Đói
lòng ăn nửa trái sim,
Uống
lưng bát nước đi tìm người thương
Ca dao
Bài
thơ Màu tím hoa sim được phổthành
nhạc của Hữu Loan, dù không được chọn lựa trong tuyển
tập những bài thơ hay nhất của thế kỷ vừa
qua, đã được đưa vào chương trình thơ lãng mạng
bậc trung học, và nhất là làm náo động
các giới văn nghệ sĩ : ở đâu có người yêu thơ yêu
nhạc là có nghe ngâm bài thơ đó,
nghe hát bản nhạc đó. Lời lẽ mộc mạc, không chút cầu
kỳ mà lại làm rung động tim người nghe, bài thơ đặc
biệt thể hiện chuyện thật trong đời tác giả. Nhà thơ
Nguyễn Hữu Loan sinh năm 1916, người gốc Thanh Hóa, gia nhập
quân đội những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Năm 1948,
trước khi ra chiến trường, ông cưới cô vợ trẻ Đỗ Thị
Ninh quen biết từ hồi cô còn bé, đến nay xem như là
em nuôi. Đám cưới đơn giản (Ngày
hợp hôn nàng không đòi may áo cưới, Tôi mặc đồ
quân nhân, Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân)
đầy tình thương, nhưng đôi uyên ương phải xa nhau
ngay (Tôi ở đơn vị về, Cưới
nhau xong là đi). Rủi ro hạnh phúc không lâu dài được
bao lăm vì nàng đã xấu số chết đuối ở làng ba tháng
sau, trong lúc chàng xông pha chiến trận (Nhưng không chết
người trai khói lửa Mà chết người gái nhỏ hậu phương).
Nhớ mãi ngày xưa nàng yêu hoa sim tím nên mỗi lần thầm
lặng hành quân qua những đồi hoa sim hiu quạnh
(Những đồi hoa sim, Những đồi hoa sim dài Trong chiều
không hết Màu tím hoa sim Tím chiều hoang biền biệt) nhà
thi sĩ luôn nhớ đến cô vợ trẻ, chỉ còn biết gởi lòng
vào mấy câu thơ bất diệt mãi đeo đưổi
anh mấy chục năm sau trong một cuộc sống đói nghèo
triền miên (1). Anh đã
lặng lẽ trút vào thơ nỗi đau đành
đoạn, biến nỗi đau của mình thành nỗi đau chung của
những người trai thời loạn (4). Bài thơ chép đi
sao lại nhiều lần, bây giờ không biết bản nào là đúng.
Sau nầy, nhà thơ còn thêm vào vài câu (2) nhưng không
làm thay đổi chút nào nội dung và tình cảm một mối tình
yêu đã làm mủi lòng hơn một độc-thính giả.
Ở Huế, màu tím từ thuở
Chiêm Thành, châu Thuận châu Hóa, một thời là màu thời gian
(Màu thời gian không xanh, Màu thời gian tím ngát
- Đoàn Phú Tứ), màu của những cô nữ sinh Đồng Khánh,
rồi ở Hà Nội cũng như sau nầy là màu của những cô học
trò Gia Long ở Sài Gòn. Ai mà không nhớ những tà áo tím phất
phới trên cầu Trường Tiền mỗi chiều chủ nhật
khi các cô được đưa đi dạo sắp thành hai hàng, khúc
khích núp bóng sau những chiếc nón bài thơ. Áo tím đã gây
biết bao mộng mơ.
Màu áo tím đơn sơ
Bay dài mây núi Ngự
Giòng Hương giang ngẩn
ngơ
Lượn mái bồng thi tử.
Đinh Hùng - Phong vị thần kinh.
Áo
tím đã được yêu thương, hẹn hò, thề thốt. Nhưng
một ngày rồi cũng hoa trắng thôi cài trên áo tím và
chàng trai chỉ còn biết ôm hận suốt đời
Em lên xe cưới về quê
chồng,
Dù cách đò ngang cách mấy
sông,
Vẫn nhớ bóng vang thời
áo tím,
Nên tình thơ ủ kín trong
lòng.
Kiên Giang Hà Huy Hà - Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Có
nhiều loại chất sắc tím hoặc khoáng chất (tím cobalt, tím
mangan, tím sắt), hoặc động vật (vỏ ốc), hoặc nhân tạo
(tím methyl, tím benzyl, tím methylen), hoặc thiên nhiên
(cây cỏ dùng trong đố ăn hay tan hòa
trong dung dịch hữu cơ dùng làm vec ni, mực). Có những chất
sắc tím đưọc gắn lên một mặt nền thường là khoáng
chất như alumin, baryum sulfat như tím alizarin để làm sơn, sơn
mài. Chất sắc tím cũng được dùng trong ngành dươc
liệu như tím kết tinh, tím gentian để chữa giun kim hay bệnh
ngoài da. Trong ánh sáng mặt trời, màu tím nằm ở ngoại
biên ở đoạn "tia sáng thấy được"
gồm có bảy màu trong cầu vòng : tím, chàm, xanh, lục,
vàng, cam đỏ, vào mức độ dài làn sóng điện từ 400 nm,
biên thùy với các tia tử ngoại UV cần tránh hay cần thiết
để làm rám nước da. Trong ngũ sắc Huế, màu tím chiếm một
địa vị chủ yếu. Họa sĩ Phạm
Đăng Trí lọc ra trong pháp lam những gam màu chủ đạo khá
phổ biến : vàng với xanh ẩn tím tức chàm, đỏ với
bích ngọc tức lục ẩn xanh, xanh với hỏa hoàng tức vàng
cam, .... thay vì những cặp màu bổ túc vàng với tím, đỏ
với lục, xanh với cam, da lang tức tím đỏ với lá mạ, ....
theo nguyên tắc hợp sắc của dĩa sắc màu Chevreuil (nhà
hoá học Pháp, 1786-1889). Màu tím và màu chàm chia nhau múi số
5 trong dĩa sắc màu Newton (nhà vật lý, thiên văn, toán học
Anh, 1642-1727) bên cạnh bốn múi khác : số 1, nửa đỏ nửa
cam ; số 2, vàng ; múi 3, lục ; múi 4, xanh. Theo T. Young (bác
sĩ Anh, 1773-1829), những tế bào non ở võng mô ta
có khả năng thâu nhận và chuyển đi ba loại cảm giác theo
ba lại sợi thần kinh ; màu tím được loại luồng sóng ngắn
thâu nhận, màu đỏ loại luồng sóng dài và màu lục
loại luồng sóng trung ; tuy vậy, vào một thời điểm, cả
ba loại sợi thâu nhận những luồng sóng có tần số khác
nhau nghĩa là đủ màu và nếu tác động lanh và cùng lúc thì
tạo ra cảm giác trăng ! Cũng theo ông, trong cặp màu tương
phản đỏ - bích ngọc, nếu màu đỏ
tác động lên sợi thần kinh đỏ, bích ngọc tác động mạnh
vào hai loại thần kinh lục và tím (3).
Trong bài thơ-nhạc của Hữu
Loan, không chỉ có màu tím mà còn có hoa sim. Hoa sim màu hồng
tím nên cây còn được gọi hồng
sim, mọc đơn độc hoặc từng ba cái ở mỗi kẽ lá. Quả
mọng cũng màu tím nhưng tím sẫm nên ngoài chợ, một
rổ sim chín nổi bật lên giữa những
mủng rau xanh, ớt đỏ, khế vàng. Cây sim mọc hoang ở đối
núi khắp nước ta, ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, từ miền
nam Trung Quốc xuống quần đảo Nam Dương, và ở Philipin thấy
có trồng để lấy quả. Quả sim nhỏ bằng lóng tay, khi chín
toát ra một mùi hương dễ chịu,
ăn vào ngọt lịm, tương tự vị quả figue Ficus carica
ở
Pháp. Mang tên khoa học Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.,
có khi Wight, hay Myrtus tomentosa Aiton (PHH), Myrtus canescens
Lour.,
nó còn được gọi đương lê, sơn
nhậm, nhậm tử, đào kim nương (ñTL), Anh Mỹ có tên
Rose
Myrtle, Downy Rosemyrtle (12). Cũng thuộc họ
Sim Myrtaceae, còn có hai loại sim hoa trắng, một loại
phì quả đen chói, mọc từ Hòn Gay đến Phú Quốc, gọi là
tiểu sim, mang tên khoa học Rhodamnia dumetorum (Poir.) Merr.,
Anh Mỹ có tên Silver Back (PHH), một loại quả hình cầu,
nhiều hạt, gọi là sim rừng lớn Rhodamnia trinervi
Blume
mà A. Pételot đã từng giới thiệu từ lâu (ñTL). Bên ta, ở
đồng bằng cũng như ở đồi cao,
một loại cây cũng cho nở hoa tím nên người ta thường
lầm với hồng sim : đó là cây
muôi, mang tên chung khoa học Melastoma, Anh Mỹ gọi shrub,
thuộc họ Muôi Melastomataceae. Sách của Gs Phạm Hoàng
Hộ kê đến 15 cây muôi : muôi thuờng M. normale D. Don
ở Huế, muôi Eberhardi M. eberhardii Guill. ở Thừa Thiên,
muôi Đông M. orientale Guill., muôi dằm
M. palaceum Naudin
ở Đà Nẵng .... (PHH)
Những
hoá chất trong cây sim được khảo cứu đầu tiên là
chất sắc của nó với mục đích dùng trong thực phẩm. Các
nhà hóa học Trung Quốc dùng ethanol 40% pha hydrochorid acid (0,05mol/L)
chiết xuất ở 40° trong thời gian 8 giờ, lấy được 7,8%
một hỗn hợp ổn định trong ánh sáng và sức nóng.
Dùng nhựa xốp lọc sạch, tách rửa với ethanol 70% - 2% hydrochloric
acid, chất sắc ròng nhuộm một màu đỏ
tía, rất ổn định trong một khoảng dài môi trường
acid (9,33). Đem phân tích,
chất sắc gồm có pelargonidin biglucosid, cyanidin galactosid và
delphinidin galactosid (7). Ellagi tannin (10) từ
lá, những C-glycosid tannin từ lá và rễ cây, có thể thủy
phân : tomentosin, pedunculagin, casuariin, castalagin, (8)
đã được chiết xuất. Ellagin tannin kèm theo ba flavon
glycosid : myricetin rhamnosid, myricetin furanoarabinosid, myricetin glocosid
(10).
Cùng với những flavonoid glycosid, đã được tìm ra trong trái
sim những phenol, acid hữu cơ, amin acid, carbohydrat nhân một
cuộc khảo cứu những liều thuốc chữa viêm gan
(20).
Một dẫn xuất hydroxy pentamethoxy flavon còn được
gọi combretol đã được xem xét vế mặt cấu tạo tinh thể
(13).
Cây sim chứa đựng nhiều triterpenoid và steroid : lupeol,
bêta-amyrin, bêta-amyrenonol, betulin, friedlin ; alpha-amyrin, taraxerol
cùng hopenediol và những oleananolid. Một loạt bảy polysaccharid
tan hòa trong nước được chiết xuất
để học hỏi về mặt cấu tạo : xylan, arabinogalactan, arabinigalactan-protein
(19).
Dùng ethyl acetat chiết xuất, lá sim cống hiến một chất kháng
sinh : rhodomyrton, sườn cấu tạo là một xanthendion, có tác
dụng chống những trùng
Escherichia coli và Staphylococcus
aureus (12). Cây sim chứa
đựng một chất phản androgen (hormon nam), ức chế testosteron
5 alpha-reductase (31),
được dùng trong mỹ phẩm chữa tóc (18). Phần
chiết cây sim cũng có tính chất chống viêm, ức chế những
enzym như hyaluronidase, hexosaminidase, elstase, phosphodiesterase, kích
thích cuộc phát triển nguyên bào sợi nên được dùng trong
mỹ phẩm làm trắng da, thức ăn làm
đẹp da (32). Trái sim
đã được dùng làm mứt, nước vắt làm thức uống
; trái sim phơi khô cũng như nước vắt cô đặc, nghiền thành
bột làm thành chất nhuộm thức ăn (11).
Ở
Á châu, sim được dùng trong các thang thuốc chữa đủ thứ
bệnh, ngày nay phần lớn đã được
người Trung Quốc đăng ký văn
bằng sáng chế. Cây sim, nhất là rễ cây (24,25,27),
có tính chất giảm đau (22)
được dùng hỗn hợp với nhiều cây khác nhiều nhất để
chữa những chứng trong ngành phụ khoa (34).
Chỉ riêng F. Wei ở hảng được liệu Hoa Hồng (35)
bên tỉnh Quảng Tây đã là tác giả trong ba năm
vừa qua hơn một chục văn bằng chữa khí hư, kinh nguyệt
khó khăn, bất thường, viêm khung chậu, viêm nội mạc
tử cung (17,26,28), thuốc trình bày dưới dạng bao
(16,18).
Ngoài ra, sim còn là thành phần những liều thuốc chữa viêm
kết tràng (14), viêm vị tràng, biệt lỵ, thấp khớp,
những chứng khó tiêu, chán ăn (5), thông máu, giãn
gân, cũng cố tỳ lách, giảm hạ lo âu (36), tiết
niệu nhiễm trùng (29), đau
lưng mỏi chắc (21),
đặc biệt lá sim dùng chữa nhức
đầu (23), chứng tăng
huyết áp (15). Thang thuốc Trang dương gồm có
sim và khoảng ba chục thuốc khác như bị lệ lạc thạch đằng,
cao băng long, tang phiêu tiêu, nhân sâm, hoàng tinh, đương
quy, tắc kè, rết, nhau .... đề cao
điều hòa máu, nuôi dưỡng thận,
chống tóc rụng, nhuộm tóc đen, tăng cường mắt, .... tăng
thông minh, giảm lo âu, xúc tiến tinh thần, .... chữa những
chứng bạc lông, mất ngủ, hồi hộp, thiếu máu, đái dầm,
bất lực, liệt dương, xơ cứng động mạch, .... nói chung
là một thang thuốc yên tinh thần,
định hồn phách, tăng tuổi thọ (6). Bên ta,
người ta dùng búp và lá sim non sắc uống chữa bệnh đi
ỉa lỏng, đi lỵ, hoặc dùng để rửa vết thương, vế loét
(ĐTL). Ở Phú Quốc, rượu sim được tin là có khả năng chữa
trị nhứt khớp, đến nay mọc hoang, nghe nói đang được đem
trồng trên đồi.
Ở
Pháp, mỗi lần đi dạo mùa hè trên dảy Alpes, trong ánh
nắng dịu ban chiều, nghĩ đến những
đồi hoang của Hữu Loan, lững thững giữa những bụi đỗ
quyên đỏ tím khắp sườn núi, tôi không sao tránh được
nhớ lại những buổi chiều hè chạy theo các anh tôi đi bắn
chim trên truông Phò Trạch cát trắng, băng
qua những cánh đồi cũng tím đỏ hoa trái sim, đánh dấu một
thuở hồn nhiên trong thời thơ ấu vô tư.
Nắng
chiều tím cả cánh đồi
Gởi
thương về Huế, thả sầu về đâu ?
Đỗ
quyên hoa thắm phất phơ
Ngắm hoa hoa nhắn mộng
mơ sim nhà.
VQY
Nghiên
cứu và phát triển 2(73) 2009,
khoahoc.net 09.2009
Tham khảo
1- Violet, Vì sao có bài thơ "Màu tím
hoa sim", vietcyber.net/forums/printthread.php?t= 18417
2- Điều ít
biết về "Màu tím hoa sim" của Hữu Loan, vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/
2004/ 12/3B9D9953
3- Phạm Đăng
Trí, Quanh các pháp lam Huế, suy nghĩ về màu sắc,
trong
Huế
luôn luôn mới, nxb Hội Văn nghệ
thành phố Huế (1998) 67-80
4- Nguyễn Đức
Hiệp, Hữu Loan và Màu tím hoa sim, Khoahoc@doisong
28.06.2007
5- Y. Wu, Chinese medicinal preparation for
treating diseases of swine digestive tract, Faming Zhuanli Shenqing
Gongkai Shuomingshu
CN 1201688 (1998)
6- X. Wang, A chinese medicinal composition
with antiaging and yang invigorating effects, Faming Zhuanli Shenqing
Gongkai Shuomingshu
CN 1203096 (1998)
7- L. He, Z. Lihua, T. Jianbao, H. Qui, Y. Su,
Properties
and extraction of pigment from Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk,
Jingxi
Huagong Bianjibu (6) 15 (1998) 27-9
8- Y. Liu, A. Hou, C. Ji, Y. Wu, Isolation
and structure of hydrolysable tannins of Rhodomyrtus tomentosa, Tianran
Chanwu Yanjiu Yu KaifaBianjibu (1) 10 (1998) 14-9
9- Y. Gao, X. Lai, X. Chen, Study on extraction
and stability of Rhodomyrtus tomentosa pigment, Huaxue Shijie
(6) 40 (1999) 303-5
10- A. Hou, Y. Wu, Y. Liu, Flavone glycosides
and an ellagitannin from Downy Rosemyrte (Rhodomyrtus tomentosa),
Zhongcaoyao (9)
30 (1999) 645-8
11- O. Ashitomi, Processed products from fruit
of Rhodomyrtus tomentosa, Jpn. Kokai Tokkyo Koho JP 2001299262
(2001) 3 tr.
12- S. Dachriyanus, M.V. Sargent, B.W. Skelton,
I. Soediro, M. Sutisma, A.H. White, E. Yulinah, Rhodomyrtone, an antibiotic
from Rhodomyrtus tomentosa, Aust. J. Chem. (3) 55 (2002)
229-32
13- S. Dachriyanus, R. Fahmi, M.V. Sargent, B.W.
Skelton, W. Brian, A.H. White, 5-Hydroxy-3,3’,4’,5’,7’-pentamethoxyflavone
(combretol), Acta Cryst. (1) E60 (2004) 086-8
14- J. Zou, J. Meng, Preparation and quality
control method of traditional chinese medicine for treating colitis,
Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1579518 (2005) 26 tr.
15- J. Huang, Process for preparation of chinese
traditional medicine for treating hypertension, Faming Zhuanli Shenqing
Gongkai Shuomingshu CN 1650979 (2005)
16- D. Wang, A soft capsule for treating gynecological
infections and its preparation method, Faming Zhuanli Shenqing Gongkai
Shuomingshu
CN 1660147 (2005)
17- F. Wei, Pharmaceutical sustained-release
tablets for treating chronic pelvic inflammatory disease, and its prepeartion
method, Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1698697
(2005) 11 tr.
18- J. Yao, Manufacture of a soft capsule treating
gynecological diseases, Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu
CN
1730011 (2005) 8tr.
19- X. Qin, Y. Sui, E. Ning, Structure research
on the polyssacharides of Rhodomyrtus tomentosa fruit (I), Shipin
Kexue (Beijing) (26)
4 (2005) 79-82
20- H.Sr. Ruqiang, C.Sr. Yonglu, Study on the
oxidation resistance of fructus rhodomyrti, Abs. Chem. Soc. 10-14
Sept.2006 (2006)
21- H. Gong, A chinese medicinal liquor for
treating traumatic injury, lumbago and skelalgia, Faming Zhuanli
Shenqing Gongkai Shuomingshu
CN 1768832 (2006)
22- Q. Yang, L. Guo, Y. Pe,ng, Y. Sui, Pharmaceutical
composition for treating menoxenia, and its preparation method, Faming
Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1814009 (2006)
23- Y. Yang, Medicinal composition for treating
migraine, Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1824075
(2006) 13 tr.
24- W. Guo, Y. Zg, Z. Gao, X. Qi, Chinese al
capsule for treating gynecological infections and preparation method thereof,
Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1830473 (2006) 12 tr.
25- F. Wei, Manufacture of oral liquid containing
traditional chinese medicine extract for treating gynecopathy, Faming
Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1846715 (2006)
26- F. Wei, Manufacture of Huahong dripping
pills containing traditional Chinesremedicine for treating gynecopathy,
Faming
Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1846743 (2006) 12 tr.
27- F. Wei, Chinese medicinal micro-pellet
for treaiting gynecologic diseases, and preparation method thereof, Faming
Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1850187 (2006)
28- F. Wei, Chinese medicinal fluid extract
for treating gynecological diseases, and preparation method thereof,
Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1850188 (2006)
29- F. Wei, Manufacture of traditional chinese
medicine composition for treating urinary tract infection, , Faming
Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1853687 (2006)
30- Q. Ye, H. Huang, D. Huang, W. Su, C. Tan,
A
medicine for treating serious erosove trauma, Faming Zhuanli Shenqing
Gongkai Shuomingshu
CN 1883702 (2006) 9 tr.
31- Y; Miyake, The hair restor, the antiandrogen
agent, testosterone alpha-reductase inhibitor, and hair cosmetics,
Jpn. Kokai Tokkyo Koho JP 2006169133 (2006) 9 tr.
32- Y. Miyake, J. Nojima, Skin cosmetics and
skin-beautifying foods containing Rhodomyrtus tomentosa extracts,
, Jpn. Kokai Tokkyo Koho JP 2006199678 (2006) 19 tr.
33- H. Ruqiang, D. Qian, L. Chunhong, Study
on purification and stability of the pigment from fructus rhodomyrti,
Abs. Chem. Soc.20-29 March.2007
(2007)
34- C. Zhu, A Chinese medicinal composition
for treating gynecological infection, and its preparation method,
Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 1965942 (2007)
35- S. Zhang, Y. Kan, Chinese al dripping pills
containing extracts from Duchesnea and Oldenlandia and others for treating
gynecologic inflammations, Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu
CN
1969995 (2007) 15 tr.
36- S. Ye, Herb tea spleen invigorating effect,
Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 101002590 (2007) |