Con
chim xanh xanh ăn trái xoài xanh,
Ăn
no tắm mát đậu cành dâu da.
Cực
lòng anh phải nói ra,
Chờ
trăng trăng lặn, chờ hoa hoa tàn.
Ca
dao
Trong
chuyện Mahakapijakata, kiếp ngài là một chúa khỉ mạnh dạn,
lãnh đạo một bầy tám vạn con ở miền núi tuyết Himavant
(Hy mã lạp sơn). Trên bờ sông Ganga (Hằng hà) có một cây
xoài cao lớn, quả trái sum sê mà lại ngon ngọt. Đến mùa
trái chín, cả bầy khỉ mặc sức hái ăn. Hồi ấy ở Baranasi
(Ba la nại) có vua Brahmadatta trị vì. Muốn chiếm lấy cây
xoài, nhà vua sai lính bủa lưới trùm cây hầu bắn chết bầy
khỉ. Để cứu chúng, đức Phật cắt dây làm cầu cho bầy
khỉ vượt lưới. Rủi đo lầm dây thiếu một đoạn, đức
Phật liền lấy thân thế dây cho bầy khỉ đạp lên chạy
trốn. Trong đám tùy tùng của nhà vua có một người bà con
với đức Phật tên là Devadatta (Đề bà đạt ba) thường
hay ganh tỵ và có lòng căm ghét Ngài. Trèo lên cành cao, anh
ta nhảy xuống giậm thân đức Phật làm Ngài rơi xuống đật,
tử thương. Nhà vua theo dõi sự việc từ đầu, rất cảm
kích trước hành động của chúa khỉ, cho mang lên giường
săn sóc và hỏi han sự tình. Trước khi viên tịch, đức Phật
nhân đó khuyến khích nhà vua phải luôn làm tròn phận sự
bảo vệ hạnh phúc cho người dân bần cùng cũng như nhà chiến
sĩ hào kiệt. Nhà vua truyền lệnh tổ chức lễ hỏa táng
theo nghi thức một vị quốc vương và cho xây một ngôi tháp
để đặt thánh tích của đức Phật. Sau đó, nhà vua sống
và trị vì đúng với những lời dạy của Ngài (1).
Duyên
nợ đức Phật với cây xoài không chỉ có ở đời tiền
thân. Sau nầy, trong sách vở còn thấy Ngài ở Jetavana (Kỳ
đà viên), lúc vua Prasenajit (Ba tư nặc) tổ chức một cuộc
tranh luận giữa Ngài và 6 vị chủ trì những giáo phái cùng
thời. Thấy như lần nầy, tài hùng biện của Ngài không đủ
để thuyết phục các vị kia, và mặc dầu ít thích dùng đến
những quyền lực siêu nhiên, Ngài cho mọc lên một cây xoài
lộng lẫy đầy trái (theo các môn phái phương bắc, Ngài xuất
hiện trên một toà sen một nghìn cánh), ngồi xuống gốc cây
rồi vươn lên trên không, cho tỏa ra bốn phương nào lửa
nào nước trước khi biến hóa thân mình ra thiên hình vạn
trạng, một hiện tượng mà môn hình tượng học gọi là
Phép lạ Sravasti (Xa vệ). Đằng khác, vào thời vua Bimbisara
(Tần bà sa la), vị lương y Jivaka (Kỳ bà) được nhà vua cử
chăm nom sức khỏe cho tăng đoàn, tặng đức Phật một công
trình xây dựng to lớn gọi là " vườn xoài " Jivakambavana.
Sau nữa, vào gần cuối đời, sử Phật kể Ngài ở lại trong
một vườn xoài của bà Ambapali ở vùng Vaishali (Tỳ xa li).
Người kỷ nữ nầy sắc đẹp vô song, thường đi lại với
nhiều vị quốc vương. Truyền thuyết bảo bà đã có một
đứa con với vua Bimbisara, hoàng tử nầy đã sớm theo làm
đồ đệ đức Phật. Ngay bà Ambapali cũng xin thọ giáo theo
Ngài. Ngay sau khi Ngài nhận lời đến dùng cơm ở nhà bà,
những hoàng thân Licchavi của Hợp ban Vrji (Bạt kỳ) cũng muốn
mời Ngài, Ngài nhất thiết từ chối để giữ lời hứa với
bà Ambapali, bất chấp quan niệm đẳng cấp rất khắc khe thời
ấy. Sau đó, bà cúng dường toàn cánh vườn xoài cho đức
Phật, trở nên một nơi được hậu thế ghi chép và viếng
thăm. Ngài ở đó ít lâu trước khi lên đường di Beluva Grama
và mắc bệnh.... (2)
Xoài
là một cây cao khoảng 15-20 m, tươi xanh suốt năm, lá nguyên,
thuôn dài, rộng 5-7 cm, dài 15-30 cm, trái khá to, hình thận,
thịt mọng nước, thơm, ngon, ngọt, hạch dẹt, cứng, ngoài
có những thớ sợi. Cây xoài nguồn gốc ở các nước nhiệt
đới Á Đông như Ấn Độ, Myanmar, Mã Lai, Việt Nam,…, nay
mọc cả bên các nước nhiệt đới Phi châu, Mỹ châu và vài
nước ở Âu châu. Thuộc họ Đào lộn hột Anacardiaceae,
xoài
mang tên La Tinh Mangifera indica L. Người Âu Mỹ gọi nó
là mango, mangue, manguier, từ danh từ manga của Malabar. Tuy mang
cùng tên, nó có hàng chục loại ở Á châu : Alphonso, Chausa,
Safeda,…(Ấn Độ) ; Keaw, Khieo, Sawoei,…(Thái Lan); Sannian, Lusong,
Martssu,…(Trung Hoa) cũng như ở Mỹ châu : Cheiro, Chana, Bacuri,…(Brazyl)
; Paheri, Adams, Zill,…(Puerto Rico) ; Kensington (Hoa Kỳ) ; Úc châu
: Bowen. Swai là tên Campuchia, bên Lào gọi nó mak mouang. Ở bên
ta, cây xoài trồng phổ biến khắp miền Nam, tại miền Bắc
nhiều nơi như Yên Châu (Sơn La) cũng đã trồng. Bên cạnh
xoài cơm, xoài thanh ca, hai loại thường gặp là xoài tượng,
trái lớn, và xoài cát, trái nhỏ và dẹp hơn nhưng cũng ngọt
hơn. Ngoài ra, ở ngoài Bắc, còn có cây quéo Mangifera reba
và
cây muỗm Mangifera foetida trái gần giống xoài nhưng vỏ
dày, vị chua hơn và kém ngọt (ĐTL, LTĐ, VVC).
Xoài
có mùi thơm tho, lẽ tất nhiên các phòng khảo cứu đã xem
xét cấu chất của nó, chú trọng nhiều đến những hoá chất
dễ bốc hơi. Song trên thế giới ngày nay có nhiều loại,
theo khí hậu, đất đai, có thành phần không giống nhau, từ
đấy hương vị cũng rất khác nhau. Bên Ấn Độ, trong 152
chất hương đã được xác định trong trái xoài Alphonse tươi,
chín, 90% là mono và sesquiterpen. Trong trái xoài Safeda, sesquiterpen
chiếm 50% gồm có humulen, caryophyllen, selinen, gurjumen,… Farnesolid
và farnesendiol là thành phần sesquiterpen vỏ thân xoài Chausa.
Ở Thái Lan, trái xoài Sawoei chứa nhiều nhất hexanal, hexenal,
hexenol, terpinen, ocimen, còn trong xoài Keaw thì bên cạnh hexanal,
hexenal, đã tìm ra được terpinolen, furanon, caren, pinen, damascenon
,…Bên Trung Hoa, nếu xoài Sannian rực mùi terpinolen, những
loại ít thơm hơn như Lusong, Martssu không có chất ấy nhưng
chứa đựng caryophyllen. Ở Brazyl, Venezuela, tùy theo loại, ở
mỗi loại, nhiều nhất là terpinolen, caren, ocimen hay myrcen.
Terpinolen cũng là chất có nhiều nhất cùng với ethyl butanoat
bên cạnh những ester trong số những chất dễ bốc hơi của
xoài Bowen và Kensington. Nói chung, terpinolen, caryophyllen (mùi
hoa) cùng caren (mùi hắc cay), myrcen, ocimen (mùi cỏ) có mặt
trong đủ loại xoài và thường là những chất nổi trội,
hòa lẫn với những chất tuy số lượng ít hơn cũng góp phần
vào mùi hương đặc biệt của xoài : acetophenon, phenylacetaldehyd
(mùi ngọt), humulen, valencen (mùi hoa), pinen (mùi hương), trichloroethylen
(mùi trái), selinen (mùi hạnh), toluen (mùi bơ, đường thắng),
limonen (mùi chua), phellandren (mùi mỡ), cymen (mùi cỏ), acetylfuran
(mùi nhựa), benzaldehyd (mùi gỗ), dimethyl sulfid (mùi lưu huỳnh)…(5)
Vỏ
cây xoài chứa nhiều chất phenolic : mangiferin, catechin, epicatechin,
những gallic, benzoic, hydrobenzoic acid cùng những ester. Bên Ấn
Độ, trong vỏ cây xoài Desi có mangdesisterol, mangfarnasoic acid,
mangeudesmenon, trong vỏ cây xoài Dusehri có mangsterol, manglupenon,
mangcoumarin. Mangiferin cùng với isomangiferin, homomangiferin là
những xanthon có nhiều nhất trong các loại xoài Ai Cập. Vỏ
hạch xoài chứa sitosterol, catechin, epicatechin, leucocyanidin. Một
số hóa chất đã được xác định trong thân cây xoài : mangiferin,
kaempferol, astragalin, quercetin, isoquercetin trong lá ; mangiferin,
quercetin isoquercetin, gallotannin, những ellagic, gallic, digallic
và trigallic acid trong trái ; dihydrogallic và 6 alkylgallat trong
hoa ; quercetin, isoquercetin, gallotannin, gallic và digallic acid trong
chùy hoa. Nói chung nếu gallotannin tìm ra được nhiều ở trái
chưa chín và hạch, mangiferin có nhiều ở lá, cành và rễ
cây. Là một flavonoid chất sắc của xoài, mangiferin đã được
khảo cứu nhiếu từ những thập niên 50 và một cấu tạo
tetrahydroxanthon đã được đề nghị, xác nhận dưới hình
thức C-glycodid. Ở Việt Nam ta đã có chiết xuất nó từ vỏ
thân và lá cây (9), dùng bức xạ bảo quản trái
(14)
trong khi ở Trường Đại học Tổng hợp Cần Thơ đã có khảo
cứu phương cách cải tiến chất lượng xoài cát Hòa Lộc
trồng ở đồng bằng sông Cửu Long (26).
Về
chất sắc, ngoài mangiferin, xoài còn chứa ở lá và trái anthocyanin,
chlorophyl, carotenoid. Trong loại xoài Keitt, carotenoid gồm có
caroten, violaxanthin và violaxanthin. Khi ép nước xoài, volaxanthin
biến mất, nhường chỗ cho auroxanthin và caroten trở nên carotenoid
nhiều nhất. Nói chung, caroten thường là carotenoid nổi trội
nhất trong các loại xoài trước luteoxanthin và violaxanthin.
Song song với caroten tức provitamin A, ascorbic là vitamin C cũng
có mặt trong trái xoài, nhiều nhất khi trái chín, ở vỏ trái
và phần cơm gần vỏ. Mỡ chiết xuất từ hạch xoài ở Madagascar
đem phân tích cho thấy 15 acid béo, nhiều nhất là những palmitic,
stearic, oleic và linoleic acid, bên cạnh những sterol. Những triglycerid
phát hiện trong hạch được xem như tương đương với bơ
cacao. Trong xoài Senegal, bên cạnh aglycon như terpineol, carvacol,
furanol, hexanol, hexenol, .... đã được xác định các acid mỡ
như những myristic, stearic acid và nhiều glycosid. Những acid
béo có nhiều trong xoài Alphonso là myristic, palmitic, palmitoleic,
stearic, oleic, linoleic, linolenic acid. Tỷ lệ hai palmitic và palmitoleic
acid xác định hương vị của xoài, thay đổi với độ chín
của trái. Stearic và oleic acid chiếm phần lớn trong hạch xoài.
Trong cây xoài cũng có một số amin acid : methionin, cystin, leucin,
isoleucin, glycin, histidin, aspartic acid trong hạch ; alanin, salin,
threonin, tryptophan trong hoa ; alanin, glycin, leucin, tyrosin, valin,
aminobutyric acid trong lá. Trái xoài ngọt nhờ chứa đựng nhiều
đường như sucrose, fructose, glucose. Glucose là chất đường
quan trọng nhất trong số các saccharide glucosid bên cạnh arabinose
và chút ít rhamnose. Trong hoa cũng có glucose, galactose và arabinose.
Có
đường, có mỡ, có protein, có sinh tố, lại có thêm kim loại
và khoáng chất như Mg, Ca, Na, K, Cu, Zn, Fe, Co trong vỏ trái
(12),
xoài tất nhiên được xem là một thức ăn bổ ích cho con
người và cho gia súc, đặc biệt ở Nigeria. Lá xoài được
dùng làm thức ăn cho dê ở Ấn Độ, hạch xoài cho gà ăn
ở Ai Cập, Tích Lan. Gallic acid, quercetin ở phần chiết bằng
cồn từ lá có tính chất chống hoạt động trùng cúm (6).
Nước sắc từ lá có khả năng hạ thấp số đường trong
máu nhờ giảm bớt sự hấp thu glucose trong ruột (15).
Bên Cuba, vỏ cây được cho vào nước sắc dùng làm thức
ăn, trong mỹ phẩm hay y dược có tính chất phản oxy hóa,
chống co thắt (25), kích thích cuộc sản xuất bạch
huyết bào, ngăn cản trùng Candida albicans bám dính (16),
được biến thành thuốc xức, chứa polyphenol, có tính chất
chống viêm (13). Mang tên Vimang, chứa mangiferin, chống
viêm, nó còn là một thuốc giảm đau, có tác dụng ức chế
hoạt động của đại thực bào, được dùng trong những liệu
pháp miễn dịch bệnh học (24) cho nên được đề
nghị dùng làm thuốc bổ dưỡng, chống già (4). Nhờ
những tính chất phản oxy hóa ấy mà phần chiết từ xoài
giảm hạ số neuron bị tiêu hủy và ngăn cản cuộc oxy hóa
trong não (21). Cũng nhờ chứa đựng polyphenol mà phần
chiết hạch trái với cồn, có tính chất kháng vi sinh vật,
mãnh liệt đối với những vi khuẩn Gram dương hơn Gram âm
(17).
Thử trên chuột, một phần chiết chứa đựng 2,6% mangiferin,
gia tăng kháng thể thể dịch, cản trở loại tăng cảm ứng
nên có thể dùng làm thuốc với những tính chất kích thích
miễn dịch (20). Ở Trung Hoa, hạch xoài có nhiều
lipid, được đề nghị dùng làm thế bơ trái cacao (8),
vỏ trái dùng làm giấm giàu sinh tố (11)
. Chất mỡ
chiết từ hạch trái, với độ nhớt 44,84 P ở thể lỏng,
với khả năng phóng thích mau chóng và đầy dử salicylic acid,
được dùng làm thuốc đạn tốt hơn bơ cacao (11).
Trong thí nghiệm chống khối u với những tế bào Raji mang
bộ gen độc trùng Epstein Barr, vỏ trái có khả năng
tiêu hủy những kháng nguyên (18). Nhựa cây có tính
chất chống nấm, khử trùng, có hiệu lực lên
Escherichia
coli, Bacillus cereus và những loại Penicillum
(23).
Liệt kê vào bảng những cây làm ẩm, xoài được chiết dùng
trong mỹ phẩm bảo vệ da, tóc (19,22).
Trái
xoài chín là một thức ăn ngon ngọt. Trái xoài xanh cũng được
nhiều người thưởng thức với muối. Người ta đã chế
mứt, đóng hộp, sấy khô để ăn, làm nước để uống. Cây
xoài nói chung cũng được dùng làm thuốc. Trong dân gian, vỏ
thân giả vắt lấy nước hay đem sắc dùng chữa sốt, đau
răng, thấp khớp, trị sưng viêm, lở loét, bệnh ngoài da,
rửa khí hạch đới của phụ nữ. Nhựa cây hòa với nước
chanh dùng bôi ghẻ. Vỏ quả có tác dụng cầm máu tử cung,
khái huyết, chảy máu ruột, chữa rong kinh, ho khạc, đại
tiện ra máu, ly mạn tính, bạch đới. Hạch xoài tán bột
chữa máu tử cung, trị giun, chữa tiêu chảy.
Duyên
nợ đạo Phật với cây xoài vẫn còn tiếp tục sau khi Ngài
nhập diệt ở Kusinara (Câu thi na). Huyền sử chép rằng Ayodhya
(A du già) là nơi mà Asanga (Vô Trước) , người sáng lập phái
Cittamatra hay Yogacara (Duy tâm) vào thế kỷ 4, mời đức Di Lặc
hạ giới giáo hóa. Suốt bốn tháng liền, Asanga cứ ban đêm
nghe Di Lạc giảng thì ban ngày giảng lại cho đại chúng. Di
Lặc được xem là tác giả bộ Yogacarabhunisastra mà Huyền
Trang dịch ra chữ Hán là Du già sư địa luận. Năm 635, Huyền
Trang đến thăm tu viện nằm trong một vườn xoài, nơi mà
chính Asanga lại là người giảng cho em là Vasubandhu (Thế Thân),
luận sư của Sarvastivadim (Nhất thiết hữu bộ) và của Vijnanavada
(Duy thức tông), được ngộ lý Duy thức. Sau khi đại ngộ,
Vasubandhu định rút dao cắt lưỡi vì từ xưa đến nay luôn
luôn phát biểu chống Duy thức nhưng Asanga lại là người
cứu em khỏi câm. Ayodhya là quê hương tâm linh của Huyền
Trang vì ông chính là người đem phái Duy thức về Trung Quốc
dưới tên Pháp tướng tông (3). Cùng với sen, xoài
thật là một loài thảo mộc chí thiết của lịch sử Phật
giáo.
Nghiên
cứu và Phát triển 3(41) (2003) 30-41,
khoahoc.net
12.06.2008
Tham
khảo
1-Ginette
Terral, Choix de Jakata, dịch từ Pali qua Pháp ngữ, Connaissance
de l'Orient, Collection UNESCO, nxb Gallimard, Paris (1958) 166-171
2-Véronique
Crombé, Le Bouddha, " Biographies ", nxb Desclée de Brouwer,
Paris (2000) 136-137, 155-156
3-Nguyễn
Tường Bách, Mùi hương trầm, nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh
(2001) 49, 101, 546
4-
S.Iseda, Mangiferin, the coloring matter of Mangifera indica. IV.Isolation
of 1,3,6,7-tetrahydroxyxanthone and the skeletal structure of mangerin,
Bull.Chem.Soc.
Japan30 (1957) 625-9
5-
A.J. MacLeod, N. Gonzales de Troconis,
Volatile flavour components of
mango fruit, Phytochem. 21(10) (1982) 2523-6
6-
Z.Lu, H.Mao, M.He, S.Lu, Studies on the chemical constituents of the
peels of Mango (Mangifera indica) leaf,
Zhongcaoyao13(3)
(1982) 3-6
7-
H.Kundu, B.K.Sahu, N.C.Panda,
Chemical composition and nutritive value
of mango (Mangifera indica) leaves for goats, Indian Vet.J.
62(9)
(1985) 811-2
8-
H.Wang, X.Yu, The composition of fatty acids in kernel fats of 32 varieties
of Mangifera indica,
Yunnan Zhiwu Yanjiu 11(2) (1989)
223-6
9-
Pham Xuan Sinh, Pham Gia Khoi,
The extraction and determination of the
flavonoid mangiferin in the bark and leaves of Mangifera indica, Tap
Chi Duoc Hoc (5) (1991) 8,19
10-
L.Wang, W.Su, D.Tang, Preparation of mango vinegar, Zhonguo Tiaoweipin
(7) (1997) 8-9
11-
C.A.Uzoho, C.N.Ejezie, S.I.Ofoefule,
Physico-chemical properties of
Mangifera indica sed fat used as suppository base, Nigerian J.Nat.Prod.Med.
1(1)
(1997) 32-4
12-
E.I.Adeyeye, F.A.Arogunjo, The nutritional value of the fruits from
Pyrus communis, Irvingia gabonensis, and Mangifera indica consumed in Negeria,
Riv.Ital.Sostanze
Grasse,
74(3) (1997) 117-21
13-
A.Boza, L.Arus, O.Garcia, A.J.Nunez-Selles,
Preformulation of cream
and ointment from dry extract of the bark of Mangifera indica L., Informacion
Tecnologica 11(4) (2000) 125-31
14-
Kieu Ngoc Lan, Nguyen Duy Lam, T.Kume, Application of irradiated chitosan
for fruit preservation,
JAERI-Conf. (2000) 101-6
15-
A.O.Aderibigbe, T.S.Emudianughe, B.A.Lawal, Antihyperglycaemic effect
of Mangifera indica in rat,
Phytother.Res.
13(6) (1999)
504-7
16-
A.J.Selles et al., New antioxidant product derived from Mangifera indica
L., Am.Chem.Soc. (Abstr.Pap.) 220th MEDI-155 (2000)
17-
T.Kabuki, H.Nakajima, M.Arai, S.Ueda, Y.Kuwabara, S.Dosako, Characterization
of novel antimicrobial compounds from mango (Mangifera indica L.) kernel
seeds, Food Chem.
71(1) (2000) 61-6
18-
A.M.Ali, L.Y.Mooi, K.Y.Yih, A.W.Norhanom, K.M.Saleh, N.H.Lajis, A.M.Yazid,
F.B.H.Ahmad, U.Prasad, Anti-tumor promoting activity of some Malaysian
traditional vegetable (ulam) extracts by immunoblotting analysis of Rajis
cells, Nat.Prod.Sci. 6(3) (2000) 147-50
19-
T.Kawai, K.Minoura, K.Wakamatsu,
Comestics containing moisturizing plant
extracts, Jpn.Kokai Tokkyo Koho JP 2001031552 A2 20010206 (2001)
21 tr.
20-
N.Nakare, S.Bodhankar, V.Rangari, Immunomodulatory activity of alcoholic
extract of Mangifera indica L. in mice, J.Ethnopharm. 78(2-3)
(2001) 133-7
21-
G.Martinez Shanchez, E.Candelario-Jalil, A.Giuliana, O.S.Leon, S.Sam, R.Delgado,
A.J.Nunez Selles, Mangifera indica L. Extract (QF808) reduces ischaemia-induced
neuronal loss and oxidative damage in the gerbil brain, Free Rad.Res.
35(5)
(2001) 465-73
22-
T.Kawai, K.Minoura, K.Wakamatsu,
Comestics, bath preparations, and detergents
containing plant extracts as moisturizers,
Jpn.Kokai Tokkyo Koho
JP 2001039823 A2 20010213 (2001) 24 tr.
23-
P.S.Negi, K.S.John, U.J.S.P.Rao,
Antimicrobial activity of mango sap,
Eur.Food
Res.Tech. 214(4) (2002) 327-30
24-
D.Garcia, R.Delgado, F.M.Ubeira, J.Leiro, Modulation of rat macrophage
function by the Mangifera indica L. extracts Vimang and mangiferin,
Int.Immunophar.
2(6)
(2002) 797-06
25-
A.J.Nunez Selles, H.T.Velez Castro, J.Aguero-Aguero, J.Gonzales-Gonzales,
F.Naddeo, F. De Simone, L.Rastrelli,
Isolation and quantitative analysis
ofphenolic antioxidants, free sugars, and polyols from mango (Mangifera
indica L.) stem bark aqueous decotion used in Cuba as a nutritional supplement,
J.Agric.Food
Chem.
50(4) (2002) 762-6
26-
Tran Van Hau, T.Radanachaless, K.Ishihata, T.Shioya, Flower induction
with chemicals in Cat Hoa Loc mango trees grown in the Mekong Delta in
Viet Nam, Nettai Nogyo46(2)
(2002)
59-65
|