Một
đoàn lao lực lao tâm
Quý
chi chữ "thọ"mà lăm sống nhiều.
Tản
Đà
Cách
đây mấy chục năm, ở miền Nam nước ta có một phong trào
ăn, uống một loài cây nhỏ từ Đài Loan đem qua, ít nhiều
trồng tại chỗ, được đồn đại có tác dụng làm con người
khỏe mạnh, tươi đẹp, sống lâu, có tính chất bồi bổ
cơ thể, bổ tinh, ích khí, tráng thận, cường dương như sâm,
lộc nhung, yến sào, hải cẩu, .... Người Tàu gọi cây rau
trường thọ nầy trường thọ thái hay khang phục lệ. Theo
tác giả Đỗ Đình Tuân (1), rau nguyên sản ở Bắc
Phi, Âu châu, Tây Á. Từ xa xưa, người Trung Đông đã biết
dùng nó trị bệnh ỉa chảy. Qua thế kỷ 16, đến lượt người
Anh dùng rễ rau chữa các vết thương, trị bỏng và ỉa chảy.
Nhưng phải đợi những thế kỷ sau mới thấy họ làm thí
nghiệm để tìm những loại tốt và bắt đầu trồng trong
nhiều vườn, hai bên bờ suối, bờ sông : rễ dùng làm thuốc,
lá làm đồ ăn cho súc vật. Sau đó, rau mới vượt trùng dương
qua Pháp, Úc, Mỹ rồi Nhật Bản, Đài Loan, ....
Người
Pháp gọi cây rau nầy là consoude, từ danh từ La Tinh
consolida
nghĩa
là hàn gắn, chữa vết thương. Theo từ điển Encyclopaedia
Universalis, nó có một lịch sử điều trị vẻ vang kể
từ Dioscoridès, một bác sĩ người Hy Lạp đầu kỷ nguyên
Công giáo, dùng nó để ngăn chặn xuất huyết, chữa trị
chứng trĩ cho đến sau nầy bác sĩ H. Leclerc đưa nó vào toa
thuốc xoa dịu các vết bỏng cháy của binh lính trong đệ
nhất thế chiến. Thường chỉ có rễ rau làm thành các đơn
thuốc đắp rịt làm se, chữa thương trong dược thư xưa.
J. Fernal, ngự y của vua Henri II, ghi nó vào liều thuốc có
tiếng hay nhất chữa bệnh đau ngực. Trong dân gian, rau được
dùng để chữa các vết xước loét, đường nứt, kẽ nẻ
ở vú. Nước hãm chữa viêm vòi, viêm dạ con, viêm âm đạo.
Rau cũng còn được dùng làm thuốc uống trị ỉa chảy, viêm
ruột non, loét dạ dày. Trong các bệnh viêm phổi, rau là một
chất làm dịu đắc lực. Cũng nên biết là ở Pháp, song song
và có cùng công dụng với rau consoude là cây mồ hôi
bourrache
(tên khoa học Borrago officinalis
L.) và cây hàm rắng vipérine
(tên khoa học Echium vulgare L.) đều thuộc họ Vòi voi
Borraginaceae.
Rau
trường thọ là một loại cây nhỏ bé cao 30-80cm, lá dài 15-40cm,
rộng 5-15cm, hoa to vào khoảng 1-1,5cm. Trong sách báo khảo cứu,
rau được gọi là comfrey với tên khoa học Symphytum,
gồm có ba loại chính:
S.
officinale L. hoa trắng (bạch hoa),
S.
asperum Lepech hoa xanh (lam hoa)
S.
peregrinum hoa đỏ tía (tử hoa).
Bên
cạnh chúng, còn có nhiều loại ít biết hơn : S. abchasicum,
S. caucasicum, S. consolidum, S. grandiflorum, S. ibericum, S. nodosum,
S. tuberosum,, .... S. uplandicum là rau mọc bên Nga.. Trong
ba loại chính, loại hoa trắng là tốt nhất, được công nhận
làm dược thảo, loại hoa xanh ít tốt hơn còn loại đỏ tía
là do hai loại kia hợp lai với nhau mà thành.
Sau
đây chỉ bàn về thành phần và công dụng của rau hoa trắng
comfrey hay S. officinale L. là loại được khảo cứu nhiều
nhất.
Thành
phần hóa học chính được báo chí Đài Loan, Hương Cảng
đề cao là allantoin và vitamin B12. Thật vậy, allantoin
hiện diện trong nước ối động vật, là một chất có khả
năng thúc tiến cuộc sinh trưởng tế bào, từ đấy rau có
tính chất hàn gắng vết thương. Thường người ta dùng rễ
rau rửa sạch, gọt vỏ, luộc nước rồi đem nghiền thành
thuốc đắp hay hãm nước (200g rễ trong 1l nước sôi, nấu
2 giờ) cho vào miếng gạc áp lên vết bỏng, vết loét, đặc
biệt loét giãn tĩnh mạch. Nếu dùng giấm gỗ chiết xuất
thì có được một hỗn hợp allantoin, vitamin B12,
vitamin B2, Ge và protein, dùng để chữa u khối (4),
đái đường (5), xÖ gan (6). Allantoin tìm
ra được trong cả rễ lẫn lá, còn vitamin B12 thì
hiện diện trong mọi bộ phận của rau tươi (ng/g), nhiều
nhất ở lá non (10,87), thứ đến lá già (5,33), sau mới đến
cành non (3,34) và sau cùng là rể (2,50). Trong lãnh vực các
chất sắc, 11 carotenoid đã được phát hiện (13,13mg% trong
lá rau) gồm có những caroten, những zeacaroten và những dẫn
xuất của chúng cùng lutein, thunaxanthin và dẫn xuất của nó.
Provitamin A (2146 microg%) chiếm 35% tổng số carotenoid.
Một
loạt hóa chất khác được nói đến là những alcaloid có
mặt nhiều ở thân rau vào lúc nở hoa (0,06%) và ở rễ rau
khi trái đã thành hình (0,31%). Trong số những alcaloid nầy,
loại pyrrolizidin có tiếng là độc cho gan, thường hay gặp
là symphitin, tức là tiglylretronecin viridiflorat, chất có khả
năng gây ung thư, kèm với echimidin hay những N-oxid của chúng,
phytosterol, sitosterol, triterpenoid, isobauerenol trong rễ rau. Cùng
loại nầy còn có lycopsamin ở thể tự do hay ở dạng N-oxid
cùng với acetyl lycopsamin, symviridin, lasiocarpin, một chất sinh
ngẫu biến, cũng ở trong rễ rau.
Những
saponin cũng chiếm một phần lớn trong số các hóa chất của
rễ : bidesmosidic triterpenoidal saponin (thuộc nhóm hederagin thì
mang tên symphytoxid A), caulosid D, leontosid D, bên cạnh những
bidesmosidic triterpen glycosid. Đặc biệt leontosid A có tác dụng
chống những vi khuẩn Salmonella typhi, Staphylococcus aureus,
Streptococcus feacalis, còn leontosid B thì chống Escherichia
coli (17). Những polysaccharid đem thủy phân thì
cho (%) glucose (53,79), mannose (15,90), galactose (13,48), xylose (2,80),
một ít arabinose, rhamnose và glucorunic acid (10,54), galacturonic
acid (10,38). Rễ rau cống hiến một glycopeptid có tác dụng
chống viêm (27) (ức chế sự phóng thích malondialdehyd
trong tiểu cầu) đã được tìm ra đồng thời với caffeic,
chlorogenic, phenolic, salycilic, cinnamid acid. Cũng nên biết là
trong lá rau có yếu tố ribulose 1,5-biphosphat carboxylase/oxygenase,
trọng lượng phân tử 502.000. Còn hoạt động enzym loại amino
pyrin N-demethylase trong chuột gia tăng nếu cho nó ăn rau.
Rau
trường thọ là một loại thuốc bổ cho súc vật, đặc biệt
cho ngựa, có thể cho vào 25-35% trong thức ăn : (kg) rau (150)
tảo giạt (100), calci oxyd (42), muối (130), bột vôi (250), nước
mật (380). Amin acid như tyrosin, methionin, glutamic acid trong nước
tương gia tăng từ 1,7 đến 4,4% nếu cho rau vào. Chất xanh
của rau được dùng để nhuộm đồ ăn (7), thuốc
đánh răng (19) hay xà phòng (7). Dùng aceton
người ta chiết xuất được chlorophyl phải bảo quản trong
đạm khí, trong bóng tối, ở 0°, nếu không nó sẽ biến hóa
ra pheophytin. Một văn bằng trình bày phương cách dùng nhiều
dung dịch thu thập được vừa xanthophyl, sterol, vừa caroten,
phytol. Rau cũng được cho vào tinh dầu làm hương chất (29),
vào thuốc lá để làm tăng hương vị (15,23) đồng
thời làm giảm nồng độ nicotin và CO trong máu người hút
(11).
Nhờ Ge hấp thu vào da có khả năng đem lại dưỡng khí cải
tiến sự chuyển hóa biểu bì, rau được dùng trong mỹ phẩm
(10,13),
có tác dụng khử trùng
(24), trong thuốc bảo vệ
da (12,21), thuốc tẩy dịu da (16), thuốc
chữa sưng phù (2), thuốc nhuộm tóc chứa phenylendiamin
để chữa viêm da (20) hay bổ duỡng tóc (18),
thuốc xử lý vải bô tránh ngoại ban (22). Rau cũng
là thành phần thuốc chứa capsaicin không kích thích da để
giảm đau (25,26), thuốc chữa trị bệnh vẩy nến
và eczema tăng tiết bã nhờn(8). Một sự đồng vận
giữa allantoin và ascorbat gia tăng toạt động trừ diệt staphylococci
nên
rau được dùng làm thuốc chữa bệnh ngoài da, vết loét, viêm
vú, viêm dạ con ở bò (9). Ở nồng độ 140 và 1400
microg/ml, alkaloid của rau gây một cuộc trao đổi nhiễm sắc
thể cũng như một sự sắc sai ở bạch huyết cầu (14).
Theo
tác giả Đỗ Đình Tuân, ngoài thuốc men, nuôi gia súc, rau
trường thọ là một thức ăn thịnh hành bên Nhật và bên
Tàu. Lá rau có nhiều cách sử dụng : hoắc xay lấy nước
uống lạnh, hoặc bỏ vào nước sôi hãm như trà để uống
nóng, hoặc chiên, xào, nấu canh, làm bánh. Lá và thịt heo
thái nhỏ trộn với tiêu, hành, muối, viên thành khối, cho
bọc ngoài bột mì nhào nước rồi chiên với dầu mỡ đến
vàng tươi, ăn chấm với nước tương : người Tàu gọi môn
nầy là khang phục nhục hoàn tử. Lá thái nhỏ và thịt heo
hay thịt bò có thể xào ngay trong mỡ, ăn chấm tiêu muối
hay nước tương, cũng có thể đem trụng nước sôi, thái nhỏ,
cho trộn gừng cắt vụn đã xào với muối mè trước khi ăn.
Nấu canh thì thái nhỏ lá rồi nấu chung với thịt, tôm, nấm,
hành. Còn muốn làm bánh thì tán lá thành bột, bánh giống
bánh mì.
Sau
mấy chục năm nhập cảng vào nước ta, hình như việc trồng
trọt, khai thác rau trường thọ không phát triển được mấy,
mặc dầu rau đóng góp nhiều trong lãnh vực thuốc men, thực
dụng, làm món ăn cho người cũng như cho gia súc, mà lại dễ
trồng, tăng trưởng mau ở khí hậu Việt Nam.
Nghiên
cứu và Phát triển 2(36) 2002
Tham
khảo
1-Đỗ
Đình Tuân, Rau trường thọ, Phương Đông (10)
28 (1973) 270-5
2-
G. Furnadzhiev, M. Vutov, I. Lambev, A contribution to the study of
the antiinflammatory effect of furin-M, Stomatologiya (Sofia)(1)58
(1976) 37
3-
S. Kobayashi, Comfrey-containing solid cleaning compositions, Japan
Kokai Tokkyo Koho JP 78 132,008 (1978) ; Chem.Abs. 88
(1978)
172389j
4-
K. Hirosaki, Extracts of comfrey as antitumor agent, Japan Kokai
Tokkyo Koho JP 78 88,312 (1978) ; Chem. Abs. 89 (1978)
186068u
5-
H. Hirosaki, Pharmaceuticals for diabetes treatment, Japan Kokai
Tokkyo Koho JP 78 127,810 (1979) ; Chem. Abs. 90 (1979)
76557r
6-
H. Hirosaki, Comfrey extracts for treatment of liver cirrhosis,
Japan
Kokai Tokkyo Koho JP 78 127,811(1979) ; Chem. Abs. 90
(1979)
76558s
7-
F. Ikawa, Studies on natural coloring agents. Part II. Basal properties
of commun comfrey pigment and its use for foods, Aichi-ken Shokuhin
Kogyo Shikensho Nempo 17 (1976) 99 ; Chem.Abs. 92
(1980) 39956r
8-
J. Janosik, Liquid preperation fortreating psoriasis and seborrhoic
eczema,Czech. 185,262 ; Chem. Abs. 95 (1981) 68027f
9-
D.O. Noorlander, Nontoxic, germicide, and healing compositions containing
comfrey extract and allantoin and ascorbic acid, U.S. US 4 670,263
(1987) ; Chem. Abs. 107 (1987) 83935k
10-
F. Kawai, Cosmetics containing germanium compounds extracted from plants,
Japan
Kokai Tokkyo Koho JP 62 111,908 (1987) ; Chem. Abs.
107 (1987)
140906c
11-
Y. Horimoto, Blood nicotine – and carbon monoxide – lowering preparation,
Japan
Kokai Tokkyo Koho JP 62 135,428 (1988) ; Chem. Abs. 108
(1988)
70510p
12-
A. Popovici, L. Bojica, Use of roots of Symphytum officinale in cosmetic
and pharmaceutical preparations forexternal use, Rev. Med. (Tirgu-Mures,
Rom.) (2)32 (1986) 183 ; Chem. Abs. 108 (1988) 156331t
13-
K. Takeshima, Powdery cosmetic cleansers containing casein compounds,
oil-cyclodextrin inclusion compounds, and medicinal plant components,
,
Japan
Kokai Tokkyo Koho JP 63 135,326 (1989) ; Chem. Abs.
110 (1989)
141280t
14-
C. Behninger, G. Abel, E. Roeder, V. Neuberger, W. Goeggelmann, Effect
of an alkaloid extract of Symphytum officinale on human lymphocyte cultures,
Planta
Med. (6)55 (1989) 518 ; Chem. Abs. 112
(1990)
132434k
15-
M. Ooshiro, An agent for changing the taste and compositions of tobacco
for use in cigarette, Japan Kokai Tokkyo Koho JP 03 61,471 (1991)
; Chem. Abs. 115 (1991) 24212q
16-
A. Furanku, Y. Yamana, M. Sawaguchi, K. Nakao, T. Asano, Detergents
containing pearl oyster peptides and comfrey root extracts for milkdness
to skin, Japan Kokai Tokkyo Koho JP 03 205,497 (1991) ; Chem.
Abs. 115 (1991) 258777c
17-
V.U. Ahmad, M. Noowala, F.V. Mohammad, K. Aftab, B. Sener, A. ul H. Gilani,
Triterpene
saponins from the roots of Symphytum officinale, Fitoterapy
(5)64 (1993) 478 ; Chem. Abs. 120 (1994) 294110u
18-
T. Kagawa, Hair tonics containing plant extract, salicylic acid, and
iodine, Japan Kokai Tokkyo Koho JP 06 92,823 (1994) ; Chem.
Abs.121 (1994) 17714a
19-
C. Corlateanu, V. Hodisan, M.A. Nan, A. Pop, Medicinal tooth paste formulation,
Rom
RO
103,923 (1995) ; Chem. Abs. 122 (1995) 89156p
20-
Y. Nishibe, N. Tomono, C. Kawagoe, K. Wakamatsu, H. Ando, Hair dyes
containing p-phenylendiamine derivatives and Symphytum officinale leaf
extracts to control phenylendiamine-related dermatitis, Japan Kokai
Tokkyo Koho JP 08 165,227 (1996) ; Chem. Abs. 124 (1996)
176972g
21-
S. Azuma, Y. Yada, G. Imokawa, S. Tazaki, T. Shinho, Skin–lightning
cosmetics containing plant extract and ascorbic acid or placenta extracts,
Japan
Kokai Tokkyo Koho JP 08 208,451 (1996) ; Chem. Abs. 125
(1996)
256787r
22-
Y. Nishibe, N. Banno, K. Wakamatsu, H. Ando, Leave and plante extracts
for treatent of textiles or garnements for prevention of skin rash,
Japan
Kokai Tokkyo Koho JP 09 158,042 (1997) ; Chem. Abs. (10)127
(1997)
137035a
23-
S. Ogawa, Flavor-adjusting composition for tabacco smoking, Japan
Kokai Tokkyo Koho JP 10 66,557 (1998) ; Chem. Abs. (21)128
(1997)
255253p
24-
S. Mori, A. Imahori, Antimicrobial low-irritancy cosmetics, Japan
Kokai Tokkyo Koho JP 10 182,334 (1998) ; Chem. Abs. (22)128
(1997)
58603x
25-
S.D. Holt, T.R. Laughlin, Analgesic compositions containing capsaicin
and plant extracts, U.S. US 5 856,361 (1999) ; Chem. Abs.
(7)130
(1999)
86189f
26-
S.D. Holt, Non-irritating capsaicin formulations and applicators herefor,
US
US
5 869,533 (1999) ; Chem. Abs. (11)130 (1999) 144216a
27-
A. Hiermann, M. Writzel, Antiphlogistic glycopeptide from the roots
of Symphytum officinale, Pharm. Pharmacol. Lett. (4)8 (1998)
154 ; Chem. Abs. (18)130 (1999) 242206s
28-
M. Love, Aromatic compound containing essental oil and method of producing
same, US US 5 980,880 (1999) ; Chem. Abs. (24)131
(1999)
327352g |