Vinh quy
Sách Khải
Định chính yếu (ghi lại các sự kiện thời Khải Định)
chép rằng
tháng Giêng năm 1919, thể thức kỳ thi Hội
với những thay đổi, vua Khải Định phê: "Lần này là
khoa thi Hội cuối cùng của triều đình, nên trẫm muốn
gia ân cho sinh viên sĩ tử khoa mục trong cả nước, hễ ai
thông thạo hai thứ chữ Nho và chữ Pháp thì trình diện Bộ
Học để xin vào ứng thí".
Ngày 16-5-1919
(nhằm 17-4 âm lịch), kỳ thi Đình cuối cùng diễn ra trong
cung vua.
LỜI NGƯỜI VIẾT
Dựa theo tài liệu trên, THI
CỬ theo Nho học đã kết thúc cách đây vừa tròn 100 năm.
Một trăm năm ngắn ngủi so với chiều dài gần 9 thế kỷ
(1075-1919), mà mọi triều đình ta kể từ đầu nhà Lý trở
về sau, ngoài việc tiến cử đặc biệt, sự tuyển chọn
nhân tài cho đất nước đều do qua thi cử cả.
Ấy vậy, khi ngoảnh nhìn lại, chúng tôi tự thấy mình không
biết gì mấy về việc làm quan trọng như thế của người
xưa nên cố gắng lục lọi, tìm tòi một số tài liệu trong
các sách tham khảo ít ỏi có sẵn trong tay, và cộng thêm những
bài viết trên NET để tạm vẽ nên một vài nét sơ lược
về thi cử Nho học ngày xưa. Đề tài thì mênh
mông, tài liệu tham khảo thì giới hạn, đôi chỗ lại khác
biệt hay mâu thuẫn lẫn nhau, khó hiểu nên mong có sự đóng
góp của quý vị độc giả để giúp chúng tôi có sự hiểu
biết rộng rãi thêm và chính xác hơn.
LOẠT BÀI NÀY CHỈ PHỔ BIẾN
GIỚI HẠN TRONG NHÓM THÂN HỮU nhằm kỷ niệm một trăm
năm ngày chấm dứt thi cử Nho học tại Việt nam
* * *
I - ĐẠI CƯƠNG
Thi Hương được tổ
chức cứ ba năm một kỳ, vào những năm Tý, Mão, Ngọ,
Dậu. Những khoa này được gọi là chính khoa (khác với
Ân khoa) do triều đình tổ chức để chọn nhân tài theo định
kỳ nhất định. Khoa thi Hương có hai học vị Cử nhân
và Tú tài, nhưng chỉ những ai đạt học vị Cử
nhân mới chính thức kể là người đã đỗ để
tiếp tục vào kỳ thi Hội được tổ chức ở kinh đô.
1- Địa điểm
tổ chức thi Hương
*/ Vào đời Minh Mạng
và Thiệu Trị có cả thảy 7 trường thi chia theo miền:
Miền Bắc gồm hai trường
Hà Nội, Nam Định
Miền Trung gồm bốn trường Thanh
Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên, Bình Định
Miền
Nam gồm một trường Gia Định.
Những tỉnh thuộc địa
bàn của các trường thi:
- Trường thi Hà Nội-Nam
Định gồm các tỉnh miền Bắc.
- Trường thi Thanh Hóa
gồm các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình
- Trường thi Nghệ An
gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh
- Trường thi Thừa Thiên
gồm các tỉnh Thừa Thiên và Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng
Trị, Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi)
- Trường thi Bình Định
gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa
- Trường thi Gia Định
gồm các tỉnh miền Nam
*/ Vào đời vua Tự Đức (1884)
trường Hà Nội phải dời và thi chung với trường Nam Định
được gọi là trường Hà Nam
*/ Vào những năm cuối cùng
của thi cử Nho học, khi có sự hiện diện của người Pháp,
số trường thi thu lại chỉ còn:
Miền Bắc: Trường thi
Hà Nam (thi ở Nam Định)
Miền Trung: Các trường
thi Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên, Bình Định
Miền Nam: Trường thi
Gia Định bị bãi bỏ.
2- Thời gian tổ
chức
Tùy thuộc mỗi Trường thi
nhưng phải được tổ chức trong cùng một năm. Thí dụ như
tháng
Tư âm lịch đối với Thừa Thiên, tháng Sáu âm lịch
đối với Nghệ An, tháng Bảy âm lịch đối với Thanh
Hóa và tháng Mười âm lịch đối với Nam Định. . .
3- Vòng thi bốn
trường và các môn thi
Thi Hương gồm 4 kỳ gọi
là tứ trường: Nhất trường, Nhị trường, Tam trường
và Tứ trường hay Phúc hạch; cách nôm na gọi là
Trường
nhất, Trường nhì, Trường ba và Trường bốn; hay
Kỳ
nhất, Kỳ nhì, Kỳ ba và Kỳ bốn; hay Vòng nhất,
Vòng nhì, Vòng ba, Vòng bốn. Gọi sao cũng đều được
hiểu như nhau là có bốn đợt thi trong thi Hương.
- Kỳ Nhất trường: thi kinh
nghĩa
- Kỳ Nhị trường: thi thơ,
phú
- Kỳ Tam trường: thi chiếu,
chế, biểu
- Kỳ Tứ trường hay Phúc hạch:
thi văn sách
Thứ tự các môn thi vừa kể
trên có thể thay đổi theo mỗi khóa thi, nhưng căn bản thường
áp dụng theo lịch trình như thế.
Thời gian làm bài của mỗi
trường (hay mỗi kỳ, mỗi vòng) kéo dài trong vòng một
ngày từ sáng tới tối.
4- Lịch trình
cho bốn kỳ thi
Những khóa thi về sau, lịch
trình ngày thi của bốn trường không quy định rõ, nhưng thông
thường được áp dụng trong tháng có khoa thi như sau:
- Ngày mùng 8 thi Nhất trường.
- Ngày 18 thi Nhị trường.
- Ngày 25 thi Tam trường.
- Ngày 01 tháng sau thi Tứ trường
(hay trước kia còn gọi là kỳ Phúc hạch).
- Thông thường, sau một hay
hai tuần tính từ ngày thi Tứ trường, tên người thi đỗ
được yết bảng sau khi được triều đình chuẩn thuận
danh sách tân khoa.
Quy
định: Người thi đỗ Nhất trường
mới được vào thi Nhị trường, và cứ như thế áp
dụng cho Tam trường và Tứ trường.
5- Mô tả trường thi
(Nam
Định)
Để hiểu thêm những phần
viết trong những tiết mục dưới,
xin đọc và xem sơ đồ
Trường thi ở
PHỤ BẢN "A"
II- TIẾN TRÌNH CHUẨN BỊ
và ĐIỀU HÀNH VIỆC THI CỬ
A- TIẾN TRÌNH CHUẨN
BỊ
1-Triều đình chọn
ban khảo thí và ban giám sát
Văn ban đình thần Bộ Lễ
(năm 1908 đổi thành Bộ Học) trong triều hội họp lại đề
cử ban khảo thí. Trừ hai quan Đề tuyển là những
người thuộc võ quan, còn các quan khác đều nằm trong hạng
khoa mục cả.
Kén chọn xong, đình thần làm
sớ tâu lên vua để được chuẩn thuận.
Vua phê lời chỉ dụ, đồng
thời cử hai quan Ngự sử sung
vào ban giám sát.
Trước khi lên đường, các
quan được đề cử đi phải vào bái mạng vua rồi ra Bộ
Lễ lĩnh cờ và bài, trên cờ có chữ "Chỉ" to và chữ
"Phụng" nhỏ, ý nói vua truyền và các quan phải tuân
theo.
- Ban khảo thí
Số lượng gồm:
Một quan Chánh Chủ khảo,
một Phó Chủ khảo
Hai quan Phân khảo
Hai quan Giám khảo
Hai quan Đề tuyển còn
gọi là quan Đề điệu (riêng hai viên này là quan võ,
không biết văn chương)
Từ 4, 8 đến 10 quan Phúc
khảo, (tùy theo trung tâm thi lớn,
nhỏ)
Từ 8, 16 đến 20 quan Sơ
khảo, (tùy theo trung tâm thi lớn, nhỏ), số quan Sơ khảo
nhiều gấp đôi quan Phúc khảo.
- Ban giám sát
Số lượng gồm:
Hai quan Ngự sử giám sát.
Tám đội thể sát gồm
4 đội coi việc thi và 4 đội coi giữ trật tự.
Kể từ năm Bính Tuất (1885),
niên hiệu Đồng Khánh, triều thần chỉ cử các quan
Phân khảo, Đề tuyển
trở lên mà thôi, còn các quan Phúc khảo, Sơ khảo sẽ
do các quan Kinh lược tỉnh địa phương chỉ định.
2- Trước ngày thi một
tuần
Các quan khảo thí và
quan giám sát phải lên đường đến trường thi. Khi
đến nơi tỉnh có trường thi tọa lạc, các quan vào yết
kiến quan Tổng đốc địa phương rồi tức khắc tiến
trường và ở luôn trong trường cho đến khi thi xong.
- Các quan địa phương phải
cử 40 người lại phòng sung vào việc biên chép trong
trường thi, và cử lính đặt dưới quyền quan Ngự
sử, lại phải cung cấp đủ lương thực cho các quan trường
dùng trong suốt thời gian thi. Đến ngày thi phải cử một
viên Lãnh binh đem quân hộ thành diễu quanh trường
để tăng phần nghiêm ngặt.
- Các quan vào trường rồi,
phải ở nhà dành riêng cho mình, không được đi lại với
nhau trong suốt kỳ thi.
3- Lễ
tiến trường(đơn
cử Trường thi Hà Nội)
Hôm đó, có biết bao nhiêu
người tụ tập trước cửa phủ của quan Tổng đốc và dọc
hai bên đường đến Văn Miếu để xem Lễ tiến trường
của các quan trong dịp triều đình mở khoa thi ở Hà Nội.
a/ Phần tiến trường
của các quan khảo thí do triều đình đề cử
Nào chiêng trống, trống con
trống cái, nào phường bát âm thi nhau khua inh ỏi từ nhà
phủ quan Tổng đốc tiến ra.
- Hai lọng đỏ che cho cờ
và
bài của nhà vua
Theo sau đó, theo thứ tự trước
sau, là các quan uy nghi trong sắc phục theo thứ bậc cao thấp
của triều đình:
- Quan Chánh chủ khảo
(quan Đại thần Bộ Lễ, sau đổi thành Bộ Học), ngồi võng
thứ nhất được che bởi bốn lọng xanh.
- Quan Phó chủ khảo,
ngồi võng thứ nhì được che bởi ba lọng xanh.
- Hai quan Giám sát Ngự sử,
ngồi võng thứ ba và thứ tư được che bởi hai lọng xanh.
- Hai quan Giám khảo, ngồi
võng thứ năm, thứ sáu với hai lọng xanh.
- Hai quan Đề tuyển,
ngồi võng thứ bảy, thứ tám với một lọng xanh.
- Hai quan Phân khảo, ngồi
võng thứ chín, thứ mười với một lọng xanh
- Bốn quan Phúc khảo,
mỗi người một võng và một lọng màu lam.
- Tám quan Sơ khảo, đi
bộ, mỗi vị một lọng màu lam đi theo.
b/ Phần tiến trường
của quan, lính, nhân viên phụ trợ tại địa phương
- Lại một võng điều có bốn
lọng che, quan Tổng đốc mặc sắc phục đại triều
tiễn đưa các quan trường.
- Theo sau quan Tổng đốc là
một án thư lớn do lính khiêng, trên để lễ tam sinh
gồm một con dê, một con lợn và một con gà, có hai cái lọng
đi kèm. Và một án thư thứ hai, trên có hoa quả, mâm xôi,
một con lợn chín, cũng có hai lọng đi theo.
- Kế đến là 40 lại phòng
(thư ký) quần áo chỉnh tề, xếp hàng đôi đi trước, theo
sau là tám viên đội thể sát với một toán lính vác
gươm, cầm giáo rất oai nghi. Toán này do quan tỉnh cử vào
sẽ ở lại trường để phục vụ trường thi.
- Một toán lính tập hậu đi
sau cùng để dẹp đường.
Đám rước đi rất oai phong
và chậm chạp tiến về phía Văn Miếu. Đến khu Văn Miếu
các quan xuống võng, đem lễ chín vào bái yết đức
thánh Khổng Tử. Lễ xong các vị trở ra và tiến thẳng đến
trường thi.
Tiễn tới đây, quan Tổng đốc
trở lại dinh.
Các quan trường được tiếp
tục rước đến trường thi. (Xem sơ đồ Trường thi –
Phụ Bản "A")
- Đến cổng trường, phu cờ
tản ra hai bên, nhường cho phường trống tiến vào Tiền
môn (cổng chính). Qua nhà Thập đạo, thẳng lối
vào Thí viện. Tất cả tụ tập nơi đây.
- Lễ tam sinh bày ở Thí viện,
các quan chia nhau vào làm lễ bách linh và tứ phương
thần chủ.
- Lễ hoàn tất, các phu lọng
đi ra, khu trường thi sẽ bị biệt lập khoảng một tháng,
nội bất xuất, ngoại bất nhập chỉ trừ có mấy viên đội
thể sát do quan Ngự sử cho ra ngoài để vận chuyển lương
thực.
4-Trước ngày thi một ngày
a/ Công việc chuẩn bị
các "quyển"
"Quyển" được các quan Đề
tuyển làm việc một cách rất hết sức cẩn thận và trật
tự. Thí dụ trường Hà Nội, năm đó có tới vạn hai
(12000) thí sinh ứng thí, số quyển thi phải tới bốn
vạn tám (48000) quyển, bởi mỗi thí sinh phải nộp bốn quyển
cho đủ bốn kỳ thi. Bốn quyển đó do chính tay học
trò đóng và đề tên họ với quê quán của mình nộp lên
quan Đốc học tỉnh nơi nguyên quán.
(Nhắc lại, sắp đến ngày
thi, quan Đốc học các tỉnh phải chuyển toàn bộ quyển của
các thí sinh tỉnh mình giao cho quan trường).
b/ Công việc của quan
"ngoại trường" Đề tuyển
(Danh từ "nội trường", "ngoại
trường" có ý chỉ vị trí được phân bố trong Trường thi
- xem Phụ Lục "A")
Sau khi Ngoại trường nhận
đủ quyển của các tỉnh, quan "ngoại trường" Đề tuyển
đóng dấu (thí dụ) "Hà Nội thí trường" vào trang đầu mỗi
quyển rồi mới chuyển vào Nội trường cho quan "nội trường"
Đề
tuyển.
c/ Công việc của quan
"nội trường" Đề tuyển và
lại phòng (thư
ký)
Lúc này rất phức tạp.
- Trước hết phải mở các
quyển và đóng vào khe giữa của trang hai và
trang ba một dấu nữa. Dấu này có chữ "Văn hành công
khí", người ta còn gọi là dấu "giáp phùng". Dấu
này để tránh cho kẻ gian tháo những tờ từ trang thứ hai
trở xuống mà thay những tờ khác vào thay thế.
- Rồi chọn tên thí sinh mỗi
người một quyển, tổng cộng một vạn hai (12000) quyển,
cho vào một đống, trộn cho lung tung và chia làm bốn phần.
Phải trộn đều lên là cốt khi phân chia, những quyển cùng
tỉnh không ở cùng một phần với nhau. Chia ra làm bốn phần
vì sẽ chia ra bốn vi, mỗi vi một phần.
- Sau khi chia ra làm bốn phần,
các lại phòng lần lượt ghi tên các "quyển" vào sổ.
Bốn phần phải làm tám cuốn sổ, mỗi phần hai cuốn, biên
giống như nhau.
- Línhthể
sát (còn gọi là mật sát) đóng bốn phần vào bốn
hòm riêng rẽ, mỗi phần một hòm đưa ra Ngoại trường
để đến ngày thi phát cho thí sinh. Kèm theo đó phải gửi
ra bốn cuốn sổ ghi tên thí sinh để ngoài này làm bảng
yết
danh treo ở ngoài cửa các vi. Còn bốn cuốn sổ ghi tên
còn lại được giữ trong Nội trường để sau này tra
xem ai bị "hỏng" và ai "được vào" kỳ thi tới.
B- ĐIỀU HÀNH VIỆC THI
CỬ
1- Tổng quát về bốn
trường thi
- Nhắc lại: Thi Hương gồm
"bốn trường", đó là Nhất trường, Nhị trường, Tam trường
và Tứ trường xưa gọi là kỳ Phúc Hạch. Nôm na,
dân gian còn gọi "bốn trường" là Trường
nhất, Trường nhì, Trường Ba, Trường bốn; hay "bốn kỳ"gồmKỳ
nhất, Kỳ nhì, Kỳ ba và Kỳ bốn; hay "bốn vòng" là
Vòng nhất, Vòng nhì, Vòng ba, Vòng bốn.
- Người thi đỗ Nhất trường
mới được vào thi Nhị trường, và cứ như thế áp
dụng cho Tam trường và Tứ trường.
- Trong bốn trường kể trên,
mỗi trường kéo dài một ngày.
- Kết quả mỗi trường thường
được công bố sau đó mấy ngày, (theo lịch trình đã
nói ở trên), đó là thời gian dành cho ban giám sát Đề
tuyển làm việc, và ban khảo thí chấm bài.
- Bảng thí sinh đỗ trong mỗi
trường sẽ được niêm yết tại cổng trường thi hoặc
cổng mỗi vi trước một ngày để thí sinh biết mà
chuẩn bị vào trường kế tiếp.
2- Các
môn thi dành cho bốn trường
Thông thường:
Kỳ Nhất trường thi kinh
nghĩa
Kỳ Nhị trường thi thơ,
phú
Kỳ Tam trường thi chiếu,
chế, biểu hay chế, biểu, luận
Kỳ Tứ trường thi văn sách
3- Cách
ra đề thi
- Nhất trường: Đề
bài gồm có cả thẩy 7 đề gồm hai bài truyện
rút ra từ Tứ Thư hay còn gọi là Tứ Truyện và
năm
bài kinh rút ra từ Ngũ K inh. Những bài văn này gọi chung
là kinh nghĩa. Thí sinh bắt buộc phải làm ít nhất
3 bài trong bảy đề bài trên. Tuy nhiên thí sinh cũng có thể
làm đủ cả 7 bài để tỏ rõ tài học của mình.
- Nhị trường: Đề bài,
gồm một bài thơ và một bài phú. Thí sinh phải
làm đủ cả 2 bài.
- Tam trường: Đề bài
gồm chế, chiếu, biểu, mỗi loại một bài.
Chế,
thường
gọi là "chế văn", tức lời vua ban khen khi phong thưởng cho
công thần. Chiếu là soạn một "chỉ thị" của triều
đình hay lời, lệnh vua ban xuống cho thần dân.
Biểu là
một "văn bản" (sớ) của quan đại thần viết dâng lên triều
đình hay vua. Thí sinh phải làm đủ cả ba bài.
- Tứ trường (hay Phúc
hạch): Đề bài gồm một bài văn sách. Bài
này đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức sâu rộng về kinh
điển Nho gia, trình bày những mưu lược, kế sách của mình
trước những vấn đề kim cổ hay thời cuộc hiện tại phù
hợp với đề bài.
Lưu ý: Ý nghĩa của tên
gọi kỳ Phúc hạch là để sát hạch lại các
kỳ thi trước. Vì vậy các khóa thi trước đây, đề bài
sát hạch phải hội đủ các loại văn của ba kỳ thi kia để
các quan khảo thí có thể dựa vào đó mà xét khiếu văn
và trình độ của mỗi thí sinh có phù hợp với những
bài văn đã làm trong các kỳ trước hay không hầu để tránh
trường hợp gian lận, thi dùm. Bài thi gồm một bài kinh
nghĩa hay bình về
Kinh Thưvà
một bài thơ hay một
bài phú. Có khóa thi chỉ
cần làm một bài thơ để nhận mặt chữ là đủ. Những
khóa thi về sau này, phép thi đổi lại, kỳ Phúc hạch được
coi là một
kỳ thi thật sự giống như ba kỳ kia nên
được gọi là Tứ trường.
Bài thi
lúc này chỉ có một bài văn sách. (Sẽ có giải thích
thêm ở những đoạn sau).
Kỳ thi Nhất trường
(Dùng làm tiêu biểu cho cả
4 kỳ thi)
- Độ hai giờ sáng hôm thi
Nhất
trường, sĩ tử tập trung trước 4 cửa vi. Người
đông nghẹt như kiến. Những ngọn đuốc (đình liệu) cháy
rực ở các cửa vi và nhà Thập đạo. Trong nhà Thập
đạo, trống cùng kiềng đồng theo nhau gióng đủ 3 hồi 9
tiếng, bấy giờ các quan chuẩn bị xuống các vi.
-Hai quan Ngự sử và mấy
người trong đội thể sát oai nghiêm lên chòi canh giám
sát.
-Hai quan Phân khảo ra
hai vi TẢ, HỮU
-Quan Phó chủ khảo theo
biển "Phụng chỉ" đến cửa vi ẤT
-Quan Chánh chủ khảo theo là
cờ "Khâm sai" ra cửa vi GIÁP
Đôi lọng vàng che cho hai chữ
"Khâm sai", đôi lọng xanh nghiêm chỉnh che cho vị Chủ khảo
vận phẩm phục oai nghiêm tiến ra cửa vi trèo lên ghế, bệ
vệ trên "ghế tréo".
Ngoài cổng trường thi bỗng
như xé làn không khí, tiếng loa "chiếu lệ" thét trên chòi
canh.
"Báo oán giả tiên nhập.
Báo ân giả thứ nhập! Sĩ tử thứ thứ nhập"
Mỗi cửa vi, những người
lính đứng cạnh vị khảo quan với chồng quyển, theo miệng
người lại phòng cầm danh sách vừa múa loa lên gọi
tên thí sinh. Mỗi khi nghe tên, thí sinh "dạ" to rồi tiến vào
cửa cho lính khám xét.
1- Khám xét và nhận quyển
Lính khám rất nghiêm ngặt:
-Soát từ cái chân chõng, mộng
chõng nếu có dáng bị nghi ngờ
-Ghé mắt vào ống quyển, lấy
que khuất trong bầu nước uống
-Lần giải lưng, thọc tay vào
túi, vuốt các gấu áo gấu quần
-Gỡ tung cả bộ lều nếu
bị nghi
-Sau cùng là khám cái tráp son
dùng đựng thỏi mực, cái bút, dùi vở, giấy trắng để
"cánh quyển" (giải thích ở dưới).
-Thực phẩm đem theo
Sau cuộc khám sét, các thí
sinh nhận quyển của mình (đã được trường thi đóng sẵn
dấu "giáp phùng"). Thí sinh vào trường nơi bãi thi thuộc
vi của mình dựng lều. Các lều được dựng ngổn ngang trông
như lều chợ, không theo thứ tự hàng lối. Trừ khi tới Tứ
trường, thí sinh còn ít nên lều được dựng ngăn ngắn
theo hàng lối.
Các quan họp ở nhà Thập
đạo ra đầu bài, còn hai quan Ngự sử ở trên chòi
kiểm soát sự gian lận.
2- Tiến trình việc thi cử
của thí sinh
a/ Trống báo ra đề
bài thi
Bài thi:thi kinh nghĩa gồm
2 truyện lấy từ bộ
sách Tứ thư (Luận ngữ, Trung dung, Đại học, Mạnh Tử).
5 bài Kinh thi lấy từ
bộ sách Ngũ kinh (Dịch, Thư, Thi, Lễ, Xuân Thu).
Nhưng thí sinh chỉ cần làm
3 bài bắt buộc, hoặc làm hết cả 7 bài tùy ý.
b/ Trống báo lấy dấu
"nhật trung"
Vào khoảng trưa, có hồi trống
báo lấy dấu nhật trung.Bài viết
dở dang, nhưng ít nhất viết được 3 dòng rưỡi, thí
sinh phải đem quyển đi lấy dấu nhật trung ở nhà Thập
đạo. Dấu nhật trung của quan trường chứng tỏ bài thi đã
được viết ở trong trường chứ không phải bài đem từ
ngoài vào.
Theo quy định trường thi, dấu
giáp
phùng thì phải viết đè lên, nhưng dấu nhật trung
thì không được viết đè lên, Chung quanh hai dấu này không
được đồ (xóa), di (sót), câu (móc), cải
(sửa) chữ nào cả vì quan trường sợ thí sinh làm dấu bài.
c/ Cánh quyển
Trong khi làm bài, nếu thấy
bài mình bị phạm lỗi trường quy hay viết bài sai thí
sinh phải đóng quyển mới, gọi là cánh quyển. Quyển
mới cũng phải ghi tên họ, nguyên quán, khai tam đại trên
tờ đầu rồi đem lên nhà Thập đạo xin dấu giáp phùng.
Khi viết được quá 3 dòng rưỡi thí sinh cũng phải đem quyển
lên nhà Thập đạo xin dấu nhật trung rồi mới làm
bài tiếp.
d/ Cộng quyển nội
- Trước khi nộp quyển thí
sinh phải cộng tất cả những chỗ đồ, di, câu, cải
để ghi vào dưới chữ "cộng quyển nội". Những chỗ
sai sửa này không được quá 10 chữ.
- Sau khi "cộng quyển nội"
thí sinh có quyền nộp quyển (nộp bài thi) tại nhà Thập
đạo. Rồi quay trở lại rỡ lều chõng, theo đường chínhđạo
ra cổng về.
e/ Trống thu quyển (1)
Đến chiều tối, một hồi
trống báo thời hạn chót thu quyển. Khi đã có trống
thu quyển, quan "ngoại trường" Đề tuyển phải ra tận
nhà Thập đạo trông coi nhân viên lại phòng thu quyển.
Quyển nào nộp đúng thời hạn gọi là quyển nội hàm,
được cho vào hòm không và niêm phong. Quyển nào nộp ngoài
thời hạn phải đóng dấu ngoại hàm và để ở ngoài
hòm, quyển không được chấm.
3- Tiến trình chấm bài
a/ Rọc phách
Hòm quyển và những quyển
ngoại
hàm được giao về cho quan "nội trường" Đề tuyển
trong Nội trường để rọc phách.
Trong Nội trường, quan "nội
trường" Đề tuyển để riêng những quyển ngoại
hàm ra một bên, còn bao nhiêu quyển nội hàm thì
đưa cho lại phòng đóng dấu và rọc phách.
Lúc này công việc gấp lắm,
bao nhiêu lại phòng đều xúm vào làm việc.
Mỗi quyển phải "khuyên"
một cái vòng tròn ở giữa trang đầu và viết hai bên khuyên
hai dòng chữ giống nhau. Thí dụ bên này viết hàng chữ "Giáp
nhất hiệu" bên kia cũng "Giáp nhất hiệu" hay bên này viết
"Khảm lục hiệu" thì bên kia cũng viết "Khảm lục hiệu".
Rồi gấp một vệt ở giữa khuyên, rọc lấy một mảnh phần
có ghi tên họ, quê quán của thí sinh giữ lại. Mảnh giấy
ấy gọi là phách. Sau khi rọc phách, không ai còn biết
quyển bài thi ấy là của ai trừ các quan Đề tuyển.
(Nên nhớ trong suốt khoa
thi chỉ có hai quan "ngoại trường", "nội trường" Đề
tuyển là người duy nhất biết quyển nào là của ai. Toàn
ban chấm bài, kể từ quan Chánh chủ khảo đến quan Sơ khảo
đều không biết vì quyển đã bị rọc phách lấy tên
ra và thay vào đó bằng một ám số riêng cho từng
quyển. Chỉ các quan Đề tuyển mới được quyền rọc
phách và ráp phách. Như đã biết, các quan Đề tuyển là
quan võ, không biết văn chương nên không thể gian lận sửa
bài dùm cho thí sinh được)
b/ Cách phê điểm
Việc cho điểm có hai loại:
"đánh giá chung" và "đánh giá chi tiết" tức tiểu chú.
- Đánh giá chung có bốn
mức ưu, bình, thứ và liệt tức rất tốt,
tốt, khá và kém.
- Lời phê tiểu chú gồm
những nhận xét ngắn gọn. Những lời phê thường gặp như
vị
lưu tức không trôi chảy, sinh cường tức cứng nhắc,
khiếm
nghĩa tức thiếu nghĩa, thơ tú tức thơ tuyệt hay,
nghĩa
tinh từ túc tức nghĩa tinh tế và câu đầy đủ,
bút
ý tinh thâm tức ý hay và sâu sắc ... Những bút phê này
được ghi ở mặt sau của trang thứ hai, nằm phía dưới từ
phải qua trái. Trước tiên là bút phê của quan
Sơ khảo
sau đến Phúc khảo,
Giám khảo cuối cùng là bút
phê của quan Chủ khảo nằm ở trên các vị kia và nằm
ở chính giữa trang, chứng tỏ sự quan trọng của nó.
Mỗi vị dùng một màu mực
khác nhau được quy định để phân biệt. Quan Sơ khảo
dùng màu đỏ nhạt, Phúc khảo dùng màu xanh lơ, Giám
khảo dùng mực tím, Chủ khảo dùng màu đỏ son.
Người chấm quyển nào phải
ghi rõ chức vụ, họ tên và điểm phê.
c/ Quan "Nội trường"
chấm
Hòm quyển sau khi rọc phách
được đưa vào Giám việntrong Nội trường, ở
đấy các quan Sơ khảo chia nhau chấm lần đầu rồi
chuyển sang cho các quan Phúc khảo và Giám khảo
chấm
lần thứ hai và lần thứ ba. Mỗi quyển phải đủ ba vị
chấm.
Nội trường chấm xong, những
quyển ấy lại được giao trả cho quan "nội trường" Đề
tuyển để chuyển sang cho Ngoại trường chấm.
d/ Quan "Ngoại trường"
chấm
Lúc này, những quyển đã được
chấm bên Nội trường, lại được chia làm hai hạng:
- Những quyển nào mà nội
trong ba điểm chấm, có một điểm dấu phê ưu, bình
hay
thứ
đều được đưa ra Thí viện
để các quan Chánh, Phó khảo ở bên Ngoại trường chấm
lại và phê điểm lên trên điểm của ba vị kia trong Nội
trường.
- Những quyển bị đủ cả
ba điểm dấu phê liệt thì phải để các quan Phân
khảo chấm lại lần cuối cùng. Nếu
quan Phân khảo thấy quyển nào khá mà các quan chấm trước
phê liệt sẽ được chọn trình lên cho quan Chủ khảo
định đoạt.
e/ Khi có ý kiến bất
đồng giữa các quan khảo thí
Lập một hội đồng
ở Thí viện để bàn định.
f/ Cách định những quyển
"được vào" hay bị "đánh hỏng"
- Những quyển đã bị
Ngoại trường phê liệt, bất kỳ Nội trường phê gì
dù ưu hay bình mặc lòng cũng vẫn bị "đánh hỏng".
Ngược lại, những quyển nào được Ngoại trường phê thứ
hay bình hoặc ưu, dẫu cho Nội trường phê liệt
cũng vẫn "được vào" thi kỳ kế tiếp. Số phận các quyển
"ngoại hàm" phải để riêng một nơi không chấm tức đánh
hỏng.
- Theo lệ, những quan
trường chấm văn vẫn được mỗi người một ý, nhưng các
dấu phê phải na ná giống nhau, không được chênh nhau
quá.
Thí dụ:
- Ông Sơ khảo, Phúc khảo,
Giám khảo phê liệt, ông Chủ khảo phê thứ hay
bình
thì chấp nhận được, không sao. Nếu tới ông Chủ khảo
phê ưu mà những ba ông phê trước đều
liệt
cả thì những ông phê liệt trước đều bị phù
xuất tức bị đuổi ra khỏi trường vì điểm
liệt
và ưu cách nhau quá xa
- Hay các quan Nội trường phê
ưu,
rồi ông Chủ khảo phê bình hoặc thứ thì không
sao. Nếu ông Chủ khảo phê liệt thì những ông phê
ưu
trước phải phù xuấtvì điểm
ưu
và liệt cách nhau quá xa.
g/ Cách giải quyết mâu
thuẫn về điểm chấm giữa các quan khảo thí
Giả sử có quyển dở quá,
mấy người chấm trước phê liệt là đúng, mà ông
Chủ khảo phê ưu; trái lại những quyển thực hay, những
ông chấm trước phê ưu tới ông Chủ khảo lại phê
liệt
thì sao?
Trong trường hợp này có quan
Ngự
sử can thiệp. Nếu thấy mấy ông Chủ khảo, Phân khảo
thiên vị thì quan Ngự sử có quyền bắt bẻ và lập tức
làm sớ đàn hạch (luận tội) gửi về triều đình.
Ngoại trường chấm xong lại
đưa trả về cho Nội trường để ráp phách.
h/ Ráp phách
Trong Nội trường, bây giờ
lại
phòng lại xúm vào làm việc. Mở hòm phách để lấy pháchrápvào
quyển. Khi thấy bên phách, bên quyển có hai dòng chữ số
đúng nhau, hai nửa cái khuyên ăn khớp nhau, tức phách đúng
với quyển. Phách của quyển nào được "tạm ráp"
vào quyển nấy, rồi kiểm
dấu phê (điểm phê) bên
trong quyển của các quan khảo thí Nội trường và Ngoại trường.
- Dựa vào điểm phê, những
quyển "được vào" kỳ thi tới sẽ để riêng và những quyển
bị "đánh hỏng" để riêng.
- Phách của những quyển
"được vào", vừa đươc tạm ráp vào quyển lúc
trước, nay phải lấy ra. Những phách này được trộn đều
rồi chia ra làm bốn phần cho bốn vi như lần trước.
- Lúc này lại phòng được
chia làm hai nhóm. Một nhóm lập sổ phách mới
cho bốn vi. Nhóm thứ hai chọn những quyển trắng,
nằm trong số một vạn hai (12000) quyển trắng do thi sinh nộp
lúc ban đầu, so sánh và chỉ giữ lại những quyển
có tên họ và quê quán phù hợp với những
phách (được vào) vừa được chia ra bốn vi.
- Những quyển trắng này được
đóng dấu giáp phùng và sau đó đóng vào bốn hòm đưa
ra Ngoại trường để làm bảng yết danh và sẽ được
phát cho thí sinh "được vào" thi kỳ thứ hai tức
Nhị trường. Phách được giữ lại.
i/ Yết bảng
Quan "ngoại trường" Đề
tuyển ở Ngoại trường làm bảng yết tên những người
đỗ Nhất trường được vào thi Nhị trường. Ngoài
"bảng chính" yết tên những người "đỗ" kỳ nhất,
bên cạnh đó lại có một bảng gọi là "bảng con" liệt
kê tên những người bị đánh hỏng vì phạm tội
như phạm húy, khiếm tị, khiếm đài, bất túc (bất
túc là không viết đủ bài thi). Còn các tội khác, ngoài bốn
tội trên, chỉ bị đánh hỏng mà thôi chứ không phải nêu
lên "bảng con". Riêng tội phạm trọng húy, khinh húy
quyển
phải được gửi về triều đình để định tội nặng nhẹ,
nặng thì phải tù tội, nhẹ thì bị đánh hỏng, hoặc có
khi bị cấm thi một khóa, hai khóa hay cả đời.
Dân chúng xem bảng yết
danh
những người thi đỗ kỳ
thi Hương năm 1897
Kỳ thi Nhị trường
Bài thi: Thi thơ, phú.
Công việc điều hành
thi cử: cũng lập lại tương tự như kỳ Nhất trường
Kỳ thi Tam trường.
Bài thi: Thi chế, chiếu,
biểu.
Công việc điều hành thi
cử: cũng lập lại tương tự như kỳ Nhất trường và
Nhị trường. Số thí sinh nay chỉ còn phân nửa so với Nhất
trường nên công việc điều hành cũng như chấm thi có phần
nhẹ hơn.
Những điều nên lưu ývềcách
chọn người lấy đỗ ở Tam trường
để "được vào"kỳ
thi Tứ trường mà trước kia gọi là kỳ Phúc hạch.
- Trước kia, số người
được lấy vào kỳ Phúc hạch chỉ hơn số Cử nhân
được triều đình giải ngạch (2)mấy
người thôi. Thí dụ triều đình giải ngạch cho trường thi
Hà Nội năm đó lấy 25 Cử nhân, lấy số dư ra vài người
để phòng khi triều đình muốn gia ân lấy thêm vài Cử nhân
nữa thì có sẵn mà điền vào. Cứ một Cử nhân thì lấy
ba Tú tài (nhất Cử tam Tú) tức lấy 25 Cử
nhân thì có 75 Tú tài, tổng cộng là 100 người. Như
thế, dựa vào đấy mà tính ra số người "được vào" kỳ
Phúc hạch. Vì vậy khi vào tới Phúc hạch thìcoi như là
đỗ, không Cử nhân thì cũng Tú tài.
- Ngày nay, theo phép thi
mới sau này, trong ba kỳ thi đầu, ai có một "bình
ngoại" (3) trở lên đều được
dự kỳ thi Tứ trường, bất kỳ giải ngạch là
bao nhiêu.
Thí dụ tính cả ba kỳ thi,
có vài trăm người đều có ít nhất một "bình ngoại" thì
đều được vào kỳ Tứ trường. Rồi sau kỳ thi này
mới lấy số Cử nhân theo giải ngạch. Như vậy, bây
giờ dù thí sinh có "được vào" kỳ Tứ trường cũng chưa
hẳn là đã được đỗ. Chính vì điểm này, kỳ Phúc
hạch xưa kia, nay được coi như một kỳ thi riêng biệt
được gọi là Tứ trường.
Kỳ thi Tứ trường
Bài thi: Một bài Văn sách
Khi có kết quả của cả ba
kỳ gồm Nhất trường, Nhị trường, Tam trường
được chấm xong rồi, quan "nội trường" Đề tuyển tạmráp
phách, đóng cả ba quyển của từng mỗi thí sinh trong
3 kỳ, nếu một trong 3 quyển ấy có ít nhất một quyển có
bình
ngoại trở lên, rồi sau đó lại
lấy phách ra.
Cả
3 quyển sau khi lấy phách, được đưa sang Ngoại trường cho
quan Chánh, Phó chủ khảo.
Công việc điều hành thi
cử: cũng giống như ba kỳ thi trước.
C- GIAI ĐOẠN CUỐI CÙNG
1- Chọn người đỗ
cho toàn khoa thi
Chấm xong kỳ Tứ trường,
hai quan Chủ, Phó khảo xét lại tất cả quyển thi gồm cả
bốn
quyển của bốn trường để định hỏng, đỗ và
định
thứ tự. Sau đó, các quyển được đưa sang cho quan "nội
trường" Đề tuyển ráp phách rồi từ Nội trường
lại chuyển sang cho quan "ngoại trường" Đề tuyển làm bảng
yết danh sau này.
- Trong kỳ Tứ trường, ngoài
những người được chọn đỗ Cử nhân, số kém quá
thì đánh hỏng, còn những người khác được lấy làm Tú
tài. Nếu số người đỗ Tú tài không đủ túc số gấp
ba lần số Cử nhân ở kỳ Tứ trường thì lấy thêm xuống
người được vào thi kỳ Tam trường có số điểm đều đạt
điểm thứ cả (những người có điểm bình đã
"được vào" Tứ trường rồi). Tuy thi Hương lấy hai
học vị Cử nhân và Tú tài nhưng chỉ người
đạt học vị Cử nhân mới được gọi là đỗ để
vào thi Hội mà thôi.
- Quan chủ khảo sẽ là
người làm công việc cuối cùng là định thứ tự xếp
hạng cho những người đạt học vị Cử nhân và Tú tài
trong toàn kỳ thi Hương. Ông dựa trên sự "đánh giá chung"
được ghi trên mỗi quyển, ông ghi trên quyển thi có số điểm
cao nhất cho hạng Cử nhân "Cử nhân hạng, đệ nhất
danh"; trên quyển có số điểm cao hạng thứ hai "Cử
nhân hạng, đệ nhị danh", và cứ như thế cho đến hết
hạng Cử nhân được cấp. Cũng tương tự như thế áp dụng
cho hạng Tú tài, trên quyển có số điểm cao nhất,
vị Chủ khảo viết "Tú tài hạng, đệ nhất danh", trên
quyển đứng hạng thứ hai "Tú tài hạng, đệ nhị danh"
và cứ như thế cho đến hết hạng Tú tài.
- Cuối cùng, các quan làm
danh sách các vị tân khoa (Cử nhân) và làm sớ tường
thuật mọi việc tấu về triều đình. Nếu trong suốt kỳ
thi có vị nào trong ban khảo thí hay ban giám sát
thiên vị, gian lận, thiếu bổn phận hay chểnh mạng trong
công việc, hai quan Ngự sử sẽ làm sớ tấu về triều
đình để hạch tội, tùy theo tội nặng nhẹ mà bị giáng
chức, cất chức hay tù tội.
- Đồng thời các quan trường
phải làm bản tấu riêng về những người có văn bài
phạm trọng húy và khinh húy để triều đình phê
phán. Phạm trọng húy, nếu nặng có thể bị tù tội,
phạm khinh húy nhẹ hơn có thể bị cấm thi trong một
thời hạn dài hay ngắn tùy trường hợp.
- Sau khi được sự chuẩn thuận
của triều đình về danh sách tân khoa được giải ngạch,
trường sẽ cử hành lễ xướng danh.
2- Lễ xướng danh
Lễ xướng danh trường
thi Nam Định năm Mậu Tý (1888)
cho các thí sinh trúng tuyển
làm cử nhân
Lễ xướng danh được tổ
chức rất trọng thể.
Đến hôm làm lễ, tất cả
các quan trường đều có mặt ở Tiền môn
Đông đủ mọi sĩ tử và người
xem đều tụ tập ở trước cửa trường.
Các quan trường đều trong
y phục triều đình chỉnh tề, uy nghiêm, ngồi ngay trên một
"cái bục" dựng cao ngay trước cổng trường.
Lọng, nhạc, cộng với đoàn
quân danh dự đứng nghiêm chỉnh làm tăng thêm vẻ long trọng
của buổi lễ xướng danh. Ở chỗ cao nhất trên bục
một vị quan Tuyên cáo cầm trong tay danh sách những thí
sinh đã đỗ. Trong khi đó hai viên Đội trưởng, mỗi người
cầm một loa, cưỡi voi đi qua đi lại. Ba hồi trống vang,
viên quan Tuyên cáo đọc trong danh sách tên họ, quê quán từng
người đỗ một. Hai chiếc loa của hai viên Đội trưởng
lập lại, mỗi người quay về một phía. Người thi đỗ,
từng người một, sau khi nghe đến tên mình liền hô to "có
mặt!" rồi tách khỏi đám đông, tiến tới đứng chờ ở
dưới bục. Khuôn mặt họ thật hớn hở khi đón nhận kết
quả vừa đạt được, và kết quả đó sẽ mang sự vẻ vang
hãnh diện cho bản thân, họ hàng, làng nước và cũng là khởi
đầu trên đường công danh của mình.
Khi lễ xướng danh kết thúc,
các ông tân Cử nhân vào trong trường thi, trong một
nghi lễ, mỗi người được phát một bộ mũ áo bằng lụa
được nhà vua ban tặng. Sau đó các ông cử tân khoa được
dự
một bữa tiệc nhỏ tổ chức ngay trong trường thi. Sau
cùng các quan khảo thí cùng các vị tân khoa dự một buổi
lễ Thánh (Khổng Tử) ở Văn miếu.
- Quan Tổng đốc tỉnh cũng
tới trường thi tham dự lễ xướng danh để chúc mừng các
các tân khoa và mời các vị quan trường và các tân
khoa về phủ dự buổi yến tiệc do quan Tổng đốc
khoản đãi.
- Bảng niêm yết các tân khoa
được yết tại cổng trường, sau đó là ở Văn miếu, gồm
hai bảng: Tên các Cử nhân được ghi trên một bảng
gỗ sơn đỏ, tên của các Tú tài được ghi trên
một bảng bằng tre đan quét vôi trắng.
-Lưu ý: Có một điều
khác hẳn với các lối thi cử ngày nay, những người thi đỗ
không nhận được một văn bằng nào dù rằng chỉ là
một chứng chỉ chứng nhận đã thi đỗ. Người thi
đỗ khi nhận được giấy bổ nhiệm vào chức vụ nào hay
công việc gì trong công quyền bằng giấy tống đạt của
triều đình, văn bản này sẽ có một bản được lưu
giữ tại thư khố triều đình. Chỉ có vậy thôi.
Các vị khảo quan trong
lễ xướng danh khoa Đinh Dậu,
ngày 27/12/1897
Các thí sinh thi đậu ở
trường thi Nam Định
sau khi được cấp mũ áo
III- BỔ TÚC THÊM VÀI
ĐIỀU LIÊN QUAN TỚI THI CỬ
1. Phạm húy
Tổng cộng những chữ ‘húy"
có khoảng từ 40 đến 50 chữ được niêm yết trước cổng
trường thi.
a/ Trọng húy
là tên của vua và các tiên đế. Theo phép, những chữ trọng
húy đều bị cấm ngặt, cấm đọc, cấm viết, phải coi như
không có những chữ ấy. Nếu muốn dùng những chữ ấy, phải
dùng chữ khác thay vào với nghĩa tương tự. Nếu đã viết
chữ húy ra rồi lại xóa cũng có tội, không được xóa dù
xóa mù tịt đi, vì luật trường thi những chữ dập xóa chỉ
được chấm 3 cái vào mặt chữ để quan trường có thể
nhận rõ nguyên hình của nó. Nếu xóa mù tịt đi tức là
phạm "đồ bất thành tự" (viết không thành chữ).
Ngay bảng treo liệt kê những
chữ
húy của trường thi, nếu viết thẳng những chữ ấy ra
thì quan trường cũng đã bị phạm húy rồi. Do đó trên bảng
này họ phải tách chữ húy đó ra thành từng mảnh. Coi đến
chỗ đó thí sinh phải hiểu ngầm.
Chữ húy không phải chỉ áp
dụng trong trường thi, mà đó là lệnh của của triều đình,
cấm viết, cấm đọc những chữ, những tiếng ấy, và ai
cũng phải theo, từ quan chí dân đều phải kiêng hết. Trừ
ra những người làm giặc.
Để hiểu thêm về những cấm
kỵ này, ta biết một vị vua ít ra cũng có 5 tên gồm
Niên hiệu: danh hiệu
khi lên ngôi
Danh tự: tên trước khi
lên ngôi
Ngự danh hay cống danh:
tên riêng khi lên ngôi
Miếu hiệu: tên cho miếu
tổ tông hay thời đại
Tên thụy: tên truy tôn
Thí dụ:
- Niên hiệu Gia Long, danh tự
Nguyễn Phúc Ánh, ngự danh Chúng, miếu hiệu Thế
Tổ, tên thụy Cao hoàng đế
- Niên hiệu Minh Mệnh, danh
tự Nguyễn Phúc Dong, ngự danh Đảm, miếu hiệu
Thánh Tổ, tên thụy Nhân hoàng đế
- Niên hiệu Thiệu Trị, danh
tự Nguyễn Phúc Cảo, ngự danh Thực, miếu hiệu
Hiến Tổ, tên thụy Chương hoàng đế
Trong năm tên trên của vua chỉ
có tên thuộc nhóm "danh tự" là những chữ Ánh, Dong, Cảo
và nhóm "ngự danh" như Chúng, Đảm, Thực được kể
là húy mà thôi.
b/ Khinh húy
là những chữ đệm trong tên vua đương triều, tên các vợ
vua, mẹ vua hay tổ tiên lâu đời của vua. Nếu có dùng những
chữ ấy phải bỏ bớt một nét đi.
c/ Khiếm trang
dùng những chữ thô tục, khiếm nhã gần sát với chữ liên
quan về bản thân vua và công việc của vua. Thí dụ những
chữ có nghĩa không hay như bạo là tợn, hôn
là tối, cách là đấm, sát là giết
. . . không được đặt trên kề các chữ có nghĩa là vua như
chữ hoàng, chữ đế, chữ quân, chữ
vương,
chữ chủ . . . Tội khiếm trang nhẹ hơn
trọng húy,
chỉ bị đánh hỏng chứ không bị nêu tên ra "bảng con",
bảng này dành cho những thí sinh bị loại về bốn tội danh
phạm
húy, khiếm tị, khiếm đài, bất túc (không viết đủ
bài thi) như đã nói.
d/ Khiếm tị
là những chữ mang tên các cung điện, lăng tẩm trong cung.
Thí dụ như ở Hoàng cung có điện Cần Chánh thì chữ "cần
chánh" cũng không được dùng làm văn. Ngay cả những chữ
húy này nằm ở hai câu khác nhau nhưng lại đứng gần nhau.
Như câu "Tam bách niên xã tắc chi trường, ninh phi lại
ư thử tai" (4) (Xã Tắc nhà Đường
lâu dài đến ba trăm năm, chẳng phải nhờ đến điều đó
hay sao). Chữ "trường" và chữ "ninh" tuy ở hai câu khác nhau,
nhưng đọc ghép lại là "trường ninh" trùng với tên của
cung Hoàng thái hậu ở Hoàng kinh. Khiếm tị chỉ kiêng ở
những bài hay đoạn cổ văn mà thôi.
e/ Khiếm đài
là chữ đáng đài mà không đài, hay chữ không đáng đài,
hoặc đài không đúng cách. Riêng trường hợp đáng đài mà
không đài thì không những bị đánh hỏng mà còn bị tội
nữa.
Phép đài: Đầu mỗi
trang trong "quyển" phải để chừa 3 hàng để "đài".
Trong ba hàng ở đầu dòng,
hàng trên cùng gọi là du cách, dưới hàng du cách gọi
là hàng thứ nhất, dưới hàng thứ nhất gọi là hàng
thứ hai, dưới hàng thứ hai gọi là hàng thứ ba.
Bài viết của thí sinh phải bắt đầu từ hàng ba đó trở
xuống. (Đọc lại phần đóng quyển thuộc Chương một).
Thí dụ:
- Trong kim văn, gặp chữ
chỉ về "Trời" như thiên địa, giao miếu . . . phải
viết lên hàng du cách trên cùng; gặp những chữ chỉ
về "vua" như chữ hoàng thượng, thánh thượng, long nhan,
quốc gia, triều đình . . . thì phải đài (viết) lên hàng
thứ nhất; gặp những chữ chỉ về "đức tính của vua"
thì phải đài lên hàng thứ hai. Ngoài ra trong bài văn bắt
đầu có chữ "Đối, sĩ văn" (Thưa, tôi nghe), chữ "sĩ" chỉ
vào mình phải viết nhỏ ra một bên. Hay như trong bảng "Phụng
chỉ" trong bảng của quan Chủ khảo mang theo niêm ở chỗ quan
Chủ khảo ngồi, chữ "Chỉ" phải to vì là lệnh của vua và
chữ "phụng" chỉ về quan Chủ khảo thuộc bày tôi phải viết
nhỏ lại và viết sang một bên.
- Trong cổ văn phải kể
đến cả những chữ húy của các triều đình đời cổtrong
sử nước ta và sử nước Tầu (Bắc sử). Thực
ra còn phải kiêng nhiều chữ nữa như tên mẹ, tên bà của
các ông vua ấy nữa.
Quyển bị phạm lỗi như phạm
húy không những nguy hiểm đối với thí sinh mà cũng còn
nguy hiểm cho các quan trường chấm thi nữa. Chẳng hạn một
quyển phải có bốn người chấm gồm các quan Sơ khảo,
Phúc khảo, Giám khảo, Chủ khảo nên nếu quyển có lỗi,
những người chấm trước không thấy thì người chấm sau
cũng phải thấy. Theo phép thi nhà Nguyễn, trách nhiệm quan
trường rất nghiêm ngặt. Nếu ông Sơ khảo không thấy lỗi
mà để ông Phúc khảo tìm thấy thì ông Sơ khảo sẽ phải
bị phù xuất tức đuổi ra liền. Nếu cả ba ông Sơ
khảo, Phúc khảo, Giám khảo không thấy mà ông Chủ khảo
tìm thấy lỗi thì cả ba ông kia phải phù xuất. Nếu
ông Chủ khảo cũng không thấy và quyển ấy được chấm
đỗ được gửi về triều đình, quan triều đình tìm ra lỗi
thì tất cả các ông từ quan Chủ khảo trở xuống đều có
tội cả. Bởi vậy khi chấm bài các quan phải rất cẩn thận,
tìm tòi cho ra những chữ phạm tội.
f/ Câu chuyện "thánh
Quát" liên quan đến luật phạm húy tại trường thi
Trường quy thời xưa rất nghiệt
ngã, hà khắc với những quy định như trọng húy, khinh
húy. . .
Khi công tác ở Bộ Lễ, Cao
Bá Quát được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên.
Nhận thấy nhiều bài thi khá nhưng lại phạm quy vì các lỗi
lặt vặt, sơ suất nhỏ, không muốn người có tài bị đánh
rớt, ông bàn với người bạn là Phan Nhạ lấy son hòa với
muội đèn chữa lại. Chẳng may thiện ý này bị phát giác,
Cao Bá Quát bị tống vào ngục. Vua Thiệu Trị giảm tội ông
từ "trảm quyết" (xử tử) xuống "giảo giam hậu" (giam trong
ngục chờ). Trong thời gian bị tù ngục, Cao Bá Quát bị nhục
hình, tra tấn dữ dội. Sau gần ba năm bị giam cầm, Cao Bá
Quát được triều đình tạm tha, nhưng bị chuyển vào Đà
Nẵng, cho đi "dương trình hiệu lực" - tức lúc phái đoàn
triều đình công cán nước ngoài, phạm nhân được đi theo
phục dịch để lấy công chuộc tội.
2- Tránh gian lận trong
thi cử
Nói chung, thi cử ở nước
ta qua nhiều thời đại từ Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc, Lê
Trung hưng rồi tới nhà Nguyễn đều được cải tiến dần
dần để đi đến chỗ ổn định vào thời Lê Sơ và
hoàn
chỉnh vào đời nhà Nguyễn. Trong bất cứ triều đại
nào, việc ngăn chặn gian lận trong thi cử đều được quan
tâm vì thi cử là công việc duy nhất để triều đình chọn
đúng nhân tài, những nguyên khí quốc gia để điều hành
đất nước. Riêng có thời kỳ cuối của Lê Trung hưng, việc
thi cử bị tai tiếng nhiều vì các triều vua ấy trên đường
suy tàn nên ít quan tâm đến việc đào tạo và xử dụng nhân
tài để xẩy ra nhiều việc mua bán bằng cấp, kể cả việc
gian lận trong trường thi được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên
sang tới nhà Nguyễn, việc gian lận trong thi cử đã được
chấn chỉnh lại và nghiêm cấm. Nói vậy, dù có ngăn chận
cách mấy, việc gian lận vẫn có thể xẩy ra nhưng ở số
rất ít.
*/ Hỏi:Sự thông đồng
giữa thí sinh với các quan Chủ khảo?
Sự lựa chọn quan trường
gồm:
-Các quan thuộc ban khảo thí
(khảo quan): Chánh, Phó chủ khảo, Phân khảo, Giám khảo
-Hai quan thuộc ban giám sát
trường thi: "nội trường" Đề tuyển và "ngoại trường"
Đề tuyển
- Hai quan giám sát tổng quát:
"nội trường" Ngự sử và "ngoại trường" Ngự sử
Sự lựa chọn này đều do
ý kiến của triều đình: các quan khảo thí coi việc
văn chương; quan Đề tuyển coi việc canh phòng trong trường
thi; quan Ngự sử coi việc giám sát tổng quát và tuy
không trực tiếp tới việc chấm thi nhưng trực tiếp báo
cáo về triều đình mọi việc xảy ra trong trường thi.
- Bao giờ cũng vậy, độ
mươi ngày trở lại trước ngày thi, triều đình mới kiếm
khảo quan. Sau khi cắt cử đâu đấy, quan Chánh chủ khảo
được ban lá cờ Khâm sai, ông Phó chủ khảo được
ban biển Phụng chỉ. Lập tức hai đội thị vệ rước
luôn cờ biển và dẫn ông nào về nhà nấy. Mấy ông Ngự
sử cũng theo chân ra liền. Thế rồi, các lính thị vệ ở
luôn ngoài cổng nhà canh giữ không cho ai ra vào.
- Mỗi ông Ngự sử cũng phải
đi kèm luôn bên cạnh một quan Chủ khảo. Quan chủ khảo chỉ
còn biết sắp sửa quần áo rồi lên đường không dặn vợ
con nửa câu. Từ đấy cho tới khi xong hết việc trường,
các quan Ngự sử không rời quan Chủ khảo bước nào. Các
ông Phân khảo cũng bị canh chừng như thế.
Như thế còn dặn dò nhau vào
lúc nào mà bảo thí sinh có thể thông đồng với quan trường.
*/ Hỏi: Giả sử quan
Ngự sử thông đồng với quan Chủ khảo thì sao?
Không có đời nào như thế.
Các quan Ngự sử đều là những người cương trực, không
kiêng nể ai. Chỉ những người không kiêng nể ai mới được
cử làm chức Ngự sử. Quan Ngự sử tuy không có quyền trong
trường thi nhưng triều đình vẫn kính trọng, lắng nghe hơn
cả.
*/ Hỏi: Thế người
ta có thể thông đồng với các quan Sơ khảo, Phúc khảo, Giám
khảo?
Cũng không thể được. Các
quan ấy được lấy từ những ông Huấn đạo, Giáo thụ do
các quan đầu tỉnh xung vào kia mà. Cách đề cử cũng tinh
tế lắm, như hai trường Nam Định và Hà Nội, người chấm
trường Hà Nội phải là Huấn đạo của tỉnh Nam Định,
người chấm tại trường Nam Định phải là Huấn đạo của
tỉnh Hà Nội.
Ông quan chấm thi nào có con
em hay học trò mình dự thi ở trường mình chấm thì phải
làm giấy hồi tị xin rút lui. Như vậy các ông Sơ khảo,
Phúc khảo, Giám khảo biết thí sinh là ai với ai mà thông
đồng.
Dù cho họ có thông đồng được
với nhau cũng vô ích vì quyền lấy đỗ lại nằm trong
tay quan Chánh chủ khảo chứ không phải các quan Sơ khảo
hay Phúc khảo, Giám khảo. Hơn nữa, các quan Sơ khảo, Phúc
khảo, Giám khảo sau khi tiến trường đều phải ở trong nhà
riêng của khu Nội trường có rào che kín, có quan "nội trường"
Ngự sử giám thị và quan "nội trường" Đề tuyển với lính
thể sát canh phòng. Trừ ngày ra bảng giải ngạch, mấy
ông đó không bao giờ được giáp mặt với quan Chủ khảo,
nghĩa là không nói lót được cho người nào. Những quyển
của thí sinh, tên phải rọc phách, việc chấm cứ chấm,
các quan trường từ Chánh chủ khảo xuống tới tận quan Sơ
khảo không thể biết "quyển" mình chấm là của ai.
3- Bổng lộc
các quan trường tại trường thi
Lương các quan ấy không được
tính tháng mà phải tính trọn một kỳ thi, bắt đầu từ
lúc tiến trường đến khi xong các công việc.
Lương bổng quan khảo thí
được tính như sau:
- Chánh chủ khảo được 50
quan tiền và 10 phương gạo.
- Phó chủ khảo được 45 quan
tiền và 10 phương gạo.
- Mỗi ông Giám khảo được
35 quan tiền và 8 phương gạo.
- Mỗi ông Phân khảo được
30 quan tiền và 6 phương gạo.
- Mỗi ông Phúc khảo được
25 quan tiền và 5 phương gạo.
- Mỗi ông Sơ khảo được
20 quan tiền và 4 phương gạo.
Tuy bổng lộc được định
như vậy nhưng khi ở trường các quan có được lãnh đồng
nào đâu. Sau khi tiến trường, các ông Sơ khảo, Phúc khảo,
Giám khảo, cho mỗi ông một gian nhà bằng tre, bằng nứa,
trong đó có trang bị tiện nghi tối thiểu cho hai người, một
thầy một trò, sống tạm thời. Những gian nhà này không thể
thông qua nhau và chúng bị quây vào một khu cách biệt, khóa
trái cửa, giao chìa khóa cho quan Đề tuyển. Khi nào khoa
thi xong, quan Đề tuyển mới mở khóa cho các ông ấy cùng
ra ngoài. Chỉ trừ khi nhà được hé mở cho phu khuôn nước
đổ nước vào vại. Ngay cả phần ăn cũng phải tuôn qua một
cửa nhỏ bằng "lỗ chó chui" ở hàng rào phên nứa và sẽ
do tên theo hầu các quan ra lấy vào.
Ăn uống hàng ngày thì do quan
Tổng đốc cung đốn. Những quan trên thì không biết, nhưng
các quan Sơ khảo, Phúc khảo thì mỗi ngày chỉ được
hai lạng thịt lợn hay là hai con tôm he, có thịt thì không
tôm. Ba ngày mới được lọ nước mắm và ít muối trắng.
Một thầy một trò ngày hai bữa, chỉ có thế chia nhau.
Trong những ngày của kỳ thi
Trường
nhất, Trường nhì còn đông thí sinh nên các quan còn bận
rộn. Nhưng tới kỳ thi Trường ba hay đến kỳ thi Trường
bốn số thí sinh chỉ còn rất ít nên các quan có dư nhiều
thì giờ không biết làm gì. Có quan phải bày trò chơi đánh
đáo với tên đầy tớ theo hầu.
GHI CHÚ
(1)Thời
gian cho một ngữ trống.
Quy định thời gian cho mỗi
ngữ trống được tính như sau:
-Người lính "cầm canh" cầm
trên tay 17 đồng tiền Gia Long. Sau khi đánh tiếng trống
thứ nhất, người lính đặt từng đồng tiền một xuống
sàn một cách đều đặn cho đủ hết 17 đồng tiền trên
tay. Rồi lại đều đặn nhặt đồng tiền lên tay, từng đồng
một, cho đến khi nhặt hết đủ 17 đồng vừa trải ra trước
đó. Lúc này người lính cầm canh đánh tiếng trống thứ
hai.
-Người lính lại lập lại
công việc lúc trước, nghĩa là giải đồng tiền xuống sàn
rồi lại nhặt những đồng tiền ấy lên tay, nhưng số đồng
tiền lần này bớt đi một, nay chỉ còn 16 đồng. Nhặt lên
đủ 16 đồng lên tay, người lính đánh một tiếng trống
thứ ba.
Và cứ như thế, mỗi một
lần đánh tiếng trống lại thì bớt đi một đồng tiền,
thí dụ còn 15, 14, 13. . . cho đến hết 17 đồng tiền ban đầu
thì được kể là một hồi trống.
(2) Giải
ngạch tức số ấn định số người lấy đỗ của triều
đình.
(3)"Bình
ngoại" là điểm "bình" của quan chấm thi thuộc Ngoại
trường.
Theo phép nhà Nguyễn, các quan
chấm thi được chia ra hai phần:
-Các quan Sơ khảo, Phúc Khảo,
Giám khảo thuộc Nội trường
-Các quan Chánh, Phó chủ
khảo và Phân khảo thuộc Ngoại trường.
Chữ "nội" và chữ "ngoại"
ý nói chỉ chỗ ở của các quan ấy trong trường thi. Bởi
vì đóng ở trong trường các ông Sơ khảo, Phúc khảo, Giám
khảo ở phần trong (nội) của
trường thi, mấy ông Chánh, Phó chủ khảo và Phân khảo ở
phần
ngoài (ngoại) của trường thi.
(4) Thí
dụ này lấy trong tác phẩm Lều Chõng của Ngô Tất Tố
Bên lề bài viết,
Mời đọc vài bài thơ của
cụ Tú Xương
Đi Thi
Tấp tểnh người đi tớ
cũng đi,
Cũng lều cũng chõng cũng
đi thi.
Tiễn chân, cô mất hai đồng
chẵn,
Sờ bụng, thầy không một
chữ gì!
Lộc nước còn mong thêm
giải ngạch,
Phúc nhà nay được sạch
trường quy.
Ba kỳ trọn vẹn, thêm kỳ
nữa,
Ú ớ u ơ ngọn bút chì!
Đi Thi Nói Ngông
Ông trông lên bảng thấy
tên ông,
Ông nốc rượu vào, ông
nói ngông.
Trên bảng, năm hai thầy
cử đội,
Bốn kỳ, mười bảy cái
ưu thông.
Xướng danh tên gọi trên
mình tượng,
Ăn yến xem ra có thịt công.
Cụ xứ có cô con gái đẹp,
Lăm le xui bố cưới làm
chồng!
Hỏng Thi Khoa Quí Mão
– 1903
Trách mình phận hẩm lại
duyên ôi!
Đỗ suốt hai trường hỏng
một tôi!
"Tế" đổi làm "Cao" mà
chó thế!
"Kiện" trông ra "Tiệp" hỡi
trời ôi!
Mong gì nhà nước còn thi
nữa,
Biết rõ anh em chẳng chắc
rồi.
Mũ áo biển cờ, làng có
đất,
Ô hay! Hương vận mãi chưa
hồi!
Hễ Mai Tớ Hỏng
Hễ mai tớ hỏng, tớ đi
ngay!
Giỗ tết từ đây nhớ
lấy ngày!
Học đã sôi cơm nhưng chửa
chín
Thi không ăn ớt thế mà
cay!
Sách đèn phó mặc đèn
con trẻ
Thưng đấu nhờ trông một
mẹ mày.
"Cống hỉ", "mét xì" thông
mọi tiếng,
Chẳng sang Tầu cũng tếch
sang Tây…
Buồn Thi Hỏng
Bụng buồn còn muốn nói
năng chi?
Đệ nhất buồn là cái
hỏng thi.
Một việc văn chương thôi
cũng nhảm,
Trăm năm thân thế có ra
gì!
Được gần trường ốc
vùng Nam Định,
Thua mãi anh em cánh Bắc
Kì.
Rõ thực nôm hay mà chữ
tốt,
Tám khoa chưa khỏi phạm
trường quy.
Mời nghe bài ca trù:
Bông Sen: Tranh của Đặng
Can
HỒNG
HỒNG TUYẾT TUYẾT - Kim Luyến
(Giữ phím CTRL & bấm vào
tên bài hát)
|