Thiền sư Mãn Giác có một bài
thơ nổi tiếng làm khi ngài bị bệnh:
Cáo tật thị chứng
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự dục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thưong lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc
tận
Đình tiền tạc dạ nhất
chi mai.
Bài thơ đã được dịch là :
Có bệnh báo mọi
người
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân tới trăm hoa nở
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa
rụng hết
Đêm qua hiên trước một
cành mai.
Lại cũng có một bài thơ cổ
khác nói về một cành mai (nhất chi mai), đặc
biệt bài thơ này chỉ có mười chữ làm thành ' Vị tình
lai ký nhất chi mai hưũ biệt hoài ' có nghiã là ' Vì
tình gửi tới một cành mai tỏ nhớ nhung' mà có thể xếp
thành bài thơ tứ tuyệt là :
Vị tình lai ký nhất
chi mai
Ký nhất chi mai hữu biệt
hoài
Hoài biệt hữu mai chi nhất
ký
Mai chi nhất ký vị tình lai
Sao Khuê xin dịch là:
Vì tình gửi tới
một cành mai
Gởi tới cành mai tỏ nhớ
hoài
Nhớ hoài một cành mai gởi
tới
Cành mai gởi tới tỏ tình
ai .
Qua hai bài thơ trên thì MAI là
hoa mai,loài hoa thường chỉ nở và được nhắc đến khi xuân
về. Hồi xưa, có nhiều người quá bận công kia chuyện nọ
mà quên cả thời gian 'đồn anh đóng bên rừng mai nếu mai
không nở anh đâu biết xuân về hay chưa....' vâỵ thì xuân
về, mai nở và mai nở xuân về, có xuân là có mai. Những
cành mai xum xuê hoa vàng rực rỡ nở ở góc vườn báo hiệu
xuân về nên ngày còn ở Việt nam, nhà nào có mảnh vườn
cũng ráng trồng cây mai để mỗi năm xuân về Tết đến đón
xuân; nhà nào không có vườn thì dù giầu hay nghèo cũng ráng
mua lấy cành mai về chưng ngày Tết, vì mai, phát âm theo giọng
người miền Nam đồng âm với may-may mắn –và chẳng ai bảo
ai, mọi người đều tin hoa mai đem lại may mắn, thịnh vượng
cho năm mới.
Mai trồng và mọc ở miền
nam VN để đón xuân thường có màu vàng rực rỡ mà mọi
người đều gọi tắt là hoa mai. Hoa mai hay hoàng mai (mai vàng)
có tên khoa học là Ochna integerrima, họ Ochnaceae, thường chỉ
có sắc vàng mà không có hương, tuy vậy hoàng mai ở Huế
lại có mùi thơm thoang thoảng..
Hoa mai còn có màu trắng, nhị
cũng vàng gọi là bạch mai, còn rất ít ở miền Nam, có mùi
thơm thoang thoảng, có lẽ ngày xưa mọc rất nhiều ở khu
đồn Bạch Mai hay khu nhà thương Bạch Mai ở Hànội
Trung hiếu vẹn tròn hai khối
ngọc
Thanh cao phô trắng một
cành mai
(Tản Đà)
Trong truyện Kiều, cụ Nguyễn
Du có câu:
Thiền trà cạn nước
hồng mai
Thong dong nối gót thư trai
cùng về.
theo đó hồng mai là một loại
cây trà trên núi, sắc đỏ lợt, lá nhỏ hơn lá trà Tàu,
hoa nở từ tháng chạp đến tháng hai, đồng thời với hoa
mai nên gọi là trà mai hay hồng mai. Cũng có sách cho là nước
sắc của gỗ cây mai già có mầu đỏ hồng nên gọi là hồng
mai.
Thủy mai có hoa màu trắng phơn
phớt tím, thoang thoảng mùi thơm , khi trồng gần nước thì
cây hoa ngả mình về phía mặt nước và đơm hoa nhiều hơn
nên còn gọi là mai chiếu thủy. Thủy mai thân nhỏ không thể
cắt cành để cắm nên khi trông phải trồng nguyên cây trong
chậu.
Nhiều người cũng thích trồng
mai tứ quí, loại này cũng trồng nguyên cây chứ không cắt
cành để cắm. Gọi là tứ quí ví mai nở cả bốn mùa, hoa
màu vàng nở vào buổi sáng, đến chiều thì cánh hoa rụng
xuống, đài hoa khép lại rồi vài ngày sau lại nở ra, đài
hoa lúc đó thành cánh hoa màu đỏ sẫm và nhị hoa trở thành
những hạt hoa có mầu xanh khi còn non và mầu đen khi đã già;
hạt đen này rụng xuống đất lại mọc cho cây hoa mai mới.
Mai tứ quí không có hương và ít hoa nhưng nhiều người ưa
trồng vì có hoa quanh năm và hoa lại nở hai lần với hai mầu
khác nhau. Muốn có hoa nhiều cũng phải tỉa lá như mai vàng.
Mai khôi hoa lại là một
loại hoa hồng còn gọi là mân côi hay mai khôi có sách nói
là để ướp hương cho trà hồng mai

Mai tơ hay mai đào
(tên Hán là kim lâu mai) tên Pháp là Hamamélis, tên khoa học
là Hamamélis mollis thuộc họ Hamamelidaceae
Mai cũng còn là cây mơ (prunus
mume) , người Hoa gọi là mai, thuộc họ Rosaceae đầu xuân
nở hoa, có hai thứ trắng và đỏ. Thứ trắng gọi là lục
ngạc mai, nở hết hoa rồi mới nẩy lá, quả chua, chín thì
vàng; các vùng đông nam Trung Quốc gần biển, đầu muà hè
đổi gió hay mưa vừa lúc mơ chín nên lúc này gọi là mai
tiết (mùa mơ chín). Khi xưa Tào Tháo đã gạt quân sĩ là trước
mắt có rừng mai (mơ) để giúp đoàn quân tưởng tượng đến
vị chua của quả mơ rồi chảy nước miếng mà quên cơn khát.
Trong Kiều của Nguyễn Du cũng có câu 'quả mai ba bẩy đang
vừa' chỉ quả mơ. Nguyễn Bính cũng có bài thơ 'thơ thẩn
rừng mơ cô hái mơ... '
Hoa mai được coi là một trong
tứ quí: mai, lan, cúc, trúc.
Trường nữ trung học Gia Long
ở Sàigòn ngày xưa đã chọn đóa mai vàng làm phù hiệu gắn
trên áo cho các nữ sinh vì hoa mai chẳng những tượng trưng
cho muà xuân tươi trẻ cuả tuổi học trò mà mai còn hàm nghiã
'mai cốt cách tuyết tinh thần' chỉ cốt cách thanh cao của
loài hoa được tôn là quân tử chi hoa và tinh thần thì trắng
tinh như tuyết. 'Mai cốt cách '(tuyết tinh thần) là dáng người
thanh quí như hoa mai nhưng dù người ta bảo 'yếu như liễu,
gầy như mai, trắng như tuyết...' thì người mang tên Mai thường
có xương cốt thuộc loại cao lớn tuy không mập mạp chứ
thực sự ít ai có cái 'nét buồn như cúc điệu gầy như mai
'.
Cao bá Quát, một thi sĩ bất
khuất, tài danh, đã ngả bút chê thơ của các vương hầu
ở đất Thần Kinh là có mùi nước mắm: ' ngán thay cái mũi
vô duyên, câu thơ Thi Xã con thuyền Nghệ An ``nhưng lại chịu
một đời cúi đầu trước hoa mai ' nhất sinh đê thủ bái
hoa mai ``, không hiểu nhà thơ cách mạng này cúi đầu trước
đóa hoa mai hay cúi đầu trước một người đẹp nào đó
có tên là Mai vì Mai thường dùng để đặt tên cho cả con
trai lẫn con gái, nhất là con gái : Hoàng Mai, Bạch Mai,Thủy
Mai, Thúy Mai, Diễm Mai, Huỳnh Mai, Quỳnh Mai, Liễu Mai, Như
Mai, Ngọc Mai,Yến Mai,Tuý Mai v..v.. tuy vậy quí vị chớ có
đặt tên con là Dương Mai kẻo có người lại liên tưởng
đến bệnh dương mai (giang mai) là một bệnh phong tình mà
người ta nghi là do Dương Quí Phi ( Dương Quí phi tên là Mai
) mà ra.
Mai chẳng những dùng để đặt
tên
mà còn dùng làm họ cho nhiều người (Mai Thúc Loan tức
Mai hắc Đế ).
Quí vị nào mang tên là Mai
nên nhớ rằng ngơài ý nghĩa là một loài hoa, mai còn có nghĩa
là một loại ngọc tốt (mai khôi) .
Mai quế lộ là tên một loại
rượu của Tàu có nghĩa là sương hoa mai và hoa quế
Mai còn là cây bương.
Bương là một loại tre rừng (tre mạnh tông, giang hay nứa)
họ Poaceae, có thân to dùng làm côt nhà được. Cây bương
khi già có hoa giông như bông lau thường được bó lại, dùng
làm chội để quét gọi là chổi bông mai. Măng của cây bương
to và mập gọi là măng mai như trong bài Lính thú :
...Ngang lưng thì thắt
bao vàng,
Đầu đội nón dấu, vai mang
súng dài.
Một tay thì cắp hỏa mai,
Một tay cắp giáo, quan sai
xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ
liên,
Bước chân xuống thuyền,
nước mắt như mưa.
Ba năm trấn thủ lưu đồn,
Ngày thời canh điếm, tối
dồn việc quan.
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn,
Hữu thân hữu khổ phàn nàn
cùng ai!
Miệng ăn măng trúc măng mai,
Những giang cùng nứa lấy
ai bạn cùng!
Nước giếng trong con cá nó
vẫy vùng...
Mai (cây bương) và Trúc (cây trúc)
có những đốt thẳng (đốt theo chữ Hán là tiết, chữ tiết
nghĩa là đốt cũng có nghiã là lòng dạ, tiết tháo) nên trúc
mai chỉ người có lòng dạ ngay thẳng, suốt đời không thay
lòng đổi dạ và không quanh co nên trúc mai chỉ người bạn
tình chung thủy:
Trúc nhớ mai, mai về
nhớ trúc
Trúc về rồi, mai nhớ trúc
không?
Bây giờ kẻ bắc người đông
Kể sao cho hết tấm lòng tương
tư .
hay như trong Kiều của Nguyễn
Du :
Hồn còn mang nặng lời
thề
Nát thân bồ liễu đền ghì
trúc mai....
Từ đó mai còn có nghĩa là mai
mối. Chuyện kể có một giống trúc mọc bên đầm 'Đố
phụ đàm' (đầm đánh đố được vợ) vì ngày xưa có hai
trẻ trai gái lúc còn nhỏ chơi vơí nhau rất thân thiết, sợ
lớn lên phải xa nhau nên lấy một lóng trúc chẻ làm hai,
cầm mỗi người một nưả quăng xuống đầm mà nguyền rằng
nếu hai nửa đó kết lại làm một thì sau này được nên
duyên chồng vợ... Hai mảnh trúc trôi xuôi rồi kết lại vơí
nhau và hai cô cậu thì sau này nên duyên chồng vợ; giống
trúc mọc bên bờ đầm này mang tên là mai trúc nên người
làm mai cho hai bên nên vợ nên chồnggọi là ông mai hay
bà
mai (...nhưng em chưa lấy ai vì thày bảo bà mai rằng em
còn nhỏ lắm ý đợi người tài trai ...)
Làm mai là một việc ngu nhất
vì sau khi người ta nên vợ nên chồng thì những lúc cơm không
lành canh không ngọt, ông bà mai thường bị đem ra trách móc
nên có câu rằng :
Ở đời có bốn cái
ngu
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm
chầu.....
Mai còn là cái 'lưng' của
con rùa ( mai rùa), con cua, con còn, con ghẹ .
Hàm mai là cái khớp miệng
ngựa để cho ngựa không kêu khi cưỡi ngựa đi đêm, muốn
giữ bí mật (như vua Quang Trung trong chiến dịch đại phá
quân Thanh thì ngựa phải tháo nhạc, đóng hàm (hàm mai) và
người phải ngậm tăm (theo Đào duy Anh).
Mai còn nghĩa là chôn,
là dấu như mai một(chôn mất đi), mai danh ẩn tích (chôn
tên,dấu tung tích tức là đi ẩn), mai cốt bất mai danh ( chôn
xương không chôn tiếng), mai đầu (chuí đầu mà học, không
lý gì đến việc khác), mai táng (chôn người chết), mai u
(chôn cái buồn xuống đất), mai tàng (chôn dấu cho biến đi),
mai ngọc trầm châu (chôn ngọc xuống đất và làm chìm châu
dưới nước ý nói người con gái đẹp tạ thế), mai ngọc
thụ (chôn cây ngọc, ý nói người hiền chết thật đáng
tiếc), mai phục (quân lính núp sẵn để đánh úp).
Vì mai là chôn nên một dụng
cụ đào đất có tên là cái mai (một mai, một cuốc,
một cần câu...)..
Theo chữ Hán, mai còn là cái
mốc từ chữ mai là mốc hay là bụi bay mù khi có
gió to.
Mai cũng có nghĩa là từng cái,
từng chiếc, một cái thẻ, một thân cây.
Mai còn dùng để chỉ thời
gian. Ngày mai là ngày sau ngày hôm nay. Mai kia mốt nọ
hay mai sau là một ngày mai nào đó trong tương lai:
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím
này
(Kiều)
Trong chuyện 'Nửa chừng xuân'
của Khái Hưng, cụ Hàn Thanh tán tỉnh và đòì cưới cô Mai,
con gái người bạn học cũ là cụ Tú Ninh Bắc; cụ hàn Thanh
đã rất thú vị tìm ra câu hẹn hò ' vậy mai, Mai nhé'.
Sao Khuê cũng có một người
bạn biết lợi dụng chữ mai lắm nghĩa này mà làm bốn câu
thơ :
Ngày 'mai' không trở
lại
Lòng chôn dưới vực sâu
Gửi gió lời trăn trối
Giã từ cuộc tình sầu....
Vì 'mai' không trở lại nên cuộc
tình sầu, nhưng nếu cưới được 'mai' làm vợ thì sẽ sinh
con 'hạc': mai thê, hạc tử, lúc đó đời sống thật sự
là tiêu dao nơi núi ngàn, mây nội, thong dong...không nhà (homeless)
có rừng mai làm vợ và có chim hạc làm con...
Trong thơ văn, 'mai' cũng đem
lại nhiều cảm hứng để dệt nên những vần thơ, nốt nhạc
về mai. Những áng văn, thi tập có tên mai như 'Nhị đô mai',
'Mai đình mộng ký', 'Mai am thi tập', ' Vịnh lĩnh mai ' v..v..và
vì có xuân là có mai hay có mai là có xuân nên bià báo xuân,
thiệp xuân có hình hoa mai nở tưng bừng màu vàng rực rỡ.
Sống ở ngoại quốc, nhiều
người vẫn đi tìm lại hương xưa bằng cách gây lại những
chậu mai vàng hay mai tứ quí. Ở Mỹ và Canada, khi xuân về
cũng có mai vàng rực rỡ nhưng là mai ... Mỹ.
Đó là cây Forsythia, tức cây
Liên kiều cho hoa màu vàng như hoa mai nhưng cánh nhọn chứ
không tròn, theo thiển ý thì không đẹp bằng hoa mai vàng dù
về mùa xuân Forsythi, cũng kết nụ đơm bông vàng rực rỡ
nhìn xa cũng giống như mai vàng, khi hoa tàn thì mới ra lá giống
như mai.
Mai được người Trung Quốc
trân quí vì mai chịu lạnh mùa đông mà đơm hoa mang cái đẹp
đến cho người nên nhiều người không quản ngại mà 'đạp
tuyết tầm mai '
Người Việt mình chuộng hoa
mai vì hoa đẹp, đem lại may mắn (do đọc chại mai là may)
:
Em như tố nữ trong
tranh
Anh như ngọn bút chấm cành
hoa mai
hay :
Canh ba sương nhuộm
cành mai
Bóng trăng em ngỡ bóng ai mơ
màng.
Mai được trồng trong vườn và
mai cũng mọc trong rừng nên mai làm bạn với mọi người từ
lúc còn trẻ thơ, lúc trưởng thành vào mỗi độ xuân về
và ngay cả những người rút chân khỏi vòng danh lợi mà 'nghêu
ngao vui thú sơn hà ' vẫn có 'mai là bạn cũ, hạc là người
quen'......
Sao Khuê