I-Khu
tháp Phú Hài
Phú Hài phát xuất
từ danh từ Chăm Pajai. Còn mang tên tháp Po Hai, Po Sah Inư, hay
gọi tắt Sanư, khu tháp nằm trên đồi Bà Nài, nhìn biển
rộng dưới chân, cách phía đông bắc Phan Thiết 7km. Gồm
có hai kalan và một điện thờ nhỏ, nhóm tháp nhỏ tương
đối còn nguyên vẹn nầy bắt đầu được xây dựng khoảng
cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX, trong mục đích thờ cúng
vị thần Siva, có phong cách kiến trúc Hòa Lai thuộc nghệ
thuật cổ truyền Cham Pa. Qua thế kỷ XV, một số nhà thờ
nhỏ được xây dựng tiếp để thờ phụng công chúa Po Sah
Inư, con một nhà vua có tài đức được yêu quý là vua Para
Chanh. Kalan lớn chính gọi là đền Thiên Mẫu, thờ công
tử Po Sah Anaih, bên trong có một linga tượng trưng Sah
Anaih, nằm phía nam, hướng về đông, có hình vuông, khá cao
nhưng chân cửa và cửa giả thì tròn, bị hư, sửa lại bằng
xi măng. Kalan phía nam nhỏ hơn, trang trí tựa tháp kia.
Điện thờ phía đông bắc, được nói là để thờ nữ hoàng
Pô Bia Tikul, hướng về đông, mất hết trang trí, của hình
vòm dính liền với mái. Toàn thể khu tháp thoát ra một ảnh
hưởng khá đậm nghệ thuật khmer, có thể xem như một công
trình trung gian giữa hai phong cách Khơ me và Chăm. Ngày nay,
khu tháp được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp
quốc gia. Hằng năm, người Chăm tổ chức ở đây nhũng lễ
hội Rija Nưga, Po Mbang Yang cấu mưa, cầu an...




Tháp
Phú Hài
II-
Khu tháp Po Dam
Po Dam hay Pô Tằm,
còn gọi Po Khathit (Bàn La Trà Duyệt), là nhóm tháp trên sườn
núi Ông Xiêm, cạnh sông Lòng Sông, ở làng Phong Phú, huyện
Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận (Ninh Thuận). So sánh phong cách nghệ
thuật, niên đại của tháp được xác định vào cuối thế
kỷ VIII đầu thế kỷ IX, thuộc phong cách Hòa Lai. Tục truyền
khu tháp được xây dựng để thờ vua Po Dam măc dầu vua Po
Dam trị vì giữa 1433 và 1460. Gồm có sáu tháp nhỏ (tháp chính,
tháp tây bắc, đông bắc, nam, tây nam, đông nam), khu tháp nằm
trên một trục hướng về nam là phía các đồng ruộng phì
nhiêu chứ không phải hướng về đông như thường thấy.
Kalan
tháp
chính hướng về nam được trang trí theo phong cách Hòa Lai.
Tường được những cột trụ trang hoàng phong phú cũng cố
nhưng giữa những cột trụ thì trơn tru. Tiền sảnh nhỏ và
hẹp. Tháp tây nam cũng hướng về nam, trang trí sơ sài với
các đường vành. Không có cửa giả. Tiền sảnh còn nguyên
vẹn cũng ít có trang trí. Tháp đông bắc đổ nát gần hết.
Tháp nam độc nhất hướng về đông. Hai tháp phía bắc cũng
khá điêu tàn, chứa mỗi bên trong một linga. Không có
đường tốt, muốn lại Po Dam phải đi bộ từ ga Sông Lòng
Sông dọc đuờng rầy 2km, vượt qua cầu sắt, khu tháp nằm
trên sườn núi bên mặt.








Tháp
Po Dam
III-
Khu tháp Hòa Lai
Khu Hòa Lai hay Yan
Bakran, xây dựng thế kỷ IX, theo phong cách Hòa Lai, nghĩa là
một trong những di tích Cham Pa cổ nhất ở phiá bắc thành
phố Phan Rang. Khu di tích (125x200m) hướng đông-tây, ngoài ba
ngôi tháp chiều cao khác nhau, còn có vết tích nhiều kiến
trúc phụ, tuờng gạch, tháp cổng, nhiều công trình nhỏ.
Tháp giữa tương đối nhỏ nhất nhưng được xây dựng cẩn
thận nhất và còn giữ lại nhiều trang trí, tuy các tầng
bị sụp đổ nhiều, chỉ còn lại phần nền. Tháp bắc cao
hơn tháp giữa và phần nền cũng còn giữ nhiều trang trí.
Tháp nam cao nhất và còn nguyên vẹn nhất, có phần khác hai
tháp kia về mặt bố cục : cửa giả rộng, không có hình
người, trụ ốp gần nhau, mặt giữa các trụ ốp hẹp, phần
lớn các trang trí chưa xong. Cả ba ngôi tháp được xem là
thành công nhất trong kiến trúc Champa với một hệ thống
các tầng dựng lên trên một bệ vuông. Trên cửa ra vào, những
hoa văn phủ kín những vành cửa tò vò, luồng ra từ miệng
các quái vật Kala. Những hình chạm khắc hoa lá chiếm khoảng
tường giữa hai trụ ốp. Một hoa văn chạy dài trên bộ diềm
mái cạnh hình các thần điểu Garuda xòe cánh. Trang trí tuy
chỉ giới hạn ở vòm cửa, giữa các trụ ốp, trên các diềm
mái đã làm bật nỗi những nét tinh vi của hoa văn. Khu tháp
đã từng bị cướp phá đầu thế kỷ XX và nhiều gạch đá
đã đuợc chở đi xây đường. Các nhà khảo cổ phàn nàn
cuộc trùng tu vừa qua không tôn trọng di tích xưa...




Tháp
Hòa Lai
IV-
Khu tháp Khương Mỹ
Khu tháp Khương
Mỹ ở xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cách
Tam Kỳ 2km, gồm có ba tháp kề nhau xếp theo trục bắc-nam.
Xây cùng lúc đầu thế kỷ X, cả ba tháp có kiến trúc giống
nhau, mặt bằng vuông, mái ba tầng, càng lên cao càng nhỏ lại,
chóp tháp bằng sa thạch. Người ta tin nhóm tháp nầy thờ
ba vị Trimurti : Brahma, Shiva và Vishnu. Tháp nam được xây trước
nhất, cao nhất và cũng được bảo tồn tốt nhất. Hoa văn
trên các trụ ốp tường là các dải hoa văn thảo mộc xen
kẻ với những hình thoi. Tháp giữa xây sau, thấp hơn, có
một cửa ra vào và năm cửa giả. Năm trụ ốp tường cũng
có hoa văn thảo mộc cách điệu, trên đỉnh uốn thành hình
lá đề hay hoa sen. Tháp bắc xây sau cùng, thấp nhất, cũng
có một cửa ra vào và năm cửa giả, năm trụ ốp tường.
Hoa văn là những hình thoi xen kẻ với thảo mộc xếp thành
nhiều tầng với một tổ hợp cành lá uốn thành dạng lá
đề. Phần lớn các hiện vật Khương Mỹ được trưng bày
ở Bảo tàng Điêu khác Cham Pa Đà Nẵng. Bộ ria rậm người
điều khiển xe ngựa cũng như gương mặt dữ tợn vị hộ
pháp Dvarapala chỉ định phong cách Đồng Dương. Những hiện
vật khám phá trong đợt khai quật 2007-2008 như các tượng
người, tượng động vật, khỉ, ngựa, voi, rắn cùng các
loại trang trí góc tháp, chóp tháp,...cho thấy một đền thờ
Vishnu. Các tác phẩm điêu khắc thể hiện từ những nét mạnh
mẽ, dữ dội phong cách Đồng Dương qua những nét nhẹ nhàng,
trang nhã phong cách Trà Kiệu xếp tháp nầy trong phong cách
Mỹ Sơn A1, đầu thế kỷ X.




Tháp
Khương Mỹ
(*) Ảnh chụp
những năm 1986-2007, cốt yếu hai năm 1998-1999, sao từ dương
bản
Hết
Phẩn 1.