 
Ai đi chơi hè vùng Provence-Alpes-Côte
d'Azur cũng thường hay ghé qua Digne-les-Bains (Dinha hay Digno
theo tiếng provençal), một tỉnh lỵ nhỏ (17.000 dân) ở cao
độ 600 m, thu mình trong Thung lũng Bléone, núp bóng dưới chân
dảy Préalpes de Digne, bên bờ sông Bléone (Bléuno, Bléuna,
tức Con sông chó Sói). Thích ứng địa thế mấp mô
núi non một thung lũng, thành xưa chiếm cứ một ngọn đồi,
thành mới kéo dài gần 8km về đồng bằng, sáp nhập vài
vùng quê kế cạnh. Trên sườn đồi thấp thoáng sau bóng cây
một ngôi nhà không đồ sộ nhưng quét dọn sach sẽ, sơn màu
trắng xóa tượng trưng tấm lòng quả quyết của một người
phụ nữ có một không hai : bà Alexandra David Néel. Suốt một
đời ngang dọc châu Á, đi sâu vào lòng người Phật tử ở
nước Tây Tạng, bà về đây nghỉ già với vị lama Yongden
đã nối gót bà từ những sườn núi Hy Mã Lạp Sơn. Sau hơn
cả chục năm lang bang nơi đất khách, luôn xem xét cặn kẽ,
ghi chép mọi chi tiết về đời sống, đạo Phật, giờ đây
bà có nhiều thì giờ hơn để tường thuật lại cuộc sống
phong phú của bà. Nhà nghỉ của bà trở nên viện bảo tàng
biểu dương tấm lòng can đảm, một mai đây có thể trở
thành trung tâm hành hương của những lớp thanh niên hâm mộ
một cuộc sống hoạt động hướng đến một mục tiêu chính
đáng.

Louise Eugénie Alexandrine Marie David,
thường được biết qua tên Alexandra David-Néel sinh ngày 24.10.1868
ở Saint-Mandé trong vùng Ile-de-France, mất hơn 100 năm sau, ngày
08.09.1969, là một nhà Đông phương học, Tây Tạng học, ca
sĩ opéra, nhà báo, nhà văn, nhà thám hiểm, Phật tử, hội
viên Tam điếm, theo chủ nghĩa nữ quyền, vô chính phủ. Có
quốc tịch Pháp và Bỉ, bà là mụn gái độc nhất của ông
Louis David, một người theo đạo Tin Lành, hội viên Tam Điểm,
giáo viên, chiến sĩ cọng hòa trong thời cách mạng 1848. Khi
Louis-Napoléon Bonaparte lên ngôi vua, ông chạy trốn qua Bỉ,
gặp ở đây và chia sẻ cuộc sống với bà Alexandrine Borghmans.
Không dư dả, ông sống nhờ gia tài của vợ, nhưng vợ chồng
bắt đầu bất bình khi Alexandra lọt lòng : bà muốn nuôi con
trong nền giáo dục Công giáo, ông bí mật rửa tội cho con
theo nghi thức Tin lành. Năm 1871, phẩn nộ nhân cuộc hành hình
những chiến sĩ Công xã Paris trước bức tường Liên bang
trong nghĩa địa Père-Lachaise, ông đem đứa con 2 tuổi lên
Paris để nó chứng kiến tính tàn bạo của con người. Năm
1873, ông di tản qua Bỉ. Từ nhỏ Alexandra đã được nuôi
dưỡng bằng những nỗi cực hình, tra tấn, những nếp khổ
hạnh, tìm đọc trong thư viện của cha mẹ sau nầy kể lại
trong cuốn Sous des nuées de nuages (1940). Năm 15 tuổi, nhân
đi nghỉ vói cha mẹ ở bờ biển miền bắc Ostende nước Bỉ,
nàng bỏ trốn, định chạy qua Hoa Lan rồi lấy tàu thủy qua
Anh nhưng thiếu tiền đành bỏ cuộc.

Suốt thời trẻ tuổi, nàng giao
du với những người thuộc nhóm vô chính phủ, theo chủ nghĩa
nữ quyền, viết trong báo La Fronde, cho xuất bản
Pour
la vie (1898), dự Hội đồng quốc gia Pháp và Bỉ về nữ
quyền, tuy chống đối quyền bỏ phiếu nàng khuyến khích
tranh đấu kinh tế. Dần dần nàng xa lánh những bà đến từ
xã hội quyền quý mà nàng gọi là nhưng con chim quyến dũ
có bộ lông mượt mà. Năm 1888 nàng vào Hội Tam điểm và
đạt mức 30° theo nghi thức Êcôt xưa. Năm 1889, vào lúc 21
tuổi, nàng theo Phật giáo, hành đạo kể lại trong La lampe
de sagesse (1986). Nàng qua Anh bồi dưỡng Anh văn, đàm đạo
với những nhà theo thuyết thần trí, trở về lại Paris học
tiếng Phạn, Tây Tạng, theo dõi với tư cách dự thính những
bài giảng ở Collège de France và Ecole Pratique des Hautes Etudes.
Nhưng chính ở viện bảo tàng Guimet mà nàng đi sâu vào Phật
học và nảy ra trong lòng thiên hướng đông phương học. Được
cha khuyến khích, nàng ghi tên học đàn dương cầm và học
hát. Được giải nhất về môn hát và để giúp gia đình
túng thiếu, qua tên Alexandra Myrial, nàng ghi và trở thành đào
hát hạng nhất Opéra de Hanoi luôn hai năm 1985-1986 và 1986-1987.
Trong hai mùa nầy nàng giao thiệp thư tín với Frédéric Mítral
và Jules Masenet. Từ 1897 đến 1900, nàng chia sẻ cuộc đời
với người chơi đàn piano Jean Haustot và cùng nhau soạn bản
nhạc kịch Lidia. Trong thời gian nầy nàng cũng hát cho Opéra
de Tunis và gặp ở Tunis kỷ sư đường sắt Philippe Néel de
Saint-Sauveur, ông chồng tương lai. Năm 1902, nàng nghỉ hát và
qua làm giám đốc nghệ thuật cho Casino de Tunis những vẫn
tiếp tục cuộc trau dồi trí thức.
Những biến diễn trong thời
trẻ tuổi của bà Alexandra chuẩn bị một cuộc sống phiêu
lưu, khó nhọc nhưng biết bao sinh động, phong phú. Ngày 04.08.1904
bà lấy chồng, lúc 36 tuổi, sau bốn năm ăn ở với ông Philippe
Néel. Cuộc sống chung lắm khi huyên náo nhưng hai vợ chồng
rất kính nể nhau. Họ không có con vì bà bảo có con sẽ cản
trở cuộc sống độc lập và công việc học hỏi. Và năm
1911, bà sang Ấn Độ một mình, hứa sẽ trở về 18 tháng
sau : thật ra, bà chỉ về nhà 14 năm sau để lại xa nhau ngay,
tháp tùng có anh lama trẻ tuổi Aphur Yongden trở thành con nuôi
năm 1929. Tuy xa nhau, hai vợ chồng vẫn thư từ đều đặn
cho đến ngày 08.02.1941 ông Philippe Néel từ trần. Rất đáng
tiếc nhiều bức thư của ông bị thiêu cháy những năm 1940
trong chiến tranh Trung Hoa.Tuy nhiên còn có chứng cớ ông chồng
đã giúp vợ nhiều về mặt tài chánh, chăm lo gia tài và khi
cần thì gởi tiền riêng. Năm 1912, bà đến Sikkim, hoàng tử
Sidkéong Tulku Namgyal đưa bà tham quan nhiều chùa chiền. Chính
năm 1914, bà gặp ở đây Aphur Yongden, 15 tuổi, cả hai quyết
định cùng nhau vào sống khổ hạnh trong một hang ở cao độ
4000m phỉa bắc Sikkim. Sidkéong là một ông hoàng thích cải
tiến, nghe theo những lời khuyên của bà Alexandra và giới
thiệu vị lama Kazi Dawa Samdup làm thông ngôn cho bà, đồng thời
là người hướng dẫn và giáo sư dạy tiếng Tây Tạng. Ông
lama nầy đưa bà đi gặp đức lama thứ 13 sống lưu vong, thích
thú biết được cuốn sách thiêng Tây Tạng Gyatcher Rolpa
được dịch ra Pháp ngữ.
 
Tại Lachen, bà ở lại nhiều
năm thỉnh giáo vị trù trì Lachen Gomchen Rinpoché. Được hướng
dẫn ban đầu các phương pháp yogi trong hang (tsam
: cấm phòng nhiều ngày ; tourno : huy động năng lượng
nội công để tạo tác nhiệt độ), bà bổ túc ở Lachen và
được tặng danh hiệu Yshé Tomé nghĩa là "Ngọn đèn
đạo lý'' được thừa nhận trong các chùa chiền
Phật giáo Á Đông. Bà khảo cứu về phương cách cải tổ
và phổ biến Phật giáo cùng với Sidkéong, ông nầy năm 1913
được kết nạp vào Hội Tam Điểm. Ở Gangtok bà được tiếp
đón như một thượng khách, được biêu tặng một chiếc
áo lamani (bà lama) chụp ảnh với một cái mủ trùm đầu
vàng. Sidkéong lên ngôi vua Maharaja, lấy bà MaLat đã từng liên
lạc với Alexandra, bà trở nên cố vấn của vơ chồng vua.
Xấu số, ông vua nầy đột ngột băng hà, có lẽ bi đầu
độc tháng 12.2014. Ngày 13.07.1916, chẳng xin phép và báo trước
ai, bà lên đường đi Tây Tạng với Yondon và một vị tu sĩ,
dự kiến viếng hai chùa Chorten Nyima và Tashilhunpo, hai trung
tâm Phật giáo gần Sikkim. Hai ngày sau, ở chùa Tashilhunpo, bà
được phép tham khảo tài liệu và vào gặp đức lama đại
bác học panchen-lama. Bà được giới thiệu với những
viên chức trong chùa và bà mẹ đức lama. Đức lama mời bà
nán lại nhưng bà không chịu và ra đi vài ngày sau, đem theo
mảnh bằng tiến sĩ Ptật giáo Tây Tạng. Nhân tiện bà viếng
vùng Tây Tạng, được mời vào một nhà tu kín gần hồ Motetong
và viếng lama Tranglung. Sau hơn một tháng, ngày 15.08, bà trở
về lại Sikking : những nhà chức trách Anh không bằng lòng
bà đã phạm phép vào Tây Tạng, ra lệnh trục xuất bà.

Vì không trở lại Âu châu trong
thời thế chiến, bà đưa Yongden đi Ấn Độ, Nhật Bản, gặp
nhà triết lý Ekai Kawaguchi : ông nầy thành công hai năm trước
ở lại Lhassa 18 tháng, trá hình thành tu sĩ Trung Quốc. Bà
có ý định theo dõi tấm gương nầy. Bà và Yongden tiếp đường
đi Triều Tiên và Bắc Kinh. Từ đây, với sự hợp tác một
tu sĩ Tây Tạng họ muốn xuyên Trung Quốc từ đông sang tây.
Sau nhiều năm lang thang ở các nước Gobi và Mông Cổ, họ
tạm thời dừng chân ba năm (1918-1921) ở tu viện Kumbum ở
Tây Tạng. Với sự góp sức của Yonden, bà bỏ công dịch
tập Prajnaparamita. Bây giờ đến lúc bắt đầu cuộc hành
trình khó khăn hằng mong. Vì các nhà chức trách Anh rất nghiêm
nghị, muốn qua cửa thành cấm Lhassa, Yongden chỉ là tu sĩ
nghèo, Alexandra phải trá hình thành bà ăn xin câm điếc. Máy
ảnh, đia bàn, dụng cụ thu ghi, một chiếc súng lục, chút
ít tiền bạc đều phải dấu kín trong áo quần rách rưới
hay trong bị đeo lưng. Trổ tài tháo vát, họ thành công vào
được Lhassa năm 1924, lẫn lộn với đám dân hành hương Đại
lễ cầu nguyện Monlam. Họ tạm trú ở Lassa hai tháng, thăm
viếng khắp nơi, nhưng không gặp được đức dalai-lama vì
không dám lộ tông tích. Tuy vậy, vì tuy mặt mày nhem nhúa,
bím tóc lông yak, da lông truyền thống, bà đi rửa mỗi sáng
ngoài sông, bà bị tố giác nhưng khi nhà chức trách đến
nơi, bà và Yongden đã cao chạy xa bay, tiên hướng Gyantsé.
Qua tháng tư 1924, bà rời Sikkim đi Ấn Độ, luôn có, Yonden
tháp tùng.
 
Về đến Le Havre ngày 10.05.1925,
bà thừa hưởng danh tiếng một chuyên đi có một không hai.
Báo chi đăng ngay trang đầu chi tiết hành trình 14 năm của
môt phụ nữ Pháp một thân một mình đầu thế kỷ XX. Cuốn
sách Vogage d'une Parisienne à Lhassa được xuất bản cùng
lúc ở Paris, London và New York. Nhưng cũng có kẻ không tin sự
tích của Alexandra, bảo là đặt bày (Alexandra David-Néel
au Tibet, une supercherie dévoilée), cũng như tấm ảnh chụp
trước Potala chỉ là một lắp ráp của các thợ ảnh. Về
Pháp, Alexandra bắt đầu ở tạm trong một nhà nhỏ ở Toulon
trước khi mua ở Digne năm 1928, dần dần xây rộng thêm và
đặt tên Samten-Dzong có nghĩa là Pháo đài Đinh tâm, đền
Tây Tạng đầu tiên trên đất Pháp. Năm 1937, 69 tuổi, cùng
với Yonden, Alexandra trở lại Trung Quốc để khảo cứu vể
lão giáo. Nhằm lúc chiến tranh Hoa-Nhật, giặc giả, đói kém,
cực khổ lắm bà mới đạt được Tây tạng năm 1939 và ở
lại Tatsienlou 5 năm. Đến 1946 bà mới trở về lại Digne.
Ở tuổi 78, bà bắt đầu viết Textes thibétains inédits
(1952), le Vieux Tibet face à la Chine nouvelle (1953). Năm 1955,
bà đau đớn mất người bạn thâm niên Yongden, hỏa táng tạm
giữ trong nhà thờ Samten Dzong. Giữa 1955 và 1956, bà không viết
gì. Năm 1957, bà viết chương ba Initiations lamatiques. Năm
1966, Arnaud Desjardins cho xuất bản Le Message des Tibétains
trước khi thức hiện một cuốn phim nhỏ. 2 ngày nhằm hôm
lễ sinh nhật 100 tuổi Alexandra, một cuốn phim 12 phút đã
được quây tại Digne. Năm 100 tuổi rưởi, Alexandra còn xin
gia hạn thẻ thông hành Bà từ trần hôm 08.091969. Hỏa táng
được đưa đi Varanasi năm 1973 để cùng rải rác trên sông
Hằng với hỏa tán con nuôi Yongeon.

Suốt đời, Alexandra viết và
cho xuất bản non 40 tác phẩm về Tây Tạng, về Phật giáo,
kể cuộc sồng, hành trình quanh châu Á,...Những nhà khảo
cứu viết hơn cả một chục bài về đời sống, suy luận
của bà, trong số ấy có những sách về hình ảnh, cũng có
vài bài không tin chuyện của bà, cho là phiêu lưu, bja đặt...
Ngoài ra còn có nhiều truyện hình vẻ, hai buổi phát thanh,
một cuốn phim tài liệu Alexandra David-Néel : du Sikkim au Tibet
interdit, của Antoine de Maximy và Jeanne Mascolo de Filippis (1992),
một cuốn phim
Au pays des neiges với nữ diễn viên Dominique
Blanc đóng vai bà, vở kịch Alexandra David-Néel, mon Tibet,
của Michel Lengliney với Hélène Vincent trong vai chính (2100),
vở kịch Alexandra David Néel, pour la vie của Pierrette
Dupoyet (2003, Festival d'Avignon). Mất đi, tên tuổi bà còn ghi
lại trên một con đường ở Massy, một bản quán trà cạnh
Fondation David-Néel (1995), một giải thưởng văn chương Alexandra-David-Néel/Lama-Yongden,
một trường trung học ở Digne-les-Bains, một cuộc viễn chinh
xuyên Hy Mã Lạp Sơn của Priscilla Telmon từ Việt Nam qua Calcutta
(2006), một đoạn trong loạt phim Il était une fois... les Explorateurs
của Albert Barillé (1995), trong ấy bà là nhà thám hiểm phụ
nữ độc nhất, khóa 2001 những những nhà bảo quản Viện
quốc gia bảo quản, khóa 2001 Viện ngoại giao và lảnh sử
bộ ngoại giao, hai trạm tramway ở Paris 20è và Saint-Mandé,
một phòng đọc sách ở Nhà quốc tế Ngôn ngữ và Văn hóa
Lyon. Cũng là lạ nhưng đang ghi là được tặng giải thưởng
Monique Berlioux của Viện Hàn lâm thể thao : bà có mặt trong
số 287 vĩ nhân thể tbao Pháp. Người dân Pháp cỏ thể tùy
ý toàn vẹn hơn, nhiều hay ít nhân ngày bằng bà Patricia David-Néel
! Bà đi trước thời bà sống. Trong buổi nói chuyện truyền
hình độc nhất năm 98 tuổi, bà định nghĩa triết lý : Đức
Phật là người đã đạt đến nhận thức. Nhận thức gì
? Nếu tôi nói ra thì là không phải nhận thức nữa mà nhận
thức của tôi không phải là nhận thức của mọi người.
|
Nhà dưỡng
lão La Faiencerie
Thành Xô 1.2019 |
(*) Ảnh ở Digne chup năm
2011 và lấy trong internet.
-Alexandra David-Néel : Une aventurière
au musée Guimet 22.02-22.05.2017
-Marie Pujolas, Hommage à l'exploratrice
Alexandra David-Néel, dans sa maison de Digne-les-Bains et au musée Guimet@Culturebox31.01.2017
 
 
 
|