Ai
về nhắn với họ ngưồn
Mít
non cho xuống cá chuồn cho lên.
Ca
dao
Bệnh
SIDA (Syndrome d'Immuni Deficiency Acquise, hay theo danh pháp Anh Mỹ
AIDS, Acquired Immmune Deficiency Syndrome) như tên gọi, là toàn
bộ những bệnh lý mà mẫu số chung là sự suy nhược hệ
thống miễn dịch của con người. Do đấy, cơ thể rất dễ
bị mọi vi trùng phá phách, hoành hành. Từ những thập niên
80, 90, trùng gây bệnh được tìm ra là một độc trùng hay
virus mang tên VIH (Virus de l'Immunodeficience Humaine hay HIV). Vài
năm sau, người ta còn phân biệt được hai thứ VIH1
và VIH2, con thứ nhất dễ bắt gặp hơn. Cả hai đều
là những trùng ghê gớm nhờ khả năng ngẫu biến dễ dàng
khiến chúng có phương tiện thay hình đổi dạng lanh chóng
để lẫn tránh thuốc men.
Cơ
chế truyền nhiễm
Những
trùng VIH thuộc loại retrovirus, nghĩa là những virus sinh sản
đâm chồi trên mặt tế bào. Cấu tạo chúng là những ARN
(Acide RiboNucléique hay RNA) bao quanh ở ngoài một lớp glycoprotein
gp (gp41 và gp120 ở VIH1). Những gp nầy đóng một
vai trò cốt yếu trong việc truyền nhiễm. Khi VIH xâm nhập
cơ thể sinh vật, nó đặc biệt tấn công vào những lymphocyt
T4, tức là những bạch huyết bào chủ chốt trong cuộc bảo
vệ chống nguyên lực nhiễm bệnh. Trên mặt huyết bào có
một lớp protein gọi là CD4. Công việc đầu tiên của VIH
là cho gắn liến gp của mình vào CD4 (hay CD26) của huyết bào
qua sự hỗ trợ của một dư phân tử như phân tử fusin hay
cơ quan nhận cảm CCR5 để cho nó lọt được vào lòng huyết
bào. Bệnh tình càng tiến thì số lượng bạch huyết bào
T4 càng sụt. Thường trong máu người có khoảng 1000 T4 mỗi
mililit. Khi số lượng nầy sụt xuống dưới 200 thì cơ thể
hết còn chống lại được các vi trùng gây bệnh, ngay cả
những loại thường được cho là yếu ớt.
Đột
nhập được vào lòng huyết bào rồi thì VIH tổ chức chuyện
sinh sôi nảy nở. Bản chất di truyền của nó là ARN nhưđã
thấy, nhưng bộ máy tế bào của huyết cầu không biết trực
tiếp chế biến ARN. Nó sử dụng một giếu tố có sẵn trong
cơ thể người là ETI (Enzym Transcriptase Inverse) để cho tế
bào thực hiện công việc sản xuất các trùng con. Ngày nay,
kinh nghiệm lâm sàng cho biết chứng bệnh SIDA diễn biến theo
4 giai đoạn:
-
Trong giai đoạn thứ nhất, thời kỳ sơ nhiễm (từ 3 tuần
đến 3 tháng), tức là đợt tấn công của VIH tương đương
với một hoạt động virus tuy khá quan trọng mà ít có triệu
chứng rõ rệt. Thỉnh thoảng thấy bệnh nhân lên cơn sốt
trong khoảng 1 tháng, trong mình khó chịu, chán ăn, nhức đầu,
đau xương, bắp thịt rã rời, mụt mọc đầy da. Bệnh tương
đối nặng hơn trong các trường hợp nầy. Tuy nhiên, những
thử nghiệm dò tìm ít đem lại kết quả vì mục đích là
tìm kiếm kháng thể do cuộc phòng thủ miễn dịch phát ra
nhưng chúng đang còn quá ít.
-
Qua giai đoạn thứ nhì, lúc huyết bào chế biến trùng con
là lúc cuộc phòng thủ miễn dịch hoạt động mãnh liệt,
cũng là lúc huyết bào mới được sản xuất tối đa để
bù lại các huyết bào bị hư hỏng. Mỗi ngày khoảng chừng
1 tỷ trùng con và tế bào đuợc chế biến và phá huỷ. Khả
năng phòng thủ miễn dịch sụt dần xuống. Tuy là một giai
đoạn kéo khá dài, trung bình 1 năm, vẫn ít thấy có tín hiệu
huyết thanh dương tính phát hiện nên gọi là thời kỳ vô
triệu chứng.
-
Giai đoạn thứ ba, dài khoảng 2 năm, tức là thời kỳ tiền
SIDA, tương đương với hội chứng u hạch bạch huyết dai
dẳng. Những hạch phồng lên, trung bình 30 tháng sau khi bệnh
bộc khởi.
-
Khi cuộc phòng thủ miễn dịch hết còn hữu hiệu, số bạch
huyết bào T4 sụt xuống dưới 200 mỗi mililit, bệnh nhân bước
qua giai đoạn thứ tư tức là giai đoạn cuối cùng, thời
kỳ SIDA công khai. Vào lúc nầy, mọi vi khuẩn, vi trùng gây
bệnh, tế bào ung thư, .... đua nhau nảy nở, dần đưa bệnh
nhân vào tay tử thần.
Phòng
ngừa chống chỏi
Bên
lề cuộc tìm kiếm khó khăn một vaccin để vô hiệu hóa virus,
việc bài trừ SIDA hiện nay dựa lên khoa liệu pháp hóa học,
dùng hóa chất ngăn chận trùng VIH xâm nhập bạch huyết bào
hay chế biến trùng con. Biết chắc VIH phải vào cho được
lòng huyết bào, những công tác khảo cứu đầu tiên tìm kiếm
cách phá hủy tác động giữa gp120 vỏ trùng và protein CD4
huyết bào. CD4 là một phân tử không hoà tan. Qua nhiều phản
ứng hóa học, người ta có thể chế biến nó thành hoà tan,
đem pha loãng rồi dùng dung dịch che chở huyết bào. Kết quả
rõ ràng tích cực nhưng lâu ngày có những phản ứng phụ
không tốt. Nhiều khảo cứu viên muốn xoay qua dùng những
bạch huyết bào T4 tương ứng với vùng tác động của virus,
tương đối dễ chế tạo hơn và cũng ít phản ứng phụ hơn.
Mặt khác, những hóa chất có điện tích âm như loại polyanionic
(những polysulfat như heparin, dextran sulfat, pentosan polysulphat,
mannan sulfat, curdlan sulfat, polyvinylic alcool sulfat, những polycarboxylat
như aurin tricarboxylic acid) cũng làm cản trở không ít tác động
giữa VIH và T4. Trong lãnh vực nầy, những polymer sulfat cũng
tỏ ra rất hiệu nghiệm và nhiều phòng thí nghiệm đang đầu
tư vào cuộc chế tạo các sulfat nầy.
Không
ngăn ngừa được trùng SIDA đột nhập huyết bào thì phải
kiếm cách đừng cho nó phát triển trong ấy. Trong lúc chờ
đợi một vaccin nan giải, người ta đã nghĩ cách ghép vào
huyết bào một gen mới để nó tự chống lại virus. Hiện
giờ, mục tiêu dễ thấy là enzym ETI đã biến hoá ARN của
trùng ra ADN. Những chất ức chế ETI được dùng trước nhất
là những 2',3'-didesoxynucleosid : hãng Wellcome cho ra AZT (3'-azido-2',3'-didesoxythymidin),
hãng Hoffmann-Laroche thực hiện DDC (2',3'-dideoxycytidin), hãng
Bristol-Meyers Squibb chế tạo DDI, hãng Glaxo phát hành 3TC,....
Tác dụng ức chế các thuốc nầy là hoặc giành chỗ ARN hoặc
sát nhập vào các ADN đang thành hình. Có điều ETI cũng là
enzym tổng hợp ADN cho người, phá phách nó tất nhiên có hại
cho cơ thể. Đằng khác, VIH lại có khả năng ngẫu biến để
thích nghi với những điều kiện của môi trường mới lại
làm cho cuộc điều trị rắc rối hơn. Những chất như acyclic
phosphonat nucleosid PMEA, rất ổn định trong tế bào, có tác
dụng lâu dài, dẫn xuất FPMPA của nó cũng có tác dụng đáng
kể nhưng đều mắc phải nhược điểm nói trên. Trước những
khó khăn đó, cần phải tìm cho ra nhũng chất ức chế đặc
thù. Từ 1989, ra đời những chất acyclouridin HEPT (Mitsubishi
Kasei Corporation), benzodiazepin TIBO (Janssen-Johnson và Johnson) và,
một vài năm sau, những phân tử thuộc các loại dipyridodiazepinon
(Boehringer Ingelheim), pyridinon (Merk, Sherp và Dohme), bis-heteroaryl
piperazin (Upjohn) đặc biệt chỉ phá hoại ETI phục vụ VIH
mà không đảđộng đến các enzym ADN polymerase khác của cơ
thể.
Vài
năm gần dây, một chiến lược mới bài trừ VIH đã được
thực hiện và kết quả rất khả quan. Thay vì chỉ dùng một
chất thuốc độc nhất, người ta áp dụng cùng một lúc nhiều
chất, trừ khử luôn một lần nhiều dạng của trùng đang
ngẫu biến. Lúc đầu, từng cặp đôi thuốc đã đuợc kết
hợp: AZT và DDC, AZT và DDI, AZT và 3T. Những cặp đôi nầy
rõ ràng có hiệu lực hơn khi thuốc được dùng một mình.
Sau đó, kết quả thật mỹ mãn khi các cặp thuốc kia được
kết hợp thêm với một trong những thuốc mới như Saquinavir
(Roche), Ritonavir (Abbott), Indinavir (Merck), ngay cả lúc số bạch
huyết bào T4 của bệnh nhân sụt xuống gần 200 mỗi mililit
máu. Các chuyên gia tiên đoán sẽ rồi còn đuợc hoàn thiện
hơn nếu các bệnh nhân được dùng thuốc ngay từ giai đoạn
thứ nhất, nhất là khi bắt đầu thấy có triệu chứng. Hơn
nữa, họ còn đề nghịđồng thời với 3 cặp thuốc kia,
nên điều trị bệnh nhân thêm với những thuốc phục chế
hệ miễn dịch, thuốc chống oxi hóa để tránh xung động
và thuốc kháng sinh phổ rộng để giảm hạ hiệu ứng các
du nhân tử sinh bệnh.
Lectin
hột mít
Tìm
ra được lúc đầu trong thảo mộc (thân, rễ, lá, củ), về
sau cả trong nấm, vi khuẩn, động vật hạ cấp (như ốc,
sên) hay động vật có xương sống (như gà, chuột, lươn),
lectin là những protein có khả năng tác động với sacccharid
để gây ra sự ngưng kết các tế bào động vật. Sau nhiều
tên : agglutinin, hemaglutinin, phytohemaglutinin, cuối cùng nó được
gọi lectin (từ động từ La Tinh
legere có nghĩa chọn
lựa) vì nó có khả năng phân biệt các loại máu. Lectin đầu
tiên được khám phá ra là ricin (từ hột thầu dầu) năm 1888,
rất độc vì làm ngưng kết các hồng huyết bào. Ricin và
sau nầy một chất tương tự, albrin (từ hột cam thảo dây)
đã được dùng để chứng minh nhiều nguyên tắc căn bản
trong ngành huyết học. Concanavalin, lectin đầu tiên chiết xuất
ròng sạch từ một loại đậu năm 1916, lại có tính chất
làm kết tủa huyết bào vì nó ngưng kết với glycogen, những
carbohydrat, tức là đường tích trử trong cơ thể. Người
ta còn biết cứ cho thêm đường như glucose thì tránh được
huyết bào bị concanavalin kết tủa, vì concanavalin liên kết
với glucose dễ hơn với đường trong huyết bào. Dần dần,
các lectin trở thành những dụng cụ quý báu để khảo sát
những thay đổi ở mặt ngoài tế bào trong thời gian ung thư
hoá đồng thời cho phát triển những tính chất đặc thù
của những tế bào u khối.
Lectin
phát xuất từ hột mít (tiếng Pháp : jacque hay jaque,
tiếng Anh : jackfruit) mang tên jacalin. Nó được chiết
xuất với một dung dịch đệm phosphat rồi phân đoạn protein
qua sắc ký ái lực hay sắc phân lỏng cao áp. Người ta làm
tinh khiết nó trên một cột N-acetyl-D-galactosamin, Sepharoche,
Sephadex hay G100. Jacalin tinh thể trụ góc đứng hệ thoi xem
xét cặn kẽ cho thấy một dạng tetramer. Gần đây, từ A.
integrifolia
đã được phát giác một dạng tetramer có cấu
tạo tương tự gọi là artocarpin, ít được học hỏi
(24).
Mít thường được dùng để khảo cứu thuộc loại Artocarpus
heterophyllus
Lamk. hay A. integrifolia Linn., A. integer
Mer.,
có khi A. integre, A. incisa, A. communis, A. lingnamensis, A. champeden,
A. tonkinensis, A. hirsuta, A. hypargyreus, A. altilis, A. lakoocha cùng
một số mít hoang dại ở Việt Nam thuộc họ Dâu tằm
Moraceae.
Jacalin là một glycoprotein mang 4 polypeptid, chứa 3% carbohydrat
mà cấu tạo đã được phân tích. Lớn chừng 50kDa, nó gồm
có một dãy alfa liên kết 133 amin acid bất cộng hóa, một
dãy 15kDa mang glycogen, một dãy 12kDa không mang glycogen và một
dãy bêta ngắn với 20 mảnh. Dãy nầy có một trọng lượng
phân tử 2090, tương đối nhỏ so với dãy kia, 16.200. Hai dãy
15kDa và 12kDa có thành phần amin acid tương tự. Đem phân giải
protein với
Staphyloccocus areus proteinase thì chúng
hiến thêm một peptid nhỏ hơn 4kDa. Phần chiết thô còn chứa
những polypeptid khác.
Hai
dãy bêta và 15kDa đã được phân tích qua sác phân lỏng cao
áp và dãy 17kDa qua phương pháp điện chuyển. Dãy bêta trong
3 loại
A. integrifolia , A. champeden và A. tonkinensis có
phần khác nhau, đặc biệt jacalin của A. champenden có
hai dãy bêta
(17) Nghiên cứu trên 2 loại mít hoang
ở Việt Nam, các tác giả tìm ra một dãy alfa thứ nhì ở
jacalin A. asparulus và một dãy bêta thứ nhì ở
jacalin của
A. masticata
(20). Ngoài ra, một số
mít khác mọc ở Việt Nam nhưA. heterophyllus, A. malinoxylus,
A. parva, A. petelotii cũng đã được khảo cứu và cho thấy
các loại mít không có cấu tạo hoàn toàn giống nhau
(20).
Một cuộc nghiên cứu cấy mô jacalin cDNA (isolectin) phát hiện
những chuỗi amin acid đã được tổng hợp qua một prepropeptid
với cấu tạo: N-tín hiệu (21 mảnh) - propeptid (39 mảnh) -
bêta peptid (20 mảnh) - vùng liên kết (4 mảnh) - alfa peptid (133
mảnh). Cũng như agglutinin của một loại dâu cam Maclura pomifera,
ngoài O-glycan và N-acetylgalactosamin, jacalin có ái lực với methyl
D-galactosid chứ không phải galactose ở thể tự do cũng như
có khả năng ngưng kết với tinh dịch của người và chuột.
Những
công tác khảo cứu nhiệt động học về liên quan của các
diosid cho thấy jacalin tác động ưu tiên với GalD(1-3)DGalNAc,
một disaccharid thường có trong các glycoprotein. Từ 20 năm nay,
người ta biết jacalin phản ứng với dãy carbohydrat alkali bền
hay ít bền loại galactosyl acetyl galactosamin thuộc nhóm Thomson-Friendenreich
(22).
Tính chất jacalin làm kết tủa các glycoprotein IgA, IgD được
chứng minh
(2,3). Hơn nữa, IgA lại được chỉđịnh
là IgA1. Mặt khác, jacalin còn ngưng kết ít nhiều với cả
IgA2 (4,6), IgM (4,5), IgG (19), IgE (4),
hiện tượng phần nào mâu thuẩn với vài công tác khác. Người
ta suy đoán những tính chất liên kết khác nhau với Ig (9)
vì phương cách chiết xuất không hoàn toàn giống nhau, từ
những cây mít không mọc cùng vùng đất, xa nhau hàng nghìn
dặm (từ Brazyl qua Philippines, từ La Réunion qua Okinawa, từ
Hawai qua Ấn Độ). Ngay cả tên cây mít cũng có khi lẫn lộn
(11).
Ứng
dụng jacalin
Ngoài
tính chất kết tủa các immunoglobulin, lectin còn có khả năng
ngưng kết nhiều loại tế bào như hồng huyết cầu erythrocyt,
bạch huyết cầu leucocyt, u khối, vi khuẩn virus. Riêng jacalin
đã trở thành một dụng cụ cần yếu trong ngành huyết học
(1,2,11)
nhờ tính chất gián phân các bạch huyết bào. Nó được chứng
minh đã kích thích những chức năng các tế bào T và B con
người, đặc biệt kích thích bạch huyết bào T phát tiết
immunoglobulin. Người ta dùng nó để chiết xuất IgA, IgA1, ước
tính số lượng IgA1, phân tách IgA1 và IgA2 (23), loại
bỏ IgG trong cuộc chế biến gamma globulin, làm ròng polysaccharid
(29),
dò
tìm galactoglucomannan trong thực phẩm, phát sinh sản xuất gamma
interferon trong bạch cầu đơn nhân máu ngoại vi và trong môi
cấy lymphocyt T con người, khảo cứu liên quan protein-carbohydrat
trong thời gian di chuyển bạch cầu trung tính, khảo cứu các
loại ung thư lành tính cũng như ác tính. Ngoài ra, quan trọng
nhất là tính chất gián phân của jacalin chính xác lên màng
bạch huyết bào CD4 T (11,13). Tính chất rất quan trọng
khi ta biết có một tương quan rõ rệt giữa số lượng tế
bào T của màng CD4 và tiến triển của chứng bệnh SIDA.
Một
cuộc hợp tác giữa 12 khảo cứu viên nhiều trường Đại
học, viện Sinh học, trường Y khoa, bệnh viện ở Pháp và
Hoa Kỳđã đi sâu vào việc dùng jacalin ức chế VIH (16).
Ở phòng thí nghiệm, in vitro, các tác giả nhận thấy
jacalin rõ ràng ức chế cuộc nhiễm trùng của VIH1 lên những
bạch huyết bào con người, đặc biệt các tế bào đơn nhân
máu ngoại vi và các tuyến tủy bào bạch cầu đơn nhân to.
Như trên đã thấy, khi VIH lọt vào máu, màng gp120 vỏ trùng
tác động với protein CD4 bạch huyết bào. Jacalin làm giảm
hạ tác động ấy nhưng không phải vì đã thay thế CD4 liên
kết với gp120. Jacalin tác động với bạch huyết bào T và
rất có thể đã phá VIH qua cuộc liên kết với các phân tử
màng tế bào, nhất là CD4. Mặt khác, các tác giả còn tìm
ra trong jacalin một dãy alfa gồm có 14 amin acid giống hệt một
khúc trong gp120. Một peptid nhân tạo tổng hợp tương đương
với dãy alfa nầy cũng có khả năng ức chế VIH, in vitro(14).
Nước
ta có ít nhất một chục loại mít trong số khoảng 50 loại
trên thế giới. Lectin và jacalin đã được khảo cứu ở các
trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Vài
năm trước đây đã thấy phát hành một bản lectin chiết
xuất từ mít, muồng, chay, sen, mướp đắng, dâu tằm, sam,
ốc, trạch, diệp ngọc (Gs Nguyễn Quốc Khang). Ngoài ra, nhiều
tên khảo cứu viên Việt Nam đã thấy ký trong các bản báo
cáo sau một thời gian thực tập ở Pháp : B.P. Thuân, lectin
sam Tachypleus tridentatus
(7); Nguyễn Quốc Khang,
jacalin chay A. tonkinensis
(8), muồng
Crotalaria
striata (12); Đỗ Ngọc Liên, jacalin chay A. tonkinensis,
mít
dại
A. integrifolia, mít tố nữ A. champeden
(15,17),
A.
asperulus, A. masticata
(18),
A. heterophyllus, A. melinoxylus,
A. parva, A. petelotii (20). Các jacalin nầy đều có
tính chất gián phân bạch huyết cầu và kích thích mỗi thứ
một khác cuộc tăng sinh các tế bào đơn nhân máu ngoại vi.
Rõ ràng, Việt Nam không thiếu tay nghề cũng như nguyên liệu.
Tôi
nhớ hồi còn nhỏ, mỗi lần nghỉ học về quê là thích ra
vườn ngửi mùi mít chín. Mùi mít ngon ngọt, khẩu vị khác
nhau tùy loại mít ráo, mít ướt, mít mật, mít gai, hột mít
nấu chín cũng béo bở lại ngạt ngào hương thơm khi đem nướng.
Sau nầy ở Paris, ở cửa trước vườn Luxembourg, những hôm
vào thu trời lành lạnh, mua nắm trong tay những hột dẻ vừa
mới nướng nóng bỏng, tôi lại tưởng nhớ đến những hột
mít mạ tôi nướng trên lò than thơm phức thời xưa, trong
lòng mang máng một chuyện cổ tích đã được Ôn Như Nguyễn
Văn Ngọc kể trong sách. Có người cháu gái đến thăm nhà
cô, lại thích ăn mít vườn cô. Người cô không muốn cho
ăn mít, bảo nấu cơm cho cháu ăn. Người cháu biết ý, lanh
miệng "Thôi cô ạ, đừng cơm cơm mít mít chi nữa cho nó phiền"
thay vì cơm cơm nước nước. Bất đắc dĩ, cô phải ra vườn
hái mít cho cháu nhưng cô chọn một trái vừa nhỏ, vừa sâu,
đem bổ cho cháu ăn. Tuy khó nuốt trôi miệng, người cháu
cũng khéo miệng "Có gì mà cô ! Có lô gốc mít !". Câu nầy
trở thành tục ngữ giễu bà cô keo kiệt. Cả người cháu
lẫn bà cô không dè hột mít có khảnăng cống hiến chất
thuốc chữa trị chứng bệnh hiểm nghèo nhất vào những thế
kỷ 20,21 nầy.
Thông
tin Khoa học và Công nghệ (3)1997,
vietsciences
09.2008
Tham
khảo
-
Encyclopaedia Universalis 10, 266; 13, 561; 19, 977;
20,
1034
-
La Recherche
241 (1992) 288; 261 (1994) 90; 268 (1994)
946; 291 (1996) 30
1-
P.S. Appukuttan, D. Basu, Four identical subnits in jack fruit seed
agglutinin offer only two saccharide binding sites, FEBS Let.r (2)180
(1985)
331-4
2-
M.C. Roque-Barreira, A. Campos-Neto,
Jacalin: an IgA-binding lectin,
J. Immunol. (3)134
(1985) 1740-3
3-
P. Aucouturier, E. Mihaesco, C. Mihaesco, J.L. Preud'homme, Characterization
of jacalin, the human IgA and IgD binding lectin from jackfruit,
Mol. Immunol.
(5)24 (1987) 503-11
4-
H. Kondoh, K. Kobayashi, H. Hagiwara,
A simple procedure for the isolation
of human secretory IgA of IgA1 and IgA2 subclass by a jackfruit lectin,
jacalin, affinity chromatography, Mol. Immunol. (11)24
(1987) 1219-22
5-
H. Hagiwara, D. Collet-Cassart, K. Kobayashi, J.P. Vaerman, Jacalin
: isolation, caracterization, and influence of various factors on its interaction
with human IgA1, as assessed by precipitation and latex agglutination,
Mol. Immunol. (1)25 (1988) 69-83
6-
P. Aucouturier, F. Duarte, E. Mihaescao, N. Pineau, J.L. Preud'homme, Jacalin,
the human IgA1 and IgD precipitation lectin, also binds IgA2 of both allotypes,
J. Immunol. Methods (2)113 (1988) 185-91
7-
B.P. Thuan, A.D. Strosberg, J.Hoebeke,
Purification and structural properties
of the lectins from Tachypleus tridentatus, Lectins-Biol. Biochem,
Clin. Biochem. (6) (1988) 405-10
8-
N.Q. Khang, A.D. Strosberg, J. Hoebeke, Purification and characterization
of the Artocarpus tonkinensis lectin, Lectins-Biol. Biochem.,
Clin. Biochem. (6) (1988) 341-8
9-
K. Kobayashi, H. Kondoh, K. Hagiwara, J.P. Vaerman, Jacalin : chaos
in its immmunoglobulin-binding specificity, Mol. Immunol. (10)25
(1988) 1037-8
10-
N. Pineau, J.C. Brugier, J.P. Breux, B. Becq-Giraudon, J.M. Descamps, P.
Aucouturier, J.L. Preud'homme,
Stimulation of peripheral blood lymphocytes
of HIV infected patients by jacalin, a lectin mitogenic for human CD4+
lymphocytes,
AIDS
3 (1989) 659-63
11-
P. Aucouturier, N. Pineau, J.C. Brugier, E. Mihaesco, F. Duarte, F. Skvaril,
J.L. Prud'homme,
Jacalin: a new labaratiry tool in immunochemistry and
cellular immunology, J. Clin. Labor. Anal. (4)3 (1989)
244-51
12-
N.Q. Khang, J.L. Guillaume, J. Hoebeke, A blood group A specific lectin
from the seed of Crotalaria striata, Biochem. Biophys. Acta 1033
(1990)
210-1
13-
N. Pineau, P. Aucouturier, J.C. Brugier, J.L. Preud'homme, Jacalin :
a lectin mitogenic for human CD4 T lymphocytes,
Clin. Exp. Immmunol.
80
(1990) 420-5
14-
J. Favero, J. Dornand, P. Corbeau, C. Devaux, M. Nicolas, J.P. Liautard,
Medicinal
use of jacalin and fragments thereof in particular for treating HIV virus-related
diseases, PCT Int. Appl. WO 92 22,574 (1992) 27 tr.
15-
D.N. Lien, I.M. Cesari, I. Bouty, D. Bout, J. Hoebeke, Immunocapture
assay for quantification of human IgA antibodies to parasite antigenic
enzymes. Application with the alkaline phosphatase of Shistosoma mansoni,
J. Immunoassay (4)13 (1992) 521-36
16-
J. Favero, P. Corbeau, M. Nicolas, M. Benkirane, G. Travé, J.F.P. Dixon,
P. Aucouturier, S. Rasheed; J.W. Parker, J.P. Liautard, C. Devaux, J. Dornand,
Inhibition
of human immunodefiency virus infection by the lectin jacalin and by a
derived peptide showing a sequence similarly with gp120, Eur. J.
Immunol. 23 (1993) 179-85
17-
D.N. Lien, M. Brillard, J. Hoebeke,
The α- and β-subnits of the jacalins
are cleavage products from a 17-kDa precursor, Biochem. Biophs.
Acta
1156
(1993) 219-22
18-
D.N. Lien, M. Brillard, J. Hoebeke, P. Aucouturier, A new α chain of
jacalin from jack-fruit seeds of two wild species,
C.R. Acad. Sci.III
(2)318 (1995) 167-72
19-
Y. Wu, D. Zhou, Research on Artocarpus lingnanensis binding proteins
of human serum or colostrum, Miannyixue Zazhi (4)11 (1995)
235-7
20-
F. Blasco, D. N. Lien, P. Aucouturier, J.L. Preud'homme, A. Barra, Mitogenic
activity of new lectins from seeds of wild Artocarpus species from Vietnam,
C.R. Acad. Sci.III
319
(1996) 405-9
21-
S. Suresh, P. Rani, P. Geetha, J. Pratap, J. Venkatesh, R. Sankaranarayanan,
A. Surolia, M. Vijayan, Homology between jacalin and artocarpin from
jackfruit (Artocarpus integrifolia) seeds. Partial sequence and preliminary
crystallographic studies of artocarpin, Acta Cryst.D Biol. Cryst.
(4)D53
(1997) 469-71
22-
S. Kabir,
Jacalin: a jackfruit (Artocarpus heterophyllus) seed-derivated
lectin of versatile applications in immunobiological research, J.
Immunol. Methods (2)212
(1998) 193-211
23-
A.M. Kerr, L.M. Loomes, B.C. Bonner, A.M. Hutchings, B.W. Bernard, Purification
and characterization of human serum secretory IgA1 and IgA2 using jacalin,
Methods Mol. Med. 9
(1998) 265-78
24-
J.V. Pratap, A.A. Jeyaprakash, P.G. Rani, K. Sekar, A. Surolia, M. Vijayan,
Crystal
structures of artocarpin, a Moraceae lectin with mannose specificity, and
its complex with methy-α-D-mannose: implications to the generation of
carbohydrate specificity, J. Mol. Biol. (2)317
(2002)
237-47 |