Rau
răm đất cứng dễ bứng khó trồng
Dẫu
thương cho lắm cũng chừng người ta.
Ca
dao
Một
câu hát dân gian miền Nam về cây cải và rau ram nghe đã lâu,
gần đây tôi mới đuợc đọc một cách giải thích của hai
tác giả Đinh Phong (3) và Nguyễn Phúc Liên Kỳ (2),
tóm lượt như sau.
Vào
năm 1783 sau khi mất Gia Định lần thứ ba, Nguyễn Vương (tức
Nguyễn Ánh, vì ông được tôn làm Tân Chính Vương năm 1778)
phải chạy ra vùng đảo Phú Quốc. Nhưng lại bị thua trận,
Nguyễn Vương phải trốn ở vùng đảo Côn Lôn. Ông lại thua
tiếp một trận lớn khác ở vùng nầy, may vẫn thoát nguy
và trốn lại được ở đây. Trong tình thế tuyệt vọng đó,
Nguyễn Vương đã liên lạc được với Giám mục Bá Đa Lộc
và đi đến quyết định cầu viện nước Pháp. Giám mục
Bá Đa Lộc yêu cầu cho một Hoàng tử đi theo phái đoàn cầu
viện để cho việc thương thuyết dễ dàng hơn. Nguyễn Vương
chọn Hoàng tử Hiệp (sáu tuổi), con duy nhất của bà Thứ
phi Phi Yến. Bà Phi cực lực phản đối ý định cầu viện
người Pháp: "Việc đánh nhau với Tây Sơn là chuyện trong
nhà, chúa công không nên nhờ vả ngoại bang. Nếu thắng Tây
Sơn cũng chẳng vẻ vang gì mà còn nhiều điều rối răm về
sau" (3). Bà Phi Yến, sau khi việc năn nỉ cho con phải
đi không kết quả, có tiếng cãi lời Nguyễn Vương. Ông ra
lệnh giam Bà trong hang núi ở một đảo nhỏ khác. Hoàng tử
Hiệp khóc và cũng không chịu tuân lệnh đi theo phái đoàn.
Trong lúc ấy quân Tây Sơn đang vây vùng nầy và đang truy lùng
Nguyễn Vương. Ông ra lệnh quăng Hoàng tử Hiệp xuống biển
và thoát chạy. Sau khi tìm được nơi trú ẩn an toàn, ông
cho Hoàng tử Cảnh, người con duy nhất của Bà Nguyễn Phi
(sau nầy được tôn làm Cao Hoàng hậu Tống Thị) theo Giám
mục Bá Đa Lộc đi Tây. Năm 1893, vào tuổi 13, Cảnh được
lập làm Đông cung Thái tử nhưng ông rủi to chết vì bệnh
đậu mùa khi lên 21 tuổi, một năm trước khi cha mình toàn
thắng và lên ngôi hoàng đế. Sau khi vua Minh Mạng lên ngôi,
nhân chuyện lộn xộn trong cung cấm, con cháu Đông cung Cảnh
bị gạch tên trong sổ hoàng tộc, đồng thời bị giáng làm
thứ dân, để lại một hậu duệ khá nổi tiếng là Kỳ Ngoại
hầu Cường Để, cháu sáu đời vua Gia Long.
Hoàng
tử Hiệp có biệt danh là Ông Hoàng Cải và Bà Phi Yến
có biệt danh là Bà
Phi Răm. Theo một dị bản thì không
có tên Hiệp, Hoàng tử Hiệp chính là Hoàng tử Cải; hai Hoàng
tử Cải và Cảnh chơi rất thân với nhau, khi vua chọn Cảnh
đi theo phái đoàn, Cải buồn rầu khóc lóc, Nguyễn vương
tức giận nghĩ Cải dám ngăn cản ý định của ông ta nên
cho quăng Cải xuống sông ! (1). Có tác giả cho Răm
là tên con sông chảy vào hạ lưu sông Tiền Giang rồi có câu
ca dao được sáng tác để đời, khéo hoàng tử Cảnh là "cây
cải" (câu trên) để đối rất chỉnh với "rau răm" (câu dưới)
- một địa điểm lịch sử "mồ chôn xác giặc" (5).
Dân chúng vớt xác ông Hoàng Cải và chôn cất, xây mộ đàng
hoàng và gọi ngôi mộ ông Hoàng Cải là Mả Cậu. Về phần
Bà Phi Yến, sau khi bị Nguyễn Vương giam vào một hang sâu
ở phía nam Côn Đảo, dân địa phương cất nhà cho Bà cư
trú ở xóm An Hải vùng Cỏ Ống. Bà đã sống một đời đau
khổ vì mất con trong khi trông chờ sự trở về của Nguyễn
Vương.
Vì
câu chuyện trên, sau khi Bà chết, dân chúng đã đặt ra hai
câu hát:
Âu
ơ....
Gíó
đưa cây cải về trời,
Rau
răm ở lại chịu lời (đời ?) đắng cay.
Cái
chết của Bà Phi Yến lại là một chuyện thương tâm khác.
Sau nầy, trong một đêm, sau buổi lễ cúng đình, một tên
cường hào vào chỗ ngủ tạm của Bà định cưỡng hiếp.
Hắn ta chỉ nắm trúng một tay của Bà. Bà chống cự, dân
làng bắt được tên đó. Sáng hôm sau, sau khi cảm ơn dân
chúng đã cứu Bà, trước mặt dân làng, Bà dùng dao chặt
cánh tay đã bị tên vô lại vấy bẩn đêm qua; và để tỏ
lòng trong sạch cao quý của một Hoàng Phi, Bà đã rút cây
trâm cài đầu mà Nguyễn Vương tặng Bà năm xưa đâm sâu
vào cổ tự sát. Dân chúng địa phương chôn cất Bà bên cạnh
Mả Cậu, và họ thờ cúng Bà ở An Sơn Miếu, thuộc đạo
Côn Lôn Nhỏ, nơi Bà bị giam giữ khi xưa, ngày giỗ 18 tháng
10 âm lịch. Do đó, đảo Côn Lôn Nhỏ nay có tên là Hòn Bà.
Đây là một truyền thuyết, tất nhiên có nhiều dị bản,
thêm thắt ít nhiều. Gần đây, tác giả Đinh Văn Hạnh (4)
bỏ công sưu tầm thì không thấy Bà Phi Yến, tên thật Lê
Thị Răm, sinh hoàng tử Cải, trong lịch sử cũng như trong
Nguyễn Phúc Tộc thế phả. Ông cũng nghi ngờ sự kiện chúa
Nguyễn Ánh có thuyền bè, binh lực để vượt biển ra Côn
Lôn/Côn Đảo ; có thể đó là đảo Cổ Long (chuyển chữ
Koh Kong) nằm phía biển Campuchia. Còn An Sơn Miếu với bức
hoành phi sơn son thép vàng, những câu đối ca ngợi đức bà
có thể là nơi thờ Bà Chúa Tiên, hoặc Bà Chúa Ngọc là vị
thần bảo trợ dân cư miền biển và hải đảo, hay là đền
thờ Thủy Long Thánh Phi, một nữ thần sông nước, có hai
người con là Cậu và Bà Cậu.... Dù sao, câu hát luôn còn
đó, thể hiên một di sản văn hóa phi vật thể, gắn với
ngôi đền, một di sản văn hóa vật thể: một căn cứ để
được xếp hạng trong quần thể di tích lịch sử cách mạng
nhà tù Côn Đảo!
Rau
cải còn được gọi cải dưa, cải canh (ĐTL), bẹ xanh (PHH),
từ 1859 mang tên khoa học Brassica juncea (L.) Czern. (có
khi thêm Coss.(5)), thuộc họ Chữ thập (ĐTL) hay Thập
tự (PHH) Cruciferae hay Brassicaceae. Rau cải cũng còn
mang tên Sinapsis juncea L., nên giới tử tức là hạt phơi
hay sấy khô lấy từ trái chín được gọi Sinapsis
hay
Semen
sinapsis: hắc giới tử lấy từ Brassica nigra, bạch
giới tử từ Brassica alba, vân đài tử từ Brassica
campestris. Nguồn gốc Trung Á và Đông Á, người Tàu thường
gọi rau cải là zhacai(12), người Nhật takana(9),
còn Anh Mỹ thì có tên mustard (8,13) tức là
moutarde
của Pháp, nổi tiếng với nhãn hiệu gia vị Moutarde de Dijon
(6)
trong một số các mù tạt khác. Thật ra, mù tạt nầy
được chế biến nhiều hơn từ cây
Brassica nigra hay
Sinapsis nigra ứng dụng tinh dầu allyl sevenol. Trong thế
chiến thứ hai, và gần đây trong cuộc xung đột Iran-Irak,
người ta có sử dụng một loại khí tác chiến cốt yếu
là dichlorethyl sulfid, tác dụng lên mặt da, màng mắt, xơ phổi,
tủy xương gây nốt phỏng, chấn thương, ngạt thở, hen suyển,
viêm phế quản, suy thoái xương dẫn tới tử vong, mang tên
ypérite (từ tên thành phố Ypres, bên nước Bỉ, nơi
được nếm mùi đầu tiên), nhưng cũng còn nôm na được gọi
khí mù tạt vì cho toát ra cùng một mùi hắc. Rau cải là một
loài cỏ mọc một năm hay hai năm, có thể cao tới 1m hay 1m50.
Lá phía dưới rãnh sâu, phiến lá lượn sóng, mép có răng
cưa to thô, hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu vàng, quả
hình trụ, có mỏ ngắn, hạt hình cầu. Hạt khô không có
mùi, vị như có dầu lúc đầu, nhưng sau có vị cay nóng, tán
nhỏ với nước sẽ có tinh dầu mùi hắc xông lên (ĐTL). Hoa
màu vàng, họp thành cụm cuối ngọn. Có nhiều loại cải
khác như cải bẹ trắng B. chinensis L., cải tùa sại
B.rapa
L., nhưng gần giống rau cải nhất là cải ngọt
B. integrifolia
(West.) O.B. Schultz, hoa vàng tươi, chỉ cao 0,5-1m (PHH).
Mùi
thơm của rau cải là do các chất dễ bốc hơi mà lại. Qua
máy sắc ký khí, 41 chất đã được xác định trong cải zhacai
Tứ Xuyên mà những chất chính là những nitril (buteno, phenylaceto,
phenylpropiono), isothiocyanat (allyl, phenylethyl), benzen (allylmethoxy,
propenyl) cùng methoxybenzofuran, dimethyltrisulfid (12). Lá
cải tanaka Nhật Bản B. juncea integrifolia thì cống hiến,
ngoài 4 nitril, 8 isothiocyanat, 2 sulfid, một số 11 acid, 9 phenol,
8 este, 4 rượu, 2 carbonyl, 8 hydrocarbon (9). Bên xứ
ấy dầu, chiết xuất từ cải đem chưng, chứa đựng 55 chất
từ hột (7), 34 chất từ lá, hoa, cành, rể mà phần
lớn là những isothiocyanat (allyl, butyl, butenyl, phenylethyl) trong
hột, những nitril (phenyl, phenylpropio) trong hoa, lá, rễ. Dưới
dạng dẫn xuất allyl (AITC) (11), nếu cho tác dụng
isothiocyanat với hydrogen sulfid thì hỗn hợp AITC-SO3
làm dịu mùi hắc của mù tạt (13). Trong hột cải,
những thành phần erucic acid, tocopherol, glucosinolat thay đổi
với khí hậu (8). Những acid béo không bảo hòa có
nhiều trong hột cải ở Ai Cập dưới dạng methyl este bên
cạnh bêta-amyrin và bêta-sitosterol. 15 acid amin phát hiện ở
thể tự do trong lá cải Ấn Độ: alanin, arginin, aspartic acid,
cystin, glutamic acid, histidin, isoleucin, leucin, lysin, prolin serin,
threonin, tryptophan, tyrosin và valin hầu hết, trừ lysin, tìm
ra được trong cơ thể con sâu Lipaphis erysimi ăn lá cải.
Hột cải vàng ở Pháp, dùng để làm mù tạt, chứa đựng
nhiều lipid, protein, sinigrin, đường, ít thớ sợi, hemicellulôt
và khoáng chất trong hột vàng so với hột nâu (6).
Trái
với estradiol độc hại cho tế bào, chất estramustin trong cải
tác dụng lên sườn tế bào gây hỗn loạn trong cuộc phân
giải những tế bào khối u ở tiền liệt tuyến (10)
từ đấy có thể trở nên một liều thuốc. Như vậy cũng
dễ hiểu thấy cây cải là thành phần những liều thuốc
chữa trị ung thư đủ loại, từ phổi, gan, vú, xương qua
dạ dày, thực quản, bạch cầu. Cây cải cũng có mặt trong
nhiều thang thuốc được đăng ghi thành văn bằng sáng chế
chữa trị những chứng như ho hen, hen suyển, viêm phế quản,
viêm mũi, viêm mạch, đau khớp, thấp khớp, đau lưng, đau
kinh, đau đầu, khó ngủ, chóng mặt, bệnh trĩ. Cây cải còn
là một chất giảm đau có hiệu lực nên được cho vào thuốc
xoa bóp bên ngoài không gây phụ thuộc, chịu bất cứ thuốc
nào khác. Ngoài ra, giới tử, tức là hạt cây cải phơi hay
sấy khô, còn có khả năng chóng sói tóc nên được cho vào
liều thuốc xức hay uống làm tóc chóng mọc (15).
Sau cùng, hỗn hợp với những cây thuốc khác như ngải cứu
Artemisia
vulgaris, đinh hương Eugenia caryophyllata, viễn chí Polygala
tenuifolia, bách diệp Thuja orientalis, táo nhân Ziziphus
jujuba, ....trong glycerol và xi rô tinh bột, cây cải được
quấn làm điếu thuốc hay xì gà không thuốc lá qua một văn
bằng sáng chế Hàn Quốc (14). Ở bên ta, giới tử
được dùng làm thuốc chữa ho, viêm khí quản, ra mồ hôi,
dùng ngoài dưới dạng cao dán, trị đau dây thần kinh, ngày
uống 3-6g, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột (ĐTL).
Rau
răm còn được gọi thủy liểu, mang tên khoa học Polygonum
odoratum Lour., sau nầy còn mang tên Persicaria odorata (24),
thuộc họ Rau răm (ĐTL) hay họ Răm (PHH) Polygonaceae, thường
hay bị lầm tên với Polygonatum odoratum là cây ngọc trúc
thuộc họ Hành tỏi Liliaceae.Rất được thông dụng
trong các món ăn ở Á Đông, nó được gọi daun laksa
bên Mã Lai, pak paw bên Thái Lan(21) có khi sojak(24).
Còn người Hoa Kỳ, từ ngày thấy người Việt và người
Hmông sử dụng nhiều loại rau nầy (20) thì cũng
để ý đến và thường gọi rau răm là bạc hà (mint)
hay ngò (coriander) Việt Nam (21,24). Rau răm sống
hằng năm, toàn thân, rễ và lá vỏ đều có mùi thơm đặc
biệt dễ chịu. Thân mọc bò, từ mỗi đốt mọc ra rất nhiều
rễ, có từng phần thân mọc thẳng đứng lên cao chừng 35-40
cm. Lá đơn mọc so le, bẹ chìa ngắn, trên mặt có những gân
chạy song song. Hoa hường dợt (PHH) mọc thành bông hẹp, gầy,
đơn độc hoặc xếp đôi hay thành chùm có ít nhánh. Quả
nhỏ, ba cạnh, hai đầu nhọn, bóng nhẵn (ĐTL).
Cống
hiến mùi vị rau răm là những aldehyd trong thân cây, đặc
biệt hexanal, decanal, undecanal, dodecanal, sulfanylhexanal, polygodial
và những chất rượu như hexenol, sulfanylhexenol (24).
Ở Trung tâm Khảo cứu Vân Nam, 52 chất đã được xác định,
nhiều nhất là decanal, dodecanal, dodecanol bên cạnh decen, benzen,
decanol, caryophyllen oxid (23). Những thành phần trong
rau răm miền Nam Úc cũng tương tự (%): decanal (27,73), dodecanal
(44,05), decanol (10,88) (17). Dùng sắc phân ký khí phối
hợp với phối ký, những nhà khảo cứu ở Trung tâm Giáo
dục và Phát triển Sắc phân ký Hà Nội đã rà ra được
50 hợp chất và xác định được 28, nhiều nhất là (%) :
bêta-caryophyllen (36,5), dodecanal (11,4) và caryophyllen oxid (8,2)
(16).
Bên phần những nhà khảo cứu Hoa kỳ ở Viện đại học
Illinois, nhân tìm kiếm những hương vị tương tự mùi thơm
của cây ngò (cilantro, Coriandrum sativum), đã xác
định ra trong rau răm, mà họ gọi là cây ngò Việt Nam, dodecanal
và những alkanal nhưng không tìm ra những alkenal như dodecenal
thấy trong cây ngò (21). Ở Viện đại học California
thì họ đã tìm ra được những khoáng chất Ca, Mg, Mn (20).
Như cây giền (amaranth), hột mè trắng hoặc đen, rau
răm ở Thái Lan chứa đựng khoáng chất Ca (2-7%) ít thấm tách
với một mức oxalat khá cao (680-2620 mg/100g), mức oxalat nầy
có thể giới hạn sự hấp thu Ca của cây rau trong thức ăn
(22).
Từ
rễ rau răm, nhiều chất homoisoflavonoid đã được chiết xuất,
làm ròng và xác định cấu tạo. Chất dihydro hydroxyphenolmethyl
dihydroxy methyl methoxy benzopyranon được dùng để phòng ngừa
và chữa trị ung thư tế bào nhờ có khả năng gây ra trong
tế bào phản ứng bcl-2 photpho hóa với những hiệu ứng của
paclitaxel là một tác nhân điều trị hóa học đã từng được
biết (18). Nhóm khảo cứu viên ở Viện đại học
Rutgers ở New Brunswick, tác giả văn bằng sáng chế vừa thấy,
còn khảo cứu trên hai chất dihydro hydroxyphenylmethyl dihydroxy
methylmethoxy benzopyranon và hydroxyphenylmethyl dihydroxy dimethyl benzopyranon
chiết xuất từ rễ rau răm. Khác nhau chút ít trong cấu tạo,
chỉ chất thứ nhì có hiệu nghiệm trên tế bào vú và tiền
liệt tuyến (19). Mức bcl-2 photpho hóa tế bào chỉ
định độ hiệu nghiệm của thuốc muốn thử. Kết quả cuộc
khảo cứu nầy là một tiến bộ trong một ngành khảo cứu
mới về "hiện tượng chết của các tế bào theo chương trình"
hay "cuộc tự vẫn của tế bào" apoptose, từ danh từ Hy Lạp
apoptosis (apo = xa, ptosis = rơi) trong một bài thơ tả lá rụng
mùa thu. Hiện tượng nầy rất quan trọng vì nó giữ thế
cân bằng thường xuyên với cuộc nẩy nở tế bào, từ đấy
rất cần thiết cho cuộc sống còn của những cơ thể đa
bào. Bên ta, ở Campuchia, trong dân gian, rau răm được dùng
làm thuốc thông tiểu, chữa sốt, chống nôn, kích thích tiêu
hóa, kém ăn, giảm cơn bốc dục, chữa rắn cắn. Thường
rau răm dược giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp vào
nơi rắn cắn (ĐTL). Riêng phần tôi, nghe nói rau răm là nghĩ
tới môn trứng vịt lộn độc đáo, ngon lành đánh dấu cả
thời trẻ nơi quê nhà.
Nghiên
cứu và Phát triển 5(94)2012,
khoahoc.net
22.12.2013
Tham
khảo
(1)
Hứa Hoành, Năm con dê, nói chuyện thê thiếp của các vua
nhà Nguyễn, Phụ Nữ Diễn Dàn 84 Xuân Tân Mùi (1991)
(2)
Nguyễn Hữu Phước, Chúa Nguyễn Ánh và Bến Tre, Tuyển
Tập Nhớ Huế Westminster,
17 (2006) 99-105 dẫn Nguyễn Phúc
Liên Kỳ, Chúa Nguyễn Phúc Ánh và mối tình trung trinh đất
Côn Đảo (2004)
(3)
Đinh Phong, Phi Yến, người yêu nước đầu tiên nằm
trên Côn Đảo, Nhớ Huế 35Đêm Hoàng Cung,
nxb Trẻ (2007) 91-2
(4)
Đinh Văn Hạnh, Miếu Bà ở Côn Đảo thờ ai ?, www.vannghesongcuulong.org,
27.01.2008
(5)
Nguyễn Hữu Hiệp, Gió đưa cây cải về tròi, www.baocantho.com.vn.
23.10.2010
Brassica
juncea
6-
G. Vangheesdaele, N. Fournier, Chemical composition of Brassica juncea
seeds used to prepare the mustard of Dijon (France), Rev. Franc.
Corps Gras (1) 27 (1980) 15-22
7-
H. Kameoka, S. Hashimoto, Constituents of steam volatile oils from seeds
of various varieties of Brassicae of various districts, Nippon Nogei
Kagaku Kaishi (7) 54 (1980) 535-9
8-
R. Marquard, Changes of seed ingredients of the following types of mustard
: Sinapsis alba, Brassica juncea and Brassica nigra under different climate
variations in a phytotron, Fette, Seifen, Anstrichmittel (2)
85
(1983) 77-86
9-
Y. Uda, H. Ikawa, O. Ishibashi, Y. Maeda, Studies on the flavor of salted
cruciferous vegetables. I. Volatile constituents of processed Takana (Takana-Zuke)
and their changes during cold storage, Nippon Shokuhin Kogyo Gakkaishi
(6) 31, (1984) 371-8
10-
M.E. Stearns, K.D. Tew, T. Vincent,
Antimicrotubule effects of estramustine,
an antiprostatic tumor drug,
Cancer Res.(8) 45 (1985)
3891-7
11-
S.J. Borghoff, L.S. Birnbaum,
Age-related changes in the metabolism
and excretion of allyl isothiocyanate. A model compound for glutathione
conjugaison, Drug Metab. Dispos. (4) 14 (1986) 417-22
12-
Z. Lin, Y. Hua, A study of the volatile flavor constituents of Sichuan
zhacai (Brassica juncea),
Zhiwu Xuebao (3) 28 (1986)
299-306
13-
K. Cejpek, J. Urban, J. Velisek, H. Hrabcova, Effect of sulphite treatment
on allyl isothiocyanate in mustard paste, Food Chem. (1) 62
(1998) 53-7
14-
O.S. Bae, Alternative cigar/cigarette and method for preparing the same,
Brit. UK Pat. Appl. GB 2330515 (1999) 18 tr.
15-
T. Li, A chinese medicinal composition for treating alopecia and promoting
hair growth, Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN
1927364 (2007)
Polygonum
odoratum
16-
Nguyen Xuan Dung, Le Van Hac, P.A. Leclercq, Volatile constituents of
the aerial parts of Vietnamese Polygonum odoratum L., Cent. Edu.Dev.
Chrom. EDC Vietnam, Hanoi (3) 7 (1995) 339-40
17-
M.V. Hunter, J.J. Brophy, B.J. Ralph, F.E. Bienvenu, Composition of
Polygonum odoratum Lour. from southern Australia, J. Ess.Oil Res.(5)
9 (1997) 603-4
18-
R.T. Rosen, C.T. Ho, R.S. DiPaola, M. Rafi, G. Ghai, B.C. Vastano, Polygonum
odoratum extracts for prevention and treatment of cancer, PCT Int.
Appl. WO 2001056580 (2001) 15 tr.
19-
M.Rafi, B.C. Vastano, C.T. Ho, R.S. DiPaola, R.T. Rosen, Bcl-2 phosphorylating
molecule from Vietnamese coriander, Abs. Pap. 223rd ACS
Nat. Meet. Orlando USA
April 7-11 (2002)
20-
J.L. Corlett, M.S. Clegg, C.L. Keen, L.E. Grivetti, Mineral content
of culinary and medicinal plants cultivated by Hmong refugees living in
Sacramento California, Int. J. Food Sci.Nutr. (2) 5 (2002)
117-28
21-
K.R. Cadwallader, S. Pojjanapimol,
Characteristic aroma components of
the cilantro mimics, Abs. Pap. 226rd ACS Nat. Meet. New
York USA September 7-11(2003)
22-
A. Kamchan, P. Puwastien, P.P. Sirichakwal, R. Kongkachuichai, In vitro
calcium biovailability of vegetables, legumes, and seeds, J. Food.
Comp. Anal.(3-4) 17 (2004) 311-20
23-
L. Zhou, T. Zhou, Analysis of two samples of Polygonum odoratum Lour.
produced in different places,
Xiangliao Xiangjing Huazhuangpin
(3) (2005) 5-7
24-
C. Starkenmann, L. Luca, Y. Niclass, E. Praz, D. Roguet, Comparison
of volatile constituents of Persicaria odorata (Lour.) Sojak (Polygonum
odoratum Lour.) and Persicaria hydropiper L. Spach (Polygonum hydropiper
L.), J. Agri. Food. Chem.(8)
54 (2006) 3067-71 |