Ngày
xưa ở quê tôi mỗi khi nói đến làng mình, thì người ta
thường hay ngước mặt lên trời đưa tay lên chỉ về phía
những cây đại thụ cao ngất để hãnh diện khoe rằng
đó là bức họa đơn sơ đặc biệt nổi bật về xóm vắng.
Tôi vốn không có
duyên may sống ở trong lòng đất làng ta suốt thời trai trẻ
cho nên sự nghiệp cuộc đời đều được khởi đầu từ
ở phương xa, và cũng vì thế mà tâm hồn của trái tim tôi
đôi khi phải bị xé ra từng mảnh nhỏ. Thực tình mà nói,
có dịp đi xa khắp mọi miền đất nước thì người ta mới
có thể công bằng cảm nhận được thế nào là tình yêu
trong xã hội cộng đồng. Giữa năm mươi bốn sắc tộc tự
bao đời thương yêu đùm bọc, sống hài hòa cùng nhau trên
dãy đất tựa mình vào núi non và bể cả, thì chắc chắn
có rất ít người may mắn để hội nhập, hòa mình (dù
là du lịch) vào trong hết thảy cộng đồng xã hội nầy.
Do vậy, mà tôi
có những ý kiến chủ quan là trong kiếp phù sinh của mỗi
người sống trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cũng đều do
định mạng lựa chọn cho mình. Tuy nhiên, cho dù ngay cả trên
những quê hương kế tiếp, nhưng tôi cũng vẫn đã có nhiều
dịp lưu trữ các chứng từ về tình trạng tâm lý nảy sinh
từ tình yêu thương làng mạc địa phương đã phù hộ cho
mình được may mắn đoạt thành sở nguyện.
Thế nhưng kỷ niệm
quý giá nhất của đời tôi luôn mang theo bên mình, thì lúc
nào cũng vẫn lại là cái túi chứa đựng bên trong có nắm
đất thiêng.
Nắm
đất thiêng quê tôi
Đất thiêng
quê tôi cũng chỉ là những máu mủ thịt da của nhịp
thở, sức sống của hồn thiêng dân tộc không mang tính đa
dạng nào khác biệt. Hơn thế nữa, lịch sử khẩn hoang dinh
điền trong thời quá khứ thì người dân làng lại còn giữ
được có những dấu ấn của hàng gót chân thuộc thành phần
thế hệ tiên phuông, từng trải qua bao gian truân để mở
đường khai lối cho vườn tược, ruộng đồng tốt tươi
màu mỡ hôm nay. Do vậy, từ cuộc hành trình đào ao, vét giếng,
cuốc mở luống cày bên cạnh các loại vũ khí thô sơ đề
phòng thú dữ, người dân xưa còn phải nhọc nhằn vất vả
với đôi tay, bàn chân dẽo dai chịu đựng biết bao nhiêu
là khổ nhọc. Đó chính là hình ảnh của những mảnh đời
chơn chất trong hòa bình, và được thể hiện qua các công
việc tay làm hàm nhai trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.
Ngày nay hồi tưởng lại thời gian hơn nửa đoạn đời người,
tôi muốn thành tâm chia sẻ đôi điều thú vị cùng quý đồng
hương và các bạn độc giả thân mến xa gần về những mẩu
chuyện từng đã có xảy ra ngay trên cả quê tôi.
Và những trường
hợp ấn tượng khó phai mờ nầy, tôi gọi cho nó có một
cái tên vui là các dị hình trong ký ức.
Thực vậy, trước
hết tôi xin nói đến quy luật vô thường làm thay đổi liên
tục cả hoàn cảnh không gian trong xã hội sinh tồn. Vì thế
mà dân gian thường hay dùng cụm từ mộc mạc bình dân để
nói lên mọi quyền hành, địa vị của con người đều đã
bị xáo trộn, thăng trầm như khi lên voi xuống chó, cha
làm quan con lầm than, không ai giàu ba họ chẳng ai khó ba đời
v.v. Do vậy, thế hệ nào nhân chứng nấy, hơn thế nữa,
hồi ức không phải là những chứng từ có giá trị khoa học
cho nên dễ có bị sai lầm về suy luận. Nhưng với tinh thần
nghiêm túc, chúng tôi đã làm hết sức mình khi tìm về những
kỷ niệm của cục đất quê hương trong trí nhớ, và hi vọng
mọi tình tiết mà mình đã viết ra không khác gì đã có xảy
ra bên ngoài thực tế thuộc về quá khứ.
Bạn từ đâu
đến là
một câu hỏi, một thể nghi vấn gối đầu đã làm trăn trở
tâm hồn cho hàng biết bao người sống lưu lạc xa cách quê
hương khi chạnh lòng nhớ về cố quốc, có nơi chôn nhau cắt
rún của mình. Và trong những lúc mơ màng như thiếp, bạn
sẽ nhớ đến hình ảnh nào đầu tiên...có thể là gia phả
tổ tiên, dòng tộc, ngôi từ đường, hiên nhà cũ, mái trường
xưa, đình chùa miếu vũ, chợ búa, bầu bạn xóm làng v.v.
Dĩ nhiên, trường hợp của chính tôi cũng không có gì khác
hơn bạn cả, có khác chăng là do bởi những dấu ấn kỷ
niệm khó quên còn giữ mãi ở trong lòng. Đó là những tâm
hồn son trẻ hồn nhiên, chơn chất tình tự của xóm làng
quyện lấy ảnh hưởng đồng hương trong những dịp lễ hội,
thể thao, văn nghệ, giải trí miệt vườn.
Tuy nhiên, bên cạnh
những sinh hoạt cộng đồng xã hội thôn ấp đó, mảnh đất
của chúng ta lại còn có thêm nhiều nét chấm phá ngoại lệ
do nhu cầu sinh kế của người dân mà hợp thành hoạt cảnh
sinh động của quê mình. Hẳn bạn đồng hương nào còn nhớ
về địa hình, địa vật của quê ta từ hơn nửa đoạn đời
người thì chắc không sao quên được màu xanh thiên nhiên
trên nền trời bị án ngữ sau tấm màn che của tán cây cao
bóng mát. Và đó chính là những hình ảnh của rặng trâm
bầu, dãy cây bàng, hàng tre trúc ngút ngàn, đặc biệt là
hình thù của các loại cây da, thị, gõ mọc ven bờ sông Vàm-Cỏ-Đông
cao vút vươn mình lên tận không trung như muốn chế ngự cả
thiên nhiên!
Nắng đổ trên
cành lá
Che mát rợp
làng ta
Bao kỷ niệm
quê nhà
Trúc, tre, da,
thị, gõ...(1)
Cây
đại thụ
Cảm động biết
bao mỗi khi biết được ai kia vô tình nhắc nhở gợi lại
cho mình về những kỷ niệm êm đềm của quê nghèo nơi xóm
vắng sống với thuở tuổi mộng mơ trong giấc ngủ hòa bình.
Tuy nhiên, trước hết tôi cũng xin mạn phép nghiêng mình tưởng
nhớ đến những vị thầy khả kính đầu tiên của tuổi
học trò đã tận tụy khai tâm từ lúc vỡ lòng, và gieo vào
lòng tôi những ý thức hồn nhiên về ý nghĩa của nắm đất
quê hương. Do vậy, cho dù từ ở phương xa nhưng hễ khi nào
có dịp thả hồn trở về viếng thăm làng cũ, thì hình ảnh
đập ra ngay trước mắt của tôi lúc nào cũng vẫn lại là
những hoạt cảnh đậm màu như không bao giờ có sự chia ly
nào đó.
Thực vậy, dưới
bóng trăng soi trên sóng nước ruộng đồng mờ ảo, dịu dàng,
tỏa ra màu sáng nhạt vàng nhìn thấy gót chân tôi thoăn thoắt
ra tận bờ ao để nghe tim mình thổn thức khi trực diện trước
bóng cũ tình quê. Nước sông khuya tiếp tục dâng tràn lên
mí cỏ, cạnh bên là những nấm mồ mà ban ngày thỉnh thoảng
thường có những luồng khói nhang tiếp dẫn hương linh của
vong hồn dòng tộc gia đình, của xóm làng đầu thôn, cuối
ấp.
Tôi đứng lặng
người trong không gian tĩnh mịch, lá cây bàng già úa đọng
sương nặng hạt rơi rớt nhẹ nhàng theo từng cơn của ngọn
gió lùa. Nhìn những cây bàng cổ thụ còn sót lại thưa thớt
ở cánh đồng, tôi liên tưởng đến ngày xưa ở nơi nầy
chắc là có một cái trảng lớn lắm đến nổi có thể được
gọi là cái nôi để sinh sôi nẩy nở ra loại giống cây nầy.
Vì thế, cho nên người xưa thường hay quen đặt tên cho địa
danh theo trực giác của mình. Còn trúc tre thì khỏi phải nói,
cây nào cây nấy vươn mình cao ngất nghểu, mọc um tùm, nhà
nhà đều có, hai bên đường xe nào cũng là từng dãy tiếp
dãy của lũy tre, khóm trúc xanh tươi. Ngày xưa, tiền thân
dung mạo của xóm làng hầu hết đều được thành hình kiến
tạo bằng tre đất, chen lẫn vào bức họa đồng quê đó
là những cây da, cây thị, cây gõ to bự phải mấy người
ôm mới giáp vòng.
Sống chung nhau trong
một cộng đồng chơn chất, người dân quê tôi mỗi khi giao
tiếp, liên hệ với nhau thì bằng cả một tấm lòng có trái
tim nghĩa tình làng xóm, tối lửa tắt đèn. Về phương diện
xã hội nhân văn cũng vậy, ngoài tinh thần yêu nước, tôn
sư, trọng đạo thì sự học hỏi tiếp cận văn minh làng
tôi chỉ có tiến chứ không có đi lùi vì hầu hết đều
là những di dân có tinh thần khai phá để sinh tồn. Ngày nay,
tuy sử liệu nói không được nhiều về trường hợp tận
trung báo quốc của vị khai quốc công thần (Tiền-quân
Nguyễn-Huỳnh-Đức) trên con đường chinh phục tiến về
miền đất phương Nam. Nhưng không vì thế mà làm cho tâm hồn
của người dân quê tôi mất đi bao niềm tự hào, tôn kính
về sự nghiệp vẻ vang còn để lại của người xưa. Tuy
nhiên, vì các thế hệ di dân cao tuổi trải qua ở lãnh địa
nầy đều là những thành phần xuất phát từ ở chốn ruộng
rừng nghèo khổ đi tìm mảnh đất sinh tồn. Cho nên, lúc bấy
giờ, đối với họ chỉ có những khái niệm phai mờ về
lịch sử khẩn hoang lập ấp. Và chỉ sau khi một hai thế
hệ vất vả lót đường hi sinh nằm xuống, thì các hàng hậu
duệ mới có được giờ phút thảnh thơi để hồi tưởng
lại công đức của các bậc tiền nhân.
Tôi rất tiếc rằng
khi mình còn nhỏ không mấy khi biết lưu tâm về những loại
văn hóa miệt vườn, chỉ sinh sôi nẩy nở tùy theo phong thủy
đặc trưng của mỗi địa phương. Đó chính là những thổ
âm, thổ ngữ quê rặt, những câu thơ, hò vè chơn chất chứa
chan thắm đượm hình ảnh thật thà có sao nói vậy cho qua
câu chuyện! Tôi nhớ rành rành ông Tám, bà Bảy, cậu Hai,
cô Ba có tác phong mỗi người một vẻ nhưng cuối cùng tất
cả đều gặp nhau ở trong một tình yêu cục đất quê hương.
Nhưng khi nhắc đến đất, thì chúng ta cũng không sao quên
được nước. Vì nước chính là máu của đất, nước đã
xâm nhập vào từng tế bào của đất tạo nên phong thủy
vùng miền, tạo nên con người của đất nước ngàn năm văn
vật. Và là những thực thể liên hợp không thể tách rời,
để cùng mãi mãi nguyện thề thủy chung nghìn đời hòa quyện
lấy nhau như bóng với hình.
Nước ở quê tôi,
đây chính là dòng thủy lưu êm ả của con sông Vàm-Cỏ-Đông.
Và nói cường điệu cho oai, thì nền văn minh miền quê
tôi phát sinh ra được trước hết thuở khi xưa cũng phải
nhờ vào phương tiện giao thông thiên nhiên do của trời cho
nầy. Tuy nhiên, theo lịch sử của thời gian thì hình ảnh
ở ven bờ đã có rất nhiều thay đổi, kể cả lòng đất
dưới đáy sông cũng vậy. Từ lâu, đã có rất nhiều nhà
nghiên cứu trình bày khác nhau qua các bài viết về ’Vàm-Cỏ-Đông
ký sự" mô tả cuộc sống trên dòng nước, dưới trăng
sao. Và thực tế, là nói về bước chân của các thành phần
di dân lập nghiệp từ ở miền Trung hồi thế kỷ thứ 17,
thì cũng có những toán người lẻ tẻ đi ngược dòng sông
dần theo bằng thủy lộ nầy.
Sông
Vàm-Cỏ-Đông
Lục
bình và các phiêu lưu thảo trôi nổi
trên
sông Vàm-Cỏ-Đông
Nhân dịp nói thoáng
qua về lịch sử của con sông quê tôi, thì tác giả cũng không
quên nhớ lại ý nghĩa giá trị của những con sông lịch sử
của dân tộc nước nhà. Và nếu sông Hát là dòng nước linh
thiêng đã từng được Hai Bà Trưng gieo mình tuẫn tiết, thì
tuần
nước sông Gianh, sông Bến-Hải là nơi từng có những
nhịp cầu oan nghiệt, thống khổ cùng với vận dân
trong những thời kỷ niệm đau buồn.
Sông
Gianh
|
Sông
Bến-Hải
|
Ngược lại, các dòng
sông Bạch-Đằng, Như-Nguyệt và Rạch-Gầm&Xoài-Mút v.v
chính là những hình ảnh tiêu biểu hào hùng chói rạng trong
lịch sử của dân tộc về thành tích đại thắng đánh đuổi
giặc xâm lăng.
Sông Bạch-Đằng
được gắn liền với tên tuổi của 3 vị anh hùng của dân
tộc nước nhà là Ngô-Quyền, Lê-Đại-Hành và Trần-Hưng-Đạo.
Trận thủy chiến
lần thứ nhất, Ngô-Quyền oanh liệt đánh bại quân xâm
lăng Nam-Hán vào năm 938. Đây là một trận đánh được xem
như là quan trọng nhất xảy ra trên sông Bạch-Đằng, với
chiến công tiêu diệt gần hết cả giặc khựa và giết được
Hoàng-Tử Hoằng-Thao Nam-Hán. Và đồng thời, chấm dứt được
thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc bị giặc xâm lăng đô hộ.
Trận thủy chiến
lần thứ nhì, Lê-Đại-Hành oanh liệt đánh bại quân xâm
lăng Tống vào năm 981. Sau đó, ông sáng lập ra nước Đại-Cồ-Việt.
Trận thủy chiến
lần thứ ba, Trần-Hưng-Đạo oanh liệt đánh bại quân
xâm lăng Mông-Nguyên vào năm 1288. Cuộc chiến thắng kiêu hùng,
do nhờ sự phối hợp thành công về tâm lý và chiến thuật
theo như sách lược của ông trong Hịch tướng sĩ, Binh thư
yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư.
Ngày nay, người
ta có thể nói rằng Bạch-Đằng giang là một dòng sông lịch
sử từ lâu được hầu hết mọi người dân Việt đều nghe
biết đến. Và cũng từng đã được người nhạc sĩ tài
hoa của dân tộc Lưu-Hữu-Phước (A) hòa mình tiếp
dẫn hồn thiêng sông núi sáng tác ra một bản hùng ca bất
hủ lưu truyền "Bạch-Đằng giang"(A) để ghi nhớ
công lao đã giúp cho tổ tiên dân tộc ta mấy phen chiến thắng
oanh liệt trước giặc xâm lăng thuở xa xưa.
Mô
hình chiến thắng trên sông Bạch-Đằng (năm 938)
Di
tich cọc gỗ (năm 938) trên sông Bạch-Đằng
Khu
di tích Bạch-Đằng ngày nay
Tiên phuông trong
các con sông gắn bó với nhiều chiến công chống giặc ngoại
xâm, giờ đây Bạch-Đằng giang nổi tiếng kiêu hùng trên
vòm trời đất Việt cũng từng đã được các nhà chiến
lược về quân sự, ngoại giao quốc tế thường tìm dịp
đến tham quan tìm hiểu về chiến thuật ưu thắng trên sông
nước của các vị anh hùng dân tộc nước nhà. Và một trong
những nhà ngoại giao tầm cỡ là Ông Đại-sứ Hoa-Kỳ tại
Việt-Nam Daniel Kritenbrink vào ngày 28-09-2020 cũng đã có chính
thức viếng thăm khu di tích lịch sử Bạch-Đằng, và bày
tỏ lòng ngưỡng mộ thắp hương tưởng niệm trước tượng
đài của ba vị anh hùng Ngô-Quyền, Lê-Đại-Hành và Trần-Hưng-Đạo.
Và sau khi kết thúc
chuyến viếng thăm đầy ấn tượng, thì ông cũng đã không
quên lưu lại dòng cảm nghĩ lịch sử sâu sắc của mình trong
Facebook của Đại-sứ quán Hoa-Kỳ tại Hà-Nội như sau:
- "Những chiến
thắng nầy không chỉ phản ảnh lòng can đảm của người
Việt-Nam mà còn cho thấy các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều
có thể đứng lên bảo vệ chủ quyền của mình"...(sic).
Đại-sứ
Hoa-Kỳ Daniel Kritenbrink
đang
thắp hương trước tượng đài Ngô-Quyền
Đặc biệt là sông
Như-Nguyệt, thì lại được gắn liền với tên tuổi vang
lừng của vị anh hùng dân tộc nước nhà là danh tướng Lý-Thường-Kiệt.
Ông là một tướng
quân tài ba thao lược quốc gia từng đã cho công bố văn bản
"Tuyên
Ngôn Độc lập" đầu tiên của nước Việt-Nam ta. Chính
ý nghĩa hùng tráng trong nhật lệnh lịch sử nầy đã có tác
động mạnh mẽ vô cùng về tâm lý, làm nâng cao sức mạnh
tinh thần hi sinh chiến đấu của ba quân tướng sĩ nơi trận
mạc. Trong trận thủy chiến quan trọng có tính cách quyết
định chiến trường Việt-Tống được xảy ra trên con sông
Như-Nguyệt vào năm 1077, Lý-Thường-Kiệt đã oanh liệt chiến
thắng vẻ vang trước sự đại bại của quân xâm lăng man
rợ nhà Tống đến từ phương Bắc.
Trận
thủy chiến trên sông Như-Nguyệt
(năm
1077)
Và con sông Rạch-Gầm&Xoài-Mút
ở đất phương Nam cũng là nơi từng có xảy ra một trận
thủy chiến vô cùng ác liệt vào năm 1785. Trong chiến trận
lịch sử nầy, vị anh hùng tướng quân Nguyễn-Huệ nước
Nam ta đã từng giáng cho quân xâm lăng Xiêm-La (Thái-Lan) một
bài học sấm sét run sợ để đời. Chiến công nầy cũng
là một bài học có ý nghĩa giá trị lịch sử, nhằm cảnh
cáo vào cho bất cứ kẻ gian hùng nào cố ý nuôi tham vọng
mưu đồ núp bóng ngoại bang hòng cõng rắn cắn gà nhà, rước
voi về giày mả tổ của dân tộc.
Đoạn
sông Rạch-Gầm & Xoài-Mút
Những con sông
lịch sử hùng tráng nầy của dân tộc từ lâu đều đã thủy
chung hòa quyện, chảy thấm vào mảnh đất ngàn đời của
tổ tiên ta, có dòng thủy lưu đổ ra biển Đông mang theo tinh
thần hào khíoai hùng của người dân Việt để hòa tan vào
đại dương tận đến lằn ranh lãnh hải của nước nhà từng
đã được sự công nhận quốc tế trong công pháp quốc tế
phân định rõ ràng về quyền chủ quyền và quyền tài phán
của mỗi quốc gia dân tộc (B). Bao gồm luôn cả hai quần
đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa, vốn là một thực thể địa
lý từ ngàn xưa không thể tách rời của đất nước Việt-Nam
ta, mà nay, nó đã bị bá quyền Trung-Quốc ngang nhiên xua quân
chiếm đoạt.
Đảo
Song-Tử-Tây
Trở lại địa
lý của con sông Vàm-Cỏ-Đông ở quê tôi có tên xưa là Waico
Oriental, hay Thuận-An, quen gọi là sông Bến-Lức khi chảy qua
địa phận Long-An, và dưới thời nhà Nguyễn nó còn có tên
là Quang-Hóa. Sông Vàm-Cỏ-Đông phát nguyên từ Prey-Veng (Cam-Bốt)
chảy ngang qua tỉnh Svay-Rieng đến đoạn sông Suối Mây là
vào địa phận của tỉnh Tây-Ninh (Việt-Nam). Rồi khi chảy
đến Long-An, thì hợp lưu nhập vào dòng sông Vàm-Cỏ-Tây
(có
chiều dài 186km) ở Tân-Trụ. Sông Vàm-Cỏ-Đông và sông
Vàm-Cỏ-Tây hợp thành sông Vàm-Cỏ(thuộc hệ thống
sông Đồng-Nai) đổ ra biển nơi cửa Soài-Rạp.
Sông
Vàm-Cỏ
Cửa
sông Soài-Rạp
Tại địa bàn trong
tỉnh Tây-Ninh có hai con sông lớn, là sông Vàm-Cỏ-Đông và
sông Sài-Gòn. Nói riêng, Vàm-Cỏ-Đông là một con sông có
vị trí đặc biệt đóng vai trò lợi ích quan trọng đáp ứng
được nhu cầu giao thông hiện đại và từng được coi như
là con sông kinh tế của miền Đông ở đất phương Nam, cũng
như có ảnh hưởng về lịch sử văn minh văn hóa phân bố
tại địa phương từ thời xa xưa.
Với chiều dài
280km, dòng sông Vàm-Cỏ-Đông chảy xuyên qua các huyện Châu-Thành,
Bến-Cầu, Hòa-Thành, Gò-Dầu, Trảng-Bàng (Tây-Ninh), và huyện
Đức-Hòa, Đức-Huệ, Bến-Lức, Cần-Đước (Long-An). Ngày
nay, dòng sông có một bến phà nhỏ là Lộc-Giang, và được
bắc sang sông bằng các cây cầu như Bến-Sỏi, Gò-Chai, Gò-Dầu,
Đức-Huệ, Đức-Hòa, Bến-Lức v.v. Ngày xưa, dưới thời
nhà Nguyễn thì hình ảnh của con sông nầy từng đã được
sử gia Trịnh-Hoài-Đức có những công trình nghiên cứu ghi
chép về địa lý, nhân văn trong sách "Gia-Định thành thông
chí" như sau:
"... Ở thượng
lưu sông Thuận-An cách phía Tây trấn 160 dặm rưỡi. Phủ
sở ở bờ phía Bắc sông lớn có người Trung-Hoa và Cao-Miên
ở chung lẫn lộn làm ăn, có tuần ty coi thâu thuế lệ cước
đồn và phòng giữ biên cảnh. Từ đây chảy 24 dặm rưỡi
có cửa sông Khê-Lăng, 91 dặm rưỡi đến thủ sở Quang-Phong
giáp địa giới Cao-Miên. Đây là con đường mà sứ thần
Cao-Miên sang cống hiến phải đi ngang qua. Dọc theo sông ruộng
đất mới khẩn còn nhiều rừng rú. Lên hướng Tây nước
chia làm hai nhánh. Nhánh phía Bắc tục danh là Cái-Bát đi thẳng
ra Bắc, 100 dặm chỗ cùng tuyền về đằng Bắc, 100 dặm nữa
là rừng Quang-Hóa. Nhánh phía Nam tục gọi là sông Cái-Cay,
đi lên hướng Tây hơn 100 dặm cũng cùng tuyền. Tới đây
đều là đất rừng Quang-Hóa liên tiếp nối dài..."
Sông Vàm-Cỏ-Đông
ngày xưa có đặc điểm là nước trong xanh biếc, trải dài
như tấm dải lụa khi băng mình ngang qua những cánh đồng
ruộng lúa chín vàng, và từng tạo ra nhiều huyền thoại trong
xã hội dân gian của hai tỉnh Tây-Ninh và Long-An. Lúc bấy
giờ, trên thủy lộ vận chuyển giao thông từ Sài-Gòn lên
Tây-Ninh, hay ngược lại, thì các dân chài ở quanh vùng địa
phương họ thường bắt gặp có từng đàn cá con nào con nấy
to lớn ước khoảng cả từ 2-3 kg trở lên bơi lội tung tăng
thành đàn. Hai bên bờ sông thì cây cối um tùm, chim bầy ríu
tít trên không, vượn khỉ nô đùa hú nhau chuyền cành trên
các nhánh cây mọc ngược đâm sà xuống nước. Ngoài ra, họ
còn không thấy có một mái nhà, bóng người nào lai vãng,
và thỉnh thoảng mới có những chiếc ghe bầu xuôi ngược
chở hàng tạp hóa, tro dừa, nông sản bán buôn qua lại mà
thôi. Còn cảnh trí ở khúc sông thượng nguồn của nó dạo
ấy, thì thật là hoang dã vô cùng với muôn màu sắc thiên
nhiên vốn là cội rễ nhà trời bao bọc vây quanh cây cối
um tùm cùng đầy voi, cọp, chim muông, rắn rết v.v. Và chỉ
cần qua khỏi một đoạn sông từ châu thành Tây-Ninh đến
Nàng-Dinh thì người ta sẽ dễ dàng bắt gặp ra ngay một bức
tranh tĩnh lặng, hoàn toàn có khác với quang cảnh ngày nay
với tình trạng đất chật người đông, nhà cửa san sát
ở ven sông.
Nhà
cửa người dân ngày nay sinh sống
ven
bờ thượng nguồn sông Vàm-Cỏ-Đông
Từ châu thành Tây-Ninh,
khi thuyền tách bến xuôi dòng đến đất Cẩm-Giang thì người
ta có thể nhìn thấy từng làn khói lan tỏa trên các lò gạch
đốt lên liên tục ngày đêm. Thuở ấy, các ghe thuyền đều
chèo bằng tay cho nên di động rất chậm chạp, mà người
chèo lái cũng chẳng phải cần ra sức cơ bắp một cách vội
vàng. Họ chèo một cách khoan thai, từ từ với nét mặt bình
thản hồn nhiên chớ không có lộ ra vẻ gì hối hả cả.
Chiếc ghe bầu của họ chính là một mái nhà di động trên
sóng nước, bên trong có sàn ngủ, và nhà bếp có treo lủng
lẳng nồi chảo, gáo dừa v.v. Và mỗi khi chiều chạng vạng
tối, thì họ ngưng chèo để bày ra ăn cơm ở mũi đầu ghe
đang thả trôi nhẹ nhàng theo dòng nước. Hình ảnh sinh hoạt
êm ả dưới mái gia đình hằng ngày nầy, thoạt trông vào
thấy họ sống một cuộc đời an nhiên tự tại, hạnh phúc
biết là bao!
Rồi như sau một
giấc ngủ thì cảnh quan mới lại hiện ra, ấn tượng nhất
là đoạn sông Vảm-Trảng. Nơi đây, cạnh sát bờ sông ngày
trước có một gia đình truyền thống chuyên làm nghề đóng
ghe, chằm nón lá. Cảnh trí quanh vùng tuy không đa dạng nhưng
có đổi thay mặt khác về yếu tố địa lý lịch sử, và
chiều sâu về cuộc sống nhân văn, tâm linh.
Cảnh
quan yên bình ngày xưa
Và nếu xa xa bờ
bên kia của nó là mật khu Ba-Thu, thuộc vùng chiến khu Mỏ
Vẹt (Bec Canard) đã có từ suốt trong thời kỳ còn bị Thực-Dân
đô hộ, thì bên nầy của nó là một xóm nhỏ dân lành có
giáo đường "Tha-La, một địa danh lịch sử" (C) đã
đi vào huyền thoại. Và mãi cho đến giờ phút nầy, bài thơ
"Tha
La xóm đạo" nổi tiếng của Vũ-Anh-Khanh cũng đã từng
được phổ nhạc, thành ra một bài ca từ lâu có rất nhiều
người nghe biết đến.
Bản
nhạc "Tha La xóm đạo"
Dòng sông tiếp
tục chảy xuôi về Bến-Lức, và khi vừa nhìn thấy được
nhịp cầu Bến-Lức dài cỡ bao nhiêu, thì người ta càng nhìn
thấy tầm không gian bao la ở đó đạt đến cỡ lớn hơn
cả bao lần. Lùi lại đoạn sông Đức-Hòa, Đức-Huệ có
nhà máy đường Hiệp-Hòa lớn nhất ở miền Nam thời bấy
giờ, thì người ta cũng dễ dàng nhìn thấy có từng dãy ruộng
mía bát ngát, và những cánh đồng tràn ngập nước phèn mọc
đầy lau sậy.
Cánh
đồng ngập nước
Qua khỏi Cần-Đước,
là
dòng sông Vàm-Cỏ-Đông chảy đến Tân-Trụ và giao đầu hợp
lưu với dòng sông Vàm-Cỏ-Tây trở thành sông Vàm-Cỏ. Địa
hình đồng ruộng nơi đây, có cảnh quan khá đặc biệt của
khu vực đồng bằng sông Cửu-Long. Nhất là, về hình ảnh
của những đám lá tối trời thường được các nhà
quân sự coi như là những pháo đài phòng thủ thiên nhiên
ở vùng đầm lầy sông nước từ thời kháng chiến của nghĩa
quân Trương-Công-Định. Và sự kiện nói về công dụng thực
tế của những
đám lá tối trời nầy, thì từ bao năm
qua cũng đã được báo chí nước ngoài nói đến rất nhiều
trong suốt thời kỳ còn chiến tranh tại Việt-Nam.
Đám
lá tối trời (dừa nước)
Hình hài của con sông
Vàm-Cỏ-Đông sau những đường nét phác họa tượng hình,
thì đến đây nó đã rõ rệt thành hình như là một bức
tranh thiên nhiên bao la hòa mình vào cảnh vật khí thiêng của
đất phương Nam. Và hiện nay, công dụng sự ích lợi của
nó, cũng như về yếu tố ý nghĩa lịch sử của các con sông
khác, thì đã được liệt kê chung vào danh mục của 13 con
sông nổi tiếng nhất của Việt-Nam là:
sông Bạch-Đằng,
sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Gianh, sông Bến-Hải, sông
Hương, sông Đà-Rằng, sông Srêpôk, sông Đồng-Nai, sông Sài-Gòn,
sông Vàm-Cỏ-Đông, và đặc biệt nhất là sông Cửu-Long
có
ảnh hưởng trực tiếp rất nhiều về mặt kinh tế nông nghiệp
của hầu hết mọi người dân sinh sống ở miến Tây.
Hiện nay, mặc dù
trên dòng sông Vàm-Cỏ-Đông đã có tới 7 cây cầu đã được
bắc sang sông, giúp cho mọi phương tiện giao thông được
dễ dàng thuận tiện hơn xưa nhưng bù lại thì cảnh cũ đã
hẳn bị đổi thay rất nhiều. Ven hai bên bờ sông, người
ta dễ dàng nhìn thấy có hình ảnh khói tỏa lưng trời, do
các khu công nghiệp ngày càng mọc thêm ra (nhất là khu công
nghiệp quy mô "Thành-Công" toạ lạc gần sát bên giáo
đường Tha-La ở An-Hòa, Trảng-Bàng) cộng vào với các nước
thải dơ bẩn làm ô nhiễm môi trường trong dòng nước. Tuy
nhiên, từ khu công nghiệp quy mô "Thành-Công" thì cũng có chi
lưu của sông Vàm-Cỏ-Đông xuôi theo dòng nước chừng vài
cây số là đã tới ranh giới của xã An-Tịnh (Trảng-Bàng),
Thái-Mỹ (Củ-Chi) và Tân-Mỹ (Đức-Hòa). Và bên cạnh tuyến
xe buýt đi về Củ-Chi dưới chân cầu Thái-Mỹ (về phía địa
phận Long-An) hiện nay hiện có 1 sân golf hiện đại với cảnh
quan thiên nhiên bao la tươi mát xanh màu lục, đêm đêm tỏa
ánh ánh sáng chiếu lung linh cả một góc trời.
Sân
golf Tân-Mỹ
Ngày xưa, trước
đây vài thập niên trở lại đây thôi, trên suốt chiều dài
của dòng sông nầy người ta thường có dịp nhìn thấy được
một bức tranh linh hoạt hằng ngày của những dân chài chăm
sóc từng bè nuôi cá thác-lác, cá lóc, cá ba-sa v.v. Hay kéo
những vó đăng, thả lưới, đặt lờ, đóng đáy bắt tôm
cua cá, thì nay, cảnh đẹp nên thơ đó đã không còn. Trên
thủy lộ nầy, giờ đây ngoài quang cảnh xe cộ dày đặc
trên cây cầu Bến-Lức
(trước khi vào thành phố Long-An)
bắc nhịp sang sông nối liền đường giao thông huyết mạch
về miền Tây, thì ngày nay trong địa phận tỉnh Tây-Ninh có
3 bến cảng chính vận tải bằng đường thủy (sông VCĐ)
là cảng Thanh-Phước (Gò-Dầu), cảng Fico và cảng Bến-Kéo
(Hòa-Thành).
Cảng Thanh-Phước
là cảng trung chuyển thuộc công ty liên doanh Saigon VRG và CJ
Koreo Express có khả năng vận chuyển khoảng 5 triệu tấn hàng
hóa mỗi năm, và có thể tiếp nhận loại sà lan có trọng
tải trên 2000 tấn. Từ lâu cảng Thanh-Phước đã đi vào hoạt
động vận chuyển cung cấp vật liệu cho các doanh nghiệp
quanh vùng, đặc biệt là khu công nghiệp Phước-Đông.
Cảng
Thanh-Phước
Cảng Fico thuộc
công ty cổ phần xi măng Fico Tây-Ninh hiện nay đã được tân
trang, và có năng lực xếp dỡ đáp ứng thỏa mãn nhu cầu
vật liệu xi măng tiêu thụ tối đa cho nhiều công trình lớn
bây giờ.
Cảng
Fico
Còn lại là cảng
Bến-Kéo (Hòa-Thành) đang trên đường công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Và được xem như là quan trọng nhất do mọi
hình ảnh sinh hoạt nhộn nhịp ở bến tàu, cùng với mật
độ lưu thông dập dìu của các loại xe tải, xe container chở
đầy hàng hóa, vật liệu xây dựng, nguyên liệu clinker v.v.
Cảng Bến Kéo Tây-Ninh có chiều dài 116m, hiện nay đã được
tân trang và có khả năng tiếp nhận các loại tàu, sà lan
trọng tải trên 1.000 tấn hàng, và có vị trí nằm cạnh khu
công nhiệp Bến-Kéo có diện tích là 143,9 ha rất thuận tiện
cho mọi nhu cầu vận chuyển giao dịch bằng đường thủy
trên dòng sông Vàm-Cỏ-Đông.
Toàn
cảnh cảng Bến-Kéo
Cảng
Bến Kéo
Trở lại hình ảnh
thiên nhiên của dòng sông Vám-Cỏ-Đông ngày trước, mà người
ta từng quen thuộc với những cái tên dân dã gần gũi như:
khúc sông Sóc-Om, Bến Năm-Chỉ, Vàm-Trảng, Rạch-Nhum, Trà-Cú
v.v....Và như vậy, thì cũng đủ để cho người ta đoán
được phần nào về những vùng miền đất đai hoang dã khi
xưa, mà dòng nước vô tình của nó cứ mãi tiếp tục chảy
qua đã để lại nhiều dấu ấn về văn minh văn hóa lịch
sử. Tiêu biểu là ở khúc quanh dòng sông thuộc quận Bến-Cầu,
các nhà khảo cổ ngày nay đã tìm thấy được hiếm hoi có
những di tích đồ đá, dụng cụ đất nung, di cốt động
vật, vỏ của các loài nhuyễn thể v.v. Cũng theo sự phân
tích của các nhà khảo cổ, thì trầm tích văn hóa hậu Óc-Eo
ven bờ Vàm-Cỏ-Đông từ ngàn xưa đã từng có những dấu
ấn văn minh lịch sử về các công trình kiến trúc đền tháp
tiêu biểu như là các di tích Bến-Đình ở Bến-Cầu, tháp
Chóp-Mạt ở Tân-Biên và tháp Bình-Thạnh ở Trảng-Bàng v.v.
Riêng về khu di
tích lịch sử Bến-Đình ở Bến-Cầu, thì vào năm 2019 các
nhà nghiên cứu khảo cổ học từ trong nước (D) sau
hai tháng khai quật đã phát hiện ra được nhiều dấu tích
lịch sử có niên đại hơn cả 1000 năm. Tại đây, ngoài di
tích đền tháp và nhà Dài khá còn nguyên vẹn thì những gạch
nung cùng mảnh bình gốm có chi tiết hoa văn cầu kỳ, tỉ
mỉ cũng đã được các nhà khảo cổ đánh giá cho là có
kỹ thuật cao về phương thức nung và chế tác trong thời
đại bấy giờ.
Di tích
Bến-Đình
|
Chân
tháp Bến-Đình
|
Cọc
gỗ ngàn năm được phát hiện tại Bến-Đình
Gạch
nung cùng mảnh bình gốm được phát hiện trong khu di tích.
Ngoài ra, ngay tại
Thanh-Điền ở Châu-Thành cũng còn có di tích của một bệ
đá Yoni bên cạnh chân tháp gò Cổ-Lâm.
Gò
Cổ-Lâm
|
Bệ
đá Yoni
|
Chân tháp
Trầm tích văn hóa
hậu Óc-Eo quanh dòng Vàm-Cỏ-Đông trong quá trình lịch sử
cho đến ngày nay còn được chứng minh rõ rệt bằng hai ngôi
tháp cổ ở Trảng-Bàng và Tân-Biên. Cùng với các hiện vật
gạch gốm được tìm thấy sau các cuộc khám phá khai quật,
thì người ta có dịp hiểu thêm được phần nào về hình
ảnh cuộc sống trong không gian sinh tồn của cộng đồng cư
dân tại địa bàn xã hội thời ngàn xưa. Nghiên cứu về
trầm tích văn hóa hậu Óc-Eo quanh dòng Vàm-Cỏ-Đông sau khi
chấm dứt chiến tranh, thì lại có thêm một điều lý thú
bất ngờ đã làm cho cục đất Trảng-Bàng trở thành một
địa danh quyến rủ. Trảng-Bàng bây giờ được đánh giá
coi như là một nơi có tiềm năng khai thác du lịch, và sự
kiện nầy không phải chỉ riêng do nhờ vào có các món ăn
đặc sản bánh canh nổi tiếng địa phương quen thuộc. Nguyên
nhân chính của nó, là do có sự may mắn còn tồn tại dấu
vết kho tàng của một công trình kiến trúc mang tính tiêu
biểu cho nền văn hóa hậu Óc-Eo, theo như tài liệu nghiên
cứu của nhà khảo cổ. Đó là hình ảnh của một ngôi tháp
khá còn nguyên vẹn vừa được trùng tu, tọa lạc ở trong
vùng địa lý Trảng-Bàng. Và thực sự ngày nay chính nhờ
vào ảnh hưởng giá trị của kho tàng văn minh tháp cổ Bình-Thạnh
(mà
dân địa phương quen gọi là tháp Chàm đó), đã khiến
cho bây giờ có rất nhiều du khách hiếu kỳ bắt đầu tìm
đến nơi đây để tham quan. Hơn thế nữa, từ lâu ngọn núi
Bà-Đen cao ngất từng được người ta ví như là cái nóc
nhà của miền đất phương Nam, từng hấp dẫn được
hàng triệu du khách thập phương chiêm bái, vãng cảnh. Nay,
đất nước hòa bình thì hình ảnh của ngôi tháp Bình-Thạnh,
Trảng-Bàng cũng thường được họ ghép thêm vào trong những
tuyến tham quan quanh vùng non nước Tây-Ninh.
Tháp cổ nầy là
một trong ba ngôi tháp hiếm hoi duy nhất được tìm thấy ở
miền Nam, đặc biệt nói riêng là có hai tháp nằm ở trong
vùng địa lý Tây-Ninh. Tháp Bình-Thạnh (Trảng-Bàng) thì khá
còn nguyên vẹn hơn hẳn tháp Chóp-Mạt (Tân-Biên) và đã được
Hội Nghiên-Cứu Đông-Dương phát hiện vào năm 1886. (Còn Tháp
Chàm Vĩnh-Hưng thì nằm ở Bạc-Liêu). Tháp Bình-Thạnh có
vị thế nằm bên hữu ngạn sông VCĐ có niên đại xây dựng
khoảng thế kỷ VIII, và cũng là ngôi tháp cổ ngày nay bắt
đầu đã được nhiều du khách tìm đến tham quan. Theo chức
năng và mô hình xây dựng của tháp nầy, thì nó giống tương
tợ như lối kiến trúc của các đền tháp Chàm ở miền Trung
hiện còn tồn tại. Và mặc dù tuy người ta chưa có thể
khẳng định được một cách hoàn toàn chính xác về phương
pháp xây dựng, nhưng kỹ thuật làm cho các viên gạch chất
chồng lên được dính trết và khắng khít chặt chẽ với
nhau thì quả thật là một kỳ công tuyệt xảo.
Tháp cổ Bình-Thạnh,
Trảng-Bàng thời còn chiến tranh và đường giao thông trắc
trở, cho nên tháp đã bị hoang phế quá lâu đến nỗi có
nhiều người địa phương cũng chưa hề có dịp được tìm
đến tham quan. Sau năm 1975, trước khi quần thể thánh địa
Mỹ-Sơn nơi biểu tượng cho lịch sử của tháp cổ Chămpa
được tổ chức UNESCO chính thức công nhận là di sản văn
hoá thế giới vào năm 1999, thì trước đó, Bộ Văn-Hóa Thông-Tin
(cũ) cũng đã chính thức công nhận xếp ngôi tháp cổ của
nền văn minh hậu Óc-Eo quanh vùng dòng Vàm-Cỏ-Đông nầy vào
di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.
Tháp
Bình-Thạnh
Còn tháp Chóp-Mạt
thì nằm trong vùng địa lý Tân-Biên từng được các nhà
khảo cổ phát hiện ra từ đầu thế kỷ XX, tháp nầy có
đường nét kiến trúc tương tợ cùng niên đại với tháp
cổ Bình-Thạnh, và cũng được Bộ VH&TT chính thức công
nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1993. Tháp
nằm trên địa thế gò đất cao giữa cánh đồng quang đảng
với kiến trúc cổ kính uy nghi, trầm mặc tạo ra một mỹ
quan cá biệt nổi bật ở quanh vùng.
Chiều cao đỉnh
tháp đo được 10m, mặt vách chính trổ ra hướng Đông và
có 4 mặt tháp quay theo 4 hướng. Hiện nay, dù đã trải qua
mấy đợt trùng tu nhưng tương đối tháp vẫn còn giữ được
khá nguyên vẹn hình hài hoang sơ, cổ kính của một vài chứng
tích. Giờ đây, nếu như tháp cổ Bình-Thạnh ngày càng được
nhiều người nghe biết đến do nhờ có cùng nằm chung địa
bàn với nhà thờ nổi tếng Tha-La và làng bánh canh giò heo,
thì tháp cổ Chóp-Mạt cũng có địa thế đặc biệt khác
là do nhờ cùng nằm trên tuyến đường tham quan khu di tích
lịch sử "Trung ương cục Miền Nam" nổi tiếng thời
chiến tranh. Cho nên, bây giờ tháp cũng đã lần lượt thu
hút được nhiều con số du khách trên con đường tham quan
Căn-Cứ TƯCMN dừng chân lại viếng thăm.
Tháp
Chóp-Mạt
Căn
cứ Trung ương cục Miền Nam
Trầm tích văn hóa
hậu Óc-Eo quanh vùng địa lý sông Vàm-Cỏ-Đông chảy ngang
qua còn có khu di tích Bình-Tả từng được phân bố vị trí
nằm ngay tại huyện Đức-Hòa (Long-An). Đây là một cụm di
tích kiến trúc nhỏ nhưng có chiều sâu về giá trị nghệ
thuật cổ xưa đựợc tìm thấy ngay tại ba địa điểm ở
Gò-Đồn, Gò-Xoài và Gò Năm-Tước (Long-An). Vào năm 1930 và
1931, hai nhà khảo cổ học Henri Parmentier và J.Y. Claeys đã
lần lượt nghiên cứu khám phá khu di tích cho biết công trình
kiến trúc nầy có niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ
VII sau công nguyên. Và các hiện vật được tìm thấy từ
lâu trong khu di tích Bình-Tả như là tượng Dvarapala, mi cửa
đá chạm trổ hoa văn, bản minh văn Pali-Sanskrit v.v đều là
những dấu ấn văn minh thời đại có sự trộn pha ảnh hưởng
của Phật-giáo và Ấn-giáo cạnh vùng ĐBSCL.
Ngày nay, khu di tích
Bình-Tả đang trong tình trạng hoang phế nhưng đã được Bộ
Văn-Hóa&Thông-Tin chính thức công nhận là di tích quốc
gia vào năm 1989.
Tượng
Dvarapala (Di-tích Gò-Đồn)
Mi
cửa Đá chạm trổ hoa văn (Di-Tích Gò-Đồn)
Bản
minh văn (Di-Tích Gò-Xoài)
Tại miền Đông
Nam phầnhiện nay có các hệ thống sông lớn như Đồng-Nai,
Sài-Gòn, Thị-Vải, và các con sông khác nằm trong hệ thống
của nó thì đều có những vị trí địa lý cũng như về
công dụng hữu ích riêng. Tuy nhiên, nếu muốn nói đến tiềm
năng phát triển về du lịch sinh thái trên sông nước thì
chỉ có sông Vàm-Cỏ-Đông là có nhiều điều kiện thuận
tiện nhất về mọi mặt. Vả lại, theo cái nhìn của đa số
thành phần sành du lịch trong thời điểm bây giờ, thì phong
thủy vùng địa lý Cần-Thơ là nơi thích hợp điển hình
cho mọi hình thức du lịch sinh thái sông nước miệt vườn,
An-Giang - du lịch tâm linh, Kiên-Giang - du lịch biển đảo,
Bạc-Liêu - du lịch văn hóa v.v. Tuy nhiên, nếu muốn nói riêng
về hình thức tổ chức du lịch nội địa trên sóng nước
vùng ĐBSCL kéo dài thời gian trên dòng sông như hiện nay, thì
bây giờ đã có chiếc du thuyền
"Victoria Mekong" được
khai trương từ trước đầu năm 2020 để phục vụ thường
xuyên trong tour du lịch Cần-Thơ&Châu-Đốc, và tổ chức
nầy cũng thu hút được nhiều du khách bắt đầu đăng ký
để tìm dịp trải nghiệm về chuyến du hành.
Du
thuyền Victoria Mekong
Và nói riêng về
trên sóng nước Vàm-Cỏ-Đông, thì hình thức tổ chức như
kiểu du thuyền bùng nổ theo xu hướng du lịch trên sông thì
luôn luôn bao giờ cũng chỉ lại là một ý tưởng không có
tính khả thi cao. Tuy nhiên, với góc cạnh nhỏ nào khác hơn
thì người ta sẽ thấy rằng hình hài của dòng sông Vàm-Cỏ-Đông
trong tiềm năng phát triển về ngành công nghiệp không khói
trong tương lai thật là phong phú, đặc biệt do nhờ có cảnh
quan thiên niên tạo dáng nên thơ hài hòa phong thủy ở quanh
vùng. Do vậy, khi nào ngưởi ta có thể bắt đầu thực hiện
chương trình nầy thì sẽ được ví như là một sự đột
phá để cho hàng du khách đam mê có dịp khám phá ra bao điều
thú vị của thiên nhiên hoang dã còn sót lại quanh quẩn ở
đâu đây. Và mặc dù bây giờ người ta chưa từng thấy có
những tổ chức du lịch nào trên sông nầy, để cho du khách
có dịp được trải nghiệm xuôi dòng xuyên qua hai tỉnh Tây-Ninh
và Long-An. Nhưng, từ lâu cũng đã có những thành phần du
lịch bụi thích đêm ngày lênh đênh trên sóng nước nơi đây
để tận hưởng thời gian dưới không gian gần gũi cây lá
mây ngàn, để hòa mình vào hoàn cảnh địa lý nhân văn bản
địa và cũng để tạo dịp khám phá ra bao điều thú vị
trong cuộc hành trình.
Đi thực tế, thì
cảnh quan ở thượng nguồn sông Vàm-Cỏ-Đông ngày nay tương
đối cũng hãy còn giữ được vẻ thắng duyên yên ắng, thanh
bình. Dòng sông vẫn chảy lờ đờ cuốn trôi từng mảng lục
bình xanh biếc theo thời gian ngày tháng, và có những đoạn
sông được nhìn thấy chân trời man mát xuyên qua những đồng
bãi ven bờ. Giữa bầu không khí trong lành, gió thoảng nhẹ
gợn từng đợt sóng lăng tăng, xa xa là hình bóng của ngọn
núi Bà Đen xanh thẩm uy nghi, trầm mặc sẽ làm cho khách lãng
du cảm thấy tâm hồn sảng khoải, yêu thích bức tranh thiên
nhiên bao la điểm tô sắc màu cỏ nội hoa ngàn. Trong địa
bàn vùng địa lý nầy (từ Trảng-Bàng theo ngược dòng về
thượng nguồn) thì có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng
về lịch sử, văn hóa như là Tháp cổ Bình-Thạnh, Chùa Cao-Sơn,
Chùa Gò-Kén, Đình Thanh-Phước, Đình Thạnh-Đức, Đền Quan
Lớn Trà-Vong, Tháp cổ Chót-Mạt, Vườn Quốc-Gia Lò-Gò&Xa-Mát
và Căn-Cứ Trung-Ương Cục Miền Nam.
Đặc biệt, là
hai địa danh nổi tiếng sau cùng nầy từ lâu đã có rất
nhiều hình ảnh linh hoạt trên thực địa đầy ấn tượng,
chắc chắn sẽ dành cho du khách tham quan khám phá ra bao điều
thú vị bất ngờ ở nơi có con sông Vàm-Cỏ-Đông nằm trong
khu vực, và có những con suối nhỏ liên tục đêm ngày chảy
ra dòng sông lớn. Và nếu Vườn Quốc-Gia Lò-Gò&Xa-Mát
từng được các nhà nghiên cứu đánh giá coi như là một
kho tàng sinh thái thiên nhiên phong phú còn tồn trữ rất nhiều
về các hệ động thực vật quý giá, thì Căn-Cứ Trung-Ương
Cục Miền Nam từ lâu cũng đã được đồng bào trong cả
nước, kề cả con số kỷ lục của các thành phần du khách
nước ngoài tìm đến tham quan.
Sinh
hoạt trên nguồn nước, xa xa là núi Bà-Đen
Đài
quan sát trong Vườn Quốc-Gia LG&XM và một di tích trong Căn-Cứ
TƯCMN
Còn về cảnh sắc
ven bờ con sông Vàm-Cỏ-Đông khi vào địa phận Long-An cho
tới hạ nguồn, thì dáng vẻ hoang sơ đã có ít nhiều thay
đổi bằng hình ảnh của những đám lá tối trời, những
cánh đồng nông nghiệp lúa nếp và vườn tược hoa màu. Và
mặc dù địa lý quanh vùng tuy có hệ thống sông ngòi và kênh
rạch chằng chịt nhưng ảnh hưởng của dòng VCĐ lúc nào
cũng đóng vai trò cần thiết cho sự giao thông đường thủy
của người dân. Mặt khác, chương trình phát triển du lịch
địa phương cũng đang trên đà khởi sắc với những dự
án đã được thực hiện ven bờ sông thuộc huyện Bến-Lức.
Vùng đất nầy từng là địa bàn chiến lược về quân sự
và kinh tế của Long An, tại đây hiện có nhiều khu công nghiệp
hiện đại và hệ thống khách sạn, nhà nghỉ góp phần phục
vụ cho khách yêu thích du lịch đến từ khắp mọi miền.
Du lịch trên đoạn sông nầy, du khách sẽ có dịp nhìn thấy
khu phố xinh đẹp "The Pearl Riverside" trong tương lai hài
hòa với cảnh quan thiên nhiên ở ven bờ sông VCĐ.
"The
Pearl Riverside"
Và cảnh quan ở
ven bờ sông Vàm-Cỏ-Đông ở địa phương Bến-Lức ngày nay
cũng đã có một sự đổi thay sắc màu rõ rệt với tốc
độ quá nhanh ít ai ngờ. Từ một miền quê sông nước mà
bây giờ đã từ từ mọc lên thành phố xá khang trang, tiệm
tùng, hàng quán khắp cả nẻo đường, và đặc biệt là khu
du lịch Happyland. Khu du lịch Happyland là một không gian giải
trí mang đậm tính chất văn hóa dân tộc tọa lạc ven bờ
VCĐ thơ mộng, và được giới thiệu lên bằng hình ảnh của
những di tích kiến trúc đặc trưng của ba miền Nam-Trung-Bắc.
Đến tham quan, du
khách sẽ có dịp được trải nghiệm khám phá đôi điều
lý thú bất ngờ qua những thì giờ thư giãn để ngắm nhìn,
vui chơi, thưởng thức ẩm thực đa dạng dưới làn gió hây
hây thổi nhẹ thoáng qua từ bờ sông VCĐ nước chảy êm đềm.
Cổng
chào bình minh
Bến
ghe mời khách
Đặc biệt trong
những ngày lễ Hội-Xuân tưng bừng trước đây, Happyland cũng
đã từng có mời các nghệ sĩ nổi tiếng từ Hồ-Chí-Minh
như là Phi-Nhung, Trinh-Trinh, Bình-Tinh, Thanh-Bạch, Kim-Tử-Long,
Quyền-Linh v.v về khu du lịch trình diễn nhiều màn văn nghệ
thật là đặc sắc.
Cảnh
quan về đêm
Trở lại vùng địa
lý nhân văn, văn minh sông nước quanh dòng Vàm-Cỏ-Đông do
nguyên nhân có những thời kỳ chuyển dịch kinh tế khác nhau
cho nên cộng đồng cư dân ở nơi đây khi xưa cũng đã từng
dùng thủy lộ nầy để di chuyển về nhiều nơi khác, nhất
là về vùng đồng bằng sông Cửu-Long làm ăn sinh sống. Do
vậy mà với cái nhìn trung thực, thì lịch sử cục đất
theo quanh vùng nầy hoàn toàn không có dáng vẻ gì để có
thể được gọi là biểu tượng đặc trưng cho một sự khai
phá mở mang có tầm cỡ lớn hơn. Tuy nhiên, nếu đào sâu
vào các công trình nghiên cứu về nền văn hóa cổ Việt-Nam
trong thờì kỳ đồ sắt như Sa-Huỳnh, Đông-Sơn, Đồng-Nai
thì bên cạnh đó người ta nhận thấy rằng các nhà khảo
cổ đã định sẵn cho nền văn hóa hậu Óc-Eo tại vùng đồng
bằng ở miền Nam có một giá trị ảnh hưởng rất lớn trong
đời sống của cư dân thời bấy giờ.
Còn nói riêng về
nguyên khí của đất nước thiêng, thì khúc rạch Sóc-Om gần
Bến-Thủ cũng từng là một chiến khu lịch sử oanh liệt
của ba vị quan võ của triều đình Chúa Nguyễn là Huỳnh-Công-Giản,
Huỳnh-Công-Thắng, Huỳnh-Công-Nghệ vào thế kỷ thứ 17 đã
hi sinh chiến đấu chống giặc Miên thường sang quấy nhiễu
giết hại dân lành. Ngoài ra, tại khu vực nầy các ông còn
có công góp phần thực hiện kế hoạch chương trình phát
triển dinh điền, di dân khẩn hoang lập ấp về vùng tân biên
cương vào thời bấy giờ. Công đức của ba vị tiền hiền
ngày nay đã được ngườì dân địa phương kính trọng, và
lập đền thờ ở nhiều nơi trong tỉnh Tây-Ninh.
Và khúc sông Vàm-Trảng
(Trảng-Bàng) thì cũng từng là nơi tiếp nối nguyên khí hào
hùng của dòng Vàm-Cỏ-Đông, là chiến địa cuối cùng của
vị Lãnh-Binh Đặng-Văn-Tòng trước khi bị sa cơ rơi vào tay
giặc. Ông là con của vị tiền hiền Đặng-Văn-Trước từng
được Nguyễn-Tri-Phương giao cho nhiệm vụ bảo vệ Đại
đồn Chí-Hòa. Sau khi pháo đài Chí-Hòa thất thủ, ông dẫn
tàn quân về Vàm-Trảng gần Tha-La, Trảng-Bàng lập chiến
khu tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, cuối cùng đã ông bị
sa cơ rơi vào tay giặc bắt lưu đày sang tận Guyane, và sau
đó ông qua đời ở tại miền đất xa xôi nầy.
Ngoài ra, Vàm-Cỏ-Đông
cũng còn là dòng sông từng soi bóng kiêu hùng của Trương-Quyền.
Ông sinh năm 1844, là con của vị anh hùng Trương-Định và
từ thuở nhỏ từng đã hăng hái xung phong theo cha ra chiến
trường chống giặc xâm lăng. Sau khi Trương-Định tuẫn tiết,
Trương-Quyền dẫn quân về ẩn trú tại chiến khu Đồng-Tháp-Mười.
Sau đó, ông đưa quân về lập cứ địa tại vùng An-Cơ (Châu-Thành)
Tây-Ninh là nơi thuân tiện nhờ có địa thế gò cao, có hào
sâu và bờ thành lũy tre dày bao quanh kiên cố. Trong thời gian
nầy ông tìm cách liên lạc với vị anh hùng Thiên-Hộ-Dương
và liên kết với anh hùng Pu-Kom-Pô thuộc lượng võ trang Cam-Bốt
từ bên kia biên giới để thành lập mặt trận liên quân
kháng chiến chống thực dân Pháp. Khi mặt trận liên quân
chiến đấu thắng lợi lập được nhiều chiến công thì
ông mở rộng tầm địa bàn hoạt động du kích quân sự tới
biên giới Tây-Ninh&Svay-Rieng, và hùng cứ cả một dải
đất dài ven theo khúc sông Vàm-Cỏ-Đông từ Châu-Thành kéo
xuống tới Trảng-Bàng.
Chiến thắng oanh
liệt nhất của ông là trận đánh công đồn đả viện
xảy ra trong ngày 07-06-1886 giết chết được viên tỉnh trưởng
Tây-Ninh De Larclause, và tên phụ tá Lesage cùng 11 lính giặc.
Vào ngày 14-6-1886, khi quân tiếp viện của Pháp từ Sài-Gòn
theo sông Vàm-Cỏ-Đông kéo lên giải vây đồn, và khi vừa
vào tới rạch Sóc-Om (rạch Vịnh) thì đã bị cánh quân phục
kích của ông tấn công bất ngờ trong trận đánh lịch sử
làm tiêu hao gần hầu hết binh lính giặc, trong đó có viên
chỉ huy là Thiếu-Tá Marchaise bị tử thương.
Về sau, các chiến
công hiển hách của ông đã được sử gia Trần-Văn-Giàu
tóm lược trong tác phẩm "Chống xâm lăng" như
sau:
..."Sau Trương Định,
còn nhiều cuộc khởi nghĩa, nhưng không có cuộc nào có quy
mô rộng rãi bằng, trừ cuộc khởi nghĩa của Trương-Quyền
và Pu-Kom-Pô ở miền Tây Ninh...".
Ngày nay, tài liệu
xác định về trường hợp qua đời của ông hiện còn đang
bỏ ngỏ! Tuy nhiên, ngôi mộ của ông bây giờ thì được
trùng tu khang trang, và tọa lạc tại ấp Bưng-Rò, xã Hòa-Hội,
huyện Châu-Thành (Tây-Ninh).
Trước hơn cả
thời tiền chiến 1945 hằng thập niên, do con đường quốc
lộ 1 lúc bấy giờ khi còn chưa được trải đá đỏ hoàn
toàn, cho nên sự giao thông vận tải vật liệu nặng từ thành
phố Sài-Gòn về tỉnh lị Tây-Ninh chỉ trông cậy vào thủy
lộ huyết mạch là dòng sông Vàm-Cỏ-Đông. Và trong giai đoạn
lịch sử chiến tranh Đông-Dương sau khi Nhật-Bản bị giải
giới tại Việt-Nam, thì Pháp trở lại và họ cũng lại dùng
dòng sông Vàm-Cỏ-Đông để làm phương tiện hành quân và
vận chuyển quân nhu về chiến trường ở địa bàn Tây-Ninh.
Vì thế cho nên, đã có rất nhiều lần xảy ra những trận
đụng độ ác liệt với phục kích quân của bộ đội Việt-Minh
tại những khúc sông có lợi thế về chiến thuật du kích.
Ngoài ra, còn có những con kênh đào khác đã được nối liền
vào với sông Vàm-Cỏ-Đông như là kênh Séville đào năm1902
dài 4km500 nối liền châu thành Tây-Ninh với sông Vàm-Cỏ-Đông,
kênh Gia-Lộc ở quận Trảng-Bàng, kênh Lý-Văn-Mạnh vòng qua
kênh Tàu-Hủ đi vào Chợ-Lớn. Và riêng kênh Xáng, thì nối
liền sông Vàm-Cỏ-Đông với sông Sài-Gòn.
Ngày xưa, thì trên
khoảng ven bờ nối liền châu thành Tây-Ninh với sông Vàm-Cỏ-Đông
bằng một con rạch nhỏ thì còn có một di tích lịch sử
gọi tên là "Phủ-Cũ " và được dân gian truyền tụng
cho là cái phủ nhỏ của Nặc-Ông-Chân Vương quốc Khmer ((1642-1659).
Ngoài ra, theo truyền thuyết kể lại về giai thoại vua Gia-Long
khi cùng đám tùy tùng bôn ba đào tẩu, thì chạy từ Gia-Định
về tới Long-An rồi cũng dùng thủy đạo Vàm-Cỏ-Đông định
sang đất Cao-Miên lánh nạn. Nhưng vì bị quân Tây-Sơn đuổi
theo bén gót, cho nên khi chạy tới bến ghe làng An-Thạnh (gần
Mộc-Bài) thì vua Gia-Long mới dừng xa giá và gấp rút lên
bờ, băng rừng lội suối vào lánh nạn ở núi Bà-Đen bây
giờ*.
Đặc biệt, là
sông Vàm-Cỏ-Đông còn có một chi lưu đã đi vào lịch sử
chiến tranh dân tộc. Đó là dòng Nhật-Tảo đã một thời
ghi danh chiến công hiển hách của vị anh hùng dân tộc Nguyễn-Trung-Trực
(1839-1868), đã từng đốt cháy chiến tàu L'Espérance của
giặc xâm lăng Pháp cách nay hơn 150 năm về trước**.
Ngả
ba sông Nhựt-Tảo nơi đốt cháy tàu L'Espérance
Trong trận đánh
lịch sử nầy, vị anh hùng Nguyễn-Trung-Trực đã chỉ huy
đoàn quân cảm tử áp dụng chiến thuật du kích xông vào
cận chiến khiến quân thù trở tay không kịp nên bị tổn
thất nặng nề. Do vậy, cho nên ngày nay hễ mỗi khi nhắc
tới hình ảnh của con sông Vàm-Cỏ-Đông lịch sử nầy, thì
người ta không sao có thể quên được chiến tích lừng lẫy
của ông. Một con người từng biểu lộ khí phách hào hùng
khi đứng trước pháp trường của giặc, và đã được dân
gian truyền tụng ghi nhớ mãi mấy câu thơ mà ông ngâm vang
trước mặt quạn thù:
Thư kiếm tùng
nhưng tự thiếu niên
Yêu gian đàm
khí hữu long tuyền
Anh hùng nhược
ngộ vô dung địa
Bảo hận thâm
cừu bất đái thiên
..................
Theo việc binh
nhưng thuở trẻ trai
Phong trần hăng
hái tuốt gươm mài
Anh hùng gặp
phải hồi không đất
Thù hận chang
chang chẳng đội trời
Và nếu ở thượng
nguồn của dòng Vàm-Cỏ-Đông Tây-Ninh từng tự hào là nơi
có được in bóng của các vị anh hùng họ Huỳnh, họ Trương,
họ Đặng thì dòng Vàm-Cỏ-Đông Long-An cũng
từng đã tự hào là nơi còn tàng trữ những chiến
công của vị anh hùng dân tộc nước nhà, là Nguyễn-Trung-Trực.
Ông là một liệt
sĩ cận đại của nước nhà vào cuối thế kỷ 19 ở đất
phương Nam, xuất thân từ Bình-Định dưới thời vua Minh-Mạng.
Sau khi lớn lên thì vào Nam lập nghiệp sinh sống cùng chung
với dân chài ở Long-An, rồi Cà-Mau. Trong khi Pháp sắp đánh
thành Gia-Định (do Nguyễn-Tri-Phương trấn giữ), thì ông liền
đứng lên chiêu mộ dân chài gia nhập vào đoàn quân của
Trương-Công-Định cố thủ đồn Chí-Hòa. Sau khi đồn Chí-Hòa
bị rơi vào tay giặc, thì ông chạy về Long-An tiếp tục lãnh
đạo cuộc trường kỳ kháng chiến chống giặc xâm lăng.
Và hơn tám tháng sau, ngày 10-12-1861, thì ông chỉ huy trận
đánh thành công đốt chìm chiến tàu L'Espérance của Pháp
tại dòng sông Nhựt-Tảo. (Sự kiện nầy về sau, thì trong
một phần tài liệu trong tác phẩm của nhà nghiên cứu Alfred
Schreiner: " Abrégé de l'histoire d'Annam" (1906), thì cũng đã có
đưa ra những lời cảnh báo cho rằng, trận đánh chìm tàu
L'Espérance ở Nhựt-Tảo chỉ là một khúc nhạc đạo đầu
cho các cuộc tổng tấn công toàn bộ những đồn bót của
Pháp về sau)...
Tượng
Nguyễn-Trung-Trực ở Kiên-Giang
"Hỏa
hồng Nhật-Tảo oanh thiên địa
Kiếm
bạt Kiên-Giang khấp quỷ thần"
Trở lại sau chiến
công Nhựt-Tảo, thì vào khoảng một năm sau (1862) lực lượng
nghĩa quân tinh nhuệ của ông cũng đã có mở ra những cuộc
hành quân phục kích tấn công các tàu tuần tiểu Pháp tại
vàm sông Bến-Lức (VCĐ) và trên sông Tra gây nên nhiều thiệt
hại cho giặc. Sau đó, Nguyễn-Trung-Trực liền mở rộng địa
bàn hoạt động kháng chiến sang các tỉnh Gia-Định, Biên-Hòa,
và ông cũng từng được triều đình phong chức Lãnh-Binh và
Thủ-Úy. Ít lâu sau, ông kéo quân về ở Kiên-Giang lập thêm
cứ địa, và mãi cho đến năm 1868 thì mới khởi binh đánh
phủ đầu vào đồn Kiên-Giang chiến thắng vẻ vang, làm cho
giặc Pháp bị tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, sau đó bị giặc
phản công mạnh mẽ cho nên ông đành phải chạy ra đảo Phú-Quốc,
và cuối cùng ông bị rơi vào tay giặc bắt đem về hành quyết
tại chợ Rạch-Giá. Khi ấy, ông mới vừa tròn 30 tuổi.
Tượng
Nguyễn-Trung-Trực trong đền thờ chính ở Rạch-Giá
Những
mảnh ván tàu L'Espérance
Hiện nay, trên đất
phương Nam đã có nhiều đền thờ ông tại các nơi như Kiên-Giang,
Phú-Quốc, An-Giang, Hậu-Giang, Sóc-Trăng, Bạc-Liêu, và Long-An.
Riêng tại vàm Nhựt-Tảo, thì hiện nay đã có một khu di tích
lịch sử quốc gia rộng khoảng chừng 6,2 ha nằm bên cạnh
một ngôi miếu thờ cũ. Bên trong có tượng đài, và được
chia làm 4 khu biệt lập để lưu trữ, bảo tồn nhiều hình
ảnh, và tư liệu tái hiện về cuộc đời cũng như về sự
nghiệp cách mạng của ông. Bên ngoài khu di tích Nhựt-Tảo
có trồng những cây xanh, và các loại kiểng quý khiến cho
khung cảnh nơi đây đượm thêm một vẻ nên thơ, trầm mặc.
Riêng về tàu chiến
L'Espérance
thì từ lâu cũng đã được khai quật lên sau hơn một thế
kỷ dài, và người ta được dịp tìm thấy có tất cả là
89 hiện vật. Trong đó, có 78 hiện vật gỗ, 8 hiện vật sắt,
2 hiện vật đồng và 1 hiện vật bằng thủy tinh. Tuy tất
cả bộ khung tàu như đà, be, lườn, cột buồm từ lâu đã
bị đục lấy phế liệu nhưng vẫn còn sót lại có những
mảnh gỗ bọc đồng với dấu vết bị cháy loang lỗ.
Du
khách tham quan Viện Bảo-Tàng Long-An
Khu
di tích lịch sử Nhựt-Tảo
Tái
hiện chiến trận
Trở lại với hình
ảnh sự nghiệp công lao của Nguyễn-Trung-Trực từng được
hậu thế vinh danh lưu truyền, thì ngày trước, vua Tự-Đức
sau khi nghe tin ông bị thọ tử thì cũng rất đỗi vô cùng
thương tiếc cho vị anh hùng tận trung báo quốc ở đất phương
Nam. Cho nên, Ngài sai hoàng giáp Lê-Khắc-Cẩn tổ chức làm
lễ truy điệu, và đọc bài điếu với chính bút ngự rằng:
Ký bi ngư nhân
Hùng tại quốc
sĩ
Hỏa Nhựt-Tảo
thuyền
Ðồ Kiên-Giang
lũy
Ðịch khái đồng
cừu
Thân tiên tự
thỉ
Hiệu khí cổ
kim
Thử nhân nam
tư
Xích huyết hoàng
sa
Ô hô dĩ hi !
Huyết thực
thiên thu
Chương nhữ
trung nghĩa
.......................
Giỏi thay người
chài
Mạnh thay quốc
sĩ
Đốt thuyền
Nhật-Tảo
Phá lũy Kiên-Giang.
Thù nước chưa
xong
Thân sao đã
mất
Hiệu khí xưa
nay
Người nam tử
ấy
Máu đỏ, cát
vàng
Hỡi ơi thôi
vậy !
Ngàn năm hương
khói
Trung nghĩa còn
đây
Hơn thế nữa, Nguyễn-Trung-Trực
một vị anh hùng yêu nước vào lúc bấy giờ cũng đã từng
có để lại một câu nói để đời cho kẻ thù của dân tộc:
"Bao
giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người
Nam đánh Tây". Câu nói lịch sử bất hủ nầy, ngày
nay đã được toàn thể nhân dân ta trân trọng xem như là
di sản của một thông điệp thiêng liêng bất khuất vẫn
hãy còn có mang ý nghĩa giá trị tinh thần sắt đá của bậc
tiền nhân muốn nhắn gởi trực tiếp lưu lại về sau cho
những kẻ cầm đầu của đoàn quân hung hăng xâm lược bá
quyền, man rợ. Và đồng thời, cũng để nhằm mục đích
cảnh giác trách nhiệm của người con Việt hãy sẵn sàng
"ra
đi vì nước Việt".
Do vậy, mà ngày
nay bất cứ người dân ở địa phương nào có dòng sông ấy
chảy ngang qua thì cũng đều lấy làm tự hào về lịch sử
của cục đất quê mình. Tuy nhiên, cũng không phải chỉ có
riêng về người dân ở quanh vùng địa phương đó, mà ngay
chính cả hầu hết những người con dân Lạc-Hồng Nam-Bắc-Trung
cũng vậy. Họ cũng đều biết hãnh diện chung về lịch sử
nầy, và họ thường ví chiến công Vàm-Cỏ-Đông trên dòng
Nhật-Tảo như là một
bản sao oanh liệt có tầm vóc nhỏ
hơn, nếu đem so bì với các trận thủy chiến oai hùng
ở Bạch-Đằng giang, Như-Nguyệt giang, sông Rạch-Gầm&Xoài-Mút
thuở xưa đã từng dạy cho quân thù xâm lược những bài
học để dời.
Trở lại về hình
ảnh quê tôi, do chính là vì thuộc vùng địa lý rừng ruộng
quê nghèo, cho nên sức tiến của người dân quê tôi chỉ
có thể nhìn thấy được là qua những công trình văn minh
cơ bắp cùng với tinh thần gắn bó tình tự quê hương, bảo
vệ thương yêu làng mạc. Và sở trường nầy, đã giúp cho
họ miệt mài tạo dựng được nên bao hình ảnh xinh đẹp
nên thơ của xóm làng.
Rồi theo thứ tự
thời gian, mọi sự hòa đồng tập tục của các di dân đã
trở thành một cuộc tập họp cộng đồng dị chủng giữa
những người Việt, Chăm, Miên, Hoa trộn pha trong môi trường
sao chụp. Và những dòng máu pha trộn về sau nầy, mới chính
đúng là các biểu tượng cho tinh thần đoàn kết tương liên
để cùng nhau xây dựng tương lai. Nhưng tôi mến yêu nhất,
là những con người xa xứ mà không bị bơ vơ một mình. Đó
là trường hợp của những thành phần dâu rể, những thành
viên từ ở phương xa đến với quê tôi được xóm làng cưu
mang xem như là thân nhân họ hàng ruột thịt trong gia tộc.
Lại nữa, có những thành phần ưu tú trong số họ ra sức
vun bồi cho nắm đất thiêng ở nơi nầy trở nên màu mỡ,
xanh tươi. Và đi xa hơn, có kẻ còn yêu thương đất đai ở
địa phương hơn cả chính những người bản địa lâu đời.
Vả lại, nếu
trong lịch sử của danh nhân ít có ai thành công ở nơi chôn
nhau cắt rún của chính mình, thì tại chốn quê hương
tôi cũng vậy. Đất cũ đãi người mới, phải chăng đó là
một hiện tượng thực tế nhan nhản đã xảy ra trong xã hội
ngoài đời. Theo lời các vị bô lão kể lại, thì những con
người làm rạng danh cục đất quê tôi chính lại là những
thành viên từ phương xa đến lập nghiệp xin chọn nơi nầy
làm hạnh phúc quê hương. Do vậy mà càng về sau, quê tôi
không thiếu nhân tài trên nhiều lãnh vực cộng thêm vào tiềm
lực của con người bản địa.
Và một trang sử
mới bắt đầu. Khởi đi từ thượng nguồn con sông Vàm-Cỏ-Đông
xuyên qua bao ruộng đồng đổ về sông cái, người ta có thể
ngắm nhìn cảnh vật tuy không đa dạng nhiều nhưng lại tiềm
tàng một sức sống phong phú với bàn tay đôi chân chịu đựng
bền bỉ, dẻo dai.
Thật đúng là:
Làng tôi
sống với nghề nông
Sau mùa
gặt lúa lại trồng ngô khoai
Siêng năng
làm lụng tối ngày
Vui đời
hạnh phúc trong tay tình người (1)
Nông
dân ngoài ruộng đồng
Còn sau nầy khi
lớn lên không còn có dịp để sống ngay trên quê hương,
thì hễ cứ mỗi khi nhớ nhà thì người dân quê tôi lại
càng nhớ đến từng ngôi chợ, đình làng, chùa chiền, miếu
vũ, nhà thờ, thánh thất...Và nhớ cả như in về hình ảnh
không gian bao la nên thơ của con sông lững lờ nước chảy
êm đềm, luôn có những âm thanh của câu hò :
Thuyền
ai tách bến xa xa
Cho tôi
gởi tặng chút quà duyên quê (1)
để mở đầu cho
tiếng hát bài ca Vọng-cổ được cất lên lên bằng giai điệu
quê hương của những chàng trai, cô gái mần việc đồng áng,
hoa màu ở ven bờ chi lưu của con sông Vàm-Cỏ-Đông. Và cũng
chính những ký ức gắn bó còn tồn đọng theo dòng thời
gian làm cho người ta không bao giờ quên được hình ảnh của
NSƯT Út Bạch-Lan (1935-2016), một danh ca nổi tiếng trong làng
nghệ thuật trình diễn sân khấu cải lương được hàng triệu
khán giả ái mộ, và phong tặng cho với một danh hiệu hi hữu
rất đặc biệt, là "Sầu nữ cải lương".
Nghệ-sĩ Út Bạch-Lan
(Đặng-Thị-Hai) sinh ra ở tại xóm vắng cạnh bến đò Lộc-Giang,
Đức-Hòa, (Long-An), nơi có dòng sông Vàm-Cỏ-Đông hiền hòa,
thơ mộng hằng ngày tiếp tục nước trôi lững lờ ngang qua
một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ mang theo hình ảnh sức sống
sinh hoạt cần cù của người dân sở tại. Cũng nơi đây,
có con đò năm xưa (nay đã có bến phà nhỏ) từng tiễn đưa
biết bao người chiến sĩ anh hùng hăng hái sang sông lên đường
chống giặc xâm lăng tàn phá xóm làng. Thuở ấy, cô gái nhỏ
bên sông nầy vì sinh kế nên phải rời bỏ xóm làng về sống
ở thành đô và từng rảo bước chân hát rong khắp cả đó
đây. Do nhờ có giọng ca thiên phú về cổ nhạc nên tài năng
sớm được tỏa sáng, cho đến khi "sầu nữ" trưởng
thành thì đã sớm thành công vẻ vang trên con đường sự
nghiệp cầm ca, và trở thành một trong những cô đào hát
cải lương thượng thặng ăn khách nhất trong làng hia mão
trên đất phương Nam vào giữa thập niên 50 (thế kỷ XX).
Sau năm 1975, thì bà cùng với các nghệ sĩ nổi danh khác như
Bạch-Tuyết, Lệ-Thủy, Ngọc-Giàu, Tài-Linh, Thoại-Mỹ, Vũ-Linh,
Diệp-Lang v.v còn có nhiều dịp lần luợt theo chân các đoàn
hát đi lưu diễn nghệ thuật ở nước ngoài cho kiều bào
xem và đã được khán giả hoan nghinh nhiệt liệt. Hơn 60 năm
gắn bó với nghệ thuật cải lương, NSƯT Út Bạch-Lan đã
để lại cho đời bằng những dấu ấn sâu đậm trong nhiều
tuồng tích đặc sắc như là "Tình Lan và Điệp", "Nửa
bản tình ca", "Tình mẹ con" v.v.
Sầu
nữ
Út
Bạch-Lan
Cũng ven bờ Vàm-Cỏ-Đông
trong khu vực nầy ngày trước, thì cũng có một tín hữu thuần
thành công-giáo là Côximô Nguyễn-Hữu-Trí cùng gia đình từ
Huế đã chạy vào đây lánh nạn truy sát của triều đình
nhà Nguyễn vào năm 1937. Dọc theo các chi lưu của khúc sông
nầy, nhất là tại Tha-La, ông quy tụ được một số gia đình
cùng nhau khẩn hoang làm ruộng rẫy, hoa màu, Và đồng thời,
ông cũng tạo dịp tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt
đọc kinh cầu nguyện chung. Về sau nầy, sau khi trở thành
thánh tử đạo bỏ mình trong ngục thất, thì giờ đây phần
mộ của ông đã được cải táng đem hài cốt về trước
núi Đức Mẹ nhà thờ Tha-La tại Trảng-Bàng.
Ngày nay, theo sự
ghi nhận tán dương của GP Phú-Cường:
...Từ đây, Tha-La
đã thật sự thành hình, đó là nhờ công đức của các vị
tiền bối, nhất là ông Côximô Trí...(sic)
Lịch sử bề dày
góp công tạo dựng nên nhà thờ Tha-La ở ven bờ sông Vàm-Cỏ-Đông
từng đã phải bị trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, trắc
trở. Tuy nhiên, hình ảnh tôn nghiêm của nhà thờ Tha-La ngày
nay càng được trùng tu, kiến tạo và từ lâu đã trở thành
một địa điểm quen thuộc dừng chân của nhiều thành phần
du khách tìm đến tham quan.
Nhà
thờ Tha-La
Ngoài ra, ở cạnh
của một khúc sông VCĐ ngày xưa còn có một bản sắc chủng
tử di truyền thật là hi hữu mà tôi lấy làm thích thú muốn
nói ra trong phần ký sự đặc biệt nầy, thì đó chính là
hình ảnh của hai ngón chân cái giao đầu của người Giao-Chỉ
trong gia đình của những người dân bản địa. Và đây cũng
chính là những ấn tượng khó phai mờ của lịch sử di dân
khẩn hoang, lập ấp ở nơi nầy. Ngày xưa, vùng Rỗng Tượng
(nơi khi xưa có nhiều voi) rộng lớn ăn thông về phía sông
Vàm-Cỏ-Đông chính là nơi đất đai trù phú, vì tuy có rừng
rậm cây cao nhưng đất mềm nhờ có nhiều lạch suối nhỏ,
do vậy mà người dân di cư lập nghiệp đở phải vất vả
trong việc cuốc cày, gieo, trồng, gặt hái. Hồi đó, có những
dòng tộc gia đình từ xa đến đây sinh sống làm ăn chung
đụng lẫn nhau nhưng có điều đặc biệt là phần đông,
thì tướng mạo của họ đều có hai ngón chân cái giao đầu
(gốc người Việt cổ).
Bàn
chân Giao-Chỉ
Thuở còn cắp sách
dưới mái trường làng Cao-Cẳng, tôi còn nhớ có một ông
thầy giáo thường hay vui miệng kêu tên những đứa học trò
có hai ngón chân cái giao đầu nầy là trò Giao-Chỉ với
tình thân thương, quý mến. Về sau lớn lên về Sài thành
tiếp tục đi học, thì tôi cũng đã có dịp ở trọ trong
nhà gia đình của người quê ở Hội-An. Và nghe họ kể chuyện
lại, là khi xưa những người làm nghề bán chiếu trên ghe
bầu từ miền Trung vào tận Gia-Định, Nam-Kỳ, thì phần đông
cũng là những đồng hương của họ mà tướng mạo vốn có
hai ngón chân cái giao đầu. (Trường hợp nầy cũng giống
như hồi phong trào di cư từ Bắc vào Nam vào năm 1954. Tại
làng di cư Truông-Mít, Gò-Dầu-Hạ, Tây-Ninh cũng đã có hiện
tượng của một dòng họ gia đình mũi cụp). Rồi sau một
thời gian ăn nên làm ra, thì hầu hết cả những người nầy
lại tản mác quanh vùng để định cư luôn. Cách nay chừng
sáu bảy mươi năm, tại trước lăng ông Tả-quân Lê-văn-Duyệt
thì người ta nhận thấy có những người di dân miền Trung
dẹp nghề bán chiếu để mở quán lều bán mì Quảng (một
loại văn hóa ẩm thực của miền đất Quảng-Nam).
Và vào những lúc đêm khuya mưa rơi ế khách, thì các ông
chủ quán nầy nhớ nhà, nhớ cục đất thiêng rồi thường
hay cất lên tiếng hát bài chòi, và nghêu ngao lơ lớ bằng
mấy giọng ngâm nga về mấy câu hò tài tử dân gian vừa mộc
mạc vui tai như:
Chàng trai
xứ Quảng đi thi
Thấy cô
gái Huế chân đi không đành
Còn như ta đây:
Từ ngày
vào đất Sài thành
Xích lô,
xe kéo đã rành lối đi
hoặc bắt chước
giọng Nam-Kỳ để hát lên bài ca vọng cổ"Tình Anh Bán
Chiếu"***, để tưởng nhớ lại nghề nghiệp sinh nhai cố
hữu của ông bà.
Trở lại hình ảnh
nắm đất thiêng quê tôi do bao bàn tay của con người tứ
xứ đến đây cùng nhau xây dựng hình hài, thì tôi cũng không
sao quên được về thực thoại của các thuyền nhân di dân
kinh tế Trung-Hoa lén lúc xâm nhập âm thầm vào miền Nam Việt-Nam
xảy ra dưới thời Pháp thuộc. Thuở ấy, từ chốn kinh kỳ
cho tới quận lị thì thỉnh thoảng người ta thường thấy
có bóng dáng của những người khách trú da vàng lạ mặt
từ ở cố quốc phương xa đến tìm kế sinh nhai bằng với
những nghề nghiệp tiện tần, vất vả. Chẳng hạn như gánh
phân người, đi thu mua từ mớ lông vịt, lọ ve chai, và bán
từ cục xà phòng, cái bánh bao, bánh tiêu, giò chéo quẩy v.v
để rồi về sau trở thành tiểu thương, đại phú. Và cũng
có một lần của tuổi học trò mà tôi còn nhớ, là được
nghe ông thầy giáo làng giảng văn nói về trường hợp của
những người khách trú nầy bền gan khổ nhọc lập nghiệp
vẻ vang ở trên đất nước của chúng ta. Họ từng xâm nhập
lậu vào bằng các dòng thủy đạo từ nhiều ngõ ngách, với
sự nghiệp mới bắt đầu từ ở thành phố cho tới làng
mạc bằng mấy gói đậu phộng rang...Đó cũng chính là một
trong những hình ảnh dân gian sống thực, được truyền khẩu
đầy thú vị của chính các thành phần di dân trộn pha lập
nghiệp trên nhiều mảnh đất ven bờ Vàm-Cỏ-Đông, và ngay
trên cả ven bờ của các con sông khác.
Tuy nhiên, sau bước
thành công thì bên cạnh những kẻ vô tình bạc nghĩa
hay như một mực cố tình phản bội lại sự cưu mang
bao dung của người dân Việt, thì cũng đã có (dù rất ít)
những con người tha phương cầu thực biết nhớ ơn xứ lạ
quê người. Và họ đã nhiệt tình ra công đóng góp
xây dựng thật nhiều cho phúc lợi xã hội, xóm làng dưới
mọi hình thức vào mỗi thời kỳ****.
Chợ
Bình-Tây ở Chợ-Lớn ngày xưa (năm1928)
Tượng
Quách-Đàm trong chợ Bình-Tây ngày nay
Ngoài ra, trong quá
khứ hẳn bạn nào còn nhớ, là trong những truyện xưa đã
có nhiều điển hay tích lạ cũng xuất phát ra từ cục đất
vô tình. Sự kiện, có kẻ lúc ra đi xa quê hương mang theo
bên mình nắm đất tổ tiên. Và vào thời gian tuổi già trước
khi nhắm mắt lìa đời, thì họ thường trối trăn lại với
gia đình là mong muốn làm sao được gởi gấm nắm tro tàn
trở về trên đất mẹ. Về sau, ước nguyện nầy đã trở
thành như là một tập quán lâu đời trong tâm hồn của xã
hội dân gian...
Tôi biết, có nhiều
người yêu quê họ như tâm hồn của bao nhiêu người khác
đã từng thể hiện ra tình yêu thương làng mạc của mình.
Nhưng tôi cũng được biết rằng, đôi khi, nhiều người cũng
không còn có được những cảm nhận trực giác ý nghĩa nào
mỗi khi nhắc đến hai chữ quê hương. Lý do là vì họ đã
sống xa làng mạc quá lâu ngày, cho nên tâm hồn thiết tha
đã bị ảnh hưởng của hoàn cảnh không gian vô tình trắc
trở. Riêng tôi, thì cũng đã không sao có thể tránh khỏi
được những trường hợp đó, nhưng được an ủi ấm lòng
là nhờ may mắn luôn luôn còn giữ được mãi ở bên mình
túi nắm đất thiêng
của quê hương.
Sông
Vàm-Cỏ-Đông
Nắm đất
thiêng của quê tôi chính là những cục đất ven bờ
sông Vàm-Cỏ-Đông mến yêu, chạy dài xuyên qua các tỉnh lị
miền Đông Nam phần. Ngày xưa, dọc theo hai bờ sông có cá
tung tăng, có chim đầy đàn, có thú rừng nhởn nhơ, có cây
thốt nốt, có hàng dừa xanh, có bụi cây rừng thân cao tán
lá bự. Và các loại bình bát, cà na, hoa thơm, cỏ lạ v.v
hòa quyện cùng sóng nước trong xanh thơ mộng đã để lại
biết bao là kỷ niệm với tuổi thơ khi bơi lội nô đùa dưới
bầu trời chói chang nắng hạ.
Theo địa lý lịch
sử thuở xa xưa trước khi trở thành con sông, thì lạch nước
nầy không thuộc vào lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào.
Tuy nhiên, trầm tích văn hóa
Vàm-Cỏ-Đông ngày nay là
một chứng từ khoa học đã định hình giá trị của nền
văn minh cổ đại của sắc dân còn tồn tại với những di
tích từng được phân bố ở quanh vùng!***** Do vậy,
mà dựa vào sự nghiệm xét của các nhà nghiên cứu lịch
sử về biên cương, chủng tộc khi đã dựa vào thực trạng
lãnh thổ da beo của các sắc dân cùng sống chung đụng với
nhau trên bán đảo Đông-Dương thời cổ đại...Và theo giả
thuyết chung về nguồn gốc lịch sử của con sông nầy thì
từ lâu đã được xác định rõ ràng, là khi xưa nó từng
nằm trong vùng đất ảnh hưởng của vương quốc Phù-Nam (Funan)******
kéo dài xuống tận đô thị Óc-Eo.
Trên cõi đời bao
la vô cùng tận, sự trinh nguyên của đất nước núi rừng
thiên nhiên đã ban cho con người dậy sớm có ý chí siêng
năng, khổ công chiến đấu, sáng tạo với tinh thần khai phá
để sinh tồn.
Và hình ảnh lịch
sử hạ nguồn của con sông
Vàm-Cỏ-Đông ngày nay sau
khi chảy ngang qua Vàm Nhựt-Tảo thì cũng đã có mang theo dấu
ấn tiêu biểu của một di tích oanh liệt, hào hùng của dân
tộc ra biển Đông nhập vào dòng hải lưu hòa tan sóng nước
đại dương đến tận các miền hải đảo Hoàng-Sa, Trường-Sa
mến yêu ở biên thùy tổ quốc (C).
An-Tiêm
MAI-LÝ-CANG
(Paris
Xuân
Tân-Sửu
2021)
(*) - Nhà văn, Giáo-sư
Thẩm-Thệ-Hà là người đầu tiên đã góp công nghiên cứu
rất nhều về các truyền thuyết nầy.
(**) - Chiến thắng
của vị anh hùng Nguyễn-Trung-Trực ngày 10-12-1861, tại vàm
Nhật-Tảo, sông Vàm-Cỏ-Đông. Và trận đánh Kiên-Giang
ngày 16-6-1868, đã được lưu truyền bằng mấy câu thơ lịch
sử sau đây:
Điếu Nguyễn-Trung-Trực
----------
Thắng phụ nhung
trường bất túc luân
Đồi ba chỉ
trụ ức ngư dân
Hỏa hồng
Nhật-Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt
Kiên-Giang khấp quỷ thần
Nhất đán phi
thường tiêu tiết nghĩa
Lưỡng toàn
vô úy báo quân thân
Anh hùng cường
cảnh phương danh thọ
Tu sát đê đầu
vị tử nhân
(Điếu văn của
Huỳnh-Mẫn-Đạt)
- Nhạc Lưu-Hữu-Phước.
Lời Lưu-Hữu-Phước&Mai-Văn-Bộ&Nguyễn-Thành-Nguyên.
(B) - Công ước
Liên-Hiệp-Quốc Về Luật Biển 1982, quy định vùng biển thuộc
quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi quốc gia có
lằn ranh giới đại dương.
(C) - Tựa đề
một bài viết của tác giả.
(D) - Các nhà
khảo cổ thuộc Viện Khoa-Học Xã-Hội vùng Nam bộ.
*** - "Tình Anh
Bán Chiếu" là tựa đề của một bài ca nổi tiếng từng
do cố nghệ sĩ Út Trà-Ôn, đệ nhất danh ca vọng cổ Việt-Nam
trình bày và rất ăn khách hằng bao thập niên qua.
**** - Theo tài
liệu được biên soạn công phu trong quyển sách "Người Hoa
tại VN" của Tiến-Sĩ Nguyễn-Văn-Huy, Hội viên Hội Nghiên
Cứu Việt Nam (VINEC) xuất bản tại Paris vào năm 1993. Tóm
lược ngoài mặt tiêu cực, thì cũng còn có sự tham gia đóng
góp của họ vào những phúc lợi xã hội, nhất là về lãnh
vực kinh tế. Trường hợp như họ Quách-Đàm xây chợ Bình-Tây
ở Chợ-Lớn năm 1928. Hay như, họ Hui-Bon Hoa (chú Hỏa) hiến
tặng đất xây Bảo-sanh-viện Đông-Dương (Từ-Dũ) năm1937
v.v. Trong dịp nầy, tác giả cũng muốn xin nhắc lại là ngày
xưa vùng đất Gia-Định có truyền khẩu câu nói là Nhất
Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa để chỉ vào các nhân
vật giàu sang và có thế lực ở tại Sài-Gòn. Còn riêng về
cộng đồng người Hoa ở tại khu vực Sài-Gòn&Chợ-Lớn,
thì có câu nói khác là nhất Hỏa, nhì Đàm, tam Xường, tứ
Ích để chỉ vào các nhân vật thành công lớn trên thương
trường. Và hai họ Quách, Hui có đóng góp nhiều vào cho phúc
lợi xã hội đương thời.
***** - Tháp "Chót-Mạt"
thuộc quận Tân-Biên, và tháp "Bình-Thạnh" thuộc quận Trảng-Bàng
(Tây-Ninh). Các hình tháp nầy, lại được xây cất theo kiến
trúc của quần thể thánh địa Mỹ-Sơn của vương quốc Champa.
****** - Vương-quốc
Funan hiện nay không còn nữa.
(1) - Thơ An-Tiêm
Mai-Lý-Cang.
Đền
thờ Nguyễn-Trung-Trực ở Kiên-Giang
Đền
thờ Nguyễn-Trung-Trực ở Phú-Quốc
**********
A - Kính mời
quý độc giả mở YouTube nghe bản hùng ca nước Việt:
Bài
hát
Bạch-Đằng-Giang
https://www.youtube.com/watch?v=398CJTpVPxU
**********************************************************
|