Chim Việt Cành Nam
Trở về
Trang chủ
Tác giả
Chapelle Des Simples, nơi Jean Cocteau yên giấc ngàn thu

Võ Quang Yến

Tôi cư ngụ ở vùng nam Paris khá lâu, khi đổi nhà mới cách đây hai mươi năm cũng vẫn trung thành với cảnh xưa đường cũ. Vùng nam không chỉ có xe cộ, giao thông đi lại dễ dàng với Paris, mà còn phong cảnh hữu tình, nhà cửa thanh nhã có nhiều khả năng hấp dẫn những nghệ sĩ về vườn. Hơn nữa lâu đài duyên dáng, công viên lịch sự là những điểm du lịch ngắn ngày cho nhưng dân cư ngụ Paris ít thì giờ hay ngại đi xa. Đằng khác, vùng nam có những tên thị trấn như Milly-la-Forêt, tuy không dính dán gì đến thôn Mỹ Lý thân thương của Thanh Tịnh xứ Huế, cùng là nơi ẩn dật nhiều khách tài hoa, thi sĩ, nghệ sĩ như nhà văn, nhà soạn tuồng, dọn phim ảnh Jean Cocteau. Từ 1947 đến lúc chết 1963, ông đã sống tại đây với người bạn, người tình Jean Marais. Năm 1959, nhận lời mời của ông thị trưởng và dân thành phố, ông chịu trang trí và để lại tên tuổi họa sĩ trong một ngôi nhà thôn dã nguyên để chữa những người bi bệnh cùi. Nhờ có dân làng tình nguyện hợp sức tu sửa và hồi phục một bộ nhà hoang bỏ tiêu điều từ thế kỷ XVIII giữa thành phố, còn giữ lại một nhà thờ nhỏ hiện đại đặt tên Chapelle Saint-Blaise de Simples. Như trước đây tại Chapelle Saint-Pierre des Pêcheurs (những người phạm tội) ở Villefranche-sur-Mer, ông lại dùng chủ đề tôn giáo để trang hoàng một ngôi nhà nguyên để chữa người đau yếu. Simple có nghĩa mộc mạc, đơn giản, tỏ lòng tôn kính thánh Blaise. Nhà thờ thể hiện những cây hương liệu, những cây thuốc, cây bạc hà cay, có hiệu qủa trong chuyện chữa bệnh cùi nên xen lẫn trong các cây trang hoàng có rất nhiều cọng cây hướng lên trời. Jean Cocteau được an táng ở đây, dưới một tấm đá lát có ghi lời trối thủ bút trung thành Je reste avec vous (Tôi ở lại vởi các bạn), có tên ký tắt JC, ngôi sao biệt hiệu, 1959, bên mộ người con nuôi Edouard Dermit (1925-1995), họa sĩ, kịch sĩ. Bên cạnh âu nước thánh cổ cỏ hình một con mèo, tượng trưng quỷ sử và những mụ phù thủy, dương đôi mắt ngây thơ nhìn đôi cánh chim giải phóng đức Giêsu.

Milly-la-Forêt, thuộc tỉnh Essonnes thành lập năm 285 tTC, nằm trong công viên thiên nhiên vùng Gâtinais Pháp, vốn là một làng gaulois, trở nên lệ thuộc Anh trước khi được giao cho Pháp khoảng 860. Dân cư mang tên Milliacois. Đươc xây dựng lại và củng cố thế kỷ XV, làng trở thành một trong những trung tâm chợ phiên quan trọng vùng Ile-de-France. Thương mãi phát triển mạnh mẽ cho đến thế kỷ XVIII, vì sự mở mang những trục giao thông giữa các tỉnh và kinh đô, Milly-la-Forêt tách xa dần con đường dẫn đến Paris ngày nay chạy qua Fontainebleau và mất đà vươn lên. Nằm cách Paris 52km, phía tây Fontainebleau 17km, trong vùng còn có nhiều làng Milly khác : Milly-sur-Brandon, Milly-sur-Thérain, Milly-Lamartine cách xa hơn 100 km nhưng không có làng Milly nào nối tiếng bằng Milly-la-Forêt. 90% đất đai quanh làng là không gian nông lâm mở đường đến rừng Fontainebleau kế cạnh. Chảy qua làng là con sông Eole đổ ra sông Seine ở Ponthietty, dài khoảng 110km, nhưng không có thuyền bè giao thông. Tọa lạc ở ngả ba đường RD948 dẫn đến Corbeil, đường RD837 thẳng tiến Etampes, Milly-la-Forêt chỉ cách xa lộ A6 7km, đường D hệ thống RER 6km, ga gần nhất ở Maise. Một nét hữu tình của Milly-la-Forêt là đưa người thành phố về thôn quê. Vì không quá xa Paris mà lại có không khí đồng quê dễ thở, nhiều nhân vật có tiếng không gần ngại lại về vườn ở đây như nhà may mặc phụ nữ Chrstian Dior (1905-1957), nhà văn Jean-Marie Gustave Le Clészio (1940),... và nhà văn-thi sĩ-họa sĩ-chớp bóng Jean Cocteau (1889-1963), người đã trang hoàng nhà thờ nhỏ Chapelle Saint-Blaise des Simples.

Nhà ở của Jean Cocteau tại Milly-la-Forêt do ông cùng mua năm 1947 với Jean Marais (1913-1998). Năm 1963, khi Jean Cocteau chết đi, Edouard Dermit (1925-1995) thừa hưởng nhà cửa và mọi đồ đạt cho đến năm 1995 đến lượt ông cũng mất. Pierre Bẹrgé (1930- 2017), nhà mạnh thường quân bảo trợ dự án bảo tồn công trình quốc gia, với sự góp sức của Hôi đồng vùng Ile de France và Hội đồng tỉnh Essonnes mua lại ngôi nhà năm 2002 để làm trung tâm sinh đông kỷ niệm và phát huy những tác phẩm của Jean Cocteau. Phải năm năm mới phục chế được toàn vẹn phòng giầy, phòng khách, phòng ngủ. Ngôi nhà được khánh thành năm 2010. Ngày nay, 3000 tác phẩm của Jean Cocteau trình bày trong các cuôc triển lãm tạm thời hay thường xuyên xích chúng ta lại gần hơn cuộc sống mật thiết của nhà thi sĩ trong một không gian độc nhất mở rộng ra quần chúng. Những khoảng vườn sắp đặt thành ba phần tư gia, chạm trổ, cây quả cống hiền đủ màu sắc thuận lợi cho những buổi viết lách, đọc sách, ngay cả trầm tư. Ai muốn đi sâu vào một vấn đề thì có nhiều tác phẩm trong không gian tiếp đón. Thật ra lúc ban đầu Jean Cocteau muốn về ở gần cô bạn Louise de Vilmorin (1902-1969) chủ nhân lâu đài Verrière-les-Buissons nhưng khi viếng ngôi nhà ở Milly-la-Forêt thì mê mệt ngay. Nhà xây từ thời Louis XIII gồm có hai gian, Cocteau ở gian trái và phần chính giữa hai tháp con. Ông bố trí xưởng vẻ dưới sườn mái, nay còn lại một mái kính, phòng giấy ở tầng dưới mở ra vườn rau và công viên trước nhà có tường cao ngăn che những cặp mắt tò mò. Lúc đầu Cocteau lại đây mỗi lần vài ngày, dần dần thích thú ông ở lại lâu hơn. Ông đi chợ ở quảng trường Marché chính giữa có một halle họp chợ khoáng đãng, xây năm 1479, dài 46m, cao 13m, một tập hợp đồ sộ kèo, cột bằng gỗ sồi. Đường dẫn đến chợ đi ngang trước ngôi nhà thờ lịch sử Đức Bà tiêu biểu sự tích sôi nổi của thành phố. Chính nơi đây đã bàn cải và soạn thảo những tập khiếu nại trong thời kỳ Cách mạng Pháp. Bên trái, tòa đốc lý xây năm 1895, đá trắng gạch đỏ, nhuộm thêm màu sắc cho chốn sử xưa. Và nhà hàng cây thuốc Millymenthe đóng góp hương vị với những lọ kẹo chanh, kẹo anit bạch chỉ, kẹo lức sả, những gỏi nho gấu, đế hoa chén, kinh giới ô, cọng anh đào, muôn màu... không quên bạc hà cay !

Từ Saint-Blaise de Sébastre, giám mục Arménie tuẫn đạo thế kỷ IV, người đă có công sáng tác bộ cửa kính ghép màu ở nhà thờ Sain-Maximin qua Saint-Blaise, lễ cúng vào tháng ba hằng năm ở nhà thờ Saint-Eucaire, một giây liên lạc ngây thơ, thuần phác đã nói liền hai vĩ nhân qua Chapelle des Simples. Ở đây Jean Cocteau thực hiện để bắt đầu những kính ghép màu và những tranh thoành tráng hình dung đức Giêsu trong một hình tam giác gợi lên đức Chúa Bà. Ngôi gây xúc cảm lớn, trái với bên trên cảnh Phục sinh hiền hòa nổi bật trên một nền êm dịu. Rồi ông chuyển qua trang hoàng với những tranh tường tinh tế trình bày một số cây thuốc : kỷ nham, long đởm, kim sa, mao lương, thục quỳ, cà dược,...Như Jean Cocteau khéo léo đặt tên nhà thờ, những cây nầy có hai nghĩa : bệnh và thuốc. Lúc trước, Saint-Blaise hái những hoa cây trồng quanh nhà thờ để chữa bệnh dân gian. Ngày nay hoa còn nở trong mảnh vườn nhỏ quanh chiếc chuông chợ hằng ngày nhắc nhở những buổi họp. Cách đây không lâu, Jean Cocteau còn ngội viết lách giữa những hình vẻ lá cây, những thân cây chỉa lên trời như các mũi nhọn giáo mác làm khí giới bao bọc kẻ trần gian, trong tựa môt tập bách thảo khỏng lồ. Về đây, Jean Cocteau tìm lại yên tĩnh để trầm ngâm suy nghĩ hay cùng bạn bè vượt nương hào, đi dạo quanh vườn, trong không khí trong sạch một chốn thiên nhiên, thu hưởng một hạnh phúc giản dị. Đồng thời trở nên một kinh đô những cây hương liệu nằm ở ngả ba của hai trục tạp nập Lyon-Paris, Fontainebleau-Orléans, Milly-la-Forêt còn là nơi ẩn náu nếu không là điểm gặp gỡ của một số lảo trượng rảnh rang, những nghệ sĩ, nhà văn vào tuổi về vườn. Vào cuối đời, sống trong tạo hóa, với tạo hóa, biết mình hết còn sống lâu, Jeau Cocteau chỉ chú trọng đến các điểm chủ yếu, trọng phần thực chất, quên bỏ mọi phù phiếm vô ích, những giao thiệp trần tục. Ngoài vườn hoa mẫu đơn vần nở đúng kỳ, hoa đuôi diều không khi nào lở hẹn, chó mèo luôn yên ổn hòa thuận, nhịp sống rất gỉản di, có người cho hạnh phúc đó cũng quá giản di. Jean Cocteau mất ngày 11.10.1963, vài giờ sau Edith Piaf, trước được chôn trong vườn như ông mong muốn nhưng môt năm sau thi hài được dời vào nhà thờ. Đám tang rất đông người dự, thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nghệ sĩ, có cả các vị Hàn lâm y phục bảnh bao, chen chúc nhau trong một mảnh vườn tương đối nhỏ trồng đầy cây thuốc có tên dáng, ngay cả các cây độc nếu dùng nhiều như cây huệ chuông... Cần biết thêm chăng Jean Cocteau cũng được bầu vào viện Hàn lâm năm 1955 ?

Thành Xô, nhớ về Mỹ Lý 2020

Giải thưởng :

Prix et récompenses

1950 Prix international de la Critique Orphée

1946 Prix Louis Delluc La Belle et la Bête

Prix de l’Académie

1913 Prix Jules Davaine La danse de Sophocle

Phụ lục : Hai khúc thơ của Jean Cocteau

Le poète de trente ans

Me voici maintenant au milieu de mon âge
Je me tiens à cheval sur ma belle maison;
Des deux côtés je vois le même paysage,
Mais il n'est pas vêtu de la même saison.

Bản dịch của Hoàng Ngọc Biên

Ta bây giờ tới nửa đời người
Ta đứng dạng chân trên ngôi nhà đẹp của ta;
Hai bên ta ta thấy cảnh vật cùng như nhau
Có điều cả hai không cùng khoác một mùa

Ton silence

Ton amour est une science
Et de toi j’ai tout appris
Et j’écoute ton silence
Que je n’avais pas compris.

Bản dịch của Hoàng Nguyên Chương

Tình yêu của em là khoa học tinh vi.
Tôi học được ở em nhiều thứ.
Nghe từ im lặng của em.
Mà vẫn không hiểu được điều gì


Những người bạn của Jean Cocteau.