Anh
về đọc lại dòng thơ cũ
Thoáng nét bên đời
hoa Đỗ Quyên
Gặp em bụi phấn vương
trên áo
Năm
tháng theo về anh có quên !
Võ Văn Hoa
"Thuở
ấy, có hai vợ chồng trẻ sống dưới động Truồi. Họ rất
yêu nhau. Thế rồi tự nhiên chàng trai
trở bệnh, thuốc thang không khỏi mà ngày càng nặng thêm.
Có người mách bảo lên động Bạch Mã tìm loại cây thuốc
giống như cây kim giao toàn thân màu trắng, uống vào sẽ cải
tử hoàn sinh. Người vợ đã lên đường tìm linh dược cho
chồng nhưng qua mấy ngày lặn lội trong rừng, cô chẳng tìm
ra thuốc. Đói lạnh làm cô kiệt sức, cô ngã xuống bên một
dòng suối, đầu va vào tảng đá. Máu cô hòa vào dòng suối,
chảy đến đâu liền xuất hiện đến
đó một loài cây cỏ thân gầy guộc, có màu hoa đỏ
như máu gọi là đỗ quyên. Loại hoa nầy chỉ sống trọn
vẹn trong mùa xuân, vươn mình lên kẽ đá và soi mình đỏ
rực xuống dòng suối...." (1)
Thật
ra, hoa đỗ quyên
Rhododendron, còn có tên đỗ quyên
ấn, hồng thụ ấn (TH), thạch nam (LTĐ), thuộc họ cùng tên
Đỗ quyên Ericaceae, ngày nay với kỹ thuật hợp lai phổ
biến rộng rãi, không chỉ toàn một màu đỏ thắm mà tùy
nơi còn mang nhiều sắc trắng, tím, tía, son qua hồng nhiệt,
đỏ thẫm, đỏ gạch, đỏ hồng,
đỏ xanh, đỏ cam, đỏ vàng, .... Nguồn gốc núi cao châu Á
nhiệt đới (Nhật Bản, Myanmar, Nepal) ngày nay nó mọc
hoang và được trồng khắp nơi, ở châu Á (Nhật Bản, Myanmar,
Nepal), cũng như ở châu Âu, châu Mỹ. Là một cây trang trí
rất được ưa thích, nó đã được
pha giống thành hằng trăm loại đủ cở lớn, nhỏ, đủ màu
sắc lộng lẫy. Hoa R. simsii
Planch. (tức R. indicum Sweet
var. simsii Maxim, hay var. ignescens Sweet, hay Azalea
indica Sims. non Linn) màu đỏ hồng, R. kaempferi Planch.
màu đỏ cam tươi, R. obtusum Planch. màu trắng, đỏ
gạch, đỏ tía, đều thuộc chủng của R. indicum Sweet
(TH).
Môn cuộc phân tích hóa
học giúp ta biết được nguyên do màu đỏ
ở hoa đỗ quyên là các chất sắc anthocyanin. Hai chất
chính cyanidin glucosid và cyanidin diglucosid thường gặp bên cạnh
peonidin diglucosid. Hoa màu tía chứa đựng malvidin diglucosid,
màu tím là do myricetin methyl ether mà ra, còn quercetin, azaleatin,
methoxy kaempferol chuyển màu đỏ xanh. Lượng các cyanidin hay
flavonol, mà nhiều nhất là azaleatin rhamnosyl gucosid, làm thay
đổi màu hoa từ đỏ thẫm, đỏ xanh
qua hồng nhiệt, đỏ cam, đỏ vàng. Càng ít cyanidin glucosid,
màu đỏ càng chuyển qua xanh. Cyanidin còn hiện ra dưới các
thể galactosid, arabinosid, galactosid glucosid, araginosid. Trong số
các flavon khác, đã xác định được
những pelargonidin, delphinidin, petunidin, còn flavonol glycosid
thì có quercetin galactosid, rhamnosid, azaleatin galactosid, malvidin
glucosid, delphinidin glucosid. Hai chất sau nầy nhuộm hoa màu tía
(3),
còn caroten hiến màu vàng trong hoa R. japonicum f. flavum(21).
Song
song với hoa, thân, lá , rễ cây đỗ quyên R. simsii
cũng
được khảo cứu. Rễ cây chứa đựng những flavon như quercetin,
kaempferol, hyperin cùng sitosterol. Bên cạnh amin acid, những
kim loại Zn, Fe, Cu, Co, Se, Mn và Cr đã được
xác định (mg/100g) trong thân cây : 7,09, 21,37, 1,14, 0,31, 0,03,
6,62, 0,02 và trong rễ cây : 7,42, 28,69, 1,29, 0,32, 0,01,
0,99, 0,02. Trong lá cây, cùng với triterpen, flavonon glycosid và
chất phản oxy hóa "matteucinol", những flavonoid aglycon như quercetin,
kaempferol đã được trích chiết làm rượu thuốc Jinjuan
(2).
Về
mặt ứng dụng, lá cây đỗ quyên chứa đựng vitamin
C. Lượng sinh tố có nhiều về mùa hè so với mùa đông,
có nhiều ở chỗ nóng so với trong bóng râm, tăng lên
trước khi mặt trời mọc rồi giảm dần (7,8).
Phần chiết chứa đựng nhiều flavonoid ở liều lưọng 300
mg/kg chữa bệnh viêm phế quản mạn tính rất hiệu
nghiệm (4). Nước chiết từ
cây cống hiến một chất thuốc có khả năng ức chế trùng
VSH-II (6). Những flavon glucosid ở lá cây R. anthopogonoid,
cấu chất của anthorhododendrin, có tác dụng long đờm trên
chuột. Đằng khác, nó gây co thắt các mạch máu ở
chân ếch và tai thỏ đồng thời làm duỗi khí quản heo cùng
các bắp thịt cánh chậu trơn nhẵn. Nó rất hiệu nghiệm
trong cuộc trị liệu viêm phế quản nhưng nên ghi nhận LD50
ở chuột là 0,40 g/kg (12).
Phần chiết nhiều cây đỗ quyên khác cũng có tính chất
long đờm (5) nhờ những chất farrerol, astragalin,
kaempferol, scopoletin, hay ngừa ho nhờ hyperin và quercetin (13).
Chất quercetin nầy còn có khả năng
ức chế những hoại tử khối u ở đại thực bào (20).
Dầu lá cây R. dauricum chứa đựng
flavon được dùng chữa ho hen và bệnh suyễn (15).
Dùng methanol chiết lá thì được một chất thuốc làm giảm
đau, hiệu nghiệm 40% với 50 mg/kg nhưng cũng trở nên độc
trên 150 mg/kg (14). Chiết với ethanol 95%, cây R.
cephaluntum cống hiến một chất
chromen có khả năng ức chế hoạt động của 5-lipoxygenase
và được dùng chống viêm, dị ứng, hen suyễn (19).
Ở vùng núi miền Hắc hải
bên Turkey cũng như ở Nhật Bản, Nepal, Brazyl, và ngay ở châu
Âu và châu Mỹ, các loại hoa đỗ quyên R. ponticum, R.luteum
chứa
một chất độc,
grayantoxin, được
ong hút về cùng nhựa hoa làm mật, ăn vào có thể bị
nôn mửa, hôn mê, vú nứt (22) hay huyết áp giảm
xuống, nhịp chim chậm lại (11,16,17).
Chất độc nầy tác động lên cuộc gián phân bạch
huyết bào con người (18). Mang tên andromedotoxin, được
phát hiện ở R. hunnewellianum (9) hay acetylandromedol
(11)
ở R. chrysanthum, R. campylocarpum và các hoa đỗ quyên khác
cùng họ Đỗ quyên Ericaceae, đồng
thời tác dụng lên tim, nó còn kích thích da cùng
các màng nhầy (10). Trong Đông
y, đỗ quyên vị đắng tính bình, hơi độc
vào can thận, có tác dụng dưỡng thận khí, bổ thận
khu phong, trị âm suy liệt dương, chân yếu lưng mỏi, di tinh,
phối hợp với các vị khác. Chữa tiết tinh, lạnh tinh, liệt
dương : lá thạch nam, ba kích, nhục thung dung, tỏa dương ,
sơn thù, mỗi vị 12-20g, sắc uống, hòa thêm 10 g cao ban long
càng tốt. Chữa can thận hư, phong hàn thấp, chân tê yếu
: thạch nam, tật lê, hà thủ ô, ba kích, ngũ gia bì, thỏ ty
tử (quả hạt tơ hồng), uy linh tiên, mỗi vị 12-20 g, sắc
uống (LTĐ).
Tôi
đã có dịp lên Bạch Mã nhưng không
may mắn gặp được mùa đỗ quyên trỗ hoa. Nghe nói đẹp
lắm. "Khi mặt trời rọi những tia nắng ấm xuống Bạch Mã,
dòng suối đã mang hết nước về xuôi, hoa đỗ quyên rực
rỡ một vùng. Sắc đỗ quyên đỏ thắm như máu, nồng nàn
như mời gọi mà không rực rỡ, xót xa như phượng vĩ" (1).
Tuy nhiên, tôi lại được đi dạo
ở miền núi Alpes bên Pháp, một chiều đầu hè, mặt
trời tuy cao nhưng hết còn nóng, gió nhẹ thổi vương chút
nắng tàn, hoa đỗ quyên cũng đỏ thắm huy hoàng cả một
triền núi xanh thấp thoáng dưới bầu trời lửng lơ
mây trắng.. Tôi cảm thấy khoan khoái, dễ chịu do khí trời
mát mẻ, không khí trong sạch đã đành, mà cũng có lẽ
vì nhẹ bước giữa những khóm đỏ quyên tươi thắm như
hân hoan đón rước kẻ đi dạo rừng.
Khó mà so sánh với Bạch Mã, tuy ở đây cũng có chim
nhưng không phải chim đỗ quyên, cũng
có thác nhưng không phải thác Đỗ Quyên. Thôi thì tạm
vui nơi phong cảnh xứ người, có khi may mắn được
nghe giọng hát ví von của ca sĩ Đỗ Quyên khuây khỏa thời
gian chờ đợi về tắm ao ta.
Nghiên cứu và Phát triển 2(45)
2004,vietsciences 12.2009
Tham khảo
1- Nguyễn Hương, Bạch Mã, mùa hoa đỗ
quyên nở, Nhớ Huế - Huế mùa xuân, nxb Trẻ, TP HồChíMinh
(2000) 42-45, Rhododendron simsii, R. indicum, Azalea indica
2- R. De Loose, Qualitative investigation on
the flower pigments of Belgian hybrids of Rhododendron simsii, Meded.
Vlaam. Chem. Ver.
30(4) (1968) 99-123
3- R. De Loose, Azalea indica flower color
as related to the parameters pH, anthocyanins and flavonol co-pigments,
Sci.
Hortic. (Amsterdam)9(3) (1978) 285-90
4- Y.F. Zhang, J.X. Tan, Y.F. Zhou, Change
of action potentials in vagus nerve (efferent) of chronic bronchitic rats
and the effect of treatment with flavonols of Rhododendron simsii,
Yao
Hsueh Tung Pao 16(5) (1981) 4-6
5- J. Xie, L. Wang, C. Liu, D. Ge, Synthesis
of expectorant principle of natural flavanone, "matteucinol", Zhongguo
Yixue Kexueyuan Xuebao8(2) (1986) 84-7
6- M.S. Zheng, An experimental study of the
anti-HSV-II action of 500 herbal drugs, J. Trad. Chin. Med.
9(2)
(1989) 113-6,
Rhododendron spp
7- R. Wasicky, Vitamin C cycle in the plant,
Anais
fac.farm.e odontol.univ.,Sao Paulo 15 (1958) 87-109
8- R. Wasicky, Extraction of vitamin C from
the above ground portions of plants by the rain, Sci. Pharm.
Brazyl26
(1958) 100-3
9- H.P. Chu, G.K. How, The toxic principle
(andromedotoxin) from Nao-Yang-Hua, Rhododendron hunnewellianum. I. The
effect on circulation and respiration, Chinese J. Physiol. 5
(1962) 115-24
10- H. Schindler, Acetylandromedol (andromedotoxin)
in various Ericaceae species, especially in Rhododendron, and ist approximate
determination,
Planta Med. 10 (1962) 232-7
11- F. Zymalkpwski, P. Pachaly, S. Auf dem Keller,
Determination
of acetylandromedol (grayanotoxin I) in Rhododendron ponticum extracts,
Planta
Med. 17(1) (1969) 8-13
12- Lanchow Med. Coll., Pharmacologic action
and toxicity of anthorhododendrin,
Chung-Hua Hsueh Tsa Chih54(5)
(1974) 279-83
13- Lab. Med. Plants, Correlation between phylogeny,
chemical constituents and pharmaceutical aspects of plants and their applications
in drug research,
Chih Wu Hsueh Pao 19(4) (1977) 257-62
14- H. Tamura, H. Kuwahara, T. Inui, S. Terada,
M. Yokota, A. Hasebe,
Use of Rhododendron. I. Drugs and perfumes,
Shizuoka-ken
Kogyo Gijutsu Senta Kenkyu Hokoku (33) (1988) 61-5
15- F. Cong, F. Xiao, Z. Jiang, H. Yan, L. Meng,
L. Cheng, Rhododendron dauricum leaf extracts containing flavones for
treatment of cough and asthma,
Faming Zhuanli Shenqing Gongkai Shuomingshu
CN 86108317 (1988) 4 tr.
16- F. Onat, B.C. Yegen, R. Lawrance, A. Oktay,
S. Oktay, Site of action of grayanotoxins in mad honey in rats,
J.
Appl. Toxic.
11(3) (1991) 199-201
17- F. Onat, B.C. Yegen, R. Lawrance, A. Oktay,
S. Oktay, Mad honey poisoning in man and rat, Rev. Envir. Healt9(1)
(1991) 3-9
18- M. Ascioglu, N. Cucer, A. Ekecik, Effect
of grayanotoxin II on in vitro mitotic activity of human lymphocytes,
J.
Inter. Med. Res.
26(3) (1998) 140-3
19- A. Tokuta, T. Kawanabe, K. Tokuta, Y. Toue,
A. Satoshi, The new chromene derivatives as 5-lipoxygenase inhibitors,
Jpn.
Kokai Tokkyo Koho JP 10251246 (1998) 5 tr.
20- K.R. Manjeet, B. Ghosh, Quercetin inhibits
LPS-induced nitric oxide and tumor necrosis factor-alpha production in
murine macrophages,
Int. J. Immunopharm. 21(7) (1999)
435-43
21- I. Miyajima, K. Ureshino, N. Kobayashi, M.
Akabane, Flower color and pigments of intersubgeneric hybrid between
white-flowered evergreen and yellow-flowered deciduous azaleas, J.
Jap. Soc. Hort. Sci.
69(3) (2000) 280-282
22- B. Puschner, D.M. Holstege, N. Lamberski,
T. Le, Grayanotoxin poisoning in the three goats, J.Amer. Vet.
Med. Ass. 219(4) (2001) 573-5 |