Ghi chú: Thoạt đầu,
tôi chỉ có sơ đồ Trường thi Nam Định xưa được
tìm thấy trên Internet, sau đó tôi đã gom góp, phối hợp thêm
từ tài liệu tham khảo để viết lời dẫn giải cho sơ đồ
này. Xin độc giả chỉ dùng nó như sự gợi ý về những
địa điểm chính yếu trong "trường thi ngày xưa" mà
Trường thi Nam Định dưới đây được mượn làm mô hình
tiêu biểu.
-Vào đời Minh
Mạng và Thiệu Trị có cả thảy 7 trường thi
Miền Bắc: Hà Nội, Nam
Định,
Miền Trung: Thanh Hóa,
Nghệ An, Thừa Thiên, Bình Định
Miền Nam: Gia Định.
-Vào đời vua Tự
Đức (1884) trường Hà Nội phải dời và thi chung với
trường
Nam Định được gọi là trường
Hà Nam. Dù thi tại một trường nhưng thí sinh và tổ chức
trường thi vẫn được phân thành hai bộ phận riêng biệt,
kể cả khuôn dấu lẫn các học quan. Hai hội đồng chấm
thi riêng và không được giao tiếp với nhau.
Mô tả Trường thi Nam Định
(Theo sơ đồ đính kèm)
Trường thi được xây dựng trên
một thửa đất rộng vuông vắn.
Nhìn tổng quát, trường thi
được chia ra làm hai phần:
- Phần ngoài dành làm
nơi cho các thí sinh thi
- Phần trong dành làm
nơi cho các quan khảo thí (quan chấm thi), các quan giám
sát cùng nhân viên phục vụ trường thi làm việc và ở.
1- Phần
ngoài ngắn hơn phần trong một tý, được
chia làm bốn vi Ất, Giáp, Tả,
Hữu đều nhau bởi hai con đường chạy theo chiều ngang dọc
gọi là đường Thập đạo.
Nơi giữa ngã tư đường Thập đạo là nhà Thập
đạo [16].
Mỗi vi có hai cửa vào và một
cửa lên nhà Thập đạo.
Hai cửa vi Ất: Ất nhất và
Ất nhị [18][25];
Hai cửa vi Giáp: Giáp nhất
và Giáp nhị [19] [20];
Hai cửa vi Tả: Tả nhất và
Tả nhị [21][22];
Hai cửa vi Hữu: Hữu nhất
và Hữu nhị [23][24].
Thẳng lối nhà Thập đạo
đi ra ngoài là cổng Tiền môn (cổng
trước) [17], lối duy nhất dành cho thí sinh ra về
sau khi nộp quyển (nộp bài thi).
2- Phần
trong lại chia ra làm hai, Nội trường và
Ngoại trường.
a/ Ngoại
trường
Ngoại trường rộng gấp
rưỡi Nội trường, chia ra hai khu: khu ngoài và khu
trong.
- Khu
ngoài.
Ở giữa khu ngoài có một nhà rộng gọi là Thí
viện [10] để các quan Chánh, Phó chủ khảo
và Chánh, Phó phân khảo làm công việc chấm thi,
xem lại các bài thi.
Hai bên nhà Thí viện có bốn
cái nhà riêng biệt là nơi ở của các vị quan ấy, mỗi ông
một nhà:
Chánh chủ khảo [11] Phó
chủ khảo [12];
Chánh phân khảo [13] Phó
phân khảo [14];
Gồm cả nhà quan Giám sát [15]
và Lại phòng (Thư ký) [6].
- Khu
trong, chủ yếu dành cho các quan Giám sát
Đề tuyển (hay Đề điệu), được vây kín, chỉ có
một cổng ăn thông vói Thí viện, lưng giáp với Nội trường.
Có hai ao lớn [1] ở hai đầu.
Ở giữa khu là nhà
Đề tuyển [7], nơi các quan Đề Tuyển làm
việc.
Hai đầu khu là nhà của các
quan Chánh, Phó Đề tuyển [8] [9].
Sau nhà Đề tuyển là dãy nhà
Lại phòng [6].
b/ Nội
trường
Nội trường nằm ở
trong cùng của toàn Trường thi được vây kín bốn bề bằng
tường phên tre, chỉ trừ một cổng duy nhất ăn thông sang
Ngoại trường luôn có lính thể sát canh giữ sự ra
vào giữa Nội trường và Ngoại trường.
Ở giữa là nhà Giám
viện [2], một căn nhà lớn tương đương như
nhà Thí viện, là chỗ các quan đến đó chấm bài.
Hai bên Giám viện là hai nhà
của các quan Phúc khảo [5].
Đằng sau hai nhà Phúc khảo
là hai dãy nhà gồm bốn căn quay mặt vào nhau, nơi ở của
các quan Sơ khảo [4] ở riêng biệt mỗi người
một căn.
Sau nhà quan Phúc khảo, đầu
phía bên có một tòa nhà của quan giám sát Nội trường
[3].
Trong cùng gần hàng rào là
cái ao.
GHI CHÚ:
- Sơ đồ của Trần văn Giáp
(ở trên): Không thấy ghi địa điểm chỗ ở của quan Giám
khảo trong Nội trường???
- Sơ đồ của Robert De La Susse
(ở dưới): có nơi ở của quan Giám khảo trong Nội
trường.
Ngoài ra, trường thi còn có
tất cả có bảy chòi canh,
Hai cái ở góc trong Nội trường,
Hai cái ở ngoài cùng bãi thi,
Một cái ở lối vi Giáp thông
sang vi Tả,
Một cái lối vi Ất thông sang
vi Hữu,
Một cái ở nhà Thập đạo.
Trong những ngày thi, các quan
Ngự sử giám sát và mấy viên đội Thể sát lên
ngồi trên chòi để kiểm soát hành động của mọi người.
Ở cổng Nội trường ra Ngoại
trường và cổng từ Ngoại trường ra bãi thi, ngày đêm đều
có lính canh nghiêm ngặt, các bên không được thông đồng
qua nhau.
Đây là nơi diễn ra các
kỳ thi Hương cuối thời nhà Nguyễn,
nay là khu vực phường Trường
Thi, TP Nam Định.
Khung cảnh trong trường
thi Nam Định
|