Có
vả mà phụ lòng sung
Có
chùa bên Bắc, bỏ miếu bên Đông tồi tàn.
Ca
dao
Sau
nhiều năm bôn ba nước ngoài, đang hoạt động ở Trung Quốc
thì năm 1925 cụ Phan Bội Châu (1867-1940) bị thực dân Pháp
bắt giải về Hà Nội và xử án khổ sai chung thân. Nhưng
trước cao trào của nhân dân, Toàn quyền Varenne đành phải
nhượng bộ, ký nghịđịnh ân xá và đưa cụ về giam lỏng
ở Huế cho đến ngày cụ mất. Những năm nầy "cụ không
thể có điều kiện để tiếp nối cuộc đời xông pha gió
bão mưa ngàn, được lăn lộn trong thực tế đấu tranh của
phong trào cách mạng nữa. Cụđã bị thời đại vượt qua.
Mặc dầu bị hạn chế về nhận thức, bị hoàn cảnh cá
chậu chim lồng chi phối ngặt nghèo, nhưng bầu máu nóng vì
nước vì dân trong người chiến sĩ vẫn âm ỉ và có lúc
như vẫn sục sôi của thời thanh niên tráng khí" (1a).
Một bài thơ của cụ sáng tác năm 1929, đăng trên báo Tiếng
Dân, được nhiều người chú ý, đã nói lên nỗi lòng một
người bị ép vào cảnh ngộ éo le, một tâm sự khó nói.
Thời
thế xui nên giả vợ chồng!
Lấy
anh chưa dễđã nằm chung
Ừ,
chơi với nói toi đồng bạc,
Thật
chẳng cho ai nếm má hồng!
Cười
gượng lắm khi che nửa mặt
Khóc
thầm một nỗi khác hai lòng !
Bao
giờ duyên cũ thay duyên mới,
Thỏa
thuận cùng nhau tát biển Đông.
Đây
là "tâm sự của một cô gái bị hoàn cảnh ép buộc phải
chung sống với một người mà cô ta không thể nhận làm chồng.
Liên hệ bản thân, nhà cách mạng kiêm nhà thơ cảm thấy
thân phận mình sao mà giống cô lái đò"
(1b). "Hồi
ấy, cụ chủ trương chính sách Pháp Việt đề huề làm cho
nhiều người hâm mộ cụđâm ra hoài nghi. Để tránh mối
hoài nghi ấy, với hai câu mởđầu trong bài thơ, ý cụ muốn
thanh minh đây chỉ là chủ trương bất đắc dĩ, chỉ vì thời
thế bắt buộc mà thôi, chứ thật tình cụ không muốn hợp
tác" (2). Khi cảm tác bài thơ nầy, chắc cụ đã
liên tưởng đến câu ca dao
Ăn
sung nằm gốc cây sung,
Lấy
anh thì lấy, nằm chung không nằm.
Cây
sung thay vì bất cứ cây nào vì cây nầy luôn nằm trong tầm
mắt của cụ : chiếc đò của cụ trên sông An Cựu, đậu
ở Bến Ngự, thường được cột vào gốc một cây sung. Cũng
vì vậy mà nhiều lần cụ lấy Cây Sung làm tên ký. "Bài thơ
lâu dần về sau ít ai nhắc đến. Mãi cho tới năm 1938, khi
Nhật Bản tiến quân vào Đông Dương, phát động chiến tranh
tại Đại Đông Á, một tờ báo mới xuất bản - nếu tôi
không nhớ sai thì đó là tờ Sông Hương của Phan Khôi - đem
in lại bài thơ và lý luận rằng cụ Phan có xu hướng thân
Nhật, gây dư luận xôn xao. Đến nỗi cụ Huỳnh Thúc Kháng
phải lên hỏi. Thì cụ Phan trả lời: Duyên cũ là chính trị
áp bức bất lương. Duyên mới là chính sách thành tâm khai
hóa.... Nước Nam không có ngày độc lập như ý nguyện của
tôi thì chớ, chớ tôi không có ý điên cuồng gì cho nước
Nam tôi làm Đài Loan, Triều Tiên thứ hai"
(1b). Duyên
nợ cũng được đề cập đến trong một câu ca dao song song
với câu trên, nói lên tâm sự một cô gái dù nghèo không
chịu phận lẽ mọn làm hầu.
Đói
lòng ăn nắm lá sung
Chồng
một thì lấy, chồng chung thi đừng.
Thành
thử nhờ cụ Sào Nam, cây sung được đi vào giai thoại xứ
Huế mà ký ức, may cho chúng ta, đã rất dồi dào trong sách
báo. Bên phần cây sung, còn được gọi ưu đàm (LTĐ), tài
liệu khảo cứu khoa học cũng có phần phong phú. Theo Giáo
sưĐỗ Tất Lợi (ĐTL), tên La Tinh của cây sung là Ficus
glomerata Roxb. var. chittagonga (Miq.) King (hay F. chittagonga
Miq.,
F. mollis Miq., Covellia glomerata Miq., C. mollis Miq.).
Sách của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, trong số gần 120 cây Ficus
thuộc
họ Dâu tằm
Moraceae, kê khoảng một nửa là các loài
sung, nửa kia là các loài da, ngái và các cây si, xanh, gừa,
đề, bò nu, vú bò, trâu cổ, rù rì bãi, dung hơi xẻ (PHH).
Trong các loài sung, có hai tên chỉ cây sung không xác định
là F. racemosa L. và F. hispida L.f. var. hispida.
Cây G. glomerata, mà người Ấn Độ gọi là gullar,
được miêu tả là một cây to, không có rễ phụ, lá hình
mũi giáo, đầu lá nhọn, hai mặt phủ lông khi lá còn non,
phiến lá nguyên hoặc hơi có răng cưa khi lá già. Quả sung
thuộc loại quả giả, do đế hoa tự tạo thành, mọc từng
nhóm trên thân cây và trên những cành to, mặt phủ lông mịn,
màu đỏ nâu khi chín, mặc sức cho côn trùng luồn vào ăn
sống và sinh sản. Lá sung thường bị loại sâu Psyllidae
ký sinh sống bám vào và gây những u nhỏ dáng như vú,
nên được gọi là sung vú hay sung tật. Cây F.
racemosa là một đại mộc trung song có thể cao 30m, lá có
phiến xoan ngược, mỏng, thường có nốt, quả thành chùm
trên thân cây hay nhánh già, đỏ khi chín, nạc ngọt ngọt.
Còn F. hispida thì là một đại mộcnhỏ, lá mọc đối,
có khi phiến to, bìa có răng nhỏ, nhám ở mặt trên, quả,
tròn, hơi bẹp, đỏ khi chín (PHH).
Từ
lâu, cùng với các cây cùng loài sung khác (F. benjamina, F.
superba, F. toxicaria, F. fulva), những tính chất
latex
cây F. glomerata đã được khảo cứu: cục đông trong
rượu (27,27%) chứa đựng (%) 76,38 nhựa, 15,70 gôm, 1,56 protein,
cerotic aid, acetyl amyrin và lupeol. Nhựa sung được nhân dân
bên ta coi là một vị thuốc rất quý để chữa bệnh nhức
đầu và một số bệnh ngoài da (chốc, nhọt, sưng đau, tụ
máu). Để chữa mụn nhọn bắp chuối, sưng vú, nhựa được
bôi trực tiếp vào chỗ đau hay trộn nhựa với lá non, giã
nát rối đắp dần lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ thì
đắp kín; nếu đã vỡ mủ rồi thì đắp để hở một chỗ
bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm
một củ hành với nhựa và lá sung rồi đắp như trên. Nếu
sưng vú, đắp hở đầu vú. Khi ngã bị xây xát, đắp thuốc
phải chữa chỗ xây xát mà chỉđắp nơi sưng đỏ hoặc tím.
Có trường hợp, người ta dùng để chữa tê liệt. Có khi
dùng phối hợp, bôi ngoài với ăn lá non hoặc uống nhựa
sung hòa với nước lã đun sôi để nguội. Để chữa hen,
nhựa sung hòa với mật ong uống trước khi đi ngủ (ĐTL).
Chữa phụ nữ ít sữa hay tắc tia sữa, dùng quả sung thái
nhỏ, nấu cháo với gạo nếp hay nấu canh với chân giò lợn
ăn. Chữa đinh nhọt các loại, chích mủ sung bôi vào (Nam
dược thần hiệu). Chữa nhức đầu, lấy nhựa sung phết
vào giấy dán ở hai bên thái dương. Chữa liệt mặt thì dán
vào vào mặt trệ xuống. Chữa trên mặt nổi tùng cục sưng
đỏ như hạt đào hạt mơ, dùng lá sung tật nấu nước
nóng xông rửa hằng ngày (Bách gia trân tàng). Chữa bệnh
nổi từng cục nhỏ ở lưng ngực đau nhức có sốt, dùng
lá sung vú 40g, huyền sâm, huyết giác, ngưu tất mỗi
vị 20g sắc uống. Chữa trẻ em ghẻ lở, lá sung non giã nhỏ,
xát vào sẽ bong ngay (Nam dược thần hiệu) (LTĐ).
Ngoài
protein, đã được chiết xuất từlatex : bergenin, lupeol
acetat và sitosterol. Latex có hoạt động sinh học protease thủy
phân protide, có khả năng ức chế glucose-6-phosphatase nhưng
không có chút hiệu lực gì lên mức đường trong máu chuột
bi bệnh. Thân cây
F. glomerata cống hiến một bã rất
tốt để làm giấy viết, giấy in, bao giấy. Cây chứa đựng
nhiều Ca và Zn. Gỗ cây ngâm nước lâu ngày chứa đựng amyrin,
tăng gia số lượng Cu, Zn, chút ít Ag và ở Kanchi, miền nam
Ấn Độ, gỗ cây được dùng để tạc tuợng như tượng
Adi Atti Varada nên có tên cây Atti. Thớ gỗ chứa đựng nhiều
cellulose và lignin, gây sức chống đở chứng tăng máu lipid
trên chuột mạnh hơn cellulose
(5). Vỏ cây ở Ấn
Độ chứa đựng sitosterol glucoside được xem là tác nhân giảm
đường (4), lupeol, sitosterol, stigmasterol, còn cây ở
Việt Nam chứa đựng bergenin, lupeol acetat và sitosterol (8)
nhưở latex. Đem thử trên chuột, phần chiết từ vỏ
cây ức chế hoạt động glucose phosphatase và arginase, kích
động glucose phosphate deshydrogenase, giảm hạ mức đường trong
máu (6). Lá sung non và trái non dùng làm rau ăn, cho
lợi sữa, lộc sung dùng gói nem ăn như lộc ớt (đơn nem)
(LTĐ). Lá cây chứa đựng 11,16% protein, một coumarin là bergapten,
amyrin, sitosterol, lanostadien và gluanol acetat là một tetracyclic
triterpen. Lá đã được thử nghiệm để xác nhận những tính
chất chống viêm, giảm đau, hạ sốt
(7). Sitosterol,
lupeol acetat và lanostadoenol cũng được tìm ra trong trái sung
cùng hentriacontan, gluanol acetat, tiglic acid ester của taraxasterol
và chất đường glucose (3) , tuy vậy trái sung ăn
rất chát. Bên cạnh (%) 0,83 Ca, trái cống hiến 14,52 protein
và 71,53 carbohydrat. Cũng cần biết thêm
F. glomerata còn
có tính chất chống những nấm Trichophyton mentagrophytes,
T. rubrum, T. soudanense, Candida albicans, Torulopsis glabrata và C.
krusei (9).
Cây
F. racemosa mà người Úc gọi là
cluster fig, ít được
khảo cứu về mặt thành phần. Tuy vậy ta cũng biết được
trong cây có bergenin, vỏ thân cây chứa đựng sitosterol, gluanol
acetat, lupeol, behenat, lupeol acetat, amyrin acetat, hai leucocyanidin
glucopyranosid và leucopelargonidin rhamnopyranosid, còn lupeol và sistosterol
thì được tìm ra trong vỏ rễ. Trái lại nó đuợc xem xét
nhiều hơn về mặt tính chất dược lý, nhất là lá cây.
Nó là một thuốc kháng những vi khuẩn
Escherichia coli, Bacillus
pumulis, B. subtilis, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus (18).Nó
có tính chất chống những nấm Curvularia sp ; Colletotrichum
gloeosporioides, Altemaria sp, Corynespora cassiicola, Frusarium sp (13).Nó
cũng là một thuốc kháng viêm, hiệu quả lớn nhất
đạt được với liều lượng 400 mg/kg, tương đương với
thuốc kháng viêm phenylbutazon (17). Lá cây có một
hoạt động bảo vệ gan chuột do tetrachlorid gây ra với một
liều lượng 3 ml/kg mỗi ngày trong luôn 4 tuần, tương đương
với thuốc bổ gan Neutrosec
(15). Cho chuột bị tiểu
đường uống với liều lượng 200 và 400 mg/kg trong 9 ngày,
lá cây giảm hạ đường trong máu 28,9 và 34,6% (11).
Thử trên người, nếu cho chút ít lá (2%) vào thuốc chữa
trị bệnh đái đường cốt yếu gồm có epicatechin và gymnemic
acid, nhắm giảm hạ glusose nhờ tái sinh những tế bào tụy
(pancreatic islet), thì kết quả tốt hơn nhiều
(16).
Cũng trên chuột, lá cây có tính chất giảm hạ năng lực
vận động dạ dày-ruột, từ đấy giảm hạỉa chảy
(12),
chữa trị được bệnh gan do paracemol gây ra (14).
Phần chiết giàu glycosid từ lá cây giảm hạ huyết áp, co
tim đem thử ở nguyên vị trí trên tim chó (80 mg/kg), tim ếch
(10-20 mg) và tim thỏ (4-16 mg) tách rời.
Phần
cây được khảo cứu nhiều nữa là vỏ thân cây. Cũng như
lá cây, vỏ thân cây là một thuốc kháng viêm chống COX-1,
IC50 với 100 microg/ml, giải thích tại sao nó nằm
trong những liều thuốc cổ truyền Trung Quốc và được thổ
dân Úc châu thường dùng (20). Racemosic acid chiết
xuất từ cây kháng oxy hóa, chống COX-1 và 5-LOX, IC50
với 90 và 18 microg/ml
(23). Ở liều lượng 200 và
400 mg/kg, nó có một khả năng giảm đường trong máu đáng
kể khi đem thử trên chuột, đúng với tin tưởng của nhân
dân là thuốc chống tiểu đường, một môn thuốc quen thuộc
ở vùng Khatra, Bankura, Tây Bengal bên Ấn Độ (10).
Người Tích Lan thì dùng nước sắc vỏ cây làm thuốc cầm
tiểu: thử trên chuột với những liều lượng 250, 500, 1000
mg/kg, kết quả ban đầu cho thấy trong nước tiểu có sự
giảm hạ mức Na+ và tỷ lệ Na+/K+,
đồng thời một sự tăng gia giao lưu thể hiện những cơ
chế hoạt động phức tạp cẩn được khảo cứu sâu xa hơn.
Cũng thử trên chuột, dùng 100-300 mg/kg, sau 5 giờ, hoạt động
hạ sốt của vỏ cây tương đương với paracetamol (150 mg/kg)
(19). Nó có khả năng chống ho, giảm hạ duợc 56,9%
sau 90 phút điều trị với 200 mg/kg
(22). Gần đây,
một văn bằng sáng chế cho hòa lẫn 9 cây như sâu rừng Boerhavia
diffusa, hương phụ Cyperus rotundus, chỉ thiên Elephantopus
scaber, dây thần thông
Tinospora cordifolia,… và F.
racemosa thành một liều thuốc chữa trị ung thư, đặc
bìệt tế bào ung thư biểu mô có vảy, khối u và những trạng
thái di căn khác kể cả ung thư phổi
(21). Còn hột
cây thì duợc dùng để khảo cứu hoạt động sự ngưng kết
bạch cầu với những tế bào độc nhân của những bệnh
nhân mắc chứng bạch cầu dạng tủy mạn tính, bạch cầu
nguyên tủy bào ác tính, bạch cầu nguyên bào lymphô ác tính,
bạch cầu tăng lymphô bào mạn tính,....
Cây
F. hispida tương đối ít được biết nhất. Nó chứa
đựng methyl ketotetracosyl arachidat, những alcaloid như phenanthro
indolizidin, biphenyl hexahydro indolizin. Chiết bột vỏ cây khô
thì được triacontanyl acetat, amyrin acetat và gluanol acetat. Rễ
cây cống hiến một leucocyanin là leucocyanoidin glycopyranosyl
arabinopyranosid. Lá cây chứa đựng oleanolic acid, bergapten, psoralen,
amyrin và sitosterol. Phần chiết lá cây với methanol ở liều
lượng 400 mg/kg giảm hạ máu trong chuột mức transminase, bilirubin
và alkalin phosphatase, từđấy có tính chất bảo vệ độc
hại gan do paracetamol gây ra (25). Phần chiết nầy
cũng ngăn chận ỉa chảy nguyên do từ dầu thầu dầu
(27).
Dùng chloroform đã được chiết một ficustriol là một norisoprenoid,
và phenanthroindolizidin alkaloid là một methyltylophorinidin. Chất
alkaloid nầy có hoạt động độc hại đối với một số
nhỏ những tế bào ung thư con người
(28). Một số
hóa chất dễ bốc hơi cũng đã được chiết xuất để khảo
cứu sức hấp dẫn của chúng đối với những loài ong vàng
trên các cây sung, vả : butylphtalat, hexadecanoic acid ester, octadecadienoic
acid; những chất hiệu nghiệm nhất: linalool, linalool oxid, terpeneol,
dimethyl octadienol ; những chất xua đuổi ong : dibutyl phtalat,
hydroxylinalool, benzylalkohol. Số lượng những chất nầy thay
đổi trong cây tùy theo trước hay sau khi cây thụ phấn, trước
hay sau khi ong đi lại với cây. Phần chiết chung, không tách
rời các thành phần, không có ảnh hưởng lên ong. Ngoài ra,
latex cây
F. hispida có những hoạt động protease lớn
(24).
Một enzym phân giải protein cũng đã được chiết xuất và
làm ròng qua sắc phân trên cellulose và Sephadex với năng suất
5,23% (26).
Trái
sung nói chung chát nên ít được ăn, lại dễ rụng nên người
ta thường nói " rụngnhư sung". Tuy ít được trọng dụng,
sung cũng không đến nỗi bị đối đãi tồi tệ vì có những
trái khác còn vô ích hơn. Ta có thành ngữ "sung cũng như
ngái, mái cũng như mây "để phê phán những người không
phân biệt tốt xấu vì ngái tuy giống sung nhưng không ăn được,
mái và mây tuy giống nhau nhưng lại không được dùng như
nhau. Đằng khác, so với vả (F. auriculata Loir (PHH) hay
F.
roxburghii Wall (LTĐ) cùng họ Dâu tằm) thì sung lại bị
lép vế vì chỉ có vảđược kê trong thực đơn từ rau sống
với rau thơm, chuối chát, khế chua, các món trộn với muối
mè, đậu phụng, tôm thịt, qua cách ăn và quết chao hay chắm
mắm ruốc, đến các món cao lương hơn như thịt quay cua giấm,
…. Trái lại, vào dịp Tết nhất, cây sung được dùng làm
cây kiểng, trái sung treo trước nhà biểu hiện cuộc sống
sung
sướng còn vả thì bị tránh vì ai mà muốn
vất vả
trong năm! Vì vậy, mặc dầu "lòng vả cũng như lòng sung",
vẫn có lời than vản "có vả mà phụ lòng sung"......
Nghiên
cứu và Phát triển 4 (57) (2006)41-47
Tham
khảo
1a-
Chương Thâu, Nguyễn Đắc Xuân,
Vài nét về Phan Bội Châu
thời kỳở Huế (1925-1940)
trong
Ông già Bến Ngự, nxb
Thuận
Hóa, Huế (1987) 13 ; 1b-Vương Đình Quang,
Hồi ký về
cụ Phan, sđd 145
2-
Ưng Luận, Ca dao xứ Huế bình giải,
Sở Văn hóa Thông
tin Thừa Thiên-Huế (1991) 57
Ficus
glomerata
3-
S. Chandra, J. Lal, M. Sabir,
Chemical examination of the fruits of
Ficus glomerata Roxb.,J. Indian Chem. Soc. 56(12) (1979)
1269
4-
R.K. Baslas, R. Agha, Isolation of a hypoglycemic principle from the
bark of Ficus glomerata Roxb.,
Himalayan Chem. Pharm. Bull. 2(1)
(1985) 13
5-
V. Agarwal, B.M. Chauhan, A study on composition and hypolipidemic effect
of dietary fiber from some plant foods, Plant Foods Hum. Nut. 38(2)
(1988) 189-97
6-
N.N. Rahman, M. Khan, R.Hasan,
Bioactive components from Ficus glomerata,
Pure App. Chem. 66(10/11) (1994) 2287-90
7-
A.M. Forstieri, M.T. Montforte, S. Ragusa, A. Trovato, L. Iauk, Antiinflammatory,
analgesic and antipyretic activity in rodents of plant extracts used in
African medicine, Phytother. Res. 10(2) (1996) 100-6
8-
Nguyen The Dung, Pham Dinh Ty, Nguyen Tien Dat, Chau Van Minh, Some
compounds isolated from the Momordica cochinchinensis seed and the Ficus
glomerata bark, Tap chi Phan tich Hoa, Ly va Sinh hoc 6(3)
(2001) 66-7
9-
A. Vonshak, O. Barazani, P. Sathiyamoorthy, R. Shalev, D. Vardy, A. Golan-Goldhirsh,
Screening South Indian medicinal plants for antifungal activity against
cutaneous pathogens, Phytother. Res. 17(9) (2003) 1123-5
Ficus
racemosa
10-R.C.
Sharma, A. Zaman, A.R. Kidwai,
Chemical examination of Ficus racemosa,
Indian J. Chem. 1(8) (1963) 365-6
11-
S.C. Mandal, P.K. Mukherjee, K. Pulok, K. Saha, J. Das, M. Pal, B.P. Saha,
Hypoglycemic activity of Ficus racemosa L. (Moraceae) leaves in streptozotocin-induced
diabetic rats, Nat. Prod. Sci. 3(1) (1997) 38-41
12-
S.C. Mandal, P.K. Mukherjee, K. Saha, M. Pal, B.P. Saha, Antidiarrheal
evaluation of Ficus racemosa Linn. leaf extract, Nat. Pro. Sci.
3(2) (1997) 100-3
13-
S.A. Deraniyagala, R.L.C. Wijesundera, O.V.D.S.J. Weerasena, Antifungal
activity of Ficus racemosa leaf extract and isolation of the active compound,
J. Nat. Sci. Council Sri Lanka26(1) (1998) 19-26
14-
S.C. Mandal, T.K. Tapan, J. Das, B.P. Saha, M. Pal, Ficus racemosa affords
antihepatotoxic activity against paracetamol-induced acute liver damage
in rats, Nat. Prod. Sci.
4(3) (1998) 174-9
15-
S.C. Mandal, T.K. Maity, J. Das, M. Pal, B.P. Saha, Hepatoprotective
activity of Ficus racemosa leaf extract on liver damage caused by carbon
tetrachloride in rats, Phyther. Res. PTR 13(5) (1999)
430-2
16-
K.S. Dhaliwal, Method and composition for treatmant of diabetes,
US 5886029 A 19990323 (1999) 5 tr.
17-
S.C. Mandal, T.K. Maity, J. Das, B.P. Saha, M. Pal, Antiinflammatory
evaluation of Ficus racemosa Linn. leaf extract, J. Ethnopharm.
72(1/2) (2000) 87-92
18-
S.C. Mandal, B.P. Saha, M. Pal,
Studies on antibacterial activity of
Ficus racemosa Linn. leaf extract, Phytother. Res. PTR 14(4)
(2000) 278-80
19-
R.B. Rao, K. Anupama, K.R.L. Anand Swaroop, T. Murugesan, M. Pal, S.C.
Mandal, Evaluation of antipyretic potential of Ficus racemosa bark,
Phytomed. Int. J. Phytother. Phytopharm. 9(8) (2002) 731-3
20-
R.W. Rachel, S.P. Myers, D.N. Leach, G.D. Lin, G. Leach, A cross-cultural
study : antiinflammatory activity of Australian and Chinese plants,
J. Etnophar. 85(1) (2003) 25-32
21-
R. Solanki, Herbal formulation,
PCT Int. Appl. WO 2003006036
A2 20030123 (2003) 6 tr.
22-
R.R. Bhaskara, T. Murugesan, M Pal, B. P Saha, S. C. Mandal, Antitussive
potential of methanol extract of stem bark of Ficus racemosa Linn.
Phytother. Res. PTR 17(9) (2003) 1117-8
23-
R.W. Li, D.N. Leach, S. Myers, G.D. Lin, G.J. Leach, P.G. Waterman, A
new antiinflammatory glucoside fromFicus racemosa L., Plnt. Med.
70(5) (2004) 421-6
Ficus
hispida
24-
M.P. Chary, S.M. Reddy, Protease activity of some latex bearing plants,
Nat.Acad. Sci. Let. (India)
6(6) (1983) 183-4
25-
S.C. Mandal, B. Saraswathi, C.K. Kumar, L.S. Mohana, B.C. Maiti, Protective
effect of leaf extract of Ficus hispida Linn. against paracetamol-induced
hepatotoxity in rats, Phytother. Res. 14(6) (2000) 457-9
26-
S.R. Peraza-Sanchez, Cytotoxic constituents of Ekmanianthe longiflora
and Ficus hispida, Diss. Abs. Int.B 61(11) (2001) 5815,
216 tr.
27-
S.C. Mandal, K.C.K. Ashok, Studies on antidiarrhoeal activity of Ficus
hispida. leaf extract in rats, Fitother. 73(7/8) (2002)
663-7
28-
S.R. Peraza-Sanchez, et all.,
Constituents of the leaves and twigs of
Ficus hispida, Planta Med. 68(2) (2002) 186-8 |