích cám dỗ của thần chết,
phóng thích đầu óc mọi liên hệ với thế giới cảm tính
từ đó đạt được thiên cảm hùng vĩ những tiền thân do
hành vi quyết định, nhận thức nguyên nhân những tiền thân
ấy, phát động quy luật "sản xuất theo khái niệm liên tiếp"
đạt chính pháp và đắc đạo (4,11).
Ngài còn ngồi ở đây bäy tuần nữa, tận hưởng sự giải
thoát, một thời gian đầy kỳ diệu, không ăn, không uống,
trước khi lên đường đi thuyết giáo ở vườn Mrgadava (Lộc
uyển) cây cao bóng mát tại Sarnath (Lộc vương), cạnh Banaras
(Ba la nại).
Ngày
nay, Both Gaya là một nơi hành hương có tiếng. Chính vua Asoka
(A dục) năm 258 trước dl đã xây quanh cây bồ đề một cái
miếu lộ thiên và cạnh cây một ngôi tháp cùng một ngôi
đền, một hành lang là nơi đức Phật đi dạo sau khi chứng
ngộ, bước đầu cho một khuôn viên đồ sộ. Nhưng cây bồ
đề nguyên thủy đã bị phá huỷ vào thế kỷ VII. Tại chỗ
đó, người ta có trồng một cây con thì cây con cũng bị bão
thổi trốc gốc năm 1876 (15). Còn
cây bồ đề thấy ngày hôm nay là từ một nhánh ở Tích Lan
đem qua. Tương truyền chính hai người con của vua Asoka, đại
diện môn phái chính thống vương triều đã cho nhập Phật
pháp vào Tích Lan thời nhà vua Devanam Piyatissa. Hoàng tử - La
hán Mahendra (Ma hi đà) có đem theo nhiều thánh tích của đức
Phật, phong chức cho nhiều tỳ kheo và thành lập tu viện đầu
tiên Mahavihara (Đại tịnh xá) ở kinh đô Anuradhapura. Nhưng
chính cô em, công chúa Sanghamitta 6 năm sau theo gót hai anh, vào
năm 240 trước dl, mang qua Tích Lan một chồi rễ cây bồ đề
Gaya gọi là Bodhidruma (Bồđề thị) và phong chức cho những
tỳ kheo ni đầu tiên, đánh dấu trường phái Sthaviravada -
Vibhajyavada (Thượng tọa bộ - Phân biệt thuyết độ) ở Sri
Lanka
(6). Có phải một chồi rễ
cây nầy đã được đem trở về Gaya? Tại chỗ, người bản
xứ tin tưởng cây bồ đề hiện nay là cây nguyên thủy còn
lại. Bản thân tôi may mắn được chắp tay trước cây ấy,
giữa đám khách hành hương suốt ngày không ngớt lại quỳ
khấn, xúc cảm không ít khi ngắm cây cao trụi cành già
cỗi, có khả năng trúc gảy nên người ta phải dùng nhiều
gậy tre chống đở.
Trong
sự tích Phật giáo, cây cối luôn giữ một chỗ đứng quan
trọng. Ở nơi diễn biến bốn giai đoạn chủ yếu trong cuộc
đời tinh thần của đức Phật đếu có mặt của cây : xuất
thế ở Lubini, giác ngộ dưới gốc cây bồ đề Gaya, thuyết
giáo lần đầu tiên ở vườn Mrgadava, xuất ly trong rừng Kusinagara.
Vì vậy, trong các công trình đầu tiên nay đang còn, cây đã
được đưa ra thay thế tượng hình đức Phật. Trên 6 cánh
cửa torana công trình Sanci (thế kỷ 1) ở Madhya
Pradesh, bäy đức Phật cùng đức Di Lặc được trình bày
với tám cây tượng trưng ở các hình chạm nổi thấp. Fouscher
(1,12)
kê một bản các đức Phật và những tên cây bản xứ tương
ứng ( trong vòng ngoặc chữ xiên là tên Pali) :
Vipasyin
(Vipassin, Tỳ Bà Thi Phật), cây patali tức
Bigonia suaveolens
;
Sikhin
(Sikhin, Thí Khí Phật), cây pundarika (một loại hoa sen
trắng? (10));
Visvabhu
(Vessabhu, Tỳ Sa Bà Phật), cây sala tức
Shorea robusta
;
Krakucchanda
(Kakusandha, Câu Lưu Tôn Phật), cây sirisa tức
Acacia
sirissa ;
Kanakamuni
(Konagamana, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật), cây udumbara tức
Ficus
glomerata, cây sung ;
Kasyapa
(Kassapa, Ca Diếp Phật), cây nyagrodha tức
Ficus indica,
cây
sanh ;
Gautama
(Gotama, CồĐàm), cây asvattha tức
Ficus religiosa,
cây đa bồ đề ;
Maitreya
(Metteya,
Di Lặc), cây nagapuspa tức
Michelia champaka,
cây ngọc lan.
Nhờ
những hình tượng nầy ở Bharhut (2) có
kèm theo lời dẫn nên cuộc xác định được thực hiện có
phần dễ dàng. Một chú ý cần nêu ra là trên cửa số 3,
có thêm vào một cây xoài Mangifera indica nhưng ở cánh
cửa nầy các đức Phật không được sắp đặc có thứ tự
như ở cửa số 1 nên khó xác định đúng chỗ, tuy có giả
thuyết đặt nó tương ứng với đức Phật Sikhin, thay vì
cây pundarika. Theo tục truyền, khi đức Phật đang thiền định
dưới gốc cây bồ đề, Ngài bị ma quái lại phá phách, trong
số nầy tiêu biểu nhất là quỉ thần Mara (Ma vương), lợi
dụng quyền lực đã đạt được để thúc xúi sự ham muốn
nhục dục và lòng quyền luyến từ đấy giam giữ con người
trong vòng sinh tử liên tiếp. Dùng miệng lưỡi mật ngọt
không dụ dỗđược đức Phật, đưa ba con gái là Trsna (Khát
Khao), Priti (Hoan Hỉ) và Raga (Khoái Lạc) lại quyến dũ không
thành, Mara tấn công với cả một đạo quân quỷ sứ cũng
thất bại và phải rút lui. Trước những thách thức, đức
Phật vẫn bình tâm trầm ngâm suy nghĩ về những hoàn thiện
tinh thần thực hiện trong những kiếp trước và tay điểm
xuống đất minh chứng đã vượt qua được quyến dũ của
quỉ thần. Trên tháp Sanci thì trong tranh tường thuật lại
chủ đề nầy, ngoài đạo quân quỉ sứ tán loạn, vợ chồng
Mara và ba cô con gái, những thiên thần hân hoan trước thắng
lợi của đức Phật, hai chiếc ngôi ở giữa và bên
trái biểu tượng hành động của đức Phật và sự thừa
nhận đức Phật của thiên thần,có một cây cao cành lá sum
sê tượng trưng cho sự giác ngộ của đức Phật. Còn trong
bức tượng mang tên " sự xung kích của Mara (Ma vương), trường
phái Amaravati (thế kỷ II-III) tìm ra ở Uttah Pradesh, Chantarala,
trên ngôi là một cây bồ đề tượng trưng cho đức Phật.
Nghệ thuật Amaravati thường hình dung đức Phật bằng một
cái ngôi với bên cạnh một cây có lá mang nét rõ hình trái
tim ngày nay là hình đồ trang sức các cô gái Ấn Độ đeo
trên ngực : tác dụng chiều sâu, phân trải lớp cảnh, đối
xứng bố cục quanh tượng đức Phật ở trung tâm, .... tất
cả những khả năng tạo hình chạm nổi đều được tận
dụng (13).
Vài
tính chất dược lý và ứng dụng
Bên
phần khoa học, trong bước đầu khảo cứu một số cây cối
trong đời sống của đức Phật, bên lề cấu tạo, chiết
xuất,có thể đưa ra một vài nhận xét về tính chất dược
liệu và ứng dụng. Bồ đề Ficus religiosa L., họ Dâu
tằm Moraceae
(5),là cây đã
được nói đến nhiều nhất. Vỏ cây đem chiết với ethanol
cống hiến nhiều nhựa, glycosid, chút ít alcaloid và có một
hoạt động làm liệt đối giao cảm (parasympatholytic activity)
: thả duỗi ruột chuột, heo, thỏ, chó; đối kháng hiệu ứng
co giật và ngăn chặn tác dụng tim mạch của acetylcholin
; bảo vệ heo chống hen suyển do acetylcholin và histamin
gây ra (17) cho nên dã được
dùng làm thuốc chữa hen suyển
(26).
Uống và tiêm tĩnh mạch thì LD50 là 2,24 và 0,80 g/kg
(17).
Sitosterol glucosid chiết xuất từ bột khô vỏđề tiêm tĩnh
mạch vào thỏ 5,0 và 7,5 mg/kg làm giảm hạ đường trong máu
23,2 và 33,86%. Trong hệ thống thần kinh trung ương chuột, chất
nầy gây kích thích, co giật và hủy bỏ tình trạng suy thoái
do reserpin gây ra ởđộc lượng 40-400 mg/kg, LD50 là
62 mg/kg (18). Trong vỏđề còn có
vitamin K1 (22), đặc biệt
hai chất bergapten và bergaptol có tác dụng kháng vi sinh vật
(23).
Nhờ những thớ sợi trong thân, cây đề có tính chất chống
máu tăng lipid và có nhiều ảnh hưởng lên không những lipid
mà còn cả cholesterol, triglycerid, phospholipid trong gan (21).
Với 0,7-1,5% tanic acid, lá đề là một thức ăn rất được
dê ưa chuộng
(19) tuy acid nầy có
phần độc cho nó thể hiện qua khám nghiệm ở tim, gan thận
cũng nhưở da (20). Trong kỹ nghệ,
cây đề được dùng trong mỹ phẩm bảo vệ da (24)
hay thuốc khử mùi (25).
Sal
hay sala Shorea robusta Gaertn.f., họ Dầu Diphterocarpaceae,
là một cây đã được thường dùng làm thuốc venkungiliyam
trong hệ thống Ayurvedic Ấn Độ (31). Bơ
cây được học hỏi rất nhiều(30),
đã được dùng trong mỹ phẩm(29) .
Hột cây chứa đựng nhiều amin acid (27),
98g/kg protein là một thức ăn tốt cho gà con (28).
Hột cây còn cống hiến một chất nhờn rất công hiệu trong
thuốc đạn hay thuốc mỡ (34) .
Dầu hột có tính chất diệt trùng, cho vào thức ăn chữa
bệnh thú vật
(33). Gỗ cây đã
được dùng làm bột giấy (32).
Thân cây đem chiết xuất thì có được một chất khử nấm
(35),
đã được dùng trong thuốc thoa da (36)
.
Cây
ashoka Saraca indica L., họ Điệp
Caesalpinoideae (8),cũng
có một số tính chất dược lý hay ho. Trộn lẫn với phần
chiết các cây khác và sữa chúa, cây có khả năng ức chế
lipase, ức chế sự hấp thu lipid, được dùng trị bệnh trứng
cá, phòng ngừa béo phì (46), bảo
vệ sức khỏe, nhất là phụ nữ có mang (45),
làm thuốc ngừa thai, thử trên chuột hiệu nghiệm 33,3-85,7%
(39)
. Phần chiết nước là một thuốc chống u khối, tăng gia
24% đời sống chuột bị ung thư cổ trướng Ehrlich và giảm
hạ 24% khối u S-180 (38). Vỏ cây
ức chế hoạt động trùng HIV-1 PR hơn 70% ở liều lượng
0,2 mg/ml (40). Cũng như ở cây sala,
vỏ cây đã được khảo cứu về khả năng ngăn chặn cuộc
cấu tạo sạn đái là những calcium phosphat, oxalat hay carbonat
(43).
Chưá đựng conchiolin, nó là thành phần thuốc làm dịu da(44).
Vỏ sắc ức chế hoạt động enzym nhờ có tannin và những
hợp chất phenolic (37). Lectin chiết
xuất từ hột cây dính kết hồng cầu nhiều loại máu người
và thú vật, là một chất điều biến trong hệ thống miễn
dịch động vật có vú (42).
Những
cây bồ đề ở Huế
Trong
số những cây cối có dính líu đến đời sống đức Phật,
cây đa bồđề có lẽ là quan trọng nhất. Thời tiến chiến,
ở Huế, cha Cadière (7) có ghi bốn
cây : hai ở An Cựu, một ở đồn lính và một ở cạnh Câu
lạc bộ Thể thao. Cây ở gốc chợ An Cựu là nơi lưu trú
một con rắn hiền và thiêng, thường hiện ra với một mào
lông, không phá hại ai, trái lại ai đến cầu khấn thì được
thỏa mãn: bệnh tật, làm ăn, .... Cây kia nằm trong chợ gần
bờ sông và đường quốc lộ thì thờ một Bà Hỏa. Nguyên
gốc cuộc thờ cúng là người giữ đình tên Chút cho phơi
những cây tre ngâm nước có phần hôi vào cây, lập tức ngay
sau anh bị đau lưng, thầy thuốc, người nắn xương chẳng
chữa được. Tối hôm đó, anh nghe từ cây có lời cảnh cáo,
ra ngoài nhìn thấy có ánh sáng tỏa ngời, biết là có thần
linh tọa, liền quỳ xin tạ tội và hôm sau mua hương đèn,
giấy vàng bạc dâng cúng. Lành bệnh, anh vội xây am cúng thờ.
Sau nầy Bà Hỏa còn chữa nhiều bệnh và giúp người lại
cầu khấn làm ăn khá giả. Cây bồ đề ở đồn lính cạnh
Tòa Khâm thí có bàn thờ Thủy sư của Hải quân và thường
được gọi là Miếu Ông Voi vì có hai tượng voi ở trước
cửa. Đặc biệt của miếu nầy là rước thờ nhiều thần
ở các nơi khác về cho nên lẫn lộn nhiều vị Khai hoàng,
Thần hoàng, Quan thánh, Thổ địa,.... Cây bồđề thứ tư
nằm cạnh bể tắm Câu lạc bộ Thể thao, trước bệnh viện.
Cây rất cao, choáng cả lề đường. Một bà già lo chuyện
cúng lễ. Ởđây có 4 bàn thờ : hai quan lớn Ông Đệ Nhất,
Ông Đệ Nhị và các Bà, thật ra chỉ có một Bà được gọi
Đức Bà, Thánh Mẫu, Bà Mẫu hay Bà Chúa Ngọc , Thiên Y A Na
Diễn Ngọc Phi, thượng đẳng thần. Bên mặt, một bàn thờ
nhỏ hơn, cũng tựa vào thân cây, là để cúng các Cô. Bên
trái là bàn thờ Thổ thần. Trên cành cây to nhất còn có
bàn thờ Bà Trung Thiên. Tục truyền Đức Bà nguyên quán ởđèo
Ba Dội ngoài Thanh Hóa, có tiếng linh thiêng từ đời Gia Long.
Người ta kể sự tích ông Đặng Huy Trứ, trên đường ra
Bắc nhậm chức, đi ngang trước am, thấy một đàn công liền
khấn xin, được Đức Bà biếu cho một con đậu lên cáng
theo ông. Vua Thiệu Trị nhận thấy Bà rất linh thiêng, một
mặt ra lệnh cúng Bà khắp nơi, một mặt rước Bà vào thờ
ở Điện Hòn Chén.
Qua
miêu tả trên đây của một vị linh mục ngoại quốc đã
từng sống lâu ở Huế, ta thấy lại tín ngưỡng của ông
cha ta trước đây không lâu và cũng nhận ra cây đa bồ đề
không còn chỉ là cây thờ Phật nữa trừ phi nhân dân đồng
hóa Trời Phật với những vị Thánh Thần khác.
khoahoc.net
19.05.05
Tham
khảo
(*)
Trích Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa
Chiêm
Đại
cương
1-
J. Marshall, A. Fouscher, N.G. Majumdar, The Monuments of Sanci,
Calcuta-Dehli (1940) 199-200
2-
A.K. Coomaraswamy,
La sculpture de Bharhut, Paris, Vanoest, Annales
du Musée Guimet, Bibliothèque d’art, Nouvelle Série, VI (1956) 65-6
3-
G. Terral, Choix de Jâtaka, dịch từ Pâli qua Pháp ngữ,
Connaissance de l’Orient, Collection UNESCO, nxb Gallimard, Paris (1958)
166-71
4-
A. Bareau, En suivant Bouddha, nxb Philippe Lebaud, Paris (1985)
50-3
5-
Đỗ Tất Lợi,
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam,
nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, (1986) 280, 574
6-
D.T. Devendra, Le Bouddhisme à Sri Lanka – Expansion du Bouddhisme
en Asie, trong bộ Présence di Bouddhisme, giám đốc René Berval,
nxb Gallimard, Paris (1987) 6
7-
L. Cadière, Croyances et Pratiques religieuses des Vietnamiens,
EFEO, Paris (1992) 9-70
8-
Phạm Hoàng Hộ,
Cây cỏ Việt Nam, Montréal, I, (2)
(1991) 1087 ;
II (1) (1992) 457
9-
P. Harvey, Le Bouddhisme, dịch từ An introduction to Bouddhism,
nxb Seuil, Paris (1993) 37,43
10-
Phạm Hữu Dung,
Từ điển đối chiếu Phật ngữ, tác
giả xuất bản (1996)
11-
Dictionnaire
du Bouddhisme, trong bộ Encyclopaedia Universalis, nxb Albin Michel,
Paris (1999) 92-3
12-
S. Gill, Les discours des portails: Procédés de création dans la
sculpture des portails du stupa majeur de Sanci, Arts Asiatiques 55
(2000) 32-54
13-
I. Charleux, E. Parlier, L’art bouddhique, nxb Scala, Paris (2000)
36-7
14-
V. Crombé, Le Bouddha, "Biographie ", nxb Desclée Brouwer, Paris
(2000) 136-7, 155-6
15-
Nguyễn Tường Bách,
Mùi hương trầm, nxb Trẻ, tp Hồ
Chí Minh (2001) 84-90
16-
Trần Đình Sơn, Hoàng Anh, Tản mạn Phú Xuân, nxb Trẻ,
Tp Hồ Chí Minh (2001) 212-6
Ficus
religiosa
17-
C.L Malhotra, P.K. Das, N.S. Dhalla, Parasympatholytic activity of Ficus
religiosa,
Ind. J. Med. Res.(1913-1988) 48 (1960) 734-42
18-
S. H. Ambike, M.R.R. Rao, Studies on a phytosterolin from the bark of
Ficus religiosa, Indian .J. Pharm. 29 (3) (1967) 91-4
19-
S.K. Panda, N.C. Panda, B.K. Sahu, Effect of tree-leaf tannin on dry
matter intake by goats, Indian Vet. J.
60 (8) (1983)
660-4
20-
K.C. Tripathy, B.K. Sahu, N.C. Panda, B.C. Nayak, Toxicity of tannic
acid in goats, Ind. J. Anim. Sci.54 (11) (1984) 1091-3
21-
V. Agarwal, B.M. Chauhan, A study on composition and hypolipidemic effect
of diatery fiber from some plant foods, Plant Foods Hum. Nut. 38
(2) (1988) 189-97
22-
K.D. Swami, G.S. Malik, N.P.S. Bisht, Chemical investigation of stem
bark of Ficus religiosa and Prosopis spicigera, J. Indian Chem.
Soc. 66 (4) (1989) 288-9
23-
K.D. Swami, N.P.S. Bisht, Constituents of Ficus religiosa and Ficus
infectoria and their biological activity,
J. Indian. Chem. Soc.
73
(11)
(1996) 631
24-
M. Hayase, Skin conditioners containing urea, Jpn. Kokai Tokkyo
Koho JP 11052428(1998) 4 tr.
25-
M. Konishi, R. Fujimoto, Irritating odor masking for lower alcohols
cosmetics containing the irritating odor masking agents, Jpn. Kokai
Tokkyo Koho JP 10179967 (1999) 7 tr.
26-
J.R. Patel, D.R. Patel, Compositions for treatment of asthma containing
Ficus religiosa bark admixed with rice pudding, US US 6149914
(2000) 6 tr.
Shorea
robusta
27-
S. Chand, S.N. Mahapatra, Amino acid composition and analysis of sal
(Shorea robusta) and mahua (Madhuca latifolia) seed meal, Oils Oilseeds
J. 10-11
(26) (1974) 15-6
28-
S.S. Zombade, G.N. Lodhi, J.S. Ichhponani,
The nutritional value of
salseed (Shorea robusta) meal for growing chicks, British Poultry
Sci.20 (5) (1979) 433-8
29-
A. Zabotto, J. Griat, Shorea robusta fats for aqueous or nonaqueous
cosmetic compositions,
Ger. Offen. DE 3242385 (1983) 22 tr.
30-
S.Y. Reddy, J.V. Prabhakar, Confectionery fats from sal (Shorea robusta)
fat and phulwara (Madhuca butyracea) butter, Food Chem. 34
(2) (1989) 131-9
31-
A. Saraswathy, E. Sasikala, K.K. Purushothaman,
Bergenin from Shorea
robusta Gaertn., Idian. Drugs 26 (10) (1989) 574-5
32-
R. N. Shukla, S.P. Sharma, R.M. Srivastava, On chemical composition
of Shorea robusta, Vijnana Parishad Anusandhan Patrika 33
(4) (1990) 253-61
33-
A.K. Banerjee, M. Jain, Analysis of seed oils of Annona squamosa, Tectona
grandis and Shorea robusta, Scit. Phys. Sci. 3 (2) (1991)
106-12
34-
S. Chaudhuri, D.K. Bhattacharyya, Utilization of sal (Shorea robusta)
fat in ointment and suppository base, J. Oil Tech. Ass. India 26
(2)
(1994) 43-7
35-
P. Gupta, I. Dev,
Studies on the fungicidal of sal (Shorea robusta)
heartwood extractives, J. Timber Dev. Ass. India 45 (1-2)
(1999) 16-24
36-
K. Yamaha, A. Mononobe, T. Kataka, Skin external use agent, Jpn.
Kokai Tokkyo Koho JP 2000319159 (2000) 9 tr.
Saraca
indica
37-
V. Prasad, S.C. Gupta, Inhibitory effect of bark and leaf decoctions
on the activity of pectic enzymes of Alternaria tenuis, Indian J.
Exp. Biol. 5 (3) (1967) 192-3
38-
S. Mukerji, A.K. Banerjee, B.N. Mitra, Plant antitumor agents. I.,
Indian
J. Pharm.
32
(2) (1970) 48-9
39-
D. Suganthan, G. Santhakumari, Antifertility activity of an indigenous
preparation Ayush-47, Indian J. Med. Res.70 (3)
(1979) 504-16
40-
I.T. Kusumoto, et all., Screening of various plant extracts used in
Ayurvedic medicine for inhibitory effects on human immunodefiency virus
type (HIV-1) protease, Phytother. Res. 9
(3) (1995) 180-4
41-
S. Ray, B.P. Chatterjee,
Saracin: a lectin from Saraca indica seed integument
recognizes complex carbohydrates,
Phytochem.
40 (3) (1995)
643-9
42-
S. Ghosh, et all.,
Saracin: a lectin from Saraca indica seed integument
induces apoptosis in human T-lymphocytes,
Arch. Biochem. Biophys.
371
(2) (1999) 163-8
43-
T.V.R.K. Rao, M. Das, In-vitro inhibition of mineralization of urinany
stone forming minerals by some medicinal plant extracts, Asian J.
Chem. 12
(3) (2000) 719-22
44-
K. Shimomura, F. Hattori, Skin compositions containing conchiolin hydrlyzates
and plant extracts, Jpn. Kokai Tokkyo Koho JP 2001316239 (2001)
14 tr.
45-
P. Pushpangadan, D. Prakash, Herbal nutraceutical formulation for females/expectant
mothers and its process of preparation, PCT Int. Appl. WO 2003017784
(2003)
46-
K. Yoshizumi, Plant extracts and royal jelly as lipase inhibitors,
Jpn.
Kokai Tokkyo Koho JP 2003192605 (2003) 7 tr. |