Sáng nay vô số
lá vàng rơi
Người
gái trinh kia đã chết rồi!
Nguyễn Bính
Ngày xưa
có một cô tên Trinh, con nhà nghèo khó, nhưng là một cô gái
rất đẹp, vóc người mảnh mai, dáng
đi yểu điệu, đặc biệt có đôi mắt đen huyền ẩn sau
đôi hàng lông mi vừa dài, vừa sậm. Trong xóm có cậu
công tử tên Xinh đem lòng yêu mến cô Trinh. Nhuốm bệnh tương
tư, một hôm thừa lúc vô ý, cậu chạy lại nắm tay cô. -
Cậu đừng làm vậy mà thất giáo. Tôi đây thà chết chớ
không bao giờ để hoen ố. Ông bá
hộ, cha của cậu, thấy cậu đã lớn tuổi, tìm nơi
môn đăng hộ đối để định gia
thất cho con. Sống với người vợ không vừa ý, cậu Xinh
vô cùng phẩn chí, đi tới đi lui như người không hồn. Sau
một thời gian đi xa, cậu Xinh trở về làng cũ, thẩn
thờ ra sau vườn gần mé sông, hình ảnh cô Trinh vẫn còn
ghi trong tâm trí của cậu. "Bổng nhiên, từ trong bụi rậm,
cô Trinh bước ra. Cậu đứng nhìn, kìa cô Trinh cất giọng
hát, giọng trong trẻo, mê ly lạ thường. Chợt thấy cậu,
cô Trinh run rẩy, quay người toan chạy trốn. Cậu Xinh vội
nắm tay cô rồi ôm vóc ngọc vào lòng. Rõ ràng là đôi
mắt đen huyền đang khuất sau hai hàng mi dày sậm. Cậu
cúi mặt để hôn. Nhưng hởi ôi nàng đã tắt thở. Cậu giật
mình, mới biết nảy giờ mình đang
cúi xuống đất mà hôn một đóa hoa màu hồng,
xung quanh đầy lá nhỏ mịn, thứ lá xếp lại như hàng
mi khép khi có hơi gió hoặc hơi thở nào động tới. Hỏi
ra mới biết, vì có kẻ tham quan ô lại toan dùng quyền lực
cưởng bức nên cô Trinh đã tự tử từ hai năm
nay. Cho hay, chữ trinh giá đáng nghìn vàng. Dẫu chết
xuống âm cảnh, người thiếu nữ vẫn giữ sự trong sạch
của tâm hồn mình " (2).
Chuyện
cô Trinh nhắc ta nhớ đến một sự tích trong thần thoại
Hy Lạp. Nữ thần Daphné, một tay thiện xạ, muốn sống độc
thân như cô trinh nữ Artémis, thần săn bắn. Một hôm, nhân
từ chối những lời ngon ngọt của thần Apollon và bị chàng
si tình rượt đuổi trong rừng, nàng cầu cứu vua cha, thần
sông nước Pénée và được vua cha
(hay Thượng đế Zeus) biến hóa ra thành một cây hương
mang lá không rụng, có hoa trắng thơm, cây thắng dapné (theo
tiếng Hy Lạp), tiếng Pháp gọi laurier, tiếng Anh laurel,
tên khoa học Laurus nobilis, thuộc họ Long não Lauraceae.
Apollon chỉ còn biết hái lá cây trang trí cho cây đàn lia và
chiếc cung của mình, nhưng đồng thời cũng tôn phong là cây
thiêng liêng nên sau nầy thi sĩ, tướng tá hay vua chúa thường
hay mang vòng lá thắng (couronne de laurier).
Đặc biệt những nghệ sĩ hay nhà bác học thường được
thưởng một vòng mang quả mọng cây thắng (bacca laurea)
nên sau nầy tiếng Pháp có danh từ baccalauréat để
chỉ bằng tú tài.
Đóa
hoa màu hồng kia là hoa cây trinh nữ còn gọi là cây
thẹn, cây mắc cở, cây hỗ ngươi hay hàm tu thảo, ojigi so
bên Nhật, lajwanti bên Ấn Độ, lajjabati bên Bangladesh,
tức là cây sensitive của Anh, Pháp, mang tên khoa học
Mimosa
pudica L. từ hai tiếng La Tinh mimus
(điệu bô) và pudicus (trong trắng, tiết hạnh)
mà ra. Thuộc họ Trinh nữ Mimosaceae, nó là một cây nhỏ,
thường cao 30-40 cm hay cao hơn, cũng có thể bò sát đất, mọc
hoang khắp nơi trong nước ta, lóa xóa ở hàng rào, ven đường
cái, bải cỏ rộng, thân có gai hình móc. Lá kép chân vịt,
cuống lá gầy có nhiều lông, mang bốn nhánh lá chét hình
lông chim, phiến lá chét nhỏ gồm 15-20 đôi
gần như không cuống, khi ta đụng phải thì là cụp
lại. Hoa màu tím đỏ, tụ thành hình đầu
trái xoan. Quả đậu có lông cứng ở mép và thu lại
giữa các hạt hình trái xoan (ĐTL,
LTĐ).
Cây cỏ có rễ bám vào đất
thì không di chuyển từ chỗ nầy qua nơi khác được nhưng
không phải vì vậy mà chúng luôn ở thể tĩnh. Tính nhận
cảm của chúng biểu lộ ở mỗi thay đổi khí hậu, ánh sáng,
độ ẩm cũng như sự hiện diện những hóa chất trong môi
trường xung quanh. Thường cử động của cây cỏ được sắp
thành ba loại : loại tính hướng tropism
( cử động hướng theo tác nhân kích thích), loại tính ứng
nasty
(cử động không có liên lạc với tác nhân kích thích)
và loại tính theo
taxis ( cử
động hướng theo hay không tác nhân kích thích). Cây trinh nữ
thuộc loại tính ứng. Như ở nhiều loại cây đậu, đặc
biệt ở các loại cây keo Acacia karroo, cây me Oxalis
strica, động tác là mở ban
ngày, khép ban đêm hay khi bị đụng
tới ở cây trinh nữ đã được để ý đến trước cả công
nguyên. Hình như vào thời kỳ Đại
đế Alexandre đã thấy có ghi chép hiện tượng nầy. Chuyển
động tuần hoàn tương đối chậm (khoảng 24 tiếng đồng
hồ) của lá cây gọi là tính ứng đêm nyctinastic,
thao diễn như được một chiếc đồng
hồ sinh vật học điều khiển.
Thật
vậy, khái niệm tính ứng đêm chỉ ra đời sau khi khái niệm
đồng hồ sinh vật học được nêu ra. Đầu thế kỷ 18, Du
Fay, một nhà hoá học kiêm vật lý học người Pháp,
quản đốc ngự uyển, phát giác ra tính ứng
đêm (lá mở ngày khép đêm) luôn thao diễn dù ở trong
bóng tối. Hiện tượng lạ lùng khó giải thích nầy thúc
đẩy các nhà khảo cứu, hóa học, nông học cũng như sinh
vật học, kiếm cách tìm hiểu cơ chế không những tinh ứng
đêm tức cử động chậm mà còn cả tính ứng tiếp xúc thigmonastic
còn gọi tính ứng chấn động seismonastic tức là phản
ứng lanh của cây cỏ. Năm 1882, nhà vạn vật học có tiếng
Charles Darwin, tác giả cuốn sách độc
đáo
"Nguồn gốc chủng loại", cùng với con trai Francis
rút kinh nghiệm khảo cứu trên hơn
một trăm loại cây, cho xuất bản bộ sách quan trọng "Khả
năng vận động của cây cỏ "
trong ấy tính ứng đêm đã được đề cập đến. Những
thí nghiệm khéo léo của hai ông về sự đổi màu ngoài
sáng đã đưa đến cuộc phát minh
chất auxin là hormon cây cỏ đầu tiên trong số sáu hormon được
biết nhiều nhất : auxin ethylen, gibberillin, cytokinin, abscisis
acid và brassinolid. Ngày nay, người ta giải thích cử
động của lá cây là do các luồng ion, đặc biệt các ion
K+, gây ra một cuộc di chuyển nước trong hay quanh
những tế bào sắp đặt trên và dưới các tổ chức mạch
trung tâm. Những tế bào nầy khi co thắt thì mất ion K+,
khi phồng trướng thì lấy lại các ion ấy, gây ra cuộc chuyển
động (49).
Bên lề cơ chế, những nhà
khảo cứu muốn tìm cho ra những hoạt chất đã kích thích
hoạt động của lá cây. Thoạt tiên,
được nghĩ đến trước tiên là những amin acid, đặc
biệt glutamic acid, alanin hỗn hợp với serin, hay glutamic acid
với alanin, nhưng thực nghiệm không chứng minh được rõ
ràng. Sau đó, phương pháp điện sinh
lý học dẫn đường đến chất natri glutamat. Cùng lúc,
những chất như mimosin, tubulin, jasmonic acid, acetylcholin, indol
acetic acic, hay một enzym, apyrase, cũng được
đề nghị làm chất điều hòa chuyển động tuần hoàn trong
lá. Năm 1983, Schildneckt và Binder ở Viện Đại học Heidelberg
bên Đức chiết xuất và xác định
được từ nhiều cây, đặc biệt từ cây trinh nữ, các loại
cây keo, cây me, những chất turgorin gồm có trong phân tử nhóm
acid SO3H, mà họ cho là một loại mới phytohormon
chỉ đạo cuộc chuyển động kia.
Sau cùng, Yamamura và Ueda, hai giáo
sư ở Viện Đại học Keio tại Yokohama bên Nhật, khám
ra một hỗn hợp gồm có ba chất : kali malat, magnê aconitat
và dimethyl ammonium và theo hai ông chính là chất kích thích
cây trinh nữ vì lá đã phản ứng với liều lượng 10-3-10-9
M. Đằng khác, hai tác giả nầy còn phân biệt : hỗn
hợp ba chất kia chịu trách nhiệm tinh ứng lanh, còn cử động
chậm tinh ứng đêm thì là do cặp hai chất kali glucopyranosyl
gentisat (khép lá ban đêm) và mimopudin (19) (mở lá
ban ngày) dao động thăng bằng với
nhau mà nhờ thay đổi cách chiết
xuất họ đã phân biệt được.
Thật ra, những crocetin glucosid
với Benerji, phenolic glycosid với Umrath, chính xác hơn những
dihydroxy benzoic acid - glucorinid hay - glucosid sulfat hay - glucosid
disulfat hay glucopyranosyl sulfat gallic
acid cũng đã từng được Chamberland và nhất là Schildneckt
nói đến. Song song với cây trinh nữ, khảo cứu trên nhiều
cây như loại đơn châu
Lespedeza cuneata, vọng giang nam
Cassia
mimosoides, diệp hạ châu
Phyllanthus urianata, Yamamura
và Ueda (19) nhận thấy một
trong hai chất của cặp đôi nầy luôn là một glucosid
do một enzym là bêta-glucosidase hoạt hóa theo chiếc đồng
hồ sinh vật học trong những những điều kiện sinh lý học.
Phân biệt được hai tinh ứng, hai ông hy vọng kết thúc một
cuộc tranh luận bắt đầu từ hơn 80 năm nay. Bên phần
Phòng thí nghiệm Sinh lý Thực vật ở Viện Đại học Poitiers
bên Pháp thì khám phá ra được trong những tế bào vận động
lá cây, hai protein myosin và actin co bóp như ở các bắp thịt
con người (1). Còn cần phải giải thích quan hệ
giữa các protein nầy với các hóa chất kích thích trong một
cơ chế phức tạp.
Bên cạnh những chất dính
dáng đến động tác của lá, nhiều
hóa chất khác cũng đã được tìm ra trong cây trinh nữ. Mimosin
được nói đến nhiều nhất là một alcaloid (3,9)
đã được nhân tạo tổng hợp (5).
Nó cũng được chiết xuất từ cây keo giậu Leucaena
leucocephala (còn gọi cây keo, bọ chét, bình linh) và rất
giống chất leucenol (hay leucenin) chiết xuất từ cây keo đậu
L.glauca
(còn
gọi cây muồng, táo nhân, bồ kết dại). Tổng số alcaloid
chiết xuất được trong cây là
0,4 mg/ml (7). Lá và hoa chứa đựng rutin (3,97 và 3,11
%) (14). Trong hột cây có acid, nhiều nhất là những
(%) linolenic (0,4), linoleic (51), oleic (31), palmitic (8,7) và stearic
acid (8,9) (4). Trong dầu hột cây, những acid nầy
cũng được tìm ra với 5,7% behenic acid (8). Ngoài
ra cũng đã được phát giác trong cây pinitol, norepinephrin, propyl
tetracosanyl phenol trong lá, và một số glycosidic flavonoid: mimosid
(mimosin glucosid), cardenolid, bufadienolid trong hột, rhamnosyl orientin
hay isoorientin, hydroxy maysin, cassia occidentalin là những glycosyl
flavon trong phần cây ngoài trời. Để
xác định selenium trong cây trinh nữ cũng như trong nước, đất,
thức ăn, những nhà hóa học Việt Nam sử dụng trioxy
azobenzen cho hỗn hợp với Se (17) và tìm ra được
selenium (mg/kg) trong thân cây (30,7-104,3), lá (40,5-201,4) và hoa
(80,0-153,5) trên những mẫu hái ở bốn vùng khác nhau (10).
Trong rễ cây trinh nữ còn
có djenkolic acid, một amin acid độc nhất không phải là một
protein và chứa lưu huỳnh, được
một enzym là alkyl cystein lyase thủy phân thành pyruvat,
ammoniac và nhất là methylen thiol hay carbon disulfid CS2,
đặc biệt khi rễ cây bị tổn thương (12),
có tính chất diệt nấm, diệt giun, diệt sâu, kìm vi khuẩn
(16),
có khả năng ngăn cản sự sinh truởng những vi khuẩn trong
đất (155ng/ml) (11).
Bột rễ cây đem thử lên chuột cái Rattus norvegicus
thấy
ức chế được hoạt động estrogen, ngăn chận tử cung phồng
lớn khi cho tác dụng estradiol monobenzoat (21,25).
Phần rễ chiết với nước hay rượu thì
ngăn cản được tác dụng của nọc rắn mang bành Naja
kaouthia (54). Tính chất khử vi trùng của cây đã
được chứng minh trên trùng Vibrio cholerae (13).
Nước chiết lá khô có tính chất chống suy nhược trên chuột
nên được dùng để làm thuyên giảm suy sút sinh lực (18)
, có thể là nhờ những alcaloid (7).
Phần chiết lá với rượu đem thử trên chuột thì có
tác dụng làm tăng máu (250mg/kg) (56). Mimosin còn có
khả năng ngăn cản tóc mọc (6).
Trong kỷ nghệ, cây trinh nữ được dùng trong mỹ phẩm, có
tính chất cố định hương thơm, không làm hỏng da lại
làm láng tóc nên được trộn với sáp hoa cam và dung dịch
hữu cơ thành thuốc phun tóc (15), chữa những chứng
ngoài da như bệnh cứng bì (scleroderma), bệnh sẹo lồi (keloid)
(22).
Phần chiết cây cũng được dùng để phòng ngừa hay
chữa những bệnh do vi khuẩn hay độc
trùng gây ra ở các giống vật sống dưới nước như
tôm hùm (26).
Trong
Đông y, cây trinh nữ có vị ngọt chát, tính mát, trấn tĩnh
an thần. Nó được dùng trong nhân dân chữa suy nhược
thần kinh, mất ngủ. Chữa thần kinh suy nhược,
nhức đầu, ù tai, khó ngủ : lá cây trinh nữ, dây lạc
tiên Passiflora foetida (còn gọi nhãn lòng, mác mát), củ
tóc tiên Ophiopogon japonicus (còn gọi mạch môn, củ cỏ
lan, cây lan tiên), hột muồng ngủ Cassia tora (còn gọi
muồng muồng, muồng lạc, đậu ma, thảo quyết minh, quyết
minh tử), hoài sơn Dioscorea persimilis (còn gọi củ mài,
khoai mài, sơn dược), mỗi vị 20g sắc uống. Chữa phong thấp
nhức xương : rễ cây trinh nữ sao, bưởi bung Acronychia pedunculata
(còn gọi bái bài, bí bái cái) sao, dây đau xương Tinospora
sinensis (còn gọi khoan cân đằng,
tục cân đằng), kê huyết đằng Sargentodoxa cuneuta
(còn gọi đại huyết đằng, dây máu
gà), mỗi vị 20g sắc uống hoặc ngâm rượu uống (ĐTL, LTĐ).
Viết xong bài báo, tôi muốn
tìm chụp một cái hình cây trinh nữ để minh họa. Nó là
một cây xứ nóng, rất khó kiếm ở Pháp, nhất là ở Paris.
Người ta khuyên tôi nên đi tìm một nhà kính là nơi nhiệt
độ luôn giữ được cao. Nhà kính
ở Jardin des Plantes không có trồng cây trinh nữ. Tôi đuợc
hướng về nhà kính Serres d’Auteuil. May quá,
ở đây có trồng cây nầy, mọc cao chứ không phải bò sát
đất, vào đầu hè, hoa nở tím hồng thật xinh. Thấy
tôi mê mẩn ngắm bông hoa thời tuổi trẻ ở đồng quê của
tôi, cô gái phục vụ kéo tôi đi xem một cây khác, giống
hệt cây trinh nữ nhưng lá không ghép lại khi
đụng tay vào, hoa lại vô cùng sực sỡ, hình dạng khác
thường, hai màu vàng, đỏ nổi bật trên nền lá xanh. Nó
được gọi là cây mimosa có gai, mang tên khoa học Acacia
seyal Delille. Bất giác tôi thốt ra : "Qu’elle est belle
! " (Sao mà đẹp thế !) Elle có thể hiểu là hoa cây
hay hoa người, làm cô nàng đứng cạnh
hoa, trong hướng mắt của tôi, đỏ mặt thẹn thùng.
May mắn thay, ở thời buổi nay, bên phương trời tây, còn
bắt gặp được một cô gái biết
e lệ cúi đầu không khác gì cây trinh nữ ghép lá ẩn
mình !
Nghiên cứu và Phát triển 4-5 (52-53)
2005, vietsciences 12(2007)
Tham khäo
1- Jean-Michel Le Corfec, Le langage du corps
du pudique mimosa,
Sciences et Avenir 2 (1998) 54
2- Sơn Nam - Tô
Nguyệt Đình,
Cây mắc cở trong Chuyện xưa tích
cũ, nxb Phụ nữ, Hà Nội - Tp HồChíMinh (2001) 6-8
3- J. Renz, Mimosin, Z. physiol. Chem.
244 (1936) 153-8
4- J.S. Aggarwal, D. Karimullah, Chemical examination
of the seeds of Mimosa pudica Linn. I- Analysis of fatty oil, J.
Sci. Ind. Res. (India) 4 (1945) 80-2
5- I.D. Spenser, A.D. Notation, A synthesis
of mimosine, Can. J. Chem. 40 (1962) 1374-9
6- R.G. Crounse, J.D. Maxwell, H. Blank, Inhibition
of growth of hair by mimosine, Nature 194 (1962) 694-5
7- Q. Abdul, M. Khondaker, H. Quamrul, Study
of the actions of the total alkaloid extract of Mimosa pudica Linn. (Lajjabati)
and atropine sulfate on the isolated duodenum of rabbits, Bangladesh
Veter. J.(1-4)
8 (1974) 27-32
8- R.C. Badami, K.B. Patil, S.C. Shivamurthy,
Minor
seed oils. XIII- Examination of seed oils rich in linoleic acid,
J.
Food Sci. Techn. (3) 14 (1977) 126-8
9- B. Tangendjaja, R.B.H. Wills, Analysis of
mimosine and 3-hydroxy-4(1H)-pyrolidone by high-performance liquid chromatography,
J.
Chrom. (2) 202
(1980) 317-8
10- Dang Hong Thuy, Dam Trung Bao, Study of
selenium content in Mimosa pudica L., Rev. Pharm. (Hanoi,
Vietnam) (1984) 12-7
11- P.G. Hartel, B.L. Haines, Effects of potential
plant CS2 emissions on bacterial growth in the rhisosphere, Soil
Biol. Biochem. (3) 24 (1992) 219-24
12- P.G. Hartel, R.E. Reeder, Effects of drought
and root injury on plant-generated carbon disulfide emissions in soil,
Plant Soil
(2)
148 (1993) 271-6
13- K.A. Akinsinde, D.K. Olukoya, Vibriocidal
activities of some local herbs, J. Diarrhoeal Diseases Res.
114-
G. Toker, S. Turkoz, B. Sener, The determination of rutin in some plants
by ultra violet spectroscopy, Fac. Phar. Gazi Univ. (Ankara,
Turk) (1) 14 1997) 51-4
14- G.Toker, S.Turkoz, B. Sener, The determination
of rutin in some plants by ultra violet spectroscopy, Fac. Phar.
Gazi Univ.(Ankara, Tirk) (1) 14 (1997) 51-4
15- T. Kripp, B. Krause, G. Lang, W. Maurer, I.
Toeche-Mittler, Cosmetic compositions containing flowwer wax, Ger.Offen.
DE 19641992(1998) 10 tr.
16- J. Piluk, P.G. Hartel, B.L. Haines, Production
of carbon disulfide (CS2) from L- djenkolic acid in th roots of Mimosa
pudica L., Plant Soil (1) 200 1998) 27-32
17- Thu Lam Ngoc, Tan Le Van, The complex formation
of Se(VI) with trioxyazobenzene and its a18- M. Molina, C.M. Contreras,
P. Tellez-Alcantara,
Mimosa pudica may possess antidepressant actions
in the rat, Phytomed. (5) 6 (1999) 319-23
18- M. Molina, C.M/ Contreras, P. Tellez-Alcantara,
Mimosa
pidica may process antidepressant actions in the rat, Phytomed.
(5)
6
(1999)
319-23
19- M. Ueda, S. Yamamura, Leaf-opening substance
of Mimosa pudica L. ; chemical studies on the other leaf movement of mimosa,
Tetr.
Lett. (2) 40 (1999) 353-6
20- Hai giáo sư Shosuke Yamamura, Minoru Ueda
và cộng tác viên, ngoài những bản báo cáo khảo cứu, còn
có cho đăng một loạt bài tổng
kiểm lần lượt trình bày kết quả chung của đề tài. Sau
đây chỉ xin dẫn ba bài tiêu biểu nhất : The chemistry of
leaf-movement in Mimosa pudica L., Tetrahedron (36) 55 (1999)
10937-48 ; The diversity of chemical substances controlling the nyctinastic
leaf-movement in plants, Phytochem. (1) 53 (2000) 39-44
; Chemistry and biology of plant leaf movement,
Angew. Chem.
Int. Ed. (8) 39 (2000) 1400-14
21- S.V. Alsala, Estrogenic and anti-estrogenic
activities of Mimosa pudica on Rattus norvegicus, J. Ecotox. Envir.
Monitoring (1)
10
(2000) 25-9
22- J. Anderson, L. Declercq, D.F. Collins, T.
Mammone, H.A.L. Corstjens,
Compositions containing mimosa phenolic compoundsUSXXAM
US
6290993 (2001) 4 tr. ; PCT Int. Appl. WO 0107008(2001) 13
tr.
23- M. Mahanta, A.K. Mukherjee, Neutralisation
of lethality, myotoxicity and toxic enzymes of Naja kaouthia venom by Mimosa
pudica root extracts,
J. Ethnopharm. (1) 75 (2001) 55-60
24- T. Amalraj, S. Ignacimuthu, Hyperglycemic
effect of leaves of Mimosa pudica Linn., Fitoter. (4) 73
(2002)
351-2
25- S. Valsala, P.R. Karpagaganapathy, Effect
of Mimosa pudica root powder on oestrous cycle and ovulation in cycling
female albino rat, Rattus norvegicus, Phytother. Res. (2) 16
(2002) 190-2
26- U.M. Desai, C.T. Achuthankutty, R.A. Sreepada,
Composition
for treating wssv infected tiger shrimp, PCT Int. Appl. WO 0272121(2002) |