Gió sẽ mừng
vì tóc em bay,
Cho mây hờn ngủ quên trên
vai.
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn
xa xôi.
Trịnh Công Sơn
Trong
một đêm nhạc của Hội Người Yêu
Huế ở Nhà sinh viên Đông Nam Á năm
1987, anh bạn Cao Huy Thuần đã giới thiệu người đẹp của
Trịnh Công Sơn phải là một người gầy, thân mong manh,
vai gầy guộc
Bàn tay xanh xao đón
ưu phiền (Nắng thủy tinh)
Dài tay em mấy thuở mắt
xanh xao (Diễm xưa)
Trên mùa lá xanh ngón tay
em gầy nên mãi ru thêm ngàn năm (Ru em từng ngón xuân nồng)
Thuở
ấy có một người cơn gái rất mong manh, đi qua những
hàng cây long não lá li ti xanh để
đến trường
đại học văn khoa Huế (Diễm của những ngày xưa)
....
Thị
hiếu của Trịnh Công Sơn đi đúng với trào lưu thời
trang thế giới. Những siêu mẫu ngày nay là những cô gái
gầy, cao trên 1m80, nặng không quá 50kg ! Những người mẫu
của nhà vẽ mẫu Minh Hạnh, mà tôi tò mò chen chúc ngắm được
qua các song sắt hành lang Palais Royal ở Paris trong buổi biểu
diễn thời trang "Đêm trắng" 05.09.2002, cũng không phải là
những người đẹp nhỏ con, đẫy
đà, .... Thành quả là các bà,
các cô đua nhau chạy theo thân mảnh, vai eo, mất biết bao công
của để thử đánh mất những ki lô cho là thừa. Khổ
một nỗi là nhịn ăn, uống ít, tránh chất béo, kiêng chất
bổ cũng không đủ để ngăn chặn
lên cân. Xoa bóp dù với máy móc tối tân, đắt tiền,
thấy cũng không đem lại kết quả
mong muốn. Còn lại một phương sách mới xem tương đối tưỏng
như dễ dàng và kết quả lanh chóng hơn là uống thuốc,
Tây y, Đông dược đều có ! Về mặt
nầy, một liều thuốc Trung Quốc dựa lên những cây
phòng kỷ vừa bị lên án.
Cách
đây mười năm, giáo sư Jean-Louis Vanherweghem, Chủ nhiệm
Khoa thận Bệnh viện Erasma ở Bruxelles bên Bỉ, đón
nhận một số bệnh nhân với một chứng suy thận đặc biệt
ở những người trước đây chẳng có bệnh tật gì.
Thận bị phá hủy dần, một số còn sống được nhờ thấm
tách kinh niên (dialyse chronique), số
kia phải qua một cuộc ghép thận. Đem phân tích mô thận,
giáo sư nhận thấy một thay đổi ở DNA của các bệnh nhân.
Tìm hiểu sự kiện nầy, ông khám phá ra nguyên nhân
chung may mắn độc nhất : các bệnh
nhân nầy đều trải qua một cuộc điều trị giảm phì
hướng dẫn trong một phòng chữa bệnh với một chế phẩm
dựa lên một cây thuốc truyền thống Á Đông.
Đến nay cây thuốc nầy xem là thiên nhiên và vô hại,
được chính thức cho phép bán trong
những tiệm dược phẩm, không ai ngờ nó có khả năng đảo
lộn gia sản di truyền trong lòng các tế bào con người.
Một cuộc phân tích dịch tể học chỉ định lanh chóng thủ
phạm là fang ji (phòng kỷ) tức là lá hay
rễ cây Aristolochia fangchi, vì cách viết chữ Hán tương
tự có thể đã lẫn lộn với cây Stephania tetrandra (2).
Theo
giáo sư Đỗ Tất Lợi, phòng có nghĩa là phòng
ngừa, kỷ là cho mình, vậy phòng kỷ là vị thuốc
có tác dụng phòng ngừa tật bệnh cho mình. Nó là tên dùng
để chỉ nhiều vị thuốc nguồn gốc
thực vật khác nhau (ĐTL, PHH) :
1. Phấn phòng kỷ (Radix
stephaniae tetrandrae) hay phòng kỷ là rễ phơi hay sấy
khô của cây phấn phòng kỷ Stephania tetrandra S. Moore
(fen fang ji), thuộc họ Tiết dê (ĐTL) hay Dây mối
(PHH) Menispermaceae.
2. Quáng phòng kỷ hay
mộc
phòng kỷ, đăng phòng kỷ, cũng
còn được gọi phòng kỷ (như 1) là rễ phơi hay sấy
khô cây quảng phòng kỷ Aristolochia westlandi
Hemsl,
thuộc họ Mộc thông (ĐTL) hay Sơn dịch (PHH) Aristolochiaceae.
3. Hán trung phòng kỷ (Radix
aristolochia heterophyllae) là rễ phơi hay sấy khô cây hán
trung phòng kỷ hay thanh mộc hương Aristolochia heterophylla
Hemsl cùng họ Mộc thông.
4. Mộc phòng kỷ (như
2) là rễ phơi hay sấy khô của cây mộc phòng kỷ Cocculus
tribolus DC., thuộc họ Tiết dê (ĐTL) .
Một tên chỉ định cả cây
lẫn rễ, lại thêm một tên dùng cho nhiều cây, nhiều rễ
thì càng gây lẫn lộn. Mặt khác ở Việt Nam, cùng họ Tiết
dê còn có những cây Stephania khác : cây bình vôi S.
rotunda Lour., cây dây lõi tiên S. long Lour., cây dây
nối S. hernandifolia Spreng, cây
dây đồng tiền S. pierrei Diels ; trong họ Mộc thôngthì
còn có những cây Aristolochia khác : cỏ sơn dịch
A.
indica L. (đã từng bị lầm
với Cocculus leaeba), cây mộc thông (như 1 và 2) hay cây
mộc thông mã đâu linh A. manshuriensis Kom, cây mã đâu
linh hay cây dây khố rách A. roxburghiana Klotsch
(ĐTL) .... Rất dễ hiểu khi thấy tên cây nầy được
đặt vào thân cây kia, nhất là khi ta š thức xác định
tên cây là một việc vô cùng tế nhị.
Dựa lên sự kiện xảy ra
bên Bỉ và sau nầy nhiều trường hợp khác ở Pháp, Phòng
Bảo hiểm y tế sản phẩm sức khỏe Pháp, trong một thông
cáo đề ngày 23.08.2000, ra hiệu báo
động và lên án hai cây S. tetrandra (đã
bị lầm lẫn với cây A. fangchi) và Magnolia officinale.
Cây
hậu phác (cũng là tên vỏ và rễ cây sấy khô) M. officinale
Rehd.
et Wils. thuộc học Mộc lan (ĐTL) hay Dạ hợp (PHH) Magnoliaceae
là
một cây vỏ dày (hậu là dày), "trông chất phác". Chất độc
trong cây
S. tetrandra được chỉ
định là aristolochic acid, không những phá hoại thận
mà còn là một tác nhân gây đột biến và là một chất phát
ung thư. Phòng Bảo hiểm nói trên kêu gọi điều tra thêm,
thiết lập bản tổng kết thương tổn u trên các bệnh nhân
đã từng dùng thuốc phòng kỷ ở Pháp và báo cáo cho Trung
tâm cảnh giác dược lý địa phương (1). Mặc dầu
aristolochic acid bị cấm chỉ bên Hoa Kỳ từ 1983, ở Pháp từ
1998, những nhà khảo cứu thấy cần phải cảnh giác vì đã
khám phá hiệu lực chậm hoãn đáng gờm của nó : càng dùng
lâu, nó càng tích tụ, hiệu ứng càng lớn, bệnh tình càng
trầm trọng.
Thật ra, aristolochic acid không
phải chỉ tìm ra được trong A. tetrandra và A. fangchi
mà còn trong hầu hết các cây Aristolochia (và cả trong
nhiều cây Asarium) thuộc họ Mộc thông : A. acuminata,
A. multiflora, A. bracteata (5), A. debilis (8),
A.
indica, A. rigida, trong thân A. maxima, A. pandurata, trong
thân và lá A. kunmingensis (12), trong thân và rễ
A.
kankauensis (13), trong thân, lá và rễ
A. clematitis,
trong rễ A. moupinensis, A. serpentaria, A. longa
(10),
A.
mollissima (6,9), trong cũ A. kwangsiensis (7),
trong fangji A. fangchi, A. heterophylla, A. moupinensis, A. austoszechuanica.
Đằng
khác, không phải chỉ có một mà nhiều aristolochic acid
: 6 trong A. clementitis, 5 trong A. kankauensis (13),
2 trong A. heterophylla
và A. rigida (13).
Nhiều cấu trúc với sườn phenanthren đã được xác định.
Năng suất chiết xuất aristolochic acid tương đối nhỏ : 0,05%
trong A. moupinensis, 0,02% trong A. fangchi. Dùng
ammoniac trích chiết, 100g A. fangchi đem
lại 206,7mg sau sắc khí trên silicagel.
Acid
aristolochic cũng đã được phát hiện dưới hình thức
dẫn xuất : 5 ariskanin và carboxylic methyl ester trong thân và
rễ A. kankauensis , 4 aristophyllid , 3
aristoloterpenat tức là sesquiterpen ester trong thân và rễ A.
heterophylla , methyl ether ở A. moupinensis, A. indica , methoxy
ở A. delibis. Bên cạnh aristolochic acid còn tìm ra alcaloid
ở Stephania tetrandra, A. fangchi, aristolactam trong rễ A.
longa, aristolactam glucosid ở A. indica, 9 aristolactam alcaloid
trong thân và lá A. kunmingensis, flavonol glycosid ở A.
rigida, allantoin ở A. fangchi, sitosterol, magnoflorin trong
rễ A. moupinensis (ping ma dou ling) và A. heterophylla,
coumaric
acid, syringic acid, palmitic acid, moupinamid, coumaramid ở A. fangchi
và
A.
moupinensis.
Aristolochic acid không phải
là một chất mới được khảo cứu.
Năm 1892, Pohl đã nhận thấy thuốc phòng kỷ có hiệu
nghiệm, không phải chỉ nhờ tác dụng diệt khuẩn yếu mà
còn nhờ tăng gia thể tích hạch nhân
từ đó tăng gia sự lặp lại cuộc phân chia tế bào. Nửa
thế kỷ sau, tác dụng yếu của muối kali acid được nêu
rõ trên Bacillus cubtilis và hoàn toàn vô hiệu trên nhiều
vi khuẩn khác. Một dung dịch 5 microg/cm3
natri aristolochat đạt chỉ số gián phân tối cao (0,88%) và
một kích thích bạch huyết bào con người lớn nhất, nhưng
quá liều lượng ấy thì hết còn tác động và qua 50 microg/cm3
thì tế bào hết phân chia, thể sắc kết dính ở tế bào
kỳ giữa (metaphase). Tiêm tĩnh mạch vào thỏ với liều lượng
1mg/kg, acid gây hoại tử tế bào biểu mô và thiếu máu cục
bộ vỏ ngoài, phá huỷ một phần tiêu quản cuốn (convoluted
tubules) ở đầu gần thận, từ đó
có tác dụng chận tiểu ở tuyến yên sau. Tiêm nhiều
lần vào phúc mạc chuột, acid ức chế sự phát triển u gan
cổ trướng nhưng không hiệu nghiệm trước nhiều loại sacom
và carcinom khác, trừ Adenocarcinoma 755. Trích chiết từ A.
rigida, nó có hoạt động ngẫu
biến, tuy nhẹ. Trích chiết từ A. longa, nó tác
dụng mạnh lên bạch cầu P-388 và ung thư biểu mô phế quản
; cũng như aristolactam, nó có hoạt động kháng vi khuẩn chống
các trùng Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus
faecalis, Staphylococcus aureus và S. epidermides (10).
Trích chiết từ A. bracteata, nó có tác dụng khử khuẩn
lên những trùng Dysdercus koenigii, Aedes aegypi, Tribolium castaneum
(5).
Một báo cáo nghiên cứu của Viện Y học Trường Đại học
Louvain bên Bỉ cho biết tế bào ung thư biểu mô đa tiêu chuyển
tiếp đã được tìm ra trong bốn bệnh nhân dùng thuốc chứa
đựng
aristilochic acid nhưng thử trên chuột thì thuốc nầy
chỉ gây khối u chứ chẳng thấy xơ hóa khe thận (15).
Aristolochic acid kích thích hệ
thống lưới nội mô và gạc bỏ tác dụng suy giảm hệ thống
nầy của chloramphenicol (4). Trích chiết từ A. mollissima
(6),
A.
debilis (8), nó có tiềm lực thực bào, trích chiết
từ A. mollissima nó còn có hoạt động
ngăn chặn thai nghén (9), trích chiết từ A.
kwangsiensis nó được dùng để
trị liệu bệnh nhân bị giảm bạch cầu
(7).
Alcaloid chiết xuất từ rễ A. fangchi
là những chất
ức chế acetylcholin esterase, được dùng để chữa loạn dưỡng
hệ cơ, sa sút trí tuệ, những chứng Alzheimer, thuộc đường
tiêu hóa
(11). Aristolactam alcaloid trích chiết
từ A. kankauensis
ức chế hoạt
động tiểu cầu
(13). Trích chiết từ thân
và lá A. kunmingensis,
aristolacton
có khả năng ức chế nhân tố kích động tiểu cầu với
IC50 ở 2,63.10-5 M (12). Những
aristolochic acid ester loại sesquiterpen trích chiết từ thân và
rễ A. heterophylla đều có tính
chất chống những tế bào u gan (14,16). Aristolochic
acid trích chiết từ A. acuminata và A. multiflora
ở
Madagascar rất độc cho những hệ thống cây trồng, hoạt động
lớn nhất lên tế bào khối u mụn cây. Một văn b¢ng
Nhật Bản đề nghị dùng nó làm thuốc diệt cỏ, chống những
trùng Stellaria media, Chenopodium album, Amaranthus retroflexus, Lindemia
pyxidaria, Setaria viridis mà không độc hại cho lúa mì và
đậu xanh.
Cũng cần biết thêm những
hoạt chất tetrandrin, fanfchinolin, cyclanolin, berbamin chỉ tìm
ra được trong fang gi S. tetrandra. Phần chiết từ rễ
có tính chất ức chế cuộc sản xuất interleukin-6 và được
dùng đễ chữa những chứng miễn dịch do interleukin-6 gây
ra (28). Trong phần chiết nầy,
những alcaloid có tính chất ức chế enzym chuyển đổi angiotensin
55,4%, LC50 trên 800 mg/kg hay trên 250mg/kg i .p.
tùy chất (26). Cũng chiết xuất từ rễ (han fang ji),
những chất alcaloid tetrandrin và dimethyl tetrandrin có tác dùng
nhỏ giảm đau trên chuột. Riêng tetrandrin có tác dụng lớn
chống Mycobacterium tuberculosis (63,0%) nhất là khi dùng
chung với phthivazid, streptomycin hay ethoxid (98,6%) (17).
Nó cũng có tính chất ức chế enzym chuyển đổi angiotensin
75,9% với 1mM (21), được
dùng làm thuốc điều hòa máu (thuốc viên 80-400 mg, uống
3 lần mỗi ngày) (18). Cũng cùng tính chất là tetrandrin
oxid 72,3% với 1mM (22), dimethyl phenanthro dioxo ethylamin
(19),
tridehydro fanchinolium hydroxid 80,4% với 0,1mM (20)
hay fangchinolin với liều lượng 50ml / kg giảm hạ huyết áp
huyết ở chuột khoảng từ 200 đến 183 mmHg trong 2 tiếng đồng
hồ (23), khoảng từ
192 đến 157mmHg, LD50 trên 1g/kg p.o. và trên 100
mg/kg i .p. (24). Chất sau nầy
được dùng để chữa trị đau thắt ngực (25)
còn những chất kia là thành phần những thuốc chữa huyết
áp (19,23,24). Bên phần những alcaloid berbamin thì ức
chế acetyl esterase với IC50 (1,0-6,2) 10-6 M
(27).
Ở
các nước Á Đông, Phi châu, truyền thống dùng thuốc cây
cỏ, động vật vật có từ lâu và vẫn còn được
thông dụng. Ở các nuớc Âu Mỹ, nhờ khoa học phát triển
mạnh mẽ, dược phẩm dựa lên hóa chất nhân tạo tổng hợp
nên dần dần các liều thuốc cây cỏ bị bỏ quên.
Gần đây thôi, phong trào trở lại với thiên nhiên bùng
phát, các phòng bào chế tung ra nhiều thuốc men chữa bệnh
cũng như mỹ phẩm dựa lên những cây cỏ đã từng có thành
tích trong sách vở cổ truyền Trung Hoa, Ấn Độ. Ngay cả Tổ
chức Quốc tế Sức khỏe cũng có chiến lược khai thác y
khoa cổ truyền, trong ấy liều thuốc cây cỏ cũng như châm
cứu chiếm phần quan trọng. Ngày nay, hằng tỷ người trên
thế giới là môn đồ các phương pháp thiên nhiên ấy, nhưng
nhìn kỹ chỉ có chừng 0,4% các bản báo cáo khoa học chú
trọng đến vấn đề. Con số nầy
chỉ rõ cây cỏ chưa được khảo cứu tường tận để ta
mặc sức tự do sử dụng. Vừa rồi, Trung tâm Quốc tế Khảo
cứu Ung thư (CIRC) ở Lyon đã cho xuất bản một cuốn
sách dày kê khai có hệ thống những chất gây ung thư, trong
ấy nỗi bật những loại phòng kỷ và một số cây khác đến
nay được xem là vô hại. Cũng cần được theo dõi kỹ
là những loại ma hoàng Ephedra : E. sinica Staff., E. equisetina
Bunge,
E.
intermedia Schrenk et Mey, thuộc họ Ma hoàng
Ephedraceae,
với
hoạt chất ephedrin, bên ta thường dùng để chữa viêm khí
quản, hen suyễn, cảm mạo, trong thuốc Tây được quảng cáo
"hút mỡ như bọt biển", và "làm giảm mức triglycerid và cholesterol"
hay "làm nảy nở các bắp thịt" ! Bên Hoa Kỳ, đến
nay đã có gần 100 người chết vì nạn tim hay mạch
não vì dùng các loại dược phẩm
có hoạt chất nầy. Nó vừa bị kết tội tăng huyết áp,
gây biến cố tim, mạch, loạn tinh thần
(3).
Thuốc cây cỏ thiên nhiên rất tốt nhưng không thể dùng bất
cứ thế nào.
Nghiên cứu và
Phát triển 4-5(42-43) 2003,
khoahoc.net 27.03.2008
Tham khảo
1- Roger-Louis Blanchini, Mortelles
racines, L’Express 23.11 (2000) 54-55
2- Fabien Gruhier, La roulette
russe des plantes chinoises, Le Nouvel Observateur 05.03 (2003)
78-81
3 Jean-Luc Breda, Attention au
coupe-faim ! L’Express 17.07 (2003) 39
Aristolochic acid
4- G. Lemperle, F. Herdter, F. Gospos,
Stimulating
or depressing effect of various drugs on the phagocytic function of the
RES (reticuloendothelial system), Advan. Exp. Med. Biol. 15
(1971) 87-94
5- B.P. Saxena, O. Koul, K. Tikku,
C.K. Atal, Aristolochic acid - an insect chemosterilant from Aristolochia
bracteata Retz, Indian J. Exp. Biol. 17(4) (1979) 354-60
4- G. Lemperle, F. Herdter, F. Gospos,
Stimulating
or depressing effect of various drugs on the phagocytic function of the
RES (reticuloendothelial system), Advan. Exp. Med. Biol. 15
(1971) 87-94
5- B.P. Saxena, O. Koul, K. Tikku,
C.K. Atal, Aristolochic acid - an insect chemosterilant from Aristolochia
bracteata Retz, Indian J. Exp. Biol. 17(4) (1979) 354-60
6- L.S. Ding, M.S. Ho, F.C. Lou,
Studies
on the chemical constituents of Aristolochia mollissima,
Chung Ts’ao
Yao 11(11) (1980) 487
7- S.Y. Li, C. Yao, Isolation
and identification of the chemical constituents in Aristolochia kwangsiensis
Chun and How, Chung Ts’ao Yao, 12(2) (1981) 25
8- Z.L. Chen, B.S. Huang, D.Y. Zhu,
Studies
on the active principles of Aristolochia delibis. II. 6-Hydroxyaristolochic
acid A and 7-methoxyaristolochic acid A, Hua Hsueh Hsueh Pao 39(3)
(1981) 237-42
9- W. Wang, J. Zheng, Pregnancy-terminating
effect and toxicity of an active component of Aristolochia mollissima Hance,
aristolochic acid A, Yaoxue Xuebao 19(6) (1984) 405-9
10- J. Hinou, C. Demetzos, C. Harvala,
C. Roussakis, Cytotoxic and antimicrobial principles from the roots
of Aristolochia longa, Int. J. Crude Drug Res. 28(2)
(1990) 149-51
11- T. Yamaguchi, T. Ogino, S. Sato,
M. Chin, Acetylcholine esterase inhibitors containing alkaloids,
Jpn.
Kokai Tokkyo Koho JP 04,159,225 (1992) 6 tr
12- X. Wang, G. Han, The chemical
constituents of Aristolochia kunmingensis, Yunnan Zhiwu Yanjiu 15(3)
(13- T.S. Wu, L.F. Ou, C.M. Teng, Aristolochic acids, aristolactam alkaloids
and amides from Aristolochia kankauensis, Phytochem. 36(4)
(1994) 1063-8
14- T.S. Wu, Y.Y. Chan, Y.L. Leu,
P.L. Wu, Y. Chia, Y. Mori, Four aristolochic acid esters of rearranged
ent-elemane sesquiterpenes from Aristolochia heterophylla, J. Nat.
Prod. 62(2) (1999) 348-51
15- J.P. Cosyns, R.M. Goebells,
V. Liberton, H.H. Schmeister, C.A. Bieler, A..M. Bernard, Chinese herbs
nephropathy-associated slimming regimen induces tumors in the forestomach
but no interstitial nephropathy in rats, Arch. Toxicol. 72(11)
(1998) 738-43
16- T.S. Wu, Y.Y. Chan, Y.L. Leu,
Z.T. Chen, Sesquiterpens esters of aristolochic acid from the root and
stem of Aristolochia heterophylla, J. Nat. Prod. 62(3)
(1999) 415-8
Stephania tetrandra
17- S.A. Vichkanova, L.V. Makarova,
N.I. Gordeikina, Tuberculostatic activity of preperations from plants,
Fitontsidy
Mater. Soveshch. 6th (1969-1972) 90-4
18- K.. Kubota, T. Ogino, H. Sasaki,
M. Chin, Tetrandrine analogs extracted from Stephania tetrandra roots
for improving blood circulation, Jpn. Kokai Tokkyo Koho JP
62,209,018 (1987) 10 tr
19- T. Ogino, S. Sato, H. Sasaki,
M. Chin, Pharmaceuticals containing N,N-dimethylphenanthro[3,4-d]-1,3-dioxol-5-ethylamine
as a angiotensin I converting enzyme inhibitor, Jpn. Kokai Tokkyo
Koho JP 62,207,215 (1987) 4 tr
20- T. Ogino, S. Sato, H. Sasaki,
M. Chin, Isolation and structure determination of 1,3,4-tridehydro fangchinolium
hydroxyde, Jpn. Kokai Tokkyo Koho JP 62,294,684 (1987)
5 tr
21- T. Ogino, S. Sato, H. Sasaki,
M. Chin, Angiotensin I converting enzyme inhibiting activity of tetrandrine,
fangchinoline and derivatives thereof and pharmaceutical compositions containing
them, Jpn. Kokai Tokkyo Koho JP 62,207,216 (1987) 11
tr
22- T. Ogino, S. Sato, H. Sasaki,
M. Chin, Isolation of new alkaloids from Stephania tetrandra as antihypertensives,
Jpn.
Kokai Tokkyo Koho JP 62,205,084 (1987) 5 tr
23- T. Ogino, M. Chin, K. Fukuyama,
K. Kawashima, Antihypertensive fangchinolines from Menisperaceae and
pharmatical compositions containing them, Jpn. Kokai Tokkyo KohoJP
01,113,392 (1989) 7 tr
24- T. Ogino, S. Sato, M. Chin,
K. Kawashima, Antihypertensives containing new alkaloids, Jpn.
Kokai Tokkyo Koho JP 02 78,681(1990) 9 tr
25- K. Fukuyama, S. Sato, T. Ogino,
Fangchinolines
for treatment of angina pectoris, Jpn. Kokai Tokkyo KohoJP 02,243,627(1990)
7 tr
26- T. Ogino, S. Sato, H. Sasaki,
M. Chin, Alkaloids of Stephania tetrandra and antihypertensives containing
them, Jpn. Kokai Tokkyo Koho JP 02,311,464 (1990) 8 tr
27- T. Ogino, T. Yamaguchi, H. Sato,
M. Chin, Isolation of berbamine alkaloids from a acetylcholine esterase
inhibitors, Jpn. Kokai Tokkyo Koho JP 04,159,278 (1992)
10 tr
28- K.H. Pyun, I. Choi, H.S. Kang,
J.J. Lee, Y.H. Kim, Extracts of Stephania tetrandra for inhibition of
interleukin-6 production, PCT Int. Appl. WO 95 33, 473 (1995)
43 tr |