Thương
chồng nấu cháo le le,
Nấu
canh bông ly nấu chè hột sen.
Ca
dao
Trong
sách sử Phật giáo, đức Phật từ cõi trần Đâu suất Tusitachọn
lựa thời buổi để giáng sinh một lần chót, hoàn toàn tự
giác khi đầu thai vào lòng mẹ Ma ha Ma da Mahamaya, rồi ra đời
dưới vòm cây vô ưu trong vườn Lâm tỳ ni Lubini,
được
bốn thiên thần thận trọng nâng đón trong lúc chín
con rồng trên trời rưới nước mát xuống tắm cả mẹ lẫn
con. Xong, tự một mình, Ngài đứng thẳng dậy, bước đi bảy
bước về hướng bắc, lần lượt nhìn bốn phương trời
rồi dõng dạc lên tiếng : "Ta là đỉnh cao toàn cầu, đàn
anh của thế giới, người tốt nhất nhân loại. Ta hạ trần
lần cuối, sẽ không trở lại một lần khác nữa .... Ở
trên trời và dưới đất, ta là vị đại đức độc nhất,
ta muốn cứu những sinh mạng ra khỏi vòng sinh, già, bệnh,
tử ..... " (1) Có sách viết là Ngài không phải
nhìn bốn phương trời mà bước bảy bước ở mỗi hướng,
dưới chân mỗi bước hiện ra một đóa hoa sen (2).
Hoa
sen đã gặp trong tiền thân đức Phật, sau nầy còntrở lại
nhiều lần.
Liên
hoa trong trắng
Theo
truyền thuyết Tây Tạng, trong thời tiền thân, đức Phật
là con một con hươu cái nhân uống nước suối có tinh dịch
của Ca Diếp Kasyapa mà thụ thai. Khôi ngô, tuấn tú, vì có
một cái sừng nhỏ, Ngài được gọi là Kỳ Lân. Vào thời
ấy, vua Kashya trị vì ở thành phố Kashi, chỉ có một mụn
con gái tên là Nalini hay Liên Viên (vườn sen), bèn gả cho Kỳ
Lân, sau nầy lên nối ngôi. Liên Viên là tiền thân của Da
du đà la Yasodhara, trong một kiếp sau là vợ của hoàng tử
Tất đạt đa Siddhartha
(3a). Một chuyện tương tự
đã xảy ra với vua Brahmadatta trị vì ở thành phố Kapila.
Lần nầy tiền thân của Yasodhara là con gái cũng một con hươu
cái thụ thai vì uống nước có tinh dịch của Kasyapa. Khi nàng
sinh ra, đi mỗi bước là một đóa hoa sen nở ra ở dấu chân.
Làm thứ phi, nàng bị mấy bà hoàng kia ghen tuông và kiếm
cách đuổi đi nhưng sau cũng được nhà vua tìm đem về Kapila.
Trong thời gian xa vua vì thiếu hạnh phúc, hoa sen cũng hết
nở trên dấu chân nàng. Khi đức Phật kể chuyện nẩy, Ngài
giải thích nàng đã phải đền tội quá khứ của mình (3b).
Hoa
sen có mặt nhiều nơi trong đời sống đức Phật nên cũng
dễ hiểu trong số các bộ kinh của Đại thừa, kinh Diệu
pháp liên hoa tức Liên kinh Saddharmapundarika là một trong những
bộ quan trọng nhất. Những tu sĩ Việt Nam cho Liên kinh có
một liên quan chặt chẽ với tông thiền, cho nên những thiền
sư thường dùng hoa sen trong ý nghĩa từ ngữ ẩn dụ "hoa ở
trong lò nhưng luôn vẫn tươi", tương xứng với câu "sen mọc
trong bùn nhưng không tanh mùi bùn". Liên kinh chia làm hai phần
văn xuôi và văn thơ, gồm có bảy bộ, sắp thành hai mươi
tám chương. Trong số những chương tiêu biểu nhất, gần gũi,
quen thuộc nhất có lẽ là chương 25 (Quán thế âm bồ tát
phổ môn) được xem như là một bộ kinh độc lập, được
tụng hằng ngày không những ở nước ta mà khắp Viễn Đông,
phổ biến lòng từ bi rộng lớn, thông cảm với nổi khổ
của chúng sinh, đồng thời lại có quyền năng vô hạn, thần
lực vô biên để cứu chúng sinh ra khỏi mọi khổ nạn (4a).
Vì "tâm thần con người tốt nhất không có vết,... sen mọc
từ bùn mà không dính vào bùn" (Lalitavistara), "trái tim
con người là như búp sen : khi những đức hạnh của đức
Phật khai triển trong lòng thì hoa mở ra, vì vậy Ngài thường
tọa lạc trên một đóa hoa sen nở rộng" (Tajima Ryojun).
Sách
sử Phật giáo thường nói đến những màu sắc của hoa sen.
Hoa màu trắng (pundarika) tượng trưng cho thiên nhiên,
hòa bình, chính giác, thường có 8 cánh tiêu biểu cho Bát chánh
đạo : nó là hoa sen của đức Phật. Hoa màu đỏ (kamala)
tượng trưng cho nhiệt huyết, hành động, tình yêu và bản
chất cùng những đức tính của trái tim : nó là hoa sen của
đức Quan Âm. Hoa màu xanh (utpala, nilotpala) được hình
dung dưới dạng búp trong tay đức Văn Thù, tượng trưng cho
khôn ngoan, thông minh, tri thức, là một trong những tiêu biểu
của Bát nhã Ba la mật đa (Prajnaparamita). Hoa màu hồng
(padma) là đóa hoa tuyệt đỉnh, thường được dành
cho những thần thánh tối cao, có khi lẫn lộn với hoa màu
trắng: nó là hoa của đức Phật hiện thân. Hoa màu đỏ tía,
có tính chất thần bí, chỉ thấy trong một vài phái bí truyền.
Hoa có thể có một cuống đơn hay ba (tượng trưng ba nhánh
của Thai tạng giới Gharbhadhatu) hay năm (tượng trưng
cho năm nhận thức của Kim cương giới Vajradhatu) (5).
Theo
các kinh sách của pháp môn Tịnh độ, đức Phật vãng sinh
ở cõi Cực lạc phương Tây của Phật A Di Đà, được sinh
ra không phải từ bụng mẹ, mà là từ trong hoa sen. Hoa sen
có ba tầng : thượng, trung, hạ. Mỗi tầng như vậy lại chia
làm ba cấp, tổng cộng có chín tầng sen. Tùy theo công phu
tu hành mà người vãng sinh sẽ sinh ra một trong chín tầng
sen (4b). Trên sáu cánh cửa torana công trình
Sanci (thế kỷ I) ở Madhya Pradesh, cây hoa sen pundarika
được trình bày với bảy cây tượng trưng khác tương ứng
với bảy vị Phật và đức Di Lặc ở các hình chạm nổi
thấp (6).
Nhị
sen cầm máu
Còn
được gọi liên, quỳ, sen có tên khoa học thông dụng là
Nelumbo
nucifera
Gaertn., thuộc họ Sen Nelumbonaceae hay Numphacaceae,
có khi viết Nelumbium nuciferum hay đổi ra N. nelumbo (L.)
Druce thêm vào N. specium Wild,
N. nucifer Gaertn. Cánh
hoa sen màu hồng, nhưng cũng có sen cánh màu trắng ( sen trắng
N.
alba Hort), màu vàng ( sen vàng N. lutea Pers.). Có loại
sen gốc Mỹ mang tên Nelumbo pentapetala. Nhật có những
tên ohga hasu, genshi hasu, shimnyoren. Ngoài ra, còn có loại
sen thấp (sen sẻ Nelumbium nelumbo Druce var. nanum
Horst),
sen lá to (sen hoàng hậu Victoria regia
Lindl. var.
amazonia
(Poep.)
Klotzoch, sen cạn (địa liên
Tropaelum majus Linn.). Hoa sen
thơm nhờ những chất dễ bốc hơi, 75% là hydrocarbon, đặc
biệt dimethoxybenzen. Lá sen cũng thơm nhờ nhiều hóa chất mà
nhiều nhất là hexenol (40%). Một số hóa chất quan trọng trong
sen tuy số lượng không nhiều là những alcaloid, đặc biệt
nuciferin, neferin, tìm ra được trong lá, hột, mầm, phôi, và
những flavonoid như norciferin, lirimidin tìm ra được trong lá.
Ngoài ra, lá sen chứa đựng nhiều acid như ascorbic acid (vitamin
C), những acid béo, những chất đường. Cùng những sterol,
đường cũng đã được phát hiện trong hột như khi đem thủy
phân ologosaccharid trong rễ sen.
Đông
y từ lâu đã dùng sen làm thuốc. Ngó sen (liên ngẫu, phần
rễ ở dưới nước), gương sen (liên phòng), lá sen (liên diệp
hay hà diệp), hoa sen (liên hoa), cuống sen, vỏ hột, nhị sen
(liên tu) là những vị thuốc cầm máu (đi ngoài, tiểu tiện,
nôn ra máu) nhờ tính chất cầm máu của những flavonoid. Thật
vậy, chất isoquercitrin (hay isoquercitrin glycosid) chiết xuất
từ sen làm đông máu như vitamin K khi đem thử lên thú vật
(10).
Hoa sen, nhị sen, hột sen, tâm sen (liên tâm), củ sen (phần
rễ cắm sâu dưới bùn) là những vị thuốc bổ dưỡng, an
thần. Ngoài ra, lá sen có tính mát, chữa tiêu chảy; hột sen
có tính bổ tâm tỳ, ích khí, thanh nhiệt, giải độc; nhị
sen có tác dụng thanh tâm, thông thận, chữa di mộng tinh ;
tâm sen, củ sen trị tim đập mạnh , khó ngủ, nằm mơ, thường
người ta đem sắc chiết, trừ gương sen thì đốt cháy, tán
bột, cho vào nước uống (ĐTL). Báo chí đã đăng một số
các tác dụng dược lý của các chất chiết xuất từ sen.
Những alcaloid nuciferin, roemerin, nornuciferin chiết xuất từ
lá có tính chất chống co giật (7), neferin từ mầm
hột chống cao huyết áp (12), nhừa loạn nhịp tim
(14),
oxoushinsusin từ đế hoa ức chế hoạt động khối u, chống
ung thư biểu bì mủi hầu và nước sắc có khả năng chống
tác dụng của nấm độc (9). Nhờ có chỉ số glycemic
và C-peptid thấp, hột sen được xem là một trong những thức
ăn ưu tiên cho các bệnh nhân tiểu đường
(16). Hột
sen có tính chất kháng oxi hóa (17) từ đấy có khả
năng bảo vệ gan chống CCl4 hay aflatoxin B1(18).
Trong số các alcaloid, đem thử trên thú vật, asimilobin và lirinidin
chiết xuất từ lá ức chế sự co ngắn của động mạch
chủ thỏ (13), norarmepavin từ lá và cành giảm đau,
hạ nhịp tim, giản con ngươi chuột (8), những phần
chiết chứa đựng alcaloid ức chế hoạt động ATP (adenosin
tri phosphatase) (11). Lipid chiết xuất từ sen có tác
dụng sát trùng chống vài vi khuẩn Gram âm, Gram dương và nấm
men, đặc biệt chống sâu Spodoptera littoralis
phá hoại
cây bông (15).
Ở
Huế có một món chè rất ngon mà người Huế nào cũng thèm
là chè nhãn lồng bọc hột sen. Vẫn biết nhãn ăn một mình
đã ngon, hột sen nấu chè một mình cũng vô cùng hấp dẫn,
nhưng khi hột sen được bọc trong trái nhãn thì hương vị
chè lại càng đậm đà gấp bội. Thường chè nầy chỉ nấu
trong gia đình, ở quán ăn ít thấy, vì vậy người lạ chưa
được mời ăn ở nhà thì khó có dịp nếm chè nhãn lồng
bọc hột sen. Thuộc họ Bồ hòn Sapindaceae, nhãn thường
mang tên khoa học Euphoria longana Lam., có khi E. longan
Lamarck
hay (Lour.) Steud, hay E. longean. Cũng thấy vài ba tên khác:
Nephelium
longanum hay N. longana, Dimocarpus longan Lour.,
D. longan
ssp malesianus Leenth cho trái kucing bên Mã Lai. Đông
y thường gọi long nhãn hay á lệ chi (BKT). Còn có tên lệ
chi nô, mạy ngận hay mác nhan (Tày), lạy nghịn điẳng (Dao)
(VDL, ACCT). Phần lớn những công tác khảo cứu được thực
hiện lên các nhãn mọc ở châu Á, từ Nhật Bản qua Trung
Quốc. Những hóa chất được chú trọng đến trước nhất
là tannnin ở vỏ trái, vỏ thân cây, catechol tannin ở hoa. Đem
thủy phân tannin thì nhận được acetonylgeranilin bên cạnh
corilagin, các gallic và chebulagic acid. Từ vỏ thân còn tươi,
đã chiết xuất được epicatechin, procyanidin B2 và
C1.
Long
nhãn an thần
Trái
nhãn khi chín hái và đem trữ thì ascorbic acid, có nhiều nhất
lúc trái chín, dần dần bị hủy. Các acid khác như succinic,
malic, citric acid cũng có theo tỷ lệ 10/5/1. Các phenol đã tìm
ra được trong lá với những phân tử khá dài từ C50
đến C75. 13 chất được xác định trong hoa, 2 phenolcarboxylic
acid (brevifolincarboxylic, coumaric acid), 5 flavonoid (luteolin, kaempferol,
chrysoeriol, quercetin, hyperin), 6 tanin (brevifolincarboxyl gluco pyranose,
corilagin, repandusinic acid, phyllanthusin, furosin, geraniin). Trong
lá, ngoài quercetin và quercitrin, còn có sitosrerol, epifriedelinol,
hentriacontanol. Stigmasterol thì tìm ra được trong hoa bên cạnh
fucosterol, saponin trong hột. Về mặt protein, cũng như xoài,
khế, trái còn tươi chứa 0,4-2,7 g/100g mà thành phần lớn
nhất là những aspartic, glutamic acid, alanin, glycin, serin, hydroprolin,
prolin. Áo hột cũng như cùi hột, ngoài protein, còn chứa những
chất đường glucose, saccharose và các vitamin A, B. Trong hột
có nhiều loại acetylenic amino acid như amino methyl hexynoic, amino
hydroxy heptynoic acid có tánh chất chống trùng Salmonella typhimurium
(19).Trong
số những chất dễ bốc hơi đem lại hương vị trái nhãn,
các hóa sư Đài Loan xác định được 59 chất mà nhiều nhất
là linalool, linalool oxid, epoxy linalool, nonanal, terpineol, viridiflorol
torreyol, carophyllen. Các nhà khảo cứu Mã Lai xác định được
trong trái ester và terpinoid mà chiếm phần lớn là ethyl acetat
và ocimen.
Ở
nước ta, nhãn được dùng làm thuốc bồi bổ sức khỏe,
an thần, chữa chứng hay quên, trí nhớ sụt kém, mất ngủ,
thần kinh suy nhược (VDL, ACCT). Người ta dùng cùi nhãn khô
(nhãn nhục) nấu chín nhừ với hột sen thành chè (BKT) hay
sắc uống 9-10g mỗi ngày (ACCT). Hột nhãn (á lệ chi hạch)
thì được đem tán bột để trị đau nhức ở bụng và bụng
dưới (BKT), chữa nhọt chốc lở (ACCT). Đông y có quy tỳ
thang (tế sinh phương) gồm có nhãn nhục, đương quy Angelica
sinensis, nhân sâm Panax ginseng, bạch phục linh Poria
cocos, hoàng kỳ Astragalus membranaceus, bạch truật Atractylodis
macrocephala, toan táo nhân Zizyphus jujuba, cam thảo Glycyrrhiza
uralensis, mộc hương Sausurea lappa, viễn chí Polygala
glomerata, để trị ưu tư thương tỳ, huyết hư, phát nhiệt,
ăn ít, thân thể mệt mỏi, hồi hộp, ít ngủ, ra mồ hôi,
tay chân đau nhức, đại tiện không đều, kinh nguyệt phụ
nữ không đúng kỳ (BKT). Về mặt khảo cứu dược liệu,
trái nhãn được dùng trong thuốc giảm mệt (27),
những polysaccharid trong các liều thuốc bổ dưỡng (25),
corilagin chống cao huyết áp (23), furan chiết xuất
từ áo hột có tính chất chống co giật (28), adenosin
có tác dụng giảm đau (24), uridin ức chế sự kết
tụ những tiểu cầu (16). Hai văn bằng sáng chế
Nhật Bản đã dùng vỏ hột trộn với đậu nành cùng nhiều
vật liệu kết dính khác để làm dầu thuốc (20)
và trong một công thức dầu bồi dưỡng tóc (22).
Cũng nên biết là có thể giữ trái chín tươi trên dưới
hai tháng nếu cho vào túi chất dẻo và sử dụng hóa chất
benomyl (500 ppm) với khí sulfur dioxyd ở 52° trong vòng hai phút,
trước khi bảo quản ở 5° trong môi trường độ ẩm 90-95%
(21).
Hồi
tôi còn nhỏ, bên làng Mỹ Xuyên kế cạnh có ông Cửu Triêm
rất giàu có. Tôi hay thỏ thẻ với chị tôi : sau nầy em ao
ước có ngày được giàu như ông ấy .... để mặc sức ăn
chè ! Vài năm gần đây, nhân đi chơi vùng đồng bằng sông
Cửu Long, viếng thăm ông Đạo Dừa, cô cháu con chị tôi tinh
nghịch tặng tôi biệt hiệt ông Đạo Chè. Thật ra, người
Huế nào không bị cấm đồ ngọt lại không thích chè. Hai
món chè độc đáo nhất quê tôi là chè bột lọc bọc thịt
quay, ít người vùng khác ưa thích, và chè nhãn lồng bọc
hột sen, ai cũng mê mệt. Sau nầy, tôi lại thích thú đọc
thấy chè hột sen cùng nhiều loại chè khác lại là những
món ăn có chất thuốc. Người Pháp có câu khuyên : "kết hợp
bổ ích với thích thú" thật là đúng vậy.
Thông tin
Khoa học và Công nghệ 2 1997, khoahoc.net 08.2007
Tham
khảo
1- Véronique
Crombé,
Le Bouddha, nxb Desclée de Brouwer, Paris (2000)
44-5
2- Léon Wieger
S.J.,
Les vies chinoises du Buddha, nxb Dharma, Collection
Fenêtres (1913, tái bản 2002), 23
3- Kshemendra,
La
liane magique, dịch từ tiếng Tây Tạng, nxb
Padmakara,
Périgueux (2001) a)395-8 ; b)411-5
4- Thích Minh
Châu, Minh Chi, Tự điển Phật học Việt Nam, nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội (1991) a)556-7 ; b) 597
5- Louis Frédéric,
Les
dieux bouddhiques, nxb Flammarion Paris (1992) 59-60
6- J. Marshall,
A. Fouscher, N.G. Majumdar, The Monuments of Sanci, Calcuta-Dehli,
1940, 199-200 ; A.K. Coomaraswamy, La sculpture de Bharhut, Paris,
Vanoest, Annales du Musée Guimet, Bibliothèque d’art, Nouvelle
Série, VI (1956) 65-6
Nelumbo
nucifera
7- T. Masao,
Alkaloids
of Nelumbo nucifera, Japan 17,984 (1960) 5 tr.
8- S.M. Kupchan,
B. Dasgupta, E. Fujita, M.L King, Alkaloids of America lotus, Nelumbo
lutea,
Tetrahedron 19 (1963) 227-32
9- T.H. Yang,
C.M. Chen, C.S. Lu, C.L. Liao, Alkaloids of lotus receptacle,
J. Chin. Chem. Soc. (Taipei) (3) 19 (1972) 143-7
10- Bê Thị
Thuần, Hoàng Kim Thanh, Nguyễn Thi Thìn, Flavonoids in the lotus
plant (Nelumbo nucifera Gaertn), Tạp chí Dược học (6)
(1980) 19-20
11- Nguyễn
Xuân Thăng, Nguyễn Thị Hằng, Đặng Hạnh Phúc, Inhibitory
effect of some traditional hypnotic drugs on adenosietriphosphatase of
rat brain membranes, Rev. Pharm. (1983) 82-9
12- S. Nishibe,
H. Tsukamoto, H. Kinoshita, S. Kitagawa, A. Sakushima, Alkaloids from
embryo of the seed of Nelumbo nucifera, J. Nat. Prod. (3)
49
(1986)
548-
13- N. Shoji,
A. Umeyama, N. Saito, A. Iuchi, T. Takemoto, Asimilobine and lirinidine
serotonergic receptor antagonists from Nelumbo nucifera, J. Nat.
Prod. (4)
50 (1987) 773-4
14- G.R. Li,
F.H. Lu, J.O. Qian, Effects of neferine on physiologic properties and
the dose-effect response to isoprenaline and calcium in guinea pig atria,
Yaoxue
Xuebao (4) 23 (1988) 241-5
15- A. Saeed,
E. Omer, A. Hashem, Investigation of lipids and biological activity
of Nymphaea hybrida Tach. V. and Nelumbo nucifera, Bull. Fac. Pharm.
(Cairo Uni.) (3) 31 (1993) 347-51
16- X. Wu,
Z. He, B. Yu, The responses of plasma glucose and serum C-peptide to
five starchy foods, Yingyang Xuebao (2) 16 (1994) 174-9
17- B.K. Liou,
H.Y. Chen, G.C. Yen, Antioxydative activity of the methanolic extracts
from various traditionally edible plants, Zhongguo Nongye Huaxue
Huizhi
(1) 37 (1999) 105-16
18- D.H. Sohn,
Y.C. Kim , S.H. Oh, E.J. Park, X. Li, B.H. Lee, Hepatoprotective and
free radical scavenging effects of Nelumbo nucifera, Int. J. Phytother.
Phytopharm.(6-7) 10 (2003) 165-9
Euphoria
longana
19- H. Minakata,
H. Komura, S.Y. Tamura, Y. Ohfune, K. Nakanishi, T. Kada,
Antimutagenic
unusual amino acids from plants, Experientia (12)
41 (1985)
1622-3
20- M. Sawaguchi,
Ointment
containing melanolidins as pharmaceutical stabilizers, Jpn. Kokai
Tokkyo Koho JP 63 05,032 (1988) 5 tr.
21- O. Wara-Aswapati,
D. Srilok, S. Gomolmanee, P. Boon-Long Effect of benomyl and sulfur
dioxide on storage life of fresh longan, ASEAN Food J.
(2)
4
(1988) 73-5
22- S. Musui,
K. Yoshihama, Y. Yokoyama, K. Matsumoto, H. Kuroda, M. Suzuki , Hair
growth-promoting preparations containing vitamins and other substances,
Jpn. Kokai Tokkyo Koho JP 06 100,421 (1994) 5 tr.
23- J.T. Cheng,
T.C. Lin, F.L. Hsu, Antihypertensive effect of corilagin in the rat,
Canadian J. Physiol. Pharmacol. (10) 73 (1995) 1425-9
24- E. Okuyama,
H. Ebihara, H. Takeuchi, M. Yamazaki, Adenosine, the anxiolytic-like
princiople of the arillus of Euphoria longana, Planta Med. (2)
65
(1999) 115-9
25- S. Huang,
Z. Chen,
Health-care solution of polysaccharide of Euphoria longana
and Lycium barbarum, its preparation and application, Faming Zhuanli
Shenqing Gongkai Shuomingshu CN 200330625 ((2003) 10 tr.
26- D.H. Kim,
M.C. Song, J.M. Choi, S.H. Kim, D.K. Kim, I.S. Chung, M.H. Park, B.M. Kwon,
N.I. Beak, Development of biologically active compounds from edible
plant sources. VIII. Isolation of platelet aggregation inhibitory compounds
from the arils of Euphoria longana L., Han’guk Eungyong Sangmyong
Hwakakhoeji (1) 47 (2004) 130-4
27- C.C. Lin,
Nutritional
compositions containing androgen-herb extracts for alleviating fatigue,
U.S.
Pat. Appl. Publ. US 2004076684 (2004) 3 tr.
28- D.H. Kim,
D.W. Kim, S.Y. Choi, C.H. Park, N.I. Baek, 5-(hydroxymethyl)-2-furfuraldehyde,
anticonvulsant furan from the arils of Euphoria longana L., Agric.
Chem. Biotech.(1) 48 (2005) 32-4
|