Chim Việt Cành Nam           [  Trở về  ] 
Võ Quang Yến

CÂY NHÀ LÁ VƯỜN

Cây thuốc và vị thuốc

- Tập 4 -
45 - Trận chiến mù u
Bướm vàng đã đậu trái mù u rồi
Lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn
Trần Tiến
Người Huế hay tự hào về một chuyện đánh thắng Tây thời Tự Đức. Thấy quân Pháp, trong các cuộc duyệt binh, khi bước không co chân, tưởng họ không có đầu gối, vậy chỉ việc kiếm cách đánh ngã xuống đất thì họ không đứng lên lại được! Cũng như ta đã tưởng nước miếng của họ có hồ vì chỉ liếm vào là dán được tem. Nhà học giả Đông phương Thái Văn Kiểm dựa lên truyến thuyết kể chiến thắng nầy :"Khi quân Pháp đổ bộ lên cửa Thuận An, kéo binh vào thành Huế, quân ta mai phục hai bên đường vào đàn Xã tắc, bèn lấy trái mù u, đổ ra đầy đường. Quân Pháp đi giày da, đạp lên mù u, nhào té đảo điên. Quân ta thừa thế nhảy ra đánh áp la cà làm cho quân Pháp phải chạy tán loạn. Vì vậy mới gọi là trận giặc mù u. Ngày nay, hai bên đường Xã tắc, còn hai hàng mù u cao ngất nghễu thỉnh thoảng rụng trái trên vai người đi đường, như để nhắc nhở một trang sử oanh liệt." (1). Một người quê gốc Huế, anh Võ Hương An, rất am hiểu những sự tích ở chốn Thần kinh, tìm hiểu sâu rộng thì nhận ra chuyện vậy mà không phải vậy (4a). Tối hôm 22 tháng 5 năm Ất Dậu tức là ngày 04.07.1885, hai vị đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết thật muốn tấn công quân Pháp ở Trấn Bình Đài tức Mang Cá, không quên cho rải trước đồn những trái bàng và mù u. Suốt đêm, trước pháo đạn của ta, quân Pháp bình tĩnh thế thủ trong hầm, đợi đến rạng ngày 23 mới phản công. Quân ta ít thuốc đạn, thiếu tổ chức, tán loạn bỏ chạy, đạp lên các trái bàng và mù u, té ngã, chà đạp lên nhau, rất nhiều người chết. Thì ra gậy ông đập lại lưng ông! Và không có chuyện đánh thắng Tây, cũng không phải ở đàn Xã tắc. Theo nhà văn Pierre Loti, tức trung úy hải quân Julien Viaud, thì quân Pháp chỉ đánh chiếm Thuận An rồi thương thuyết đểđặt nền bảo hộ lên nước ta nên không có chuyện quân Pháp từ Thuận An lên đánh thành Huế (4b).

Nếu sự tích được bố trí ở đàn Xã tắc thì có lẽ vì trước đàn nầy có trồng cây mù u. Câu hỏi không được trả lời rõ ràng là tại sao mù u được trồng ở đàn Xã tắc cũng như cây thông trước Văn thánh, cây bàng truớc Võ thánh? Văn thánh trồng thông, Võ thánh trồng bàng, Ngó vô Xã tắc: hai hàng mù u. Một giải thích theo lối chơi chữ (4a), ít được xem có sức thuyết phục, cần phải được dè dặt đón nhận với tất cả tính thận trọng cần thiết nếu không là để tìm hiểu cách lập luận của một số người Huế : Văn thánh hay Văn miếu là nơi văn học thì phải tinh thông nghĩa lý văn chương sách vở, nên trồng thông để nhắc nhủ người đi học. Võ thánh hay võ miếu là nơi tượng trưng cho việc dụng binh thì phải luận bàn kế hoạch cho chu đáo nên phải trồng bàng. Cần phải biết người Huế khi phát âm không phân biệt chữ có g và chữ không có g. Còn Xã tắc là đàn được lập ra năm Gia Long thứ năm (1806) để thờ các thần chủ về đất đai (TháiXã Thần) và mùa màng (Thái Tắc Thần), tức là nơi giao tiếp với đất trời mà thiên địa là mịt mù nên người ta mới trồng cây mù u để tượng trưng !!!

Còn được gọi hồ đồng, nam mai, cây mù u mang tên khoa học Calophyllum inophyllum L. (hay Balsamaria inophyllum Lour.) thuộc họ Măng cụt Clusiaceae (3) hay Bứa Guttiferae (ñTK, PHH). Tiếng Hy lạp kalos có nghĩa là đẹp và phullon là lá. Tiếng Phạn gọi nó là punnaga nên Ấn Độ có tên punna hay punnagam, Miến Điện có tên ponnyet. Tây phương có những tên ballnut, laurel wood, laurier d’Alexandre. Bên đảo La Réunion, cây được gọi takamaka và mang tên khoa học Calophyllum tacamahaca Willd. (hay C. lanceolarium Roxb., hay C. lanceolatum Blume. hay C. spectabile Willd.)(5). Trong các đảo khác, còn có những tên domba ở Tích Lan, tamanu ở Tahiti, Tonga, kamani ở Hawai, dilo ở Fiji, fetau ở Samua, nambagura ở Vanuatu, faroha ở Madagascar ..... Trong chi Calophylum bên ta còn có khoảng 15 cây khác phần lớn mang tên còng (tía, nước, trắng, đa, dây, núi, nhám, nhiều hoa, ....), bên cạnh những tên choi, rù ri, vấy ốc (PHH). Cây cao chừng 15-20m, có lá mọc đối, mỏng, thon dài, phía cuống hơi thắc lại, đầu lá hơi tù, gân nhỏ, nhiều, chạy song song và nổi rõ ở cả hai mặt lá ; hoa khá to, thơm, màu trắng, mọc thành chùm xim ở kẽ lá hay đầu cành ; quả hạch hình cầu, khi chín có màu vàng nhạt, vỏ quả giữa mẫm, vỏ quả trong dày, cứng ; hạt có lá mầm chứa rất nhiều dầu. Mùa hoa: tháng 2-6, từ xa người ta phân biệt được cây mù u với cây khác nhờ màu trắng đặc biệt của hoa; mùa quả chín : tháng 10-12 (ñTL), có thể dùng để bổ sung cho đường phố và công viên (3b). Cây mù u có ưu điểm là dễ trồng, dễ mọc trên các loại đất, từ vùng đầm lầy, ven biển đến đồi trọc khô cằn (2), cần được chọn lọc làm vật liệu phục hồi các hệ sinh thái phòng hộ vùng cát ven biển (3a).

Nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới đã học hỏi những tính chất dược liệu của cây mù u : sát trùng, làm se, long đờm, giảm đau, lợi tiểu, tẩy xổ (17). Phân tử được nhóm Gopalakrishnan ở Madras bên Ấn Độ khảo cứu nhiều là những chất có sườn xanthon: dehydrocycloguanandin, calophyllin B, jacareubin và dẫn xuất deoxy, mesuaxanthon A và B, euxanthon. Tất cả đŠu có tính chất chống viêm khi đem thử trên chuột. Hai chất jacareubin và deoxyjacareubin còn có khả năng ức chế lở loét (6). Jacareubin, chất xanthon quan trọng nhất, chỉ tìm ra được trong các loại Calophyllum. Chúng có tính chất kháng vi khuẩn khi đem thử trên những trùng Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus vulgaris, Samonella typhimuium, Pseudomonas aeruginosa và Vibro sp. Hai chất jacareubin và deoxyjacareubin có nhiều hiệu lực nhất: 4-5 trên số 8 vi khuẩn (7). Những xanthon như inoxanthon, caloxanthon A, B, macluraxanthon, calophyllic acid, brasiliensic acid, inophylloidic acid, friedelanon, calaustralin, calophyllolid, inophyllum C chiết xuất từ vỏ rễ và hột mù u đã được đem thử lên tế bào KB và thấy có tính chất chống vi khuẩn (28). Nhóm Mahmud ở Karachi bên Pakistan khảo cứu một số chất cholesterol, friedelin, canophyllol, canophyllic acid, inophynon, isoinophynon về những tính chất chống vi khuẩn và chống nấm. Dùng chất ròng hay tan hòa trong dung dịch (ethanol, butanol, chloroform), chúng có hiệu lực chống Staphylococcus aureus, Streptococcus pyrogenes (17). Một phòng thí nghiệm ở Nagoya bên Nhật Bản đem thử một số phenylcoumarin lên virus Epstein-Barr, thấy chúng có khả năng ức chế hoạt động chống trùng nầy. Đặc biệt calocoumarin A rất hiệu nghiệm trên loét da chuột và có thể dùng để ngăn chận ung thư (22). Dipyranocoumarin (37), những inophyllum A,B,C,D,E,P (16)đã được đem thử trong cuộc khảo cứu chống trùng HIV, hai inophyllum B và P ức chế HIV reverse transcriptase (IC50 38 và 130 nM), tác dụng chống HIV-1 trong tế bào cấy (IC50 1,4 và 1,6 microM) (11).

Nói chung, những hóa chất được chiết xuất từ rễ, lá, thân cây và hột - dầu. Từ rễ, phòng thí nghiệm Phân khoa Hóa, viện Đại học Serdang ở Mã Lai đã chiết xuất inophyllin-A (27,33), viện Vật liệu Y khoa Bắc Kinh 11 xanthon (25), nhóm Iinuma ở viện Đại học Gifu bên Nhật Bản nhiều xanthon đủ thứ : dipyranon (15) , caloxanthon, hydroxanthon, methoxyxanthon (12), caloxanthon A, B (13), D, E (14). Từ lá, nhiều xanthon cùng jacareubin, amentoflavon đã được chiết xuất ở viện Vật liệu Y khoa Bắc Kinh (38), friedelanon, triacontanol, canophyllol (29), friedooleananon (20) ở viện Đại học Quảng Châu, inophynon, isoinophynon ở viện Đại học Karachi bên Ấn Độ (19), những loại friedelan ở viện Đại học Polynésia Tahiti (30). Từ hột, những inocalophyllin A, B và những ester của chúng đã được chiết xuất ở viện Đại học Kaohsiung Đài Loan (24), những coumarin ở Phòng thí nghiệm Quốc gia Pune bên Ấn Độ(21), những lipid đã được học hỏi (8). Từ dầu, một số một loạt acid : myristic, palmitic, stearic, oleic, linoleic, linolenic, eicosanic, hơn 58% acid không bảo hòa, đã được methyl este hóa (36). Trong thân cành, calophinon (26), trong thân gỗ tetrahydroxanthon (9), neoflavanoid, biflavonoid (10), cùng nhiều xanthon khác cũng đã được tìm ra. Trong số 36 chất dễ bốc hơi phát xuất từ những cành nhỏ, có nhiều nhất là amorphen, caryophyllen, cadinen và farnesen (35). Bên Việt Nam ta, dầu và nhựa mù u thường được dùng trong môn y khoa truyền thống. Các nhà khảo cứu ở viện Hóa học đã chiết xuất và xác định được cấu trúc những chất tovopyrifolin, amentoflavon (32), pyranocoumarin calophyllolid, inophyllum-D, isocalophyllic acid từ lá cây cùng những chất friedelan triterpen canophyllol, oxofriedelanoic acid, canophyllic acid, friedlin và epifriedelanol (23,31,34). Họ cũng đã học hỏi những lipid và acid mỡ trong dầu hột mù u để xác định hydrocarbon, triglycerid và acid mỡ tự do, nhất là thành phần chính phospholopid (18). Ngày nay, có nhiều quảng cáo dùng dầu mù u làm thuốc mỹ nghệ giàu các vitamin B, C, bảo vệ, tái sinh da.

Ở nước ta, cây mù u thường mọc hoang, tại những vùng đất cát gần bờ biển, và được trồng ở nhiều tỉnh từ Kiến An cũ, Quảng Ninh đến Quảng Bình, Phan Thiết, vào Vĩnh Long, Mỹ Tho, Gia Định, Thủ Dầu Một, Bà Rịa,.... lấy hạt ép dầu thắp đèn (ñTL). Ở Huế, cây mù u được trồng ở nhiều đường, trong Đại nội, quanh công viên Phu Văn Lâu,.... Nhựa có mùi hôi đặc biệt, dùng để bôi tan các chỗ sưng tấy, chữa họng sưng, mụn nhọt, vết loét nhiễm trùng, tai có mũ. Dầu trị ghẻ, nấm tóc, các bệnh da, chữa viêm thần kinh trong bệnh cùi hủi, có thể bôi trị thấp khớp. Mủ dùng ngoài làm lành sẹo, nhất là bị bỏng. Vỏ dùng trị bệnh dạ dày và xuất huyết nội. Gỗ dùng thay nhựa. Rễ chữa viêm viêm răng (4a). Dầu mù u pha với iod dùng Çể điều trị nhọt, quần đinh, mụn, dùng xoa bóp trị được các bệnh phong thấp, dùng chữa bỏng rất có hiệu quả. Quả mù u đốt cháy thành than rắc lên mụn nhọt có kết quả tốt. Nhựa được dùng dưới dạng bột rác lên vết lở loét, mụn nhọt, làm thuốc dán để điều trị các vết thương. Ngoài công dụng của một cây dược liệu, mù u còn là một cây công nghiệp, dầu dùng thắp đèn, nấu xà phòng, gỗ dùng đểđóng tàu thuyền, làm cột buồm vì thân cây có sứa gỗ xoắn hình trôn ốc, chắc và dẻo (2). Thân cây, tỷ trọng cao, bền bĩ, còn được dùng trong ngành đóng đồ gỗ, nhạc khí, điếu hút, dụng cụ nấu ăn,.... Lá và hột cây cho phân hủy, thối hỏng có thể dùng làm phân bón. Hột cây đem nướng có tính chất đưổi muổi. Ở nhiŠu nước ven biển, cây được trồng để bảo vệ bờ biển chống xói mòn, ngăn chận bảo táp. Mù u thật là một cây có ích dù hột cây không giúp ta thắng Tây thời Hàm Nghi! Đáng lạ là không thấy có một văn bằng sáng chế nào về các vị thuốc của cây, thường dùng trong ngành đông y truyền thống, kể cả các phòng thí nghiệm Trung Quốc những năm gần đây cho đăng ký rất nhiều những liều thuốc dân gian.

Nghiên cứu và Phát triển 4(87) 2011,
khoahoc.net 07.2012
Tham khảo

1- Thái Văn Kiểm, Cố đô Huế, Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn (1960) 3

2- Đoàn Văn Quýnh, Tìm hiểu một số cây có giá trị bề y dược học và môi trường trong quần thể cây xanh ở Huế, Thông tin khoa học và công nghệ, Huế 2 (1996) 98-9

3a- Đỗ Xuân Cẩm, Da dạng sinh học và khả năng tận dụng các loài cây bản địa làm nguồn tài liệu phát triển rừng phòng hộ ven bờ biển miền Trung, Nghiên cứu và Phát triển, Huế 2 (85)(2011) 81-92; 3b- Mai Văn Phô, Hãy làm cho Huế xanh hơn và đẹp hơn, Nghiên cứu và Phát triển, Huế 2 (85)(2011) 75-80

4a- Võ Hương An, Huyền thoại trận mù u, khoahoc.net 31.01.2008 ; 4b- Pierre Loti, Trois journées de guerre en Annam, Les Editions du Sonneur, Paris 2006

5- Arbres de la Réunion, http://arbres-reunion.cirad.fr/especes/clusiaceae/calophyllum_ tacahamac_willd

Tài liệu khoa học (giới hạn trong ba thập niên gần đây)

6- C. Gopalakrihnan, D. Shankaranarayanan, S.K. Nazimudeen, S. Viswanathan, L. Kameswaran, Antiinflammatory and CNS depressant activities of xanthones from Calophyllum inophyllum and Mesua ferrera, Ind. J. Pharmacol. 12(3) (1980) 181-91

7- B.M. Sundaram, C. Gopalakrishnan, S. Subramanian, Antibacterial activity of xanthones from Calophyllum inophyllum L. , Arogya (manipal, India)12(3) (1986) 48-9

8- J. Hemavathy, J.V. Prabhakar, Lipid composition of Calophyllum inophyllum kernel, J. Amer. Oil Chem. Soc. 67(12) (1990) 955-7

9- S.H. Goh, I. Jantan, A xanthone from Calophyllum inophyllum, Phytochem. 30(1) (1991) 366-7

10- S.H. Goh, I. Jantan, P.G. Waterman, Neoflavanoid and biflavanoid constituents of Calophyllum inophylloide, J. Nat. Prod. 55(10) (1992) 1415-20

11- A.D. Patil, A.J. Freyer, D.S. Eggleston, R.C. Haltiwanger, M.F. Bean, P.B. Taylor, M.J. Caranfa, A.L. Breen, H. Bartus et all. The inophyllums, novel inhibitors of HIV-1 reverse transcriptase isolated from the Malaysaian tree, Calophyllum inophyllum Linn., J. med. Chem. 36(26) (1993) 4131-8

12- M. Iinuma, H. Tosa, T. Tanaka, S. Yonemori, Two new xanthones in the underground part of Calophyllum inophyllum, Heter. 37(2) (1994) 833-8

13- M. Iinuma, H. Tosa, T. Tanaka, S. Yonemori Two xanthones from root bark of Calophyllum inophyllum, Phytochem. 35(2) (1994) 527-32

14- M. Iinuma, H. Tosa, T. Tanaka, S. Yonemori, Two xanthones from roots of Calophyllum inophyllum, Phytochem. 38(3) (1995) 725-8

15- N.U.D. Khan, N. Parveen, M.P. Singh, B. Achari, P.P.G. Dastidar, P.K. Dutta, Two isomeric benzodipyranone derivatives from Calophyllum inophyllum, Phytochem.42(4) (1996) 1181-3

16- K. Kawazu, T. Nitoda, H. Kazaki, Analytical method of inophyllum A,B,C,D,E, and P, anti-HIV constituents of Calophyllum inophyllum by HPLC, Okayama daigaku Nogakubu Gakujutsu Hokoku 87 (1998) 13-6

17- S. Mahmud, G.H. Rizwani, M. Ahmad, S. Ali, S. Perveen, V.U. Viqar, Antimicrobial studies on fractions and pure compounds of Calophyllum inophyllum Linn., Pakistan J.Pharmacolog.15(2) (1998) 13-25

18- Pham Quoc Long, Pham Hoang Ngoc, Tran Van Sung, Lipid composition from seed oil of Calophyllum inophyllum L. (Clusiaceae), Tap chi Hoa hoc 36(4) (1998) 48-51

19- M.S. Ali, S. Mahmud, S. Perveen, V.U. Ahmad, G.H. Rizwani, Epimers from the leaves of Calophyllum inophyllum, Phytochem. 50(8) (1999) 1385-9

20- C.F. Yao, H.P. Zeng, Studies on the chemical constituents of Calophyllum inophyllum Linn., Huanan Shifan Daxue Xuebao, Ziran Kexueban (3) (2000) 62-4

21- S.P. Joshi, V.B. Deodhar, U.D. Phalgune, A new coumarin from the seeds of Calophyllum inophyllum Linn., Indian J. Chem. B : Org. Chem. Med. Chem. 39B(7) (2000) 560-1

22- M.Itoigawa, C. Ito, H.T.W. Tan, M. Kuchide, H. Tokuda, H. Nishino, H. Furukawa, Cancer chemopreventive agents, 4-phenylcoumarins from Calophyllum inophyllum, Cancer Letters 169(1) (2001) 15-9

23- Tran Thanh Thao, Vo Thi Bach Hue, Nguyen Khac Quynh Cu, Isolation and structure determination of calophyllolide obtained from seeds of Calophyllum inophyllum L. grown in Vietnam, Tap chi Duoc hoc 40(9) (2002) 16-8

24- Y.C. Shen, M.C. Hung, L.T. Wang, C.Y. Shen, Inocalophyllins A,B and their methy esters from the seeds of Calophyllum inophyllum, Chem. Phar. Bull .51(7) (2003) 802-6

25- Y. Wu, P.C. Zhang, R.Y. Chen, D.Q. Yu, X.T. Liang, Two new xanthones from Calophyllum inophyllum, Huaxue Xuebao 61(7) (2003) 1047-51

26- H.C. Cheng, L.T. Wang, A.T. Khalil, Y.T. Chang, Y.C. Lin, Y.C. Shen, Pyranoxanthones from Calophyllum inophyllum, J. Chin. Chem. Soc .51(2) (2004) 431-5

27- G.C.L. Ee, A.S.M. Kua, Y.L. Cheow, C.K. Lim, V. Jong, M. Rahmani, A new pyranoxanthone inophyllin B from Calophyllum inophyllum, Nat. Prod. Sci. 10(5) (2004) 220-2

28- M.C. Yimdjo, A.G. Azebaze, G. Anatole, A.E. Nkengfack, E. Augustin, A.M. Meyer, B. Bodo, Z.T. Formum, T. Zaccharias, Antimicrobial and cytotoxic agents from Calophyllum inophyllum, Phytochem. 65(20) (2004) 2789-95

29- C. Yao, H. Zheng, X. Wang, Chemical constituents from cultivated Calophyllum inophyllum Linn, Guangdong Huagong 32(8) (2005) 40-1

30- F. Laure, G. Herbette, R. Faure, J.P. Bianchini, P. Raharivelomanana, B. Fogliani, Structures of new secofriedelane and friedelane acids from Calophyllum inophyllum of french polynesia, Mag. Res. Chem. 43(1) (2005) 65-8

31- Nguyen Thi Minh Hang, Nguyen Quyet Chien, Nguyen Van Hung, Coumarins from leaves of Calophyllum inophyllum L., Tap chi Hoa hoc 43(6) (2005) 683-7

32- Nguyen Thi Minh Hang, Nguyen Quyet Chien, Nguyen Van Hung, Tovopyrifolin C amentoflavone from the leaves of Vietnamese plant Calophyllum inophyllum L. Tap chi Hoa hoc 43(1) (2005) 3-4

33- G.C.L. Ee, A.S.M. Kua, C.K. Lim, V. Jong, H.L. Lee, Inophyllin A, a new pyranoxanthone from Calophyllum inophyllum (Guttiferae), Nat. Prod. Res. A: Struc.Synth. 20(5) (2006) 485-91

34- Nguyen Thi Minh Hang, Nguyen Quyet Chien, Nguyen Van Hung, Triterpenes from the leaves of the Vietnamese plant Calophyllum inophyllum L., Tap chi hoa hoc 44(1) (2006) 115-8

35- W. Mei, Y. Zeng, H. Dai, X. Zheng, Chemical constituents of the volatile oil from Calophyllum inophyllum Linn., Zhiwu Ziyuan Yu Huanjing Xuebao 15(1) (2006) 74-5

36- Y.J. Su, L.M. He, Study on components of fatty acids in oil from se eds of Calophyllum inophyllum, Fenxi Shiyanshi 26(6) (2007) 62-4

37- K.D. Pawar, S.P. Joshi, S.R. Bhide, S.R. Thengane, Pattern of anti-HIV dipyranocoumarin expression in callus cultures of Calophyllum inophyllum Linn., J. Biotech. 130(4) (2007) 346-53

38- Y. Li, Z. Li, H. Hua, Z. Li, M. Liu, Studies on flavonoids from stems and leaves of Calophyllum inophyllum, Zhongguo Zhongyao Zashi32(8) (2007) 692-4 

 

[ trang trước ]  /    [ trang sau ]