Tên
em không thiếu không thừa,
Ăn
vào ngon ngọt cho vừa lòng anh.
Câu
đố dân gian
Câu
chuyện bắt đầu từ hè năm 2002. Ngày 10.06, hai giáo sư Robert
Gallo, người Mỹ, và Luc Montagnier, người Pháp, hai nhà khảo
cứu có tiếng trên thế giới nhờ đã khám phá ra độc trùng
SIDA, được vào yết kiến đức Giáo hoàng ở Vatican. Giáo
sư Montagnier nhân đó đã dâng tặng đức Giáo hoàng một hộp
màu hoa cà đựng nhiều viên thuốc mà sau đó ngài dùng mỗi
sáng và mỗi tối, đặt ngay dưới lưỡi. Quan hệ giữa một
nhà bác học và một vị giáo chủđã được báo chí dạo
ấy mặc sức bàn tán xôn xao : giáo sư đã bốc cho đức Giáo
hoàng một liều thuốc trường sinh ! Thật ra đó chỉ là môn
thuốc dựa lên một phần chiết lên men của đu đủ do hảng
Osato bên Nhật Bản bào chế và bảo nay mai sẽ có bán trên
thị trường. Dược tính đặc biệt của thuốc nầy là kích
thích miễn dịch và chống oxy hóa, những tính chất đặc
biệt cần thiết trong cuộc trị liệu các chứng Parkinson,
Alzheimer thường khởi động một cuộc oxy hóa những protein
các neuron.
Trước
đó, giáo sư Montagnier đã đứng ra bảo trợ môn thuốc ấy.
Trong một bài diễn thuyết để giới thiệu và trong một cuôc
phỏng vấn đăng trên báo Nutranews (1-2), giáo
sư không ngớt ca tụng FPP (Fermented Papaya Fermentation) : chế
tạo theo những quá trình công nghệ sinh học, đu đủ lên
men là một bổ thể dinh dưỡng thiết dụng có khả năng loại
trừ những gốc hydroxyl nhân đó kiểm tra những gốc tự do,
kích thích hoạt động của superoxid dismutase đồng thời hoạt
hóa những đại thực bào và gây lên một tác động miễn
dịch điều biến.Theo ông, nhiều thực nghiệm lâm sàng rất
công hiệu đã chứng minh FPP, nhờ khả năng trung hòa hóa những
gốc tự do, trì hoãn rõ ràng sự oxy hóa những lipid trong huyết
tương và những màng hồng cầu trong máu của bệnh nhân. FPP
cũng là một chất phản ứng suất giúp cải tiến việc thích
nghi của cơ thể với điều kiện thiếu oxy ở cao độ, cuộc
ứng suất xúc cảm tâm lý ở vị trí trên không. Ở mức
tế bào, FPP hoạt hóa cuộc chuyển hoá năng lượng, sự tổng
hợp những protein cùng những chuỗi bạch huyết bào-T và những
đại thực bào / bạch cầu đơn trong hệ thống miễn dịch
của cơ thể. Là một chất kích thích miễn dịch, FPP cũng
có thể ngăn chận bước đầu những chứng bệnh thông thường
như cảm mạo, sổ mũi. Chính ông cũng đã dùng thuốc ấy,
mỗi ngày hai lần, buổi sáng và buổi chiều, ngoài bửa ăn,
luôn đặt dưới lưỡi. Theo ông, nếu ngày nay FPP đang chỉ
là một bổ thể dinh dưỡng, một ngày mai đây nó sẽ trở
thành một môn thuốc trị độc trùng SIDA, ung thư,...
Từđâu
mà giáo sư Montagnier tin tưởng vào phần chiết đu đủ lên
men như vậy? Sự tích bắt đầu từ năm 1996, sau một cuộc
hội thảo tổ chức ngày 21.05 tại Viện Pasteur ở Paris trên
đề tài ứng suất oxy hóa ở SIDA, ung thư cùng các bệnh thoái
hóa khác. Giáo sư Montagnier hằng tin trùng VIH càng phát triển
thì càng phát tiết những gốc tự do, tăng cường ứng suất
oxy hóa bệnh nhân. Đúng vào dịp đó, hai khảo viên Nga tại
Viện Huyết học Khoa Nhi ở Matxcơva là Igor Afnas'ev và Ludmila
Korkina, trình bày thuốc Bio-Normalizer, một phần chiết đu đủ
lên men 8-10 tháng trước khi đem loại nước, có khả năng
cải tiến cương vị oxy hóa trong bệnh thiếu máu ở vùng
biển và giảm hạ những hiệu ứng phụ trong cuộc trị liệu
chống ung thưở bệnh bạch cầu. Bắt đầu từ đây, giáo
sư Montagnier quyết định cho thử thuốc ấy lên các bệnh
nhân nhiễm SIDA. Nơi thử nghiệmlà Trung tâm Khảo cứu Lâm
sàng Sinh vật học ở Abidjan bên nước Côte d'Ivoire. Năm 1999,
sau 6 tháng thử nghiệm, kết quả cho thấy nếu thuốc dùng
một mình thì chẳng có hiệu quả gì nhưng trong trường hợp
dùng chung với một bộ ba thuốc khác (tritherapy) thì bệnh
nhân lên cân, huyết cầu tố, hồng huyết cầu, bạch huyết
cầu tăng cường trong lúc độc trùng phát triển chậm lại.
Giáo sư vội kết luận, có lẽ hơi gấp, thuốc đã có tính
chất chống oxy hóa và kích thích miễn dịch. Ngang điểm nầy,
giới chuyên khảo không đồng ý, cho những vitamin như ascorbic
acid, những carotenoid như lycopen, những khoáng chất như selenium
cùng những chất phenol có mặt trong đu đủđều có tính chất
chống oxy hóa, mặt khác cuộc khảo cứu về miễn dịch do
bác sĩ Marc Welksler thực hiện ở Viện Đại học Cornell bên
Mỹ cũng chỉđem lại những kết quả mâu thuẫn. Còn chuyện
thực nghiệm trên các bệnh nhân SIDA ngày nào chưa có kết
luận rõ ràng trên báo chí chuyên khoa thì chưa có thể đánh
giá môn thuốc. Theo một nhân viên ở Viện Quốc gia Khảo
cứu Nông học Pháp, công tác của giáo sư Montagnier dù sao
đã đặt vấn đề buộc chúng ta tiếp tục thực hiện những
cuộc nghiên cứu khác
(3).
Một
cây đu đủ có trái thơm ngọt, có tính chất điều trị hay
ho như vậy lại mọc nhiều ở nước ta, ắt cần phải được
biết nhiều hơn. Còn được gọi là phiên mộc, phiên qua,
cà lào, phan qua thụ, lô hong phlê (Campuchia), mắc hung (Lào),
má hống (Thái) (LTĐ), nó mang tên khoa học
Carica papaya
L., thuộc họ Đu đủ Papayaceae. Những nơi sản xuất
nhiều nhất là Ấn Độ, Tích Lan, Mã Lai, Nam Mỹ, Nam Phi. Trái
đu đủ thơm nhờ những chất dễ bốc hơi. Một công tác
sử dụng máy sắc ký phối hợp với máy khối ký (HRGM-MS)
xác định đến 134 chất
(15). Nhiều nhất trong số
nầy là những ester mà nổi trội là methyl butanoat đem lại
mùi ngọt, crotonat, hexanoat bên cạnh benzyl glucosinolat. Trong
199 chất dễ bốc hơi của trái đu đủ núi C. candamarcensis
hay C. pubescens
Lenne et Koch, 103 chất có cấu tạo ester,
nhiều nhất là methyl octenoat, butyl và hexyl butenoat, butyl furoat,
butyl nicotinoat bên cạnh ethyl mercapto propanoat. Còn ester nhiều
nhất trong trái đu đủ núi C. pubescens bên nước Colombia
là ethyl, methyl butyrat, ethyl, butyl acetat. Cũng trong số các chất
dễ bốc hơi, đứng hàng đầu 56 acid là butanoic acid (1,2 mg/kg),
tiếp đến là những citric, fumaric, tartric, succinic acid cùng
các amin acid: leucin, asparagin, phenylalanin. Những linalool, linalool
oxyd, epoxy linalool, dimethyl octadiendiol cũng đã được tìm ra.
Trái đu đủ ngọt nhờ những chất đường sucrose, glucose,
fructose. Ở trái xanh thì có nhiều galactose, arabinose, galacturonic
acid. Khi chín, trái đu đủ nhuốm nhiều màu vì xuất hiện
những chất sắc như cryptoxanthin, violaxanthin, caroten, đặc
biệt lycopen trong loại đu đủ lòng đỏ. Nhiều nguyên tố
cũng đã được phát hiện, loại lớn: Na, K, Ca, Mg, P, loại
nhỏ : Fe, Cu, Zn, Mn, B.
Trong
hột, sucrose chiếm 75% tổng sốđường, phát triển giữa 30
và 90 ngày từ 3.833 đến 7.213 microg/g. Ascorbic acid phát triển
gấp đôi khi trái chín và đạt mức tối cao 91,67 mg/100g, còn
pectin thì lớn lên gấp 300 lần vào giai đoạn 105-120 ngày
và cân nặng 1.118 microg/100g. Trong hột còn tìm ra được hentriacontan,
sitosterol, benzoylthiourea. Tính chất chống oxy hóa thể hiện
rõ ràng qua 24,833 microg/g những chất phenol vào lúc 120 ngày
(13). Benzyl isothiocyanat phân hủy từ glucotropeolin có
tính chất kháng sinh, trừ nấm, diệt khuẩn, được dùng để
trị nhiễm khuẩn ruột và niệu
(10). Hột cũng như
cơm trái có tính chất kìm khuẩn chống những trùng gây bệnh
ở ruột như
Bacillus subtilis, Enterobacter cloacae, Escherichia
coli, Samonella typhi, Staphylococcus aureus, Proteus vulgaris, Pseudomonas
aeruginosa, Klebsiella pneumoniae
(17). Có phương pháp
ép dầu từ hột với nồng độ phenol cao để dùng tính chất
chống oxy hóa xúc tiến sự duỗi mạch
(26). Dầu
hột còn chứa chất sắc caroten, chất độc glucosinolat, những
glycerid gồm có (%): oleic (79,94), palmitic (11,94), stearic (5,49),
linoleic (2,22), arachic acid (0,32) cống hiến mùi cải xông. Thật
ra những acid mỡ : myristic, palmitic, stearic, oleic, linolenic acid
đã được tìm ra trong tất cả các bộ phận của cây, nhưng
lauric acid chỉ có ít trong lá, hoa và trái còn những myristoleic,
palmitoleic, arachidic acid thì chỉ xác định được ở hoa và
trái mà thôi.
Trong
số những alcaloid phát hiện ở cây đu đủ, chất được
xác định là carpain, chiết xuất từ lá dưới dạng kết
tinh trong suốt. Thuyết phát sinh sinh học carpain đã được
học hỏi. Carpain tác dụng như digitalin là một thuốc mạnh
tim, có tính chất kháng vi sinh vật, hiệu nghiệm có mức độ
lên Bacillus mycoides, nhưng chống B. cereus rất mảnh
liệt
(14). Nó cũng có tính chất kháng khối u, chống
các khối u tế bào cổ trướng Ehrlich, lymphoid leukemia L1210,
lymphocitic leukemia P388 rất hiệu nghiệm
(9). Hầu hết
các bộ phận cây đều chứa một chất nhựa mủ, nhiều nhất
là ở trái : ngay dưới vỏ, nhiều bọng nhỏ phát tiết một
chất lỏng trong suốt nhưng rất mau sẫm màu. Trong dân gian,
nhựa mủ thường được dùng làm thuốc trừ giun, chữa trai
chân và hột cơm, bệnh sang thấp hoặc can tiễn. Nhiều bộ
phận trong cây có tác dụng lên trùng Ascardia gelli (12).
Nhựa mủ cũng đã được dùng trong kỹ nghệ dệt để tránh
sợi co, trong kỹ nghệăn uống để tránh oxy hóa bia, làm mềm
thịt, làm kẹo cao su, trong kỹ nghệ thuộc da (4).
Vì vậy, từ cuối thế kỷ 19, nhiều phòng thí nghiệm đã
khảo cứu cấu tạo của nó. Thành phần được xác định
trước tiên là một enzym phân giải protein mà nhà hóa học
người Pháp Adolphe Wurtz năm 1880 đã đặt tên là papain. Ngày
nay, nhờ phương pháp phân tích tối tân như lọc qua cột sắc
ký Sephadex rồi phân tách theo hiện tượng điện chuyển, người
ta đã chiết xuất và phân biệt được những enzym (%) : chymopapain
(32), proteinase (15), papain (6), lysozym (5). Chymopapain, được xác
định năm 1941, cùng với papain là hai enzym mang chức sulfhydryl
và được học hỏi nhiều về mặt phân hủy protein.
Papain
gồm có nhiều amin acid, theo thứ tự nhiều ít (từ 11,35-12,43
xuống 2,14-3,57 g/100g) : tyrosin, glutamic acid, aspartic acid, glycin,
valin, arginin, leucin, isoleucin, lysin, serin, alanin, prolin, tryptophan,
threonin, phenylalanin, cystin, histidin. Trọng lượng phân tử tính
từ các amin acid là 20,289 rất phù hợp với số lượng đo
là 20,700 và số ước tính từ thủy ngân trong mercurypapain
là một dẫn xuất còn được thích dùng hơn. Cùng với lysozym,
papain tác dụng lên màng tế bào và tạo điều kiện dễ dàng
cho tác dụng những chất kháng sinh như bacitracin, streptomycin
(11).
Hiệu quả lâu dài của papain trong công cuộc trị chứng thoát
vị đĩa đốt sống thắt lưng được xem như tương đương
với giải phẩu. Papain một mình hay hỗn hợp với những enzym
phân giải protein khác cũng đã được dùng để chữa trị
viêm vú
(18), viêm tụy mạn tính, viêm ruột mạn
tính, ung thư tế bào biểu mô
(21). Papain có tác dụng
đồng vận với những muối Mg và Al của aspirin để chống
viêm và hạ sốt (5). Papain phân hủy sữa bò hay sữa
dê thành một thuốc khử độc trùng, rất hiệu nghiệm chống
mụn rộp (16). Một hỗn hợp papain và muxin dạ dày
(10/90) được dùng có kết quả để giảm hạ mỡ và cholesterol
(7).
Papain là thành phần thuốc đánh răng (23), nhằm phân
hủy protein thức ăn
(8), chống mảng răng, cao răng
(20),
thành phần thuốc chữa ho (6), chữa chứng Peyrinie
(25),
thuốc xức chữa bệnh lý học xơ như sẹo lồi, sẹo phì
đại, hay bệnh gây gấp ngón tay
(22), hay thành phần
mỹ phẩm bảo vệ da (22), rửa sạch âm đạo, cổ
tử cung (24).
Nói
chung, tất cả các bộ phận của cây đu đủđều được
dùng làm thuốc. Trái đu đủ chín ăn ngon ngọt mà nhờ nhựa
mũ phân hủy protein còn giúp tiêu hóa các chất thịt, lòng
trắng trứng gà. Trái đu đủ xanh được thêm vào nồi để
nấu, hầm thịt dai. Lá đu đủ dùng gói thịt gà để nấu
mau nhừ. Thịt bò khô cũng thường được ăn với trái đu
đủ nửa xanh, nửa chín, bào mỏng, giấm ngọt và tương ớt,
cống hiến một món nhắm vừa cứng, vừa mềm, vừa chua,
vừa cay (BKT). Giấm ngọt là giấm pha đường. Gần đây bên
Tàu có phát minh một loại giấm thuốc gồm có đu đủ, xuyên
khung
Ligusticum wallichii, sâm nam Dipsacus, ô đầu
Aconitum carmichiaeli, đan sâm Salvia multiorrhiza, bạch
chỉ Radix Angelicae… cùng với ngũ cốc lên men (mì, kê,
cám, lúa miến,....) để chữa những dạng thấp khớp
(19).
Nước lá sắc dùng để rửa các vết thương, lở loét. Rễđu
đủ sắc uống làm thuốc cầm máu trong bệnh băng huyết,
bệnh sỏi thận. Hoa đu đủđực tươi hoặc phơi khô hấp
với đường phèn dùng chữa bệnh ho, viêm ống phổi, mất
tiếng (ĐTL).
Hiếm
có nhưng cũng thấy là mứt đu đủ. Cô Hoàng Thị Kim Cúc
chỉ cách làm : "Đu đủ hườm (gần chín), gọt vỏ bỏ ruột,
cắt miếng độ 1cm, dài ngắn tùy ý, rửa cho hết mủ. Nấu
nửa soong nước sôi, bỏ đu đủ vào luộc 5 phút, vớt ra
để ráo nước. Đường sên (với trứng gà) sạch, bỏ đu
đủ vào rim, thêm va ni (mua ở tiệm thuôc tây) cho thơm, để
lửa riu riu, nước đường gần lên, nhắc xuống, ngâm đu
đủ trong nước đường một đêm rồi đem ra rim lại, đường
lền là được, để nguội sẽ bỏ vào thẩu. Miếng đu đủ
trong và hồng là khéo"(HTKC).Trái đu đủ xanh cũng giản tiện
được cắt nhỏ làm gỏi ăn lạ miệng. Cách đây mấy năm,
sau khi cuốn phim Mùi đu đủ xanh của nhà đạo diễn
Trần Anh Hùng ra mắt công chúng ở Pháp, đột nhiên món gỏi
đu đủ bán rất chạy trong các quán cơm ở Paris. Là một
thức ăn liều thuốc, đu đủ thật là một cây trọn vẹn.
Hơn nữa, nhất là trong miền Nam nước ta, trên hầu hết các
bàn thờ ngày Tết đều có chưng hộp trái cây gồm có mãng
cầu, dừa, đu đủ, xoài, tượng trưng cho câu khấn: Cầu
vừa đủ xài (theo giọng Nam). Văn hóa như vậy thật là toàn
bộ !
Nghiên
cứu và Phát triển 2(40)2003,
khoahoc.net
29.09.05
Tham
khảo
1-
Luc Montagnier, L'extrait de papaye fermentée,
Nutranews
tháng 5; Entretiens,
Nutranews tháng 6(2002)
2-
Luc Montagnier, L'extrait de la papaye fermentée à la une des
médias, Nutranews tháng 9 (2002)
3-
Thierry Souccar, Le professeur, le pape et la papaye, Sciences
et Avenir, tháng 11(2002) 64-5
4-
J.R.Kimmel, E.L.Smith, The properties of papain, Adv.Enzymol.
19(1957) 267-334
5-
INICO, Antiinflammatory and antipyretic compositions, FR 2833
19641102 (1964) 12tr
6-
INICO, Cough pills, Brit.
GB 1060304 19670301 (1967) 3tr
7-
Lab.ind.Biol.,Biofac, Medication for hyperlipemy and hypercholesterlomy,
FR 5643 19680129 (1968) 2tr
8-
IPTOR Phar.Praep.A-G, Dentifrice containing proteolytic enzymes,
Fr Demande FR 1589357 19700508 (1970) 2tr
9-
L.Oliveros-Belardo, V.A.Masilungan,, V.Cardeno, L.Luna, F.De Vera, E. De
la Cruz, E.Valmonte, Possible antitumor constituent of Carica papaya,
Asian J.Phar. 2(2) (1972) 26-9
10-
O.El-Tayeb, M.Kucera, V.O.Marquis, H.Kucevora,
Nigerian medicinal plants.
III. Carica papaya seeds as a source of a reliable antibiotic, the BITC,
Planta Med. 26(1) (1974) 78-89
11-
J.Brisou, P.Babin, R.Babin, Potentialization of antibiotics by lytic
enzymes, Comp.Rend. Soc.Biol.Fil. 163(3) (1975) 660-4
12-
J.Lal, S.Chandra, V.Raviprakash, M.Sabir,
In vitro anthelmintic action
of some indigenous medicinal plants on Ascardia galli worms, Ind.J.Physiol.Pharmacol.
20(2) (1976) 64-8
13-
R.Chittiraichelvan, K.G.Shanmugavelu,
Studies on the physico-chemical
changes, during growth and development of Co.2 papaya seeds (Carica papaya
L.), Seed Res. 5(1) (1977) 32-6; Physiol.Sex.Reprod.Flowering
Plants, Int. Symp., 1st (1978) 262-5
14-
F.M.Hashem, M.Y.Haggag, A.M.S.Galal,
A photochemical study of Carica
papaya L. growing in Egypt, Egyp.J.Pharm.Sci.
21(3-4)
(1980) 199-214; 22(1-4) (1981) 23-27
15-
H.Idstein, P.Schreier, Volatile constituents from papaya fruit (Carica
papaya L., var.Solo), Lebens.Wissen.Techn.
18(3) (1985)
164-9
16-
G.Tena Quintero, Virucidal enzymic milk hydrolyzates, Span. ES
2009146 A6 19890901 (1989) 6tr
17-
J.A.Osato, L.A.Santiago, G.M.Remo, M.S.Cuadra, A.Mori, Antimicrobial
and antixidant activities of unripe papaya,
Life Sci. 53(7)
(1993) 1383-9
18-
A.M.Mangerona, A.C.S.Mangerona,
Proteolytic enzyme prreparation for
treatment of infectious and inflammatory diseases of warm-blooded animals,
Brazyl BR 9603224 A 19990601, (1999) 21tr
19-
Y.Chen, Preparation of medicinal vinegar for curing rheumatism and rheumatoid,
Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1223130 A 19990721
(1999) 5tr
20-
M.Alvarez Hernandez, Whitening, antiplaque and antitartar low abrasivity
tooth paste, PCT Int.Appl. WO 9925315 A1 19990527 (1999) 25tr
21-
V.A.Bykov, N.B.Demina, N.N.Kataeva, V.A.Kemenova, V.L.Bagirova, Enzyme
preparations used for the treatment of digestion insufficiency, Phar.Chem.J.
34(3)(2000)105-9
22-
S.C.A.Ribeiro, Pharmaceutical composition containing papaine for the
treatment of skin diseases, Span. PCT Int.Appl. WO 0182956 A1 20011108
(2001) 22tr
23-
A.Bascones Martinez, P.Manso, J.Francisco,
Toopaste for dental hygiene,
ES 2158773 A1 20010901 (2001) 5tr
24-
V.D.Borovskaya, Yu.A.Baranov,
Method for treating latent forms of genital
chlamydiosis, Russ.
RU 2177302 C2 20011227 (2001) Không có
sÓ trang
25-
S.C.A.Ribeiro, Papain-containing pharmaceutical formulation for
treatment of Peyronie disease, Brazyl
PCT Int.Appl. WO 0280962 A1
20021017 (2002) 24tr
26-
M.Abeywardena, I.Runnie, M.Nizar, R.Head,
Polyphenol-enriched extract
of oil palm fronds (Elaeis guineensis) promotes vascular relaxation via
endothelium-dependent mechanims, Asia Pac.J.Clin.Nutr.
11(7)
(2002) 467-72
|