Yêu
nhau cởi áo cho nhau,
Về nhà dối
mẹ qua cầu gió bay.
Gió bay cầu
thấp cầu cao,
Áo bay cầu nào
hay nói mẹ nghe.
Ca dao
Thành
phố nào đẹp mà không có sông. Sông nào đẹp mà không có
cầu. Không có cầu thì làm sao gió làm bay áo được? Viếng
Paris thường nghe nói nhiều các Tháp Eiffel, Nhà thờ Đức
Bà, đồi Sacré Coeur,...nhưng là một thiếu sót lớn nếu khách
không sống những buổi chiều tà rong bước trong nắng ấm
dịu, xủi lá vàng khô, vượt cầu trong gió, la cà thơ thẩn
trước các quầy bán sách báo xưa cũ Les bouquinistes
dọc dòng sông Seine ở xóm La Tinh êm ả lượn ngang kinh thành
ánh sáng. Một khúc sông sâu 3,40-5,70m, rộng 30-200m, trên một
đoạn dài 13km, bắt qua có 37 chiếc cầu, trong số ấy 4 cái
cầu nhỏ bằng sắt thì tay vịn, chấn song cũng bằng sắt.
Khi thành cầu cống hiến nhiều lỗ hổng thì mặc sức cho
móc vào bất cứ cái gì.... Những nhà xây dựng cầu những
trăm năm truớc chắc không dè ngày nay, vào khoảng thập niên
2010 thôi, nhiều cặp nhân tình từ khắp thế giới lại cùng
nhau mắc vào nhưng khóa gọi là khóa ái tình, khóa lại
và vứt chìa xuống sông, có hoặc tên khắc hay viết bằng
mực không phai nhòa, hoặc hai chữ cái chạm vào thân khóa
mong hạnh phúc tồn tại lâu dài.

Băm
bảy chiếc cầu bắc qua sông
Chở
ngang Paris bao nỗi lòng!
(Nhìn
từ nóc Nhà thờ Đức Bà và Tháp Saint-Jacques)
Những chiếc cầu
Paris thật là thơ mộng, chiếc nổi danh nhất được cho là
cầu Mirabeau nhờ bài thơ bất hû cûa Guillaume Apollinaire (1880-1918)
Le
pont Mirabeau trích tập thơ Alcools (1912-1913), trong ấy
nhà thi sï nhớ lại mối tình ấp ủ với nữ họa sï Marie
Laurencin. Mỗi lần lại thăm nhân tình, chàng trai đi ngang qua
cầu Mirabeau và nước chảy tượng trưng trong lòng chàng thời
gian mối tình chóng qua, theo quan niệm lãng mạn và trữ tình
hồi đó.
Sous le pont Mirabeau
coule la Seine
Et nos amours
Faut-il qu’il
m’en souvienne
La joie venait
toujours après la peine....
(Sông Seine nước
chảy dưới cầu
Mir’beau vướng
vất một bầu ái ân
Nổi vui thấp thoáng
lâng lâng
Luôn trào dậy
sóng sau cơn đau lòng....)
Đọan đầu bài
thơ xúc cảnh sinh tình nầy được khắc lên bảng đính vào
đầu cầu. Nhịp điệu bài thơ hấp dẫn các nhạc sï và
nhiều làn điệu trình bày qua làn nhạc nhưng có lẽ giọng
hát trữ tình đầm ấm cûa Léo Ferré (1953) được yêu thích
nhất. Ngay ca sĩ Việt Nam như Kim Khánh cũng hát bản dịch
cûa Phan Văn Lai qua điệu nhạc cûa Trần Quang Châu. Tán dương
chiếc cầu nầy không quá đáng vì cuối thế kỷ XIX, nó là
chiếc cầu đẹp nhất và xưa nhất trên sông Seine. Do Tổng
thống Sidi Carnot quyết định năm 1893, cầu dài 173m, cao 15m,
rộng 20m, do kỷ sư Paul Rabel điều khiển và hãng Dayde-Pillé
xây dựng từ 1893 đến 1896, theo mẫu một chiêc tàu, phía
hữu ngạn tàu xuôi xuống, phía tả ngạn tàu ngược dòng
đi lên. Trên thành cầu, bốn hình tượng phúng bằng đồng
cûa nhà điêu khắc Jean-Antoine Injalbert (1987) trang trí bốn
phía cầu: Thành phố Paris (La Ville de Paris, mủi tàu,
phía hữu ngån), Phong phú (L’Abondance, mủi tàu, phía
tả ngån), Hàng hải (La Navigation) và Thương mãi (Le
Commerce, đuôi tàu). Hai phúng du ở mủi tàu nhìn phía sông,
hai phúng ở đuôi tàu hướng về cầu. Nối liền hai quận
XV và XVI, cầu Mirabeau nằm ở hạ lưu sông Seine trong thành
phố Paris. Cầu lưu danh Honoré-Gabriel Riquetti, bá tước Mirabeau
(1749-1791), một nhà văn, một nhà báo, một thám tử, một
nhà cách mạng, đã từng vào sinh ra tử, từng bị tù đày,
kết án tử hình, một đại biểu Quốc hội có tài hùng biện,
thi hài được đưa vào điện Panthéon ba năm trước khi bị
rút ra vì tội đồng lõa với hoàng gia...
L’Abondance
|
La
Navigation
|
La
Ville de Paris
|
Le
Commerce
|
Pont
Mirabeau
Như cầu Mirabeau được
nhắc nhủ qua thi ca, một chiếc cầu khác cũng được nêu
lên trong báo chí như một kiệt tác nghệ thuật đồ sộ :
trọn chiếc cầu Pont Neuf (Cầu Mới) được bao gói, một hiện
tượng phù du chưa bao giờ thấy ở Paris. Ngày 23 tháng chín
1985 (30 năm rồi !), một nghệ sĩ Hoa Kỳ quê gốc Bungari, Christo
Vladimiroff Javacheff, biệt danh Christo, sinh năm 1935, dùng vải
gói chiếc cầu trong hai tuần, nhắm mục đích phô bày giá
trị qua ý chí dấu diếm để tiết lộ. Ông là một
nghệ sĩ rất có tiếng thực hiện ngoài trời như Daniel Buren.
Công trình nầy không phải là lần đầu tiên : ông đã dựng
lên Wrapped Coast trên 2,5km bờ biển cao 26m ờ Little Bay bên
Úc năm 1969 ; Wrapped Walk Ways trên 4,5 km đường mòn ở Kansas
City bên Hoa Kỳ năm 1977 ; trên vẹn tòa nhà Reichstag ở Berlin
bên Đức năm 1955. Ông bước vào ngành từ những năm thập
niên 60, cọng tác với bà vợ Jeanne-Claude Denat de Guilletron
(1935-2009) dùng vải bao gói những phong cảnh. Thiết kế những
đồ án đồ sộ loåi nầy đòi hỏi ở nghệ sĩ một óc tiếp
xúc, một mừc trao đổi sư phạm sâu đậm vì cần phải thuyết
phục các nhà chức trách cùng như công chúng tính chất nghiêm
túc cûa công tác. Ở Paris, Christo đã phải kiên quyết thương
thuyết với ông thị trưởng Chirac để thực hiện một đồ
án chỉ tốn có 19 triệu franc hồi ấy tương đương với
3 triệu euro bây giơ ! Ông luôn có mặt trên cầu để tiếp
xúc khán giả. Ngoài cuộc trao đổi quan niệm, ông xem cuộc
triển lãm là một hiện tượng xã hội, một nơi để gặp
gỡ, để bình phẩm một tác phẩm có thể gợi lên những
câu hỏi gay gắt nhưng cũng gây ra nhưng cuộc bàn cải thú
vị. Tôi có đưa một anh bån giáo sư bên nhà qua đi xem cầu,
không hiểu ý chí cûa nhà nghệ sĩ, anh thốt lên : ‘‘Chao
ôi, ai mà có thì giờ dư dật, tiền båc phung phí để lo làm
những chuyện vô tích sự nầy ! ’’
Pont
Neuf
Cầu Mới thật
ra là một chiếc cầu bằng đá xưa nhất Paris, xây dựng giữa
hai thế kỷ XVI và XVII được vua Henri III duyệt y năm 1577,
bà Hoàng Thái hậu Catherine de Médicis đặt viên đá đầu tiên
một năm sau 1578 và hoàn tất năm 1606 dưới triều vua Henri
IV. Đây là chiếc cầu độc nhất 238 m nối liền hai hữu
ngạn và tả ngạn sông Seine, giữa đặt cầu lên mút nam đảo
Cité, phía trên Square du Vert-Galant (Tiểu công viên Chàng trai
Phong tình). Nó được gọi là mới vì vua Henri IV không
cho xây nhà trên cầu, tuy vẫn giữ hầm ở dưới, lại có
lề đường cho khách bộ hành, những ban công bán kính
trên mỗi trụ cầu cho những thợ thû công bày hàng. Dọc
các mái dua, sắp hàng 385 mặt nạ lố bịch mascaron cûa
Germain Pilon. Giữa cầu một hình tượng Henri IV cởi ngựa.
Tượng nầy thay thế nhiều tượng trước, do nhà điêu khắc
François Frédéric Lemoi chạm trổ, được dựng lên năm 1818,
trong mình chứa đựng 26 huy chương, ba công trình cûa Henri
IV và giấy da tường thuật buổi khánh thành tượng, hiện
nay được đem vào cất giữ ở sở Lưu trử quốc gia viện
Bảo tàng Lịch sử Pháp. Quá khứ lao đao cûa hình tượng
Henri IV chắc không xáo động chiếc cầu bằng công trình bao
gói với 4 vạn met vuông vải polyamid chịu lửa, chịu nước
màu
đá Paris thực hiện ở nhà máy Walrave tại Armentière và
11 km dây thừng. Công trình không có quyền làm biến chất
cấu tạo cầu, xáo lộn họat động xe cộ, tàu bè, khách
bộ hành, vậy người hành sự cần phải có một thẩm quyền
về kiến trúc cũng như đồ án mỹ thuật. Để thực hiện,
Christo và Gérard Moulin, kỷ sư trưởng, huy đông một lực
lượng hơn 200 công nhân, một chục xí nghiệp, một trăm chuyên
gia dưới quyền một chục kỷ sư. Công việc bên ngoài thành
cầu và dưới sông nguy hiểm, họ phải mời những nhân viên
miền núi từ Chamonix về và những thợ lặn quen làm việc
dưới nước. Ngoài ra một trăm sinh viên được thuê dùng
giảng cho công chúng kỹ thuât, kế sách và những ý định
cûa Christo. Và một cuốn phim toàn kế hoạch đã đươc quây
và phổ biến.
Pont
des Arts
Nếu chiếc Cầu
Mới xây bằng bê tông, lưới cầu bao quanh hình tượng Henri
IV là bằng sắt và, như trên đă thấy, những ổ khóa đã
được các cặp nhân tình gắng vào làm kỷ niệm. Nhưng ở
đây chưa có nhiều, cầu có nhiều nhất nằm kế cạnh là
Pont des Arts (Cầu các Nghệ thuật-điện Louvre, ở đầu cầu
có Sân Vuôn, hồi trước mang tên điện các Nghệ thuật),
những ổ khóa chồng chất lên nhau và toàn thể lưới cầu
có thể nặng lên hàng tấn. Một lưới có lần bị gẫy và
tòa đốc lý đã có biện pháp hûy bổ ! Mùa xuân 2014, trọng
lượng các ổ khóa toàn cầu ước đoán có thể đạt đến
40-90 tấn ! Đấy là chưa tính trọng lượng chìa khóa thường
vứt xuống sông để hi vọng ổ khóa không bao giờ được
mở ra. Họ không biết cử chỉ tưởng là vô hại nầy đã
phá hư chân cầu như ở Ponte Vecchio (Firenze) hay Ponte dell’Acadelmia
(Venezia) bên Ý và, trong trường hợp Paris, gây ô nhiểm cho
dòng sông Seine mà chính quyền mãi tìm một cách tẩy uế.
Chính ngay ổ khóa cũng đặt vấn đề : ngoài chuyện nặng
cân có thể làm sập cầu, phương diện mỹ học cần phải
xét lại vì nằm ổ trung tâm thành phố, cầu lại nối liền
hai công trình quan trọng là điện Louvre và viện Hàn Lâm.
Một dạo tòa đốc lý chỉ khuyên nhủ nhưng chưa cấm, trai
trẻ tứ xứ vẫn tiếp tục lại gắn ổ khóa, có khi hôn
nhau (có thể còn thề thốt) trước khi thực hiện một cử
chỉ để đời. Ngược lại, một dạo nhiều ổ khoá bị
bí mật tháo mất (trừ những ổ khó mở), nhiều lần nhiều
mảng lưới bị cắt lấy đi mà không ai hay, trừ một lần
nhà tạo hình Loris Gréaud thú nhận đã đánh cắp 130 kg cho
nầu luyện trong một mục đích nghệ thuật. Có nhiều người
hoàn toàn chống chuyện gấn ổ khóa như Lisa Anselmo và Lisa
Taylor Huff, một cô người Hoa Kỳ, một cô lai Pháp Mỹ, định
cư tại Paris, dấn mình trong một cuộc vận động
No love
locks, bản kiến nghị thu được nhiều ngàn chữ ký. Bài
báo Chers touristes, libérez votre amour (Các khách du lịch
thân mến, hảy giải phóng tình duyên cûa các bạn) cûa Lisa
Anselmo trong blog cûa cô rất được hoan nghênh. Rút cuộc ngày
01 tháng sáu năm 2015, tòa đốc lý cho tháo hết khoảng 700.000
ổ khóa thay vào những tấm gương vô hồn làm bận lòng những
cặp tình duyên lãng mạn!
Pont
de l’Archevêché
Nguồn gốc tục
gắn ổ khóa không được biét rõ ràng. Người ta tin nó bắt
nguồn từ Đông Âu vào khoảng các thập niên 80-90, sau đó
tràn qua Tây Âu bắt đầu từ những năm 2000. Cùng có giả
thuyết cho tục khởi xướng ở Pécs bên nước Hung trên chiếc
cầu nối liền hai nhà thờ Công giáo và Hồi giáo, hay ở
Kohl bên nước Đức trên chiếc cầu Hohenzollern vùng sông Rhein.
Nếu tin vào bài thơ Molitva za ljubac (Cầu nguyện cho ái
tình) cûa nữ sĩ có tiếng Desanka Maksimlovic thì tục ra đời
từ thế nhất thế chiến trên cầu Mosi Ljubavi. Bên Trung Quốc
những cặp vợ chồng mới cưới có lệ đem nhau lên gắn
ổ khóa trên đỉnh các núi thiêng để cầu mong hạnh phúc
trong tương lai. Ngày nay tục gắn ổ khóa lan tràn khắp nơi
: Đài Loan, Hàn Quốc, Singapor, Nga, Angeri,...Trên Pont des Arts,
chính tôi cũng có nhận thầy và tinh ý lại chụp ảnh, những
ổ khóa đầu tiên bắt đầu xuất hiện vào khoảng 2008 nhưng
rất ít, chỉ vài năm sau này phong trào mới bùng nổ. Ngày
nay, hiện tượng trở thành một kỳ dị du lịch. Có người
chỉ tò mò đi xem, có đám dân trẻ lại làm một việc gẩn
như bổn phận dễ thực hiện một cử chỉ kỷ niệm tương
đối rẻ tiền (một ổ khóa bán ở đầu cầu 5 euro, công
ông thợ khắc ngồi cạnh chân tượng Henri IV chắc cũng chẳng
bao lăm). Để đánh dấu một tục lệ hiện đại, một sinh
viên ở Paris cho đăng lên mạng 4 vạn ảnh ổ khóa, bảo là
để dễ thấy và nhận diện ! Tình cờ, Pont des Arts, chiếc
cầu kim loại đầu tiên ở Paris, xây cất giữa 1801 và 1804
theo đề nghị cûa Tổng tài Napoléon Bonaparte, bây giở trở
nên có tiếng. Qua thực hiện cûa hai kỷ sư Louis-Alexandre de
Cessart và Jacques Vincent de Lacroix Dillon, nguyên là một cầu
treo có cây, có hoa có ghế ngồi ngắm cảnh. Sau khi hư hỏng,
cẩu bị tháo đi, được xây lại những năm 1981-1984 theo đồ
án cûa Louis Aretche, y hệt như cũ, chỉ rút ngắn lại hai vài.
Thư mộng, lãng mạn, cầu đã đi vào văn (chẳng hạn La
marche à L’Etoile của Vercors), nhạc (chẳng hạn
Le Vent
với
Georges Brassens hay La Seine với Vanessa Paradis), phim (chẳng
hạn Boudu sauvé des eaux),…
Nón
lá trên cầu che gió lộng
Áo
xanh quầy báo dọc bờ sông
Ở Paris, ngày nay
phần lớn các cầu trên sông Seine có lưới sắt đều có
ổ khóa gắn vào. Ngoài chiêc cầu mới Léopold Sédar-Senghor
(1999) bằng sắt một vài độc nhất, đáng để ý là Pont
de l’Archevêché (Cầu Tòa Giám mục) vì cầu nằm cạnh tòa
Giám mục sau lưng nhà thờ Đức Bà. Tòa Giám mục đã bị
phá hư trong những ngày chống Giáo hội 14-15.02.1831 nhưng tên
cầu vẫn tồn tại. Được kỷ sư Piouard xây cất ba năm trước,
dưới triều vua Charles IX, cầu nầy nối liền hai quận IV
và V ở Paris, là nhỏ nhất, dài 68 m, rộng 11 m, đặc biệt
có những vài rất hẹp khó khăn cho thuyền bè nhưng mặc dầu
bị kêu ca văn không được sửa chữa. Phong cảnh cầu rất
đẹp, dưới sông Seine thường xuyên có Bateaux Mouches qua lại,
đằng sau nổi bật nhà thờ Đức Bà đặt trưng cûa thành
phố
Paris nên nhiều phim ảnh, nhất là Hoa Kỳ, thường có màn
quây ở đây (chẳng hạn Arsène Lupin của Jean-Paul Salomé,
Agathe
Cléry của Etienne Chatiliez, Duo d’escrocs với Pierce
Brosnan và Emma Thompson,...) Một chuyện nghiêm chỉnh là hệ
thống ổ khóa gắn vào lưới cầu, đặc biệt ở Pont de l’Archevêché,
trước mắt nhà toán học, Giáo sư Cédric Villani, Giám đốc
viện Toán học Henri Poincaré Paris, đoạt Médaille Fields năm
2012 cùng với Giáo sư Ngô Bảo Châu, đã từng lại kháo sát
tại cầu, suy luận về mặt trạng thái hổn độn : cách gắn
ổ khoá, cách sắp đặt các ổ khóa, nhừng lổ hổng giữa
các lổ khoá ....trong khuôn khổ một cuộc khảo cứu về những
phương trình động lực học. Trong vũ trụ, phẩm chất năng
lực thoái biến đến mặt trạng thái hóa hổn độn tối
đa. Trong bầu khí, những phân tử cũng phân tán hổn độn
và hết còn khả năng tìm lại trật tự: hiện tượng thoái
biến năng lương, gọi là entropi, tăng gia. Cédric Vilani
khảo cứu tốc độ tăng gia nầy....
Rút cuộc không
ai dè những chiếc cầu xây cất trên sông Seine mấy trăm năm
trước, liên hệ với một phong trào gắn ổ khóa ái tình
lên thành cầu bổng nhiên phát khởi, lại đưa đường đến
một cuộc khảo cứu nhiệt động lực học nghiêm trang trong
viện Toán học Paris!
Thành
Xô cuối đông 2016
|
|

Phụ lục
Dòng
sông Seine nước xanh như ngọc
Lái
thuyền tình về tận nơi mô ?
(Nhìn
từ máy trực thăng hôm lễ Quốc khánh 14.07.2015,
Ảnh
lấy từ buồi tiếp phát trên đài truyền hình)
Diễn
Đàn Forum số Giai phẩm Xuân 04.2017