Đò
từ Đông Ba đò qua Đập Đá,
Đò về Vỹ
Dạ thẳng ngã Ba Sình,
Lờ đờ bóng
ngã trăng thanh,
Giọng hò xa
vọng nhắn tình nước non
Ca dao
Phong trào Cần Vương
kéo dài 28 năm (1885-1913) viết lên trang sử oai hùng chống
xâm lăng, bảo vệ đất nước dân tộc. Phong trào, nhân chứng
của thời đại, để lại trong lòng dân chúng niềm tự hào,
kính phục : Đại thần nhà Nguyễn Tôn Thất Thuyết nhân danh
vị hoàng đế trẻ tuổi Hàm Nghi đề xướng phong trào trước
nạn xâm lược của thực dân Pháp.
|
|
Vua Hàm Nghi
(1871-1944)
|
Công
nương Như Lý
|
Tại triều đình
Huế, sau khi vua Tự Đức băng hà (tháng 7 năm 1883) thì
sự phân hóa trong nội bộ đình thần, quan lại nhà Nguyễn
càng sâu sắc, triều đình phân hóa thành hai phe rõ rệt: phe
chủ chiến và phe chủ hòa. Phe chủ chiến kiên quyết không
khuất phục thực dân Pháp, muốn cứu sự tồn tại của đất
nước, của triều đình. Còn phe chủ hòa sẵn sàng quy thuận
và hợp tác với Pháp để bảo vệ quyền lợi giai cấp. Đứng
đầu phe chủ chiến là Tôn Thất Thuyết. (1839-1913). Biểu
tự Đàm Phu, ông là quan Phụ chính đại thần,
nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc
và Hàm Nghi của triều đạinhà Nguyễn. Thượng thư Bộ binh,
ông nắm giữ quân đội trong tay và là nhân vật quan trọng
nhất trong Hội đồng phụ chính. Ngoài ra, ông còn có liên
hệ mật thiết với nhiều thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp,
quyết tâm xây dựng, củng cố lực lượng để quyết chiến
với thực dân Pháp. Ông cho thành lập một hệ thống sơn
phòng từ Quảng Trị đến Ninh Bình và từ Quảng Nam đến
Bình Thuận; chiêu mộ thêm nghĩa binh, tăng cường xây dựng
đồn lũy. Tôn Thất Thuyết đã phò tá vua Hàm Nghi đi Quảng
Trị, tổ chức nghĩa quân chống Pháp, và chính ông nhân danh
Hàm Nghi đã xuống hịch Cần Vương, bản chiếu thư
nổi tiếng kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ
gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã
hy sinh, được người dân ca tụng là
Toàn gia yêu nước.
Tại Huế, ông cho củng cố quân đội và lập thêm hai đạo
quân đặc biệt: Phấn Nghĩa quân và Đoàn Kiệt quân.
Đây là hai đội quân cơ động, tinh nhuệ trong các cuộc đối
đầu với Pháp và bảo vệ vua cùng Hội đồng phụ chính.
Ngày 31 tháng 7 năm 1884, Tôn Thất Thuyết cho phế truất vua
Kiến Phúc, một ông vua có tư tưởng thân Pháp nhằm đưa
Ưng Lịch mới 14 tuổi lên ngôi, lấy hiệu Hàm Nghi.
Ngày 19 tháng 7 năm
1883, vua Tự Đức triệu tập một số đại để chứng kiến
việc ký di chúc truyền ngôi cho Hoàng tử Ưng Chân, đồng
thời phong cho Tôn Thất Thuyết làm Đệ tam Phụ chính đại
thần sau Trần Tiễn Thành và Nguyễn Văn Tường để giúp
cho Ưng Chân kế vị ngôi vua vào tháng 7 năm 1883. Lúc sắp
mất Vua Tự Đức vẫn tin tưởng trao trọng trách Phụ chính
Đại thần cho Tôn thất Thuyết. Vì vua Tự Đức không thể
có con, nên ông đã nhận ba người cháu làm con nuôi: Nguyễn
Phúc Ưng Ái, Nguyễn Phúc Ưng Kỷ và Nguyễn Phúc Ưng Đăng,
trong đó Ưng Kỷ (sau là vua Đồng Khánh) và Ưng Đăng
(sau là vua Kiến Phúc) anh em ruột, Trong số ba người con nuôi,
vua Tự Đức yêu mến Ưng Đăng nhất. Ngày 19 tháng 7 năm 1883,
vua Tự Đức mất, người được chọn kế vị là Ưng Chân
Dục
Đức. Tuy nhiên Dục Đức chỉ ở ngôi được ba ngày thì
đã bị các quan Phụ chánh đại thần Nguyễn Văn Tường,
Tôn Thất Thuyết phế truất và giam vào ngục cho đến chết.
Em trai vua Tự Đức là Hồng Dật được lập lên ngôi,
tức là vua Hiệp Hòa (1847-1883). Ngày 29 tháng 11 năm đó,
vua Hiệp Hòa mưu giết các quan Phụ chánh đại thần thất
bại. Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết họp các quan đại
thần, tôn lập Ưng Hỗ lên ngôi. Do không chấp nhận
chủ trương đầu hàng Pháp nên ông đã tổ chức đảo chính
vào cuối tháng 11 năm 1883, phế bỏ và bức Hiệp Hòa uống
thuốc độc chết. Sau đó ông lập con nuôi vua Tự Đức Ưng
Đăng lên ngôi Kiến Phúc
và về giữ lại chức Thượng
thư Bộ Binh.. Ông thâu tóm quyền lực trong tay để chuẩn
bị cho công cuộc chống Pháp sắp tới. Việc đưa Hàm Nghi
lên ngôi vào đầu tháng 8 năm 1884, sau cái chết của vua Kiến
Phúc, cũng xuất phát từ ý đồ của Tôn Thất Thuyết nhằm
hướng triều đình theo chủ trương chống Pháp.
Nhất giang
lưỡng quốc nan phân thuyết -
Tứ nguyệt tam vương triệu
bất thường (Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc)

Hoàng thân An
Nam ở Alger (1889-1944)
Năm 1873, thành Hà
Nội cùng các thành tỉnh lân cận bị thất thủ. Nguyễn Tri
Phương tử tiết. Tuy quân của Lưu Vĩnh Phúc chém được Francis
Garnier, nhưng tình thế buộc triều đình phải nhân nhượng.
Nguyễn Văn Tường ra Bắc Kỳ thu hồi xong bốn tỉnh, lại
phải vào Gia Định để cùng Lê Tuấn, Nguyễn Tăng Doãn tiếp
tục bàn định các điều khoản, cuối cùng phải đành chấp
nhận Hòa ước Giáp Tuất (1874) và một thương ước
khác. Năm 1883, vua Tự Đức băng hà, trong tình hình Bắc Kỳ
đang bị thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai. Mặc dù Henri
Rivière cũng bị giết chết trong một trận đánh do Hoàng Tá
Viêm làm tổng chỉ huy, kinh đô Huế lại đứng trước nguy
cơ bị tấn công. Triều đình nhà Thanh ký Hòa ước Thiên
Tân với Pháp, cô lập hoàn toàn triều đình Huế, bị
bắt buộc phải ký Hòa ước Giáp Thân (còn gọi là
Hòa ước Patenôtre, 1884). Trong tình thế ấy, hai vị phụ chính
đại thần vẫn cố gắng tiếp tục thúc đẩy chiến tranh
Pháp-Hoa tiếp diễn, nhằm làm suy yếu lực lượng cả Pháp
lẫn Hoa và tranh thủ thời gian để xây dựng cơ sở cho phong
trào Cần Vương. Một loạt sơn phòng được củng cố, xây
dựng, gồm cả hậu lộ kinh đô, Tân Sở (Cam Lộ, Quảng
Trị). Đích thân Nguyễn Văn Tường chỉ đạo xây dựng kinh
đô kháng chiến hoặc kinh đô tị địa này. Vua Kiến
Phúc lại không may mắc bệnh, băng hà. Ngày 12 tháng 6 âm lịch,
năm Quý Mùi (1884), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết
cùng Tôn nhân phủ, đình thần lập vua Hàm Nghi lên ngôi.
Chính phủ Pháp quyết thực hiện xâm lược toàn bộ Đại
Nam. De Courcy được cử sang với mục đích hoàn tất việc
chiếm trọn Bắc Kỳ và bắt đầu tấn công chiếm cứ kinh
đô Huế. De Courcy, khẳng định cần phải giải quyết việc
này ở Huế và ông ta vạch kế hoạch bắt sống hoặc
tiêu diệt nhóm chủ chiến triều đình Huế, đứng đầu là
Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết.
Ngày 23 tháng 5 âm
lịch, Ất Dậu (khuya ngày 4 tháng 7, bước sang ngày 5 tháng
7 năm 1885), tuy thi hành kế sách không biết gì, nhưng
thực sự Nguyễn Văn Tường cùng Tôn Thất Thuyết chỉ huy
cuộc tấn công một cách bất ngờ vào Sứ quán Pháp bên kia
sông Hương và doanh trại Pháp tại Mang Cá (Huế), nhưng
thất bại. Thực chất đó chỉ là đòn đánh trước để
giành thế thượng phong, mặc dù biết De Courcy cố dùng
kế
khích tướng, ép buộc quân Đại Nam phải tấn công trước
(Đại Nam tấn công trước thì không nước nào trách được
việc Pháp vi phạm các hòa ước). Nguyễn Văn Tường cho người
rước
vua Hàm Nghi và Tam cung (thái hoàng thái hậu Từ Dũ, Trung phi
Vũ thị, Học phi Nguyễn thị) ra khỏi kinh thành. Trong khi
đó, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn vẫn cố kìm giữ
sự tấn công của Pháp. Trần Xuân Soạn là vị tướng can
trường, ông có nhiệm vụ rút quân cuối cùng. Theo dự kiến
mà nhóm chủ chiến đã vạch ra trong trường hợp kinh đô
thất thủ, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lúc ấy
quyết định đưa vua ra thành Quảng Trị, rồi đưa lên Tân
Sở (tại huyện Thành Hóa, tức là Cam Lộ) để tránh đạn
quân xâm lược Pháp, đồng thời xuống Hịch Cần vương.
Trong lúc đó, một mặt được lệnh của bà Từ Dũ và vua
Hàm Nghi, vừa ngăn cản Pháp truy kích xa giá, thực thi kế
sách kẻ ở người đi (đàm và đánh), nên ông đã quay
lại điều đình với Pháp.

Nghĩa quân
cuộc Khởi nghĩa Ba Đình (1886-7) thủ lĩnh Đinh Công Tráng
Nguyễn Văn Tường
đã nhờ giám mục Caspar (có tên tiếng Việt là Lộc) của
giáo đường Kim Long đưa sang Sứ quán để gặp tướng De
Courcy. Sau khi De Courcy buộc Nguyễn Văn Tường ban bố một
vài lệnh lạc hòa hảo giữa hai nước Việt - Pháp, ông
ta lại ra thời hạn cho Nguyễn Văn Tường: trong vòng hai tháng
phải tìm cách để đưa vua Hàm Nghi và Tam cung về. Nguyễn
Văn Tường phái Phạm Hữu Dụng cầm sớ ra Quảng Trị, tâu
xin rước vua về, nhưng Tôn Thất Thuyết cản sớ không cho
vua biết. Nguyễn Văn Tường lại viết sớ vấn an Tam cung,
và đệ trình về việc Tam cung tạm về Khiêm lăng (lăng Tự
Đức) trong khi chờ vụ việc được giải quyết. Ngay sau đó,
bằng sự liên lạc mật, họ lại nhất trí vẫn duy trì kế
sách kẻ ở người đi. Từ Tân Sở, Hịch Cần vươngchính
thức được ban bố, cùng thời điểm vua Hàm Nghi và Tôn
Thất Thuyết gửi về Huế một bản sắc dụ cho Nguyễn Văn
Tường. Mật dụ của vua Hàm Nghi (và Tôn Thất Thuyết) từ
Tân Sở gửi về Nguyễn Văn Tường, cùng một ngày phát
Hịch Cần vương, 2 tháng 6 năm Ất Dậu (13 tháng 6 năm
1885): Sau đó ít hôm, vào ngày 7 tháng 5 năm Ất Dậu (18 tháng
7 năm 1885), vua Hàm Nghi (và Tôn Thất Thuyết) lại từ Tân
Sở gửi một mật dụ về Huế cho hoàng tộc. Đồng thời,
phong trào Cần vương, bình Tây, sát tả đạo đã bùng
nổ ra khắp cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh tả
kì (phía trái cửa ngõ vào kinh đô, tức là phía Nam). Nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng, chính Nguyễn Văn Tường đã lãnh
nhiệm vụ chỉ đạo tổng quát ở miền đất ấy, trong khi
Tôn Thất Thuyết phụ trách các tỉnh hữu kì (phía Bắc).
|
|
Tôn Thất
Thuyết
(1839-1913)
|
Nguyễn Văn
Tường
(1824-1886)
|
Hết hạn hai tháng,
đúng vào ngày 27 tháng 7 Ất Dậu (5 tháng 9 năm 1885), Pháp
ra lệnh bắt Nguyễn Văn Tường. Đô thống Pháp De Courcy bắt
thái phó, Cần Chánh điện đại học sĩ, lãnh Lại bộ thượng
thư, kiêm sung Cơ mật viện đại thần, Kì Vĩ quận công cùng
Nguyễn Văn Tường đem xuống tàu thủy chở đi Gia Định..
Tàu chở đem Tường đến cửa biển Thuận An; buổi chiều
Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình đi tàu thủy Pháp cũng về
đến cửa biển ấy. Thuyền Pháp chở Tường đến Gia Định,
sau chở cả Phạm Thận Duật, Lê Đính [Tôn Thất Đính] đem
về thuộc địa Tahiti. Phạm Thận Duật trong khi đi đường
bị ốm chết ở trong tàu, buông xác xuống biển. Người Pháp
ở Gia Định đổ một loại hóa chất không những gây cháy
bỏng vào miệng Nguyễn Văn Tường, mà còn khi tra tấn để
khỏi la hét, De Courcy đánh điện tín cho Caffort, chúa đảo
Côn Đảo: Tầm quan trọng của những tù nhân chính trị
này đòi hỏi họ phải được giám sát nghiêm ngặt với bất
cứ giá nào. Trong các tù nhân đó, Nguyễn Văn Tường là
kẻ
thù nguy hiểm nhất đối với Pháp. Khi ông và hai người
bạn tù của ông đã bị giam giữ tại Côn Đảo, chính phủ
Pháp lại chuẩn bị lưu đày họ tận Tahiti, dưới sự chỉ
đạo của De Courcy, đã xử án vắng mặt nhóm chủ chiến
triều đình Huế, với nội dung chính là hành trạng của họ
từ ngày 5 tháng 7 đến 5 tháng 9 năm 1885. Bản án chung thẩm
ấy được xét xử, công bố vào tháng 8 âm lịch Ất Dậu
(tháng 9 năm 1885). Lúc khoảng 4 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 7
năm 1886, tại Papeete, một làng trên quần đảo thuộc địa
Tahiti của Pháp, Nguyễn Văn Tường mất vì bệnh ung thư cổ
họng. Sau một vài tháng quàn giữ, di thể ông được Tôn
Thất Đính đưa về Đại Nam.
Từ lúc về Huế
tham dự triều chính, đặc biệt là sau ngày vua Tự Đức mất,
Tôn
Thất Thuyết đã làm hết sức mình để biến triều đình
Huế thành trung tâm đầu não của cuộc kháng Pháp..
Dưới thời vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết thực sự trở thành
cái gai mà người Pháp muốn nhổ ngay lập tức. Đầu tháng
1 năm 1884, Tôn Thất Thuyết lập đội quân Phấn Nghĩa
và giao cho Trần Xuân Soạn trực tiếp chỉ huy để sẵn sàng
ứng phó khi có sự cố. Trong tình thế luôn bị thực dân
Pháp muốn loại bỏ, ông đã ra tay trước để giành thế
chủ động bằng cuộc tấn công Pháp tại Huế vào đêm
4 tháng 7 năm 1885, khi quân Pháp đang mở tiệc chiêu
đãi thì Tôn Thất Thuyết cho quân đánh úp vào trại lính
và của Tòa Khâm sứ Pháp, nhưng đã thất bại. Sau đó ông
đã đưa Hàm Nghi ra Sơn Phòng Quảng Trị, thay mặt vua hạ
hịch Cần Vương. Hai con trai của Tôn Thất Thuyết là Tôn
Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp cũng đều là chỉ huy trong
phong trào Cần Vương. Người Pháp treo giải 2000 lạng bạc
cho ai nộp đầu Tôn Thất Thuyết và ai bắt được vua Hàm
Nghi thì được thưởng 500 lạng bạc. Mặc cho ba bà Thái hậu
và nhiều quan lại kêu gọi quay về triều đình, Tôn Thất
Thuyết vẫn tuyên bố Về Huế là tự mình đưa chân vào
cho ngục thất, mà người cầm chìa khoá là quân Pháp. Thừa
nhận Hiệp ước 1884 là dâng nước Nam cho kẻ địch. Đành
rằng hoà bình là quý, nhưng không lo khôi phục sẽ mang tiếng
là đã bỏ giang sơn của tiền triều dày công gây dựng và
còn có tội với hậu thế. Sau khi giúp vua Hàm Nghi xây
dựng căn cứ lãnh đạo phong trào kháng Pháp, nhận thấy tương
quan lực lượng khá chênh lệch, vào tháng 2 năm 1886, Tôn Thất
Thuyết đã để cho hai con trai của mình là Tôn Thất Thiệp
và Tôn Thất Đạm tiếp tục duy trì triều đình Hàm Nghi
chống Pháp, còn mình cùng với Trần Xuân Soạn và Ngụy Khắc
Kiều tìm đường cầu viện, vượt Hà Tĩnh rồi Nghệ An,
đến tháng 3 năm 1886 ông tới Thanh Hoá.

Đám cưới Hoàng
thân An Nam và cô Léonie Laloe ở Alger 11.1904
Ông dừng chân tại
Cẩm Thuỷ một thời gian và cùng Trần Xuân Soạn và em ruột
Tôn Thất Hàm thảo luận về kế hoạch khởi nghĩa rồi phân
Soạn ở lại lo phát triển phong trào. Sau đó ông đến tổng
Trịnh Vạn thuộc châu Thường Xuân hội kiến Cầm Bá Thước
và ở lại đó cho đến ngày 22 tháng 4 năm 1886. Từ đấy
ông qua thượng lưu sông Mã, đến châu Quan Hóa để gặp tù
trưởng người Mường là Hà Văn Mao.. Ông tiếp tục lên đường
đi Vân Nam và đến Quảng Đông vào tháng 2 năm 1887. Ông chủ
trương cầu viện nhà Thanh giúp Việt Nam đánh thực dân Pháp.
Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt vì thuộc hạ Trương
Quang Ngọc phản bội, Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đạm đều
chết trong lần đó. Việc cầu viện của Tôn Thất Thuyết
bất thành nhưng ông đã dựa vào tình cảm cá nhân của một
số quan lại Mãn Thanh chống Pháp nên Tôn Thất Thuyết đã
cùng các đồng sự của ông tổ chức liên lạc với các cuộc
chống Pháp bên trong nước, mua sắm vũ khí, đạn dược về
cho nghĩa quân. Trâu bò, lúa gạo từ Việt Nam được chuyển
sang Trung Quốc và đổi lấy vũ khí đưa về. Việc tiếp tế
này duy trì mãi đến năm 1894 thì kết thúc do biên giới Việt-Trung
bị khoá. Tôn Thất Thuyết đã tổ chức nhiều hoạt động
chống Pháp ở vùng Đông Triều liên tục trong những năm 1891-1892.
Những năm 1892 -1895, do bị mất liên lạc trong nước, ông
đã xây dựng nhiều toán quân có vũ trang mà chủ yếu là
người Hoa và dân tộc thiểu số. Tháng 6 năm 1892, ông đã
chỉ đạo cho Lương Phúc đưa quân xâm nhập tổng Hoành Mô
thuộc Móng Cái, phát tuyên ngôn dưới danh nghĩa Hàm Nghi để
đánh Pháp. Đầu năm 1893, ông đã chỉ đạo cho Vũ Thái Hà
tiến vào Bình Hồ cũng thuộc Móng Cái để tấn công Pháp
cũng dưới danh nghĩa Cần Vương.
Tháng 3 năm 1895,
Tôn Thất Thuyết cho một đạo quân tiến đánh Cao Bằng, chiếm
vùng Lục Khu nhưng bị Pháp đẩy lui. Từ năm 1895, chiến tranh
Trung-Nhật nổ ra, biên giới Việt-Trung bị kiểm soát chặt
chẽ, người Pháp yêu cầu nhà Mãn Thanh quản thúc Tôn Thất
Thuyết, theo dõi Lưu Vĩnh Phúc nên các hoạt động của ông
chấm dứt. Ông bị cấm túc, không được ra khỏi nơi cư
trú. Triều đình Mãn Thanh cấp cho ông khoản trợ cấp hàng
tháng 60 lạng bạc để hưu trí. Trong những năm cuối đời,
ông thường có cơn điên dại và thường múa gươm chém vào
những tảng đá trong vườn. Tính khí thất thường của ông
trong những năm này khiến những người theo ông dần bỏ về
Việt Nam hết. Trong những năm này, do cô quạnh, ông tái giá
với một bà góa người Trung Quốc năm 1899. Nhân dân vùng
Long Châu, Quảng Đông, Trung Quốc gọi ông là Đả thạch
lão (Ông già chém đá). Ông mất tại Trung Quốc vào ngày
22 tháng 9 năm 1913. Khi ông mất, đại thần nhà Thanh là Lý
Căn Nguyên ở Bắc Kinh xót thương ông trung liệt, đã cho xây
mộ và dựng bia ông ở Thiên Quang. Nhân sĩ Quảng Châu có
câu đối điếu ông:
Thù giặc chẳng
chung đội trời, muôn thuở danh thơm lưu Tượng Quận
Giúp vua tìm
riêng cõi thác, nghìn năm cốt rụi gởi Long Châu
Gia sản của ông
bị tịch biên, gia đình ly tán, còn Tôn Thất Thuyết bị treo
làm phần thưởng: nếu ai bắt sống được sẽ thưởng 1.000
lượng bạc, nếu chém chết thì cũng được 800 lượng bạc.
Cha ông là Tôn Thất Đính bị bắt tại Quảng Bình khi đang
tìm đường theo vua Hàm Nghi, bị đày đi Côn Đảo và mất
ngày 5 tháng 7 năm 1893. Mẹ ông là Văn Thị Thu theo hộ giá
vua Hàm Nghi đến cùng, nhưng do khí độc rừng rú nên đã
chết tại Mường Bò, Hà Tĩnh vào ngày 19 tháng 9 năm 1887.
Vợ ông là Lê Thị Thanh cũng theo chồng phò vua, bất chấp
khó khăn gian khổ và đã chết tại núi rừng Hà Tĩnh vào
ngày 26 tháng 9 năm 1885. Người em Tôn Thất Hàm, tri huyện
Nông Cống cũng đã tích cực tham gia phong trào Cần Vương
và đã tuyệt thực chết khi bị bắt đưa vào Đà Nẵng. Người
con Tôn Thất Tiệp, cùng tuổi với vua Hàm Nghi đã hy sinh thân
mình để bảo vệ vua tại núi rừng Tuyên Hóa. Con trai trưởng
Tôn Thất Đàm, trụ cột của triều đình Hàm Nghi kháng chiến,
đã thắt cổ tự tử khi biết tin vua bị bắt sau khi gửi
một bài biểu cho vua Hàm Nghi tạ tội đã không bảo vệ được
ngài. Như vậy phần lớn gia đình ông đều hy sinh vì nước:
Cha Tôn Thất Đính bị lưu đày, mẹ và vợ ông mất nơi rừng
núi, hai em trai ông Tôn Thất Hàm, Tôn Thất Lệ cùng hai con
ông là Đạm và Thiệp đều anh dũng hi sinh, mấy người con
trai thứ và con rể ông là Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền
cũng bôn ba ở nước ngoài lo chống Pháp.

Cúng giỗ cô
hồn
Cuối năm 1884, giữa
lúc quân Pháp đang khốn đốn ở Bắc Kỳ, phe chủ chiến
ở Huế, cầm đầu là Tôn Thất Thuyết, lấy danh nghĩa vua
Hàm Nghi phản đối việc 300 quân Pháp kéo vào Huế lập căn
cứ Mang Cá ngay trong Hoàng thành. Đáp lại Pháp cho tăng thêm
số quân đóng ở Mang Cá lên hàng ngàn tên. Tôn Thất Thuyết
huy động số quân còn lại ở các địa phương tập trung
về Huế, bí mật tổ chức một cuộc phản công. Dò biết
tình hình, ngày 27 tháng 6 năm 1885, De Courcy (tổng chỉ huy vừa
được cử sang) đem 4 đại đội và 2 tàu chiến từ Hải
Phòng vào thẳng Huế nhằm loại trừ phe chủ chiến, dự định
bắt cóc Tôn Thất Thuyết. Ngày 2 tháng 7 năm 1885, De Courcy
đến Thuận An, lên Huế, yêu cầu Hội đồng phụ chính đến
hội thương. Tôn Thất Thuyết cáo bệnh không đến, gấp rút
chấn chỉnh quân sĩ, đào hào đắp lũy trong thành, bố trí
hai đạo quân đặc biệt phòng thủ hoàng thành, nhằm giành
thế chủ động trước khi De Courcy bày đặt việc triều yết
vua Hàm Nghi để đột nhập hoàng thành. Đêm ngày 4 tháng
7 năm 1885, giữa lúc De Courcy đang dự tiệc ở sứ quán
bên kia sông Hương và bàn kế đột nhập thành Huế thì Tôn
Thất Thuyết bí mật chia quân làm hai cánh. Cánh thứ nhất
(do Tôn Thất Lệ chỉ huy) có nhiệm vụ tấn công sứ quán
Pháp. Cánh thứ hai (do Tôn Thất Thuyết đích thân chỉ huy)
sẽ đánh úp tiêu diệt toàn bộ lính Pháp ở đồn Mang Cá.
Biết trước âm
mưu của giặc nên mặc dù việc chuẩn bị chưa thật đầy
đủ, Tôn Thất Thuyết vẫn nổ súng trước nhằm giành thế
chủ động cho cuộc tấn công. Đúng 1 giờ sáng
ngày 5 tháng
7 năm 1885, trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế,
bỗng có tiếng súng thần công nổ rầm trời. Lệnh phát hỏa
vừa dứt, đồn Mang Cá bốc cháy, quân ta đột nhập đồn,
lính Pháp rối loạn, vài sĩ quan bị thương, bị chết. Đồng
thời sứ quán Pháp bên kia sông Hương cũng bị tấn công,
các trại lính địch bốc cháy dữ dội. De Courcy đối phó
cầm chừng, chờ sáng. Trại Mang Cá, lợi dụng quân Nguyễn
chuyển hướng tấn công sang sứ quán, quân Pháp kéo 3 đội
quân vào chiếm thành Huế, đốt phá dinh thự, tàn sát dân
chúng, vượt qua các ổ phục kích lọt được vào hoàng thành.
Quân Pháp trắng trợn cướp bóc của cải và tàn sát vô cùng
dã man nhiều người dân vô tội trên đường tiến quân. Trong
ngày hôm đó, hầu như nhà nào cũng có người bị giết. Do
đó từ đấy về sau, hàng năm nhân dân Huế đã lấy ngày
23
tháng 5 Âm lịch làm ngày cúng giỗ cô hồn liên quan đến
sự kiên Thất thủ Kinh đô.
Không chỉ hàng
vạn người bị giết hại mà kinh thành Huế còn bị cướp
đi phần lớn những tài sản quý báu nhất. Quân Pháp chiếm
được một số lớn của cải mà triều đình chưa kịp chuyển
đi, gồm 2,6 tấn vàng và 30 tấn bạc, trong số này chỉ có
một phần rất nhỏ sau này được hoàn lại cho triều đình
Huế. Còn lại, số 700.000 lạng bạc phải được 5 lính Pháp
đóng hòm trong 5 ngày mới xong và chở về Pháp. Linh mục Siefert,
nhân chứng sự kiện này đã ghi lại: Kho tàng trong hoàng
cung đã mất đi gần 24 triệu quan vàng và bạc… Cuộc cướp
cạn ấy kéo dài trong 2 tháng còn gây tai tiếng hơn cuộc cướp
phá Cung điện Mùa Hè của Thanh Đế ở Bắc Kinh. Quốc
Sử quán triều Nguyễn ghi riêng tại Phủ Nội vụ ở tầng
dưới cất giữ 91.424 thỏi bạc đỉnh 10 lạng, 78.960 thỏi
bạc đỉnh 1 lạng; tầng trên cất giữ khoảng 500 lạng vàng,
khoảng 700.000 lạng bạc; kho gần cửa Thọ Chỉ cất giữ
898 lạng vàng, 3.400 lạng bạc. Toàn bộ số vàng bạc này
đã bị Pháp chiếm. Tướng De Courcy, chỉ huy cuộc tấn công
vào kinh đô Huế, ngày 24.7.1885 đã gửi cho chính phủ Pháp
một bức điện với nội dung sau: Trị giá phỏng chừng
các quý vật bằng vàng hay bằng bạc dấu kỹ trong các hầm
kín là 9 triệu quan. Đã khám phá thêm nhiều ấn tín và kim
sách đáng giá bạc triệu. Xúc tiến rất khó khăn việc tập
trung những kho tàng mỹ thuật. Cần cử sang đây một chiếc
tàu cùng nhiều nhân viên thành thạo để mang về mọi thứ
cùng với kho tàng. Tôn Thất Thuyết đã được người
đời xưng tặng là Toàn gia yêu nước. Những nhà nghiên
cứu lịch sử sau năm 1954, trên tinh thần ca ngợi chủ nghĩa
yêu nước chống ngoại xâm, đánh giá cao nhân cách Tôn Thất
Thuyết, trân trọng tấm lòng yêu nước nhiệt thành của ông,
ca ngợi sự kiên trì chống Pháp và tận trung với vua Hàm
Nghi của ông. Song họ cũng phê bình những sai lầm của ông:
không biết dựa vào dân trong cuộc tấn công quân Pháp ở
Huế ngày 5 tháng 7 năm 1885, ảo tưởng việc cầu viện nhà
Thanh chống Pháp, hoạt động đàn áp khởi nghĩa nông dân
của ông trong khoảng 10 năm trước khi về Huế cũng là lỗi
lầm khá nghiêm trọng...
|
|
Bản hịch
giả tạo Thierry d’Argenlieu
|
Lệnh dụ
thiên hạ Cần Vương
|
Hưởng ứng chiếu
Cần Vương, nhân dân ta ở khắp nơi, dưới sự lãnh đạo
của các sĩ phu văn thân yêu nước, đã sôi nổi đứng lên
chống Pháp từ Hưng Yên, Thái Bình, Nam định, Lạng Sơn, Bắc
Giang, qua Hà Tĩnh, Nghệ An,Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị
vào Bình định Phù Yên, Khánh Hòa, dài nhất là cuộc khởi
nghĩa Hương Khê, Hà Tĩnh (1885-1896) của Phan Đình Phùng, Cao
Thắng. Tuy vua Hàm Nghi bị Pháp bắt trong đêm 30.10.1888, không
chịu mua chuộc và bị đày qua Algẻria, một thuộc địa Pháp
ở Bắc Phi, các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn tiếp tục
dấy lên. Nhưng phong trào Cần Vương suy yếu dần và các cuộc
khởi nghĩa lần lượt bị tiêu diệt. Cuối 1885-đầu1886,
khi súng Hương Khê im tiếng, cuộc khởi nghĩa Phan Điình Phùng
thất bai, phong trào Cần Vương xem như chấm dứt. Nhiều nguyên
nhân được nêu ra để giải thích sự thất bại : vũ khí
thô sơ so với vũ khí hiện đại của Pháp; lực lượng
không đủ mạnh, chỉ có thể tấn công vào những diểm yếu,
chiến
thuật lại còn kém không thể thực hiện chiến tranh trực
diện với quân chính quy Pháp; thiếu
tinh thần chiến
đấu đến cùng, nhất là ở các thủ lĩnh, chóng bỏ cuộc
khi bắt đầu thấy thất thế, tương quan lực lượng thấy
bất lợi cho quân khởi nghĩa. Sử gia Nguyễn Thế Anh đề
nghị một lối nhìn tổng quát qua tính chất thống nhất,
quan hệ với người dân, quan hệ tôn giáo, quan hệ sắc tộc.
Phong trào Cân Vương chỉ có tính chất địa phương, chưa
quy tụ thành một khối thống nhất đủ mạnh, các lănh tụ
chỉ có uy tín giới hạn nơi họ xuất thân, chống mọi thống
nhất phong trào và khi chết đi chẳng có ai thay thế. Các đạo
quân thiếu phương tiên sinh sống để duy trì chiến đấu,
có khi phải cướp phá làm mất lòng dân chúng. Việc
tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân Cần Vương
khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức
cho phía Pháp. Những thống kê của người Pháp cho biết có
hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại. Chính
sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu
số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc
dân này đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt
Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã
cắt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa làm
cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc rừng núi, họ cũng
giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả....
Nối tiếp sự kiện
thất thủ Thuận An năm 1883. Năm Mùi thất thủ Thuận An,
Tây qua đóng lủ đóng đoàn đã lâu, đến năm 1885, nhân
dân Thừa Thiên Huế căm phẫn, xót xa chứng kiến kinh đô
thất thủ. Sự kiện này trở thành đề tài bài vè Thất
thủ kinh đô dài non 1009 câu:
Hai phe lẳng lặng mà nghe,
Tôi đặt cái vè thất thủ kinh đô. Bài vè kể lại những
đòi hỏi và yêu sách của Pháp đối với triều đình Huế,
những hành động chuyên quyền và mưu đồ chống pháp của
hai quan phụ chánh Tường và Thuyết bị thất bại, kinh đô
thất thủ và vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, nội thành chìm
trong khói lửa, nhân dân Thừa Thiên Huế ta thoán, oán trách
Bài vè Thất thủ kinh đô phản ánh vận suy của triều Nguyễn
mà nguyên nhân gián tiếp là do bế môn tỏa cảng, trực tiếp
là do sự chuyên quyền quá đáng của Tường và Thuyết dẫn
đến triều đình rối loạn, và sự mù quáng của hai ông
trong mưu đồ dùng quân sự chống pháp. Cùng với nguyên nhân
ấy, việc chiếm kinh đô và Trung kỳ ở trong chính sách thôn
tính và đô hộ Việt Nam của thực dân Pháp. Bên cạnh đó
bài vè còn phản ánh cảnh khói lửa điêu tàn, chết choc,
ly tán của cộng đồng cư dân Thừa Thiên Huế và cái kiếp
người làm nô lệ, sưu cao thuế nặng của ngoại bang mà trong
bài vè Bà Từ Dũ xin thuế cho dân là một bằng chứng.
Cùng với bi kịch này, vè cũng chuyển tải ý thức độc lập
dân tộc, tinh thần chiến đấu chống Pháp của quan quân triều
đình và nhân dân ta. Bài vè như một trường ca dài non 1009
câu phản ánh hiện thực sự kiện thất thủ kinh đô khá
trung thực và chi tiết. Văn phong và ngôn từ bài vè hàm chứa
tính dân gian pha trộn với tính Nho học nên có lẽ do nhiều
người sang tác, chủ yếu là các quan trong triều rồi ráp
nối lại nhưng vẫn có kết cấu hợp lý và hấp dẫn người
đọc. Vè là một loại khẩu báo, bên cạnh chức năng tự
sự, có nhiều tình tiết trữ tình nên tác động vào lòng
yêu nước, yêu cộng đồng và lòng căm thù thực dân Pháp.
Nó còn như là lời lên án hai quan phụ chánh, thực dân Pháp,
như nước mắt của cư dân Thừa Thiên Huế đối với những
người đã nằm xuống trong cuộc chiến.
|
|
Cây ô liu
già
(1905)
|
Chiều tà-Trên
đường El Bỉar
(Alger 1915)
|
Tranh của
nghệ sĩ Tứ Xuân
|
Trích bài vè Thất
thủ Kinh đô
Tháng Năm, giờ
Tý, hăm ba, súng vang nổi dậy rạng lòa trời xanh
Kinh thành ai
nấy đều kinh,ôi thôi rồi giặc nổi trong thành phen ni
Kẻ thì dắt
vợ con đi, người thì chôn của một khi vội vàng
Canh hai luốn
những bàng hoàng, bước qua gà gáy lịnh truyền mình hơn
Thiên hạ ai
nấy đều mừng, té ra đồn huyển không hơn chút nào
Bắn ra thì nó
nép đi, rạng ngày nó kéo một khi lên thành
Súng Tây nó
bắn liên thanh, lại thêm trái phá thất kinh hải hồn
Quân thì vừa
nép vừa lòn, quan thì vừa chạy vừa run hai giò
Kẻ lên trên
cửa nhà Đồ, người ra cửa Hữu, kẻ bò Đông Ba
Trong thành các
Chú chạy ra, ngó qua bên Thuỷ như ma không mồ
Lịnh truyền
thống quản nội đô, hai trăm Phấn Nghĩa kéo vô nhà lầu
Hai trăm Phấn
Nghĩa đi đầu, hãy còn quân sĩ theo sau từc thời
Phút đâu cái
lũ khuyấy đời, đều quăng gươm giáo tìm đường chạy lui
Mắt thì ngó
ngược ngó xuôi, ngó đồng An Cựu chạy lui về làng…
Trong hai vị vua
chống Pháp, mỗi vị có một cuối đời khác nhau : vua Duy
Tân phải làm thợ sửa máy vô tuyến điện để sinh sống
(và cũng nhờ đó trở thành nhân vật quan trọng trong các
lớp kháng chiến đảo La Réunion), vua Hàm Nghi được lãnh
phụ cấp hưu trí nên tuy không giàu sang cũng sống được
những ngày nhàn hạ ở nơi tù đày Algeria-Bắc Phi. Nếu lịch
sử vua Duy Tân những ngày sau thế chiến được kể lại trong
cuốn sách của hoàng tử thứ nhì (Nguyen Phuoc Bao Vang : Duy
Tan, Empereur d’Annam 1900-1945 exilé à l’Ile de la Réunion ou La
destin tragique du Prince Vinh San, Azalées Éditions - L’Harmattan
2001,
nửa đời nghệ sĩ cửa vua Hàm Nghi được nêu cao trong luận
án tiến sĩ Lịch sử và Nghệ thuật của một cô cháu năm
đời (Amandine Dabat : Hàm Nghi (1871-1944) Empereur en exil, artiste
à Alger, 2015). Tuy bị quản thúc từ năm 18 tuổi, cấm giao
thiệp với Đông Dương, ông Hòang An Nam thành công kêt bạn
với những học sinh Việt ở Alger, những sĩ quan và những
nhà truyền giáo Pháp hay đi lại với đất nước ông. Nhưng
ông không đã động đến chính trị mà dành nửa đời còn
lại cho mỹ thuật : đồ đệ của Marius Reynaud, ông trở thành
họa sĩ và nhà điêu khắc. Trái vói hoàng thân Vĩnh San lập
gia đình vói người bản địa, năm 1904, 34 tuổi, sau 15 năm
biệt xứ, Hòang thân cưới cô Marcelle Aimée Léonie Laloe (1884-1974),
20 tuồi, con ông Chánh Biện lý Tòa Thượng thẩm François Laloe,
cánh sang trọng giới quyền thế ở Alger. Ông có ba con (hai
công nương Như Lý (kỷ sư canh nông, có gia đình), Như Mai
và hoàng thân Minh Đức (*). Ông qua đời vì bệnh ung thư dạ
dày ngày 14.01.1944 và được an táng trước ở vườn biệt
thự Gia Long ở Alger, sau dời về nghĩa địa gia đình ở Thonac,
tỉnh Dordogne, vùng Aquitaine tại Pháp. Cô Dabat khai thác những
hồ sơ, thư từ tư hữu mới phát hiện, sẽ đem lại một
lối nhìn sâu kín về đời sống của một cựu hoàng lưu
vong, bị lưu đày để chấm dứt phong trào Cần vương,
ái quốc theo sử liệu, nạn nhân hay chủ chốt cuộc kháng
chiến chống thực dân.
Thành
Xô
Tưởng
niệm đêm Thất thủ Kinh đô 23 tháng 5
|
|
Đọc thêm
- Amandine Dabat, Hàm
Nghi (1871-1944) Empereur en exil, artiste à Alger, Thèse de Doctorat
d’Histoire de l’Art, Institut National d’Histoire de l’Art, Paris
03.12.2015
- Amandine Dabat, L’empereur
Hàm Nghi exilé (1871-1944) : l’univers d’un artiste, dans Arts du
Vietnam - Nouvelles approches, Presse Universitaire de Rennes 2015
- Amandine Dabat, Hàm
Nghi artiste : le peintre et le sculpteur,
aejjrsite.free.fr/gm136
-Võ Quang Yến,
Nửa
đời Nghệ sĩ của vua Hàm Nghi, Chim Việt Cành Nam chimviet.free.fr62
15.02.2016
- Lê Văn Chưởng,
Theo
dòng lịch sử nghe vè “Thất thủ Kinh đô”, Thân Trí
16.08.2017
- Lê Quang Thái,
Bài
học lịch sử quý giá từ vè thất thủ kinh đô, Sông
Hương 255 28.05.2010
- Thu Hằng, Những
ngày tháng lưu đày của vua Hàm Nghi ở Alger, RFI 31.12.2014
- Nguyễn Vinh, Cuộc trở về của hậu duệ vua Hàm Nghi,
Kinh tế Sài Gòn 23.03.2015
- Phạm Cao Phong,
Người
có đôi mắt vua Hàm Nghi, Gửi cho BBC từ Paris 11.12.2015
- Phạm Trọng Chánh,
Tử
Xuân Hàm Nghi (1872-1942) vị vua lưu đày thành nghệ sĩ,
khoahocnet.com 26.12.2015
(*) Công nương Như
Lý kết hôn với François Barthomivat, Bá tước de la Besse, có
1 con trai Philippe, 2 con gái Françoise và Anne Alice Marie. Anne kết
hôn với ông Guy Dabat, có 3 con trai Philippe, François, Jean và
1 con gái Maylis. Amandine là cháu nội Anne. Đại tá Minh Đức,
xuất thân trường võ bị Saint-Cyr, phục vụ trong một đơn
vị lính Lê Dương, đồng thời với Trung úy thiết giáp Bảo
Long, con đầu lòng của vua Bảo Đại, cũng xuất thân trường
võ bị Saint-Cyr cùng với trường kỵ binh Saumur, thuộc
Ngạch Đen cùng trường. Minh Đức và Bảo Long, hai thế hệ,
có gặp nhau (1955-1956). Hình ảnh của Đế quốc Annam lại
trỗi dậy khi Bảo Long gặp người con của Hàm Nghi, vị hoàng
đế trẻ tuổi bị truất phế cuối thế kỷ trước vì hoạt
động chống lại thực dân Pháp. Ông ta (Minh Đức) cũng là
sĩ quan Lê Dương. Hai người quen nhau và trò chuyện. Cũng là
một sự éo le: cả hai đều là hậu duệ của hai ông vua nhà
Nguyễn nay cùng chiến đấu chung dưới một lá cờ để bảo
vệ cho một thuộc địa lớn cuối cùng của nước Pháp.
(Một
sử gia Pháp). |