Thà
rằng ăn bát cơm rau,
Còn
hơn thịt cá nói nhau nặng lời.
Ca
dao
Một
trong những món ăn bình dân mà cần thiết trong bửa cơm của
ta, nhất là khi chưa có thói quen uống bia, là món canh. Ở
Huế có món canh rau thập toàn, các vùng khác ít nghe nói đến.
Món canh nầy đúng tên thập toàn, nói trạnh ra tập tàng,
tương đương với thang thuốc thập toàn đại bổ đã từng
thấy trong sử sách. Trên nguyên tắc, món canh nầy gồm có
10 loại rau : cải cúc, dâu tằm, khoai lang, lá lốt, lá sưng,
mồng tơi, rau má, rau ngót, rau sam, vông nem. Thật ra không khi
nào cũng sẵn có tất cả các rau nầy và bà mẹ Huế tháo
vát chế biến với những cây mình có. Với lại không nhất
thiết
phải có đủ 10 rau ấy canh mới ngon. Trong cuốn Những món
ăn nấu lối Huế, cô Hoàng Thị Kim Cúc, với lời văn
địa phương biết bao thú vị, chỉ nói đến lá sâng, lá
lốt, lá bát lát, lá mồng tơi, thêm vào mướp ngọt gọt
vỏ, măng non xắt lát mỏng (luộc trước cho khỏi đắng)
và chỉ cách làm rất giản dị : "Tôm lột vỏ tao với ớt,
hành, tiêu, nước mắm, muối cho vừa, bỏ măng xào trước,
đoạn thêm một muỗng nước ruốc, để sôi vài lần thấm
thêm nước cho nhiều, nấu sôi bỏ các thứ rau vào, bao giờ
rau chín sẽ cho mướp ngọt vào trộn đều nhắc xuống liền
" (HTKC). Dễ dàng quá và cam đoan rất ngon miệng.
Mát
dịu, giải nhiệt vào lúc hè nóng, nó lại là một môn thuốc
bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
Một món ăn ngon lành và bổ ích như thế không thể để các
nhà khảo cứu dửng dưng. Tuy nhiên, tài liệu về những cây
rau trong món canh rau thập toàn vô cùng phong phú, khó lòng kể
hết được. Trong phạm vi bài viết nầy, lắm khi chỉ xin
giới hạn vài ba công tác khảo cứu trong lãnh vực tác dụng
và phải bỏ qua đoạn thành phần, cấu tạo cùng các hoạt
chất.
Cải
cúc
Cải
cúc hay rau cúc, còn gọi cúc tần ô, đồng hao, thường được
trồng để lấy rau ăn. Mang tên khoa học Chrysanthemum coronarium
L.,
nó thuộc họ Cúc Compositae. Anh, Mỹ thường dùng danh
từ garland để chỉ cải cúc ; Pháp có tên chrysanthème
(des jardins, à couronne) nhưng thường được hiểu là
hoa cúc.
Cũng
như tỏi, su, mồng tơi, cải cúc chứa sắt Fe và các ascorbic,
oxalic acid, oxalat còn folat thì nhiều hơn cả ở hành, tỏi,
tiêu, cà rốt, dưa chuột. Đặc biệt vitamin C tích trữ nhiều
trong rau già. Rễ cây shungiku (cải cúc bên Nhật) trao
đổi cation, hấp thu Ca nhiều hơn tỏi, mì, cà chua, dưa chuột.
Nhiều hóa chất hữu cơ như hyratol ester đã được xác định,
những spiroacetal cùng các chất nhiều vòng như guaianolid, zuurbergenin
đuợc chiết xuất. Hoa cải cúc chúa glucosid của quercetin,
quercetagetin, luteolin, kaempferol cùng các chlorogenic, isochlorogenic
acid, những sesquiterpen lacton như cumambrin, hydrocumambrin. Đặc
biệt, phần chiết từ cải cúc chứa rutin, gingerol, hexahydrocurcumin,
các dicaffeoyl quinic, dicaffeoyl succinyl quinic acid là những chất
phản oxi hóa, có khả năng ức chế những gốc tự do thường
phá hủy cơ thể làm ta chóng già.
Trong
kỹ nghệ, nhiều văn bằng sáng chế đã dùng cây ngâm nước
rồi cho điện phân làm thuốc tẩy mùi tanh cá (1),
lấy phần chiết hòa với dầu cây bạch đàn làm thuốc đuổi
muỗi (3), chiết xuất anthocyanin dùng trong thực phẩm
và mỹ nghệ (2). Bên ta, cải cúc có tác dụng thanh
nhiệt, đã được dùng để chữa ho cảm, mờ mắt, thổ huyết,
chậm tiêu, nhức đầu thần kinh, uống dưới dạng thuốc
pha hay thuốc sắc (ĐTL, BKT).
Dâu
tằm
Có
khi chỉ gọi ngắn cây dâu, dâu tằm mang tên khoa học Morus
alba Linn. hay M. australis Poir. tức là M. acidosa Griff,
thuộc họ Dâu tằm Moracea, cung cấp nhiều vị thuốc
: lá dâu (tang diệp), cành dâu (tang chi), trái dâu (tang thầm),
vỏ rễ dâu (tang bạch bì), tầm gửi trên cây dâu (tang ký
sinh), tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu), sâu nằm
trong thân cây dâu (ấu trùng một loại xén tóc gọi là tang
đố). Bài nầy chỉ giới thiệu trong phạm vi tang diệp. Âu
Mỹ thường gọi cây dâu mulberry, murier.
Ngoài
protein, amin acid, khoáng chất kim loại như Ca, Na, K, P, Fe, Mg,
những hóa chất hữu cơ như keton, aldehyd, amin acid, đường,
flavanol, polysaccharid,… lá dâu đặc biệt chứa các vitamin
B, C đồng thời với caroten, các hormon lột xác sâu bọ như
ecysteron, inokosteron, các enzym như superoxid dismutase kèm theo 4
coenzym. Chính nhờ ở caroten và tocopherol mà phần chiết dâu
vói methanol có tính chất phản oxi hóa. Từ lâu, người ta
đã biết lá dâu có khả năng chống bệnh đái đường. Cũng
nhờ ở các chất đường chứa N như deoxyojirimycin, methyl galacto
pyranosyl fagomin, dideoxy imino arabinitol, calystegin B2 mà
phần chiết với nước có hiệu lực lên sự phát tiết nước
miếng và có tác dụng chống tăng đường ở chuột đã bị
streptozocin gây bệnh đái đường.
Đằng
khác, phần chiết từ lá có hoạt động estrogenic lớn hơn
xoài, mít, .... Chất kuwanon-I chiết xuất từ lá với ethyl
acetat là một thuốc kháng sinh có tác dụng lên nhiều vi khuẩn,
đặc biệt lên Staphylococcus aureus (4). Còn chất
kuwanon-H cũng như morusin hay morusin-O-glucose thì lại có khả
năng kháng : VIH1 in vitro (5). Nhờ những
hoạt chất như arginin, lysin, histidin, lá dâu là một nguồn
thuốc diệt khuẩn (6). Kỹ nghệ đã có dùng phần
chiết trộn với nhân sâm, vitamin E, superoxid dismutase,… làm
thuốc chống già, hay làm kem bảo vệ da chứa amin acid, acid
béo không bảo hòa, lipid phi cực như glycerid, squalen, cholesterol
và các ester, .... Ở nước ta, lá dâu thường được sắc
uống để chữa sốt, cảm mạo, trừ đờm, cao huyết áp,
nôn ra máu, làm sáng mắt, hay sao vàng tán nhỏ rắc vào mụn
nhọt lâu ngày không liền miệng (ĐTL), chữa ho hen, mất ngủ
(VDL, ACCT).
Khoai
lang
Khoai
lang là một loại rau vô cùng quen thuộc ở nước ta vì giàu
nghèo ai cũng có ăn, lắm khi còn thích thú gặp khoai ngon, bở.
Còn gọi phan chư, cam thự, hồng thự, cam chư, khoai lang mang
tên khoa học Ipomoea batatas (L.) Poir., thuộc họ Bìm bìm
Convulaceae.
Âu Mỹ thường gọi nó sweet potato, patate douce.
Đã
lâu, người ta đã biết dùng nước hay methanol chiết xuất
các chất kháng sinh có hoạt động kích thích chống những
vi khuẩn gram âm và gram dương, biến khoai lang thành nguồn
thuốc quý báu diệt trùng, diệt nấm. Nhiều loại khoai (I.
batatas, I. alba, I. muricata, I. fictulosa) đã đuợc đem thử
chống vi khuẩn gram dương Straphylococcus aureus ATCC 25923
và tuy tác dụng khác nhau, chúng đều có tính chất diệt trùng
(7).
Một phần chiết với methanol 70% cho một hoạt động phản
oxi hóa nhờ sự đồng vận của các phenol (những chlorogenic,
isochlorogenic, caffeic, caffeoyl quinic acid) với các amin acid. Dùng
một hỗn hợp nước-methanol-chloroform chiết xuất thì được
những glycolipid có khả năng ức chế cuộc tăng sinh những
tế bào ung thư. Dùng nước cũng lấy ra được từ lá một
phần chiết có tính chất chống đột biến. Một văn bằng
sáng chế Nhật đề nghị dùng những chất sitosterol, ferulic
acid và các ester của nó, triterpenoid, octacosanol .... trong khoai
lang để làm một thuốc bổ điều hòa huyết áp, đề phòng
viêm khớp (8).
Khoai
lang cống hiến những chất nhuộm thiên nhiên đồ ăn, chủ
yếu là các caroten từ giống Yamkawa murasaki bên Nhật,
chiết xuất với hexan, hay anthocyanin chiếc xuất với nước.
Khoai lang cũng đã được cho lên men cùng sữa với vi khuẩn
da ua làm thành một thức ăn giàu vitamin A và C (19).
Một ứng dụng khác của khoai lang là đem thân và lá ủ kỵ
khí ở 370C để sản xuất methan. Còn củ khoai lang
lần lượt xử lý với NaOH và HCl, rồi cho tác dụng với
những enzym loại glucoamylase, amylase, pectinase hay cellulase thì
chế tạo ra ethanol. Cứ 400g khoai tươi thu được 41,6g rượu.
Người ta cũng đã kết hợp hai việc sản xuất methan và rượu,
còn cặn bã lên men thì dùng làm phân bón trồng khoai lang.
Ở nước ta, lá khoai lang sắc uống thành thuốc nhuận tràng
khỏi táo bón (ĐTL), bổ tì vị, giúp đi đại tiện dễ dàng
(VVC).
Lá
lốt
Những
sách thuốc Việt Nam thường cho tên khoa học của lá lốt
là Piper lolot C.DC., thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae.
Còn gọi tất bát, có tên poivre lolot ở Pháp, bibo
bên Trung Quốc, danh từ P. lolot không tìm thấy trong các
sách thông tin khoa học loại Chemical Abstracts. Trong cuốn
Cây
cỏ miền nam Việt Nam có kê P. lolot nhưng không thấy
tên tương đuơng Việt Nam ; trái lại, trước danh từ lốt
thì có chua P. sarmentosum Roxb. ex Hunter, trong khi dây lốt
thì được cho là P. saigonense, còn tiêu lốt là
P.
longum L. Theo sách Thực hành dược khoa thì lá lốt
là P. longum.
Sau
đây là tính chất dược liệu của P. longum và P.
sarmentosum. Bên Ấn Độ, sách Ayurveda (Khoa học đời sống)
từ lâu đã dẫn P. longum trong một hỗn hợp ngừa thai.
Ngành mô hóa học đã chứng minh hoạt động alcalin phosphatase
đặc biệt lên nội mạc tử cung thỏ, ngăn chận không cho
trứng đã thụ tinh dính vào (10). Mặt khác, dầu
P.
longum có tác dụng lên giun sán, giảm hạ cholesterol ở
chuột, gây phù lên chân chuột trong một cuộc khảo cứu tính
chất chống viêm. Nhờ chất alcaloid piperin, P. longum
gia
tăng nồng độ các chất vasicin, spatein trong máu (11).
Chất piperin đã được chiết xuất để dùng trong việc hấp
thu đồ ăn vào hệ thống dạ dày-ruột (12).
Bên
phần P. sarmentosum thì ngoài khoáng chất, protein, amin
acid, đường, lipid, nó còn chứa một số hóa chất như hydro
cinnamic acid, sitosterol ở lá hay ở trái, asaron, asaron aldehyd,
pellitorin, sammentin, sarmentosin ở trái, đặc biệt ba phenyl propanoid
có tính chất diệt trùng Escherichia coli và Bacillus
subtilis : allyl methoxy-, allyl dimethoxy methylen dioxybenzen và
allyl trimethoxy benzen. Ở nước ta, lá lốt xem có vị cay, mùi
thơm, tính ấm, có công năng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ
thống (BKT). Người ta lấy nó làm gia vị hay làm thuốc chống
viêm, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay chân, bệnh đi
ngoài lỏng, dùng dưới dạng sắc uống hay cho ngâm chân tay
(ĐTL).
Mồng
tơi
Còn
gọi lạc quỳ, đằng thái, mồng tơi là một loại dây leo
mọc hoang, thường được trồng vào hàng rào để lấy rau
ăn. Nó mang tên khoa học Basella rubra Linn., thuộc họ
Mồng tơi Basellaceae. Trên thế giới, nó được gọi
malabar
spinach, malabar nightshade theo danh pháp Anh Mỹ, alugbati
bên Phi Luật Tân hay pui sak ở Bangladesh.
Toàn
cây chứa đựng protein với 13 amin acid, đặc biệt với các
acid béo giàu oleic và linoleic acid ở hột cũng như ở lá. Ngoài
polysaccharid, khoáng chất kim loại như Ca, Fe, Zn(3), lá cống
hiến các vitamin A, C, những carotenoid mà các caroten là những
chất tiền vitamin A. Một số hóa chất hữu cơ khác cũng được
tìm ra trong lá : violaxanthin, lutein, tunaxanthin, phytoen, phytofluen,
neoxanthin, cryptoxanthin, xanthoflavin, cùng một loạt acid : ketoglutaric,
levulinic, pyruvic, oxalacetic, succinic, lactic, malonic, glycolic, oxalic,
malic, citric, propionic, acetic, formic, pyroglutanmic acid. Trái cây
đem ép tiết ra những betanidin glycosid, mang những tên gomphrenin
hay isogomphrenin. Đặc biệt, mỗi sắc tố được lấy ra để
nhuộm đỏ đồ ăn, thuốc men mỹ phẩm có tính chất ổn
định (14) ngay ở độ nóng (13. Một văn
bằng sánh chế Pháp mô tả hoá chất methoxy methyl phenyl benzo
pyranon cùng các dẫn xuất để dùng trong son môi, phấn xoa
mặt, thuốc nhuộm tóc hay vec ni đánh móng tay (15).
Hương vị mồng tơi là do các hóa chất methoxy propan, hexenol,
methoxy phenyl acetat, acetophenon, vinyl guaiacol, phytol, isophytol,
cùng các chất dễ bốc hơi ethyl acetat, benzen heptanon, hepten,
ethyl benzen, xylen, limonen tạo thành.
Rau
mồng tơi tuy nấu canh ăn mát, ít được dùng làm thuốc, mặc
dầu sách cổ ghi rau có vị chua, tính hàn, tán nhiệt, hoạt
trường. Những người mắc bệnh đái đường, dư thừa cholesterol-huyết
hay bị chứng mập phì, nên ăn rau mồng tơi (BKT). Có nơi dùng
nó chữa trẻ con táo bón, phụ nữ đẻ khó, trái ép nước
chữa đau mắt, nơi khác giã đắp chữa vú sưng nứt, giải
độc (ĐTL).
Rau
má
Rau
má là một cây thuốc thông thường ở nước ta, sách thuốc
nào cũng có nói tới. Còn gọi tích tuyết thảo, liên tiền
thảo, nó mang hai tên khoa học Centella asiatica (L.) Urb.
hay Hydrocotyle asiatica (L.) Urb., thuộc họ Hoa tán Umbelliferae
hay
Apiaceae.
Người Trung Quốc có tên sanjinpian, người Tích Lan gọi
gotukola, người Bangladesh dùng danh từ thankuni pata
(nên sau nầy có những tên chÃt thankunisid, thankuni acid).
Từ
lâu, người ta biết rau má có tác dụng kháng khuẩn, đặc
biệt chống Staphylococcus aureus. Những triterpenoid như
asiaticosid, madecassosid, asiatic asid, madecassic acid là những hoạt
chất có khả năng giảm hạ u hạt. Đặc biệt asiaticosid rất
hiệu nghiệm trong việc phòng chữa phong hủi. Cùng với các
glycosid khác như brahmosid, brahminosid, nó còn có tính chất chống
co thắt, chống căng thẳng. Những triterpenoid còn có khả năng
gây chồi trên các mạch trung phôi bì, từ đấy tăng cường
sự kết sẹo, xúc tiến cuộc biểu mô hóa. Còn thankunisid,
một triterpenglosid, là một tác nhân chống sinh sản rất công
hiệu trên chuột cái. Với những saponin thì tác dụng giảm
đau có thể so sánh với chlopromazin hay meprobamat, theo cơ chế
phát tiết acetyl cholin trong thần kinh hệ. Hỗn hợp saponin-phospholipid
có khả năng chống viêm, chống phù, cho nên đuợc đưa vào
các công thức dược học (18). Nhờ những amin acid
như glutamic, aspartic acid, rau má được dùng làm chất truyền
chuyển thần kinh, ổn định hay kích thích những hoạt động
của óc não. Nhiều văn bằng sáng chế đã lấy phần chiết
từ rau má cho vào mỹ phẩm, ngăn ngừa tóc rụng, kích thích
tóc mọc, chữa bệnh ngoài da như loét, chàm, eczema, ngứa lở
hay phục hồi, tái sinh biểu bì (16,17).
Ở
nước ta, nhờ tính chất giải nhiệt thông tiểu, rau má đã
được dùng để chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch
đới, lợi sữa (ĐTL), chữa sốt, sởi, táo bón, vàng da, dắc
buốt, thống kinh (VDL), chữa viêm gan, viêm màng ngực, viêm
sinh mũ (LQN, TNĐ), chữa viêm họng, viêm hạch nhân, viêm khí
quản (VVC). Những người bị bệnh đái đường, sũng phù
hay đau dạ dày cũng nên uống nước rau má (BKT). Rau má, ngoài
nước vắt, sắc uống, có thể ăn sống, hay phơi khô tán
nhỏ thành bột dễ dùng. Cũng có thể đâm nhuyễn đắp lên
mụt nhọt, vết thương bên ngoài.
Rau
ngót
Tên
khoa học của rau ngót là Sauropus androgynus (L.) Merr., thuộc
họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Có sách cho tên Phyllanthus
elegans Wall., thuộc cùng họ. Còn được gọi chùm ngọt,
bò ngót hay bù ngót, nó thường mọc hoang, có nơi được trồng
để hái lá tươi nấu canh.
Lá
cây chứa một số khoáng chất kim loại : P, Ca, Mn, Na, Fe, Cu
(4),
carbohydrat, protein, thiamin, riboflavin, lipid, glycolipid mà nhiều
nhất là linolenic acid. Trong lá tươi, nhiều sterol đã được
xác định như cholesterol, campesterol, sitostetrol, isofucosterol.
Với lá phơi khô, nghiền bột thì qua sắc ký trên giấy, một
số amin acid đã được phát giác : arginin, aspartic acid, cystein,
glutamic acid, glycin, histidin-glycin-HCl, isoleucin-leucin, methionin,
phenyl alanin, serin, threonin, tyrosin, valin (20) . Người
ta cũng đã tìm ra được trong lá rau ngót caroten, ascorbic acid
(21),
tocopherol (19), nghĩa là có đủ các vitamin A, C, E.
Các nhà khảo cứu Ấn Độ nhận ra trong lá cây chekkurmenis
(là rau ngót bên nước họ) những chất dinh dưỡng tăng với
tuổi cây và có nhiều ở các lá phía bên hơn là các lá mọc
cuối cành (21).
Tác
dụng dược lý của rau ngót chưa được khảo cứu nhiều.
Ở nước ta, ngoài canh rau, lá ngót thường được dùng để
chữa sót nhau, hóc xương, tưa lưỡi (ĐTL), chữa ban sởi,
viêm phổi, bí tiểu tiện ; rễ dùng để lợi tiểu, thông
huyết (VDL). Thường lá hay rễ tươi, giã nát, ép vắt lấy
nước ngâm, uống. Còn không thì canh rau ngót cũng có tính
bổ dưỡng, mát, lành nên dùng cho người bệnh mới khỏi,
đàn bà mới sanh (BKT).
Rau
sam
Còn
gọi mã xĩ hiện (machixian của Trung Quốc), tức là có
hình răng ngựa, rau sam mang tên khoa học Portulaca oleraceae
Linn., thuộc họ Rau sam Portulacaceae. Sách Âu Mỹ mô tả
nó qua tên purslane, poupier. Cây được trồng làm rau ở
Âu châu, mọc hoang ở nước ta, quanh nơi ẩm uớt.
Chứa
các vitamin A, C, những chất phản oxi hóa, rau sam được xem
như một nguồn acid béo omega-3, tức là những chất làm giảm
hạ cholesterol cũng như để chữa xơ cứng động mạch. Cho
gà ăn rau sam thì trứng đẻ ra cũng chứa nhiều loại acid
ấy. Một số phenol như scoletin, bergapten, isopimpinellin, lonchocarpic
acid, lonchocarpenin, robustin, genistein, genistin đã được chiết
xuất và đem thử về mặt sát trùng, chống viêm. Nhờ có
những tính chất ấy mà người ta dùng rau sam cũng như hành,
tiêu, tỏi,… để bảo quản đồ ăn ướp muối, chống nấm
trên các loại cải, bảo vệ da người, chữa chứng hôi miệng,
phòng ngừa bệnh nấm và ỉa chảy ở gia súc, gia cầm.
Ngoài
ra, phần chiết từ rau sam có khả năng kích thích sự phát
triển insulin ở tuyến tụy, cải tạo glycogen. Đem thử trên
thú vật, nhờ những chất alcaloid, coumarin, flavon, cardiac và
anthroquinon glycosid, dù không có ảnh hưởng lớn lên mức đường
ở máu, phần chiết nầy đã kéo dài được đời sống của
chuột và thỏ bị bệnh đái đường, vì đã điều hòa được
sự hỗn độn trong cuộc chuyển hóa lipid (22). Từ
rau sam, người ta đã chế ra được một loại thuốc uống
ức chế kết tụ tiểu cầu, giảm lipid máu (23),
hạ huyết đường, tăng insulin ở chuột (24). Đặc
biệt, phần thấm tách lại có khả năng gây kích thích thần
kinh cơ hoành, co thắt trực tràng ở chuột, dãn duỗi bắp
thịt ở gà. Bên ta, rau sam có thể ăn sống hoặc nấu chín,
luộc chấm muối vừng hay trộn với cháo gạo (BKT). Người
ta cũng có thể sắc uống chữa trực trùng, giun kim, làm thuốc
lợi tiểu, giã nát đắp mụn nhọt (ĐTL), trị ung lở, sưng
độc (LQL, TNĐ). Rau sam có tác dụng thanh nhiệt, tán huyết,
sát trùng, hoạt trường, chữa huyết nhiệt, đái, ho, kiết
lỵ ra máu, táo bón (ĐTL), đau vú, chốc đầu (VDL).
Cây
sưng
Cây
sưng (hay sâng, sang, sang láng), nôm na gọi hột sẻn, hay văn
hoa hơn : hoa tiêu (trái cây), hoàng lực (rễ cây), sơn tiêu,
xuyên tiêu, lưỡng diện trâm, lưỡng phử châm. Sưng mang tên
khoa học Zanthoxylum nitidum Roxb., thuộc họ Cam quít Rutaceae,
là một cây mọc hoang miền Bắc nước ta.
Ngoài
kim loại như Mn, cây có nhiều alcaloid: nitidin, oxy-, dihydro nitidin,
nhất ở vỏ rễ, oxy- , ethoxy-, methoxy dihydro-, sesmethyl chelerythrin,
skimmianin, isofararidin, allocryptopin. Vỏ cây còn cống hiến những
alcaloid khác ngoài một số đã kể: arnottianamid, isoarnottinamid,
decarin, integriamid, ocyterihanin, magnoflorin ; những lignan : asarinin,
sesanin, syringaresinol, ; một coumarin : esculetin dimethylether ; một
sterol : sitosterol. Trong thân cây có hai phenyl propanoid: methyl
nitinoat, dihydro cuspidil và một ligan: nitadanin.
Những
alcaloid như ethoxy chelerythrin có khả năng ức chế sự phát
triển tế bào khối u cổ trướng (26). Nếu cả ba
nitidin, chelerthrin, isofararidin ngăn cản topoisomerase phóng thích
DNA, chỉ nitidin ức chế mảnh liệt sự liên hiệp giữa enzym
ấy với DNA. Dưới dạng thể chlorid, nitidin rất hiệu nghiệm
khi dùng để chữa bệnh bạch cầu tủy bào mạn tính; cũng
như methoxy dihydro chelerthrin, nó có khả năng gia tăng đời
sống của chuột bị khối u cổ trướng (25). Một
văn bằng sáng chế Trung Quốc đã dùng cây sưng trộn với
nhiều cây khác làm thuốc kiêng khem chữa nghiện ngập (27).
Ở nước ta, cây sung được dùng để chữa bụng lạnh đau,
thổ tả, giun sán, nhức răng (ĐTL), nhức xương, phong thấp,
cảm mạo, giải độc (LQN, TNĐ), ho hen, nôn mửa, ỉa chảy,
tê bại (VDL). Đặc biệt, rễ cây sắc uống hay ngâm rượu
là một môn thuốc chữa tê thấp, sốt rét kinh niên (ĐTL)
; trái cây cũng sắc hay ngâm rượu chữa đau răng, giã nát
bôi chỗ rắn cắn (VDL).
Vông
nem
Còn
gọi cây vông hay hải đồng, thích đồng, vông nem thường
được báo cáo qua hai tên khoa học Erythrina indica Lam.,
thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae, hay Erythrina variegata
L.
var. orientalis (L.) Merr. thuộc họ Đậu Fabaceae.
Có những tác giả cho hai tên nầy chỉ định một cây. Giáo
sư Phạm Hoàng Hộ gọi tắt Erythrina orientalis (L.) Merr.
và liệt cây vào họ Đậu Papilionaceae nhưng cũng có
chua thêm tên Erythrina indica Lamk.
Vông
nem chứa anthoxanthin, isococcolin ở hoa, những alcaloid như erythrin,
erysodin, N-methyl orientalin ở lá, erythratidin, epierythratidin, hydro
epierythratidin ở vỏ, warangalon, erycristagallin, erythrabyssin, phaseollin,
phaseolidin, isobavachin ở rễ, erythralin, erysovin cùng nhiều acid
béo : oleic, linoleic, behenic, palmitic, eicosenoic, arachidic, lignoceric,
stearic, docosenoic, hacadecanoic acid ở hột. Phân tích kỹ, bên
cạnh quercetin, cellulose, lipid, sterol, có nhiều nhất là linoleic
acid trong số các acid béo. Vỏ cây cống hiến những sterol
: sitosrerol, campesterol, stigmasterol và citrostadienol, methylen lophenol
cùng erysovin, stachydrin. Rhizobium chiết xuất từ rễ vông nem
đã được dùng để sản xuất indoleacetic acid từ tryptophan.
Ở
Á châu, từ Ấn Độ qua Trung Quốc, vỏ cây vông nem thường
được đem làm thuốc se da, tra mắt, chống sốt, sát trùng,
chữa bệnh đau gan, làm dịu bực nhọc, thần kinh căng thẳng.
Lá cây được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm tăng hoạt động
dạ dày, giảm nhẹ đau nhức khớp xương (30). Dầu
chiết từ cây có khả năng khử nấm, diệt trùng, mạnh hơn
cả thuốc penicillin, streptomicin, đặc biệt chống Echerichia
coli (28). Nhờ những alcaloid, phần chiết ức chế
adenositriphosphatase trong màng não chuột (29). Từ hột,
chymotrypsin, chất có khả năng ức chế trypsin, cũng được
chiết xuất. Ở bên ta, lá vông nem được dùng làm thuốc
an thần, gây ngủ, giã nhỏ để chữa vết loét, hơ nóng đáp
vào hậu môn chữa trĩ (ĐTL). Lá khô sắc hoặc nấu cao uống
chữa mất ngủ do hồi hộp, lo âu (VDL). Vỏ cây có tác dụng
chữa sốt, sát trùng, thông kinh lạc, dùng chữa lưng gối
đau nhức, tê liệt, lở ngứa, thái nhỏ cho vào nước thành
bột nhão đắp lên chỗ rắn cắn hay tán nhỏ rắc vào nơi
răng sâu (ĐTL), sắc, cao thành rượu chữa phong thấp (VDL).
Bài thuốc Hải đồng bì tán dùng vỏ cây chữa chân
tay co quắp (THDK).
Nói
chung, tất cả các loại rau dùng trong món canh rau thập toàn
đã là những môn thuốc riêng biệt. Chưa thấy có một cuộc
khảo cứu nào thực hiện lên toàn bộ hỗn hợp nên chưa
biết được tính chất dược liệu của toàn món canh, nhất
là hiệu ứng đồng vận giữa các thuốc. Dù sao, Đông y đã
có một khái niệm khá rõ ràng về phẩm lượng của nó, ta
có thể yên tâm thưởng thức món canh ngon mát và bổ ích
nầy.
Thông
tin Khoa học và Công nghệ 2 1998,
khoahoc.net
05.03.2009
Tham
khảo
Chrysanthemum
coronarium (Cải cúc)
1-
K.K. Nishiyori, Y. Mori, Detergent compositions, Jpn. Kokai Tokkyo
Koho JP 60 28,498 (1985) 4 tr.
2-
Y. Fuji, Manufacture of anthocyanin pigments by tissue culture of Chrysanthemum
coronarium, Jpn. Kokai Tokkyo Koho JP 02 222,691 (1990) 3 tr.
3-
J. Li, Y. Liu, Terpenoid-containing mosquito-repellent cream,
Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1,059,657 (1995) 5 tr.
Morus
alba (Dâu tằm)
4-
Zenyaku Kogyo Co., Ltd, Kuwanone I, Jpn. Kokai Tokkyo Koho JP
58 43,999 (1983) 5 tr. ; JP 58 150,538 (1985) 5tr.
5-
S. Wan, Superoxide dismutase capsules containing vitamin E and medicinal
plant extracts, Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN
1,110,178 (1995) 5 tr.
6-
A. Tsunemitsu, H. Suido, Antimicrobial compositions containing arginine,
lysine, histidine, bactericides and surfactants, Jpn. Kokai Tokkyo
Koho JP 08 151,324 (1996) 6 tr. ; JP 08 151,325 (1996) 5 tr. ; JP 08
151,326 (1996) 6 tr.
Ipomoea
batatas (Khoai lang)
7-
B.Q. Guevara et all., Comparative biological and chemical investigation
of locally grown varieties of Ipomoea Linn. (Convulaceae), NRCP
Res. Bull. (2) 38 (1983) 227-305
8-
Y. Hashimoto, K. Kawanishi, Health food containing sweet potato extracts,
Jpn. Kokai Tokkyo Koho JP 63 283,552 (1988) 3 tr.
9-
J.L. Collins, C.B. Ebath, J.M. Mount, F.A. Draughon, B.J. Demott, Proximate,
nutritional and microbiological analysis of milk-sweet potato mixtures
fermented with jogurt bacteria – Production and evaluation of milk-sweet
potato mixtures fermented with yogurt bacteria, J. Food Sci. (3)
56
(1991) 682-4 ; 685-8
Piper
longum, P. sarmentosum (Lá lốt)
10-
P.C. Das, Oral contraceptive (long-acting), Brit. 1,445,599
(1976) 11tr.
11-
C.K. Atal, U. Zutshi, P.C. Rao, Scientific evidence on the role of Ayurvedic
herbals on bioavailability of drugs, Ethnopharmacol. (2) 4
(1981) 229-32
12-
M. Majeed, V. Badmaev, R. Rajendran, Use of piperine as bioacailability
enhancer, PCT. Int. Appl. WO 96 25,939 (1996) 42 tr.
Basella
rubra (Mồng tơi)
13-
T. Nishimoto, R. Hiroze, Red-coloring method using Basella rubra fruit
juice, Jpn. Kokai Tokkyo Koho JP 03 146,775 (1991) 5tr.
14-
Y. Cao, L. Hu, Z. Tang, Q. Ye, Stability of naturel Basella red pigment,
Tianran
Chanwu Yanjiu Yu Kaifa (1) 1 (1989) 61-6
15-
B. Belcour, R. Martin, G. Hussler, Cosmetic compositions containing
at least one derivative of 5-methoxy-8-methyl-2-phenyl 7H-1-benzopyran-7-one
as a coloring material, PCT Int. Appl. WO 94 29,388 (1994) 28
tr.
Centella
asiatica, Hydrocotyle asiatica (Rau má)
16-
J.N. Thorel, Composition for skin regeneration and stimulation,
Fr Demande FR 2,594,690 (1987) 10 tr.
17-
J.N. Thorel, Skin-rejuvenating cosmetic composition for application
around the eyes, Fr Demande FR 2,668,061 (1992) 11 tr.
18-
E. Bombardelli, G. Patri, R. Pozzi, Complexes of saponins and their
aglycons with phospholipids and pharmaceutical and cosmetic compositions
containing them, U.S. US 5,166,139 (1992) 3 tr.
Sauropus
androgynus (Rau ngót)
19-
C. Engel, A.M. de Vries, The tocopherol (vitamin E) contents of different
foods from the Dutch East Indies, Z. Vitaminforsch 18 (1946)
89-90
20-
N.N. Satyanarayana, G.R. Rao, Nutritive value of the leaves of Sauropus
androgynus, Food Sci (2) 6 (1957) 29
21-
J. Giri, V. Bhuvaneswari, D. Rajeswari, Changes in the nutritive value
of chekkurmenis at different stages of growth, Indian J. Nutr. Diet
(11)
21
(1984) 419-23.
Portulaca
oleracea (Rau sam)
22-
Zh. Stefanov, I. Ilarionov , D. Kolev, Preliminary photochemical and
pharmacological studies of the relative wild prostrate form of Portulaca
oleracea species, Farmatsiya (3) 16 (1966) 27-32
23-
J. Zhou, G. Tian, J. Fu, W. Giao, Y. Zhu, Preparation of machixian oral
liquid, Zhongcaoyao (5) 26 (1995) 239-41
24-
E.F. Eskander, J.H. Won, Hypoglycemic and hyperindulinemic effects of
some Egyptian herbs used for the treatment of diabetes mellitus (type II)
in rats, Egypt. J. Pharm. Sci. (1-6) 36 (1995) 331-41
Zanthoxylumnitidum
(Cây sưng)
25-
Z.H. Huang, Z .H . Li, Studies on the antitumor constituents of Zanthoxylum
nitidum (Roxb.) DC, Hua Hsuen Pao (6) 38 (1980) 535-42
26-
M.H. Wang, Isolation of antitumor alkaloids from Zanthoxylum nitidum
and structural study of its alkaloid C, Yao Hsueh T’ung Bao (2)
16
(1981) 48
27-
X. Pan, G. Zhang, C. Liu et all., Pharmaceutical compositions for treating
withdraw from drug additions, Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu
CN
1,053,187 (1992) 13 tr.
Erythrina
indica, E. variegata (Vông nem)
28-
R. Bhale, P.K. Jain, M.M. Bokadia, The in vitro antimicrobial activity
of the fixed oil of Erythrina indica, Indian Drugs Pharm. Ind. (3)
14
(1979)
39-40
29-
Nguyen Xuan Thang, Nguyen Thi Hang, Dang Hanh Phuc, Inhibitory effect
of some traditional hypnotic drugs on adenosinetriphosphatase of rat brain
membranes, Rev. Pharm.(1983) 82-9
30-
H. Telikepalli, D.R. Gollapudi, A. Keshavarz-Shokri, L. Velasquez, R.A.
Sandmann, E.A. Veliz, K.V.J. Rao, A.S. Madhavi, L.A. Mitscher, Isoflavonoids
and a cinnamyl phenol from root extracts of Erythrina variegata,
Phytochem. (6) 29 (1990) 2005-7
|