Bài
viết Hãy Cứu Lấy Đà Lạt năm 2007 của kiến trúc sư Nguyễn
Văn Giàu báo động: "Dalat không còn như xưa, ai cũng nhìn thấy.
Không gian trống mở rộng tầm nhìn về hướng Langbian mà
các kiến trúc sư Pineau, Lagisquet dự trù đã và đang dần
mất đi. Các công trình kiến trúc được cho phép xây dựng
dễ dãi (!) và quá vội vã, đang dần che khuất nó". http://ngonsu.quetroi.net/GIAU/GIAUHayCuuLayDalat03.htm
Năm 2020, điều này lập lại
với Ba Phương Án mà UBND TP Đà Lạt dự kiến sẽ làm trên
đồi Đinh. Một Phiếu Ý kiến được UBND gửi ra cho phép
dân có ý kiến từ 14/8/2020, hết hạn ngày 14/9/2020. Là người
Đà Lạt, từ California tôi lật đật góp phần cho thành phố
thời thơ ấu.
Trong bài xin được viết tắt
Đà Lạt là ĐL, Dinh Thị Trưởng là DTT, kiến trúc sư là
KTS, phương án là PA.
Không gian trống mở rộng
tầm nhìn về hướng Langbian là gì?
Người Pháp xây dựng Dalat
"Thành phố trong rừng và rừng trong thành phố"
- 1919: thành lập Hồ Xuân Hương
theo sáng kiến của thị truởng thứ ba là kỹ sư công chánh
Cunhac. Hồ hoàn thành năm 1934.
- lấy Hồ XH làm trung tâm:
từ phía bắc Hồ đến đỉnh Langbian phải hoàn toàn trống
trải, nhà chỉ rải rác và một tầng.
- Ngoại lệ là Dinh Thị Truởng
3 tầng, kể cả tầng hầm/basement, chứng tỏ trật tự hành
chánh cao cấp nhất.
- Xa xa được 3 tầng nhưng
cũng không cao quá ngọn thông, ngay cả Villa xây năm 1932 ông
Nguyễn Hữu Hào về sau tặng ái nữ là Hoàng Hậu Nam Phuơng.
Ảnh: Dalat 1920-1929,
Flickr manhhai.
Villa NamPhuơng Hoàng
Hậu, belleindochine.
KTS Đà Lạt vào cuộc
Kết quả của sự dễ dãi
ấy, Đà Lạt là Thành Phố Bê Tông không còn Thành Phố Ngàn
Thông giữa thông reo và diệp loại Sở Thủy Lâm gieo trồng
từ 1920.
GIA BÌNH-
https://thanhnien.vn/van-hoa/
dinh-tinh-truong-da-lat-co-ten-trong-danh-sach-bao-ton-dac-biet-1272837.html
Xót cho ĐL, bảy kiến trúc
sư ĐL (Phan Minh Tiến, Phan Thị Thủy Tiên, Nguyễn Thị Diễm,
Vương Đức Hoàng Vũ, Lê Đức Vinh, Lê Quang Ngọc và Nguyễn
Anh Tuấn). công bố thư kiến nghị gửi UBND tỉnh Lâm Đồng
yêu cầu công nhận công trình Dinh Tỉnh trưởng và khu vực
Đồi Dinh là di tích kiến trúc, lịch sử cấp tỉnh.
https://www.phunuonline.com.vn/7-kien-truc-su-da-lat-kien-nghi-cong-nhan-cong-trinh
-dinh-tinh-truong-va-khu-vuc-doi-dinh-la-di-tich-cap-tinh-a1417606.html
Phải vạt nóc Ðồi Dinh?
Qua giải thích của giới kiến
trúc, có thể tưởng tượng Ðồi Dinh như cái bánh ú ranh
khu đất là chỗ thấp nhất. Nếu ba PA cần mặt phẳng 16.904.9m
vuông sẽ lấy ranh làm mốc, "vạt nóc" toàn bộ đỉnh đồi
để san bằng từ 7 đến 9m.
Nhờ vậy, tôi mới hiểu là
sau khi "vạt nóc":
- PA 1: rời Dinh, "cất tạm"
đâu đó, xây xong 10 tầng cao 54.9m, sẽ đặt Dinh trên nóc
tầng thứ 10.
- PA 2:rời Dinh, "nuốt" trọn
Dinh vào công trình chữ C 10 tầng cao 46.5m
- PA 3: không rời Dinh, xây 10
tầng cao 45m cạnh Dinh.
Một KTS Hà Nội cho rằng rời
hay không rời thì rào kín bưng dân không hề biết bên trong
làm gì, cụ thể ít ai biết Đà Lạt có ... Vạn Lý Trường
Thành mới xây vài năm. Hơn thế nữa đào banh chân đồi thì
chắc chắn ảnh hưởng kết cấu dinh 100 tuổi, nên Dinh cuối
cùng sẽ chỉ là thu gom kèo cột dán lại thành... Dinh giả.
Còn lại gì nếu san phẳng
Đồi Dinh?
Khó còn gì! Con đường Cộng
Hòa vắng lặng viền hai hàng thông già xưa gọi là Con Đường
Tình Ái Sentier d’Amour giờ đây bị chặt hết phân nửa;
nói chi đến Chòi Canh giữa đám cây. Trong khi nếu muốn biến
ĐL thành Thành Phố Di Sản thì đều phải lưu giữ gạch,
ngói, cây xanh, vườn tược, bàn ghế, cầu thang, chòi canh...
thuộc về Dinh .
Không hề nghe PA nào nhắc đến
Chòi Canh, giữ cây xanh cách nào, hay ông thần đèn nào sẽ
di rời Dinh-trăm tuổi rồi bưng lên cao 55m.
Chòi Canh - Ảnh
KTS Nguyễn Quốc Dũng 8/2020
"Hiệu ứng cánh bướm" khô
cằn/ngập lụt?
Ba PA đều có cây xanh bao phủ
thực tế sẽ chỉ là cây nhỏ không thể lớn để tạo "kiến
trúc xanh". Bằng chứng hiển nhiên là những cây rất xanh tươi
viền trên nóc các khách sạn trung tâm ĐL chứng tỏ chăm sóc
công phu nhưng có là "ngàn thông" không?
Ba PA sẽ tốn rất nhiều nước
tưới cây trên nền bê tông hóa nhưng độ rậm rạp 30 năm
nữa cũng không thể so sánh với cây thật mọc từ đất.
ÐL còn đủ nước không khi
thác Cam Ly cạn từ lâu? Chưa kể, nếu không còn cây bám rễ
giữ nước, cả khu Hoà Bình và Phan Đình Phùng sẽ ngập lụt,
cộng với sự khai thác lấy đất đá từ các đồi núi như
KTS Nguyễn Văn Giàu báo động, thì "hiệu ứng cánh bướm"
sẽ lan xa tới tận đâu? Saigon chăng? Xin đợi lời giải đáp
của các chuyên gia
Photo Paul Olivier 9/2019,
rác Hồ Xuân Hương
Ba đồi ẢO cho độ cao ẢO
Nếu lấy một chuyện giả
định làm tiền đề thì kết quả sẽ là số không, kiểu
nói "nếu tôi là tỷ phú". Rất tiếc, chỉ được nhìn phối
cảnh ba PA trưng bày trên video và báo chí, đều theo phối
cảnh Đường Chim Bay cố máng cho Đồi Dinh một độ cao rất
ảo. Nhất là PA 1, chín lằn vòng vèo màu xanh xung quanh "triền
đồi tưởng tượng" cho cảm giác ảo một ngọn đồi xanh.
Ảnh BTC https://tuoitre.vn/da-lat-doi-mang-xanh-khu-dat-vang-doi-dinh-lay
-khach-san-20200815214731638.htm
Tại sao ảo? Vì Đường Chim
Bay/Bird’s-Eye View là từ trên nhìn xuống, khác với Đường
Chó Chạy/Dog’s-Eye View là từ dưới nhìn lên. Bất cứ thiết
kế nào cũng phải trình bày cho công chúng chục phối cảnh
khác nhau từ hai mô hình Chim Bay-Chó Chạy, để từ dân thường
tới chuyên môn đánh giá được
Đồi ảo, thì thực hiện làm
sao thật?
Chưa kể, nhà cửa kín mít
đồi thật không còn làm sao có đồi ảo?
Độ cao ảo, cây ảo, màu sắc
ảo, vậy điều gì thật?
Đối diện với thế giới?
Kiến trúc El Helicoide xây năm
1955 trên một ngọn đồi thật ở Caracas, Venezuela. Hình dạng
và quy mô ngay lập tức thu hút sự chú ý của giới kiến
trúc thế giới: lần đầu tiên một phức hợp khổng lồ
(khu thương mại, nhà hàng, khách sạn, rạp hát, công viên,
sân bay trực thăng...) với 4km chạy vòng quanh dẫn đến bãi
đậu xe, trị giá 10 triệu đô la 1958. Vì lý do chính trị,
kiến trúc này không hề được dùng như mục đích ban
đầu cho đến 1985 chính phủ dùng làm... nhà tù.
Thoạt nhìn, người thường
như tôi thì PA I Đà Lạt rất giống El Helicoide . Giới kiến
trúc sẽ thấy rõ ràng hơn là có lấy ý từ công trình đã
có trước không. Hoặc du khách từ Caracas hay đã từng biết
El Helicoide tới Đà Lạt có thể cho đây là bản sao của El
Helicoide dù thiết kế khác ít nhiều. Chẳng lẽ một kiến
trúc Việt hy vọng sẽ làm di sản lại hồi hộp không biết
bị kiện lúc nào, hay khi nào báo chí thế giới nêu lên?
Ảnh trên: El Helicoide,
https://interestingengineering.com/el-helicoide-shopping-mall-turned-prison
Ảnh dưới:
Phuơng Án I,
https://thanhnien.vn/van-hoa/lanh-dao-thanh-pho-da-lat-noi-gi-ve-phuong-an
-kien-truc-doi-dinh-tinh-truong-1268009.html
Cũng không dư nếu nhắc ở
đây một vụ bắt chước hi hữu vẫn râm ran trong giới kiến
trúc mỹ thuật khi một trong 11 công trình của KTS Zaha Hadid
nổi tiếng thế giới xây dựng ở Bắc Kinh 2014, bị bắt
chước ở thành phố Trùng Khánh. Dĩ nhiên nhà thiết kế bác
bỏ "Không bao giờ có ý định sao chép, chỉ muốn làm... ngon
lành hơn thôi mà"

Thiết kế Zaha Hadid ở Bắc Kinh (trái)
- Thiết kế bị sao chép ở Trùng Khánh (phải)
https://www.dezeen.com/2013/01/02/zaha-hadid-building-pirated-in-china/
Trong khi chờ đợi kết quả
UBND trả lời kiến nghị của bảy KTS DaLat, xin nhắc lại
lời của Kiến trúc sư Hoàng Hùng (Cao Đẳng
Mỹ Thuật Đông-Dương -Hà Nội 1935) "Nếu
chúng ta không làm được, ấy là chúng ta phụ cảnh thiên
nhiên. Chớ cảnh thiên nhiên không hề phụ chúng ta. Và
nếu chúng ta làm cái gì kệch cỡm mất duyên dáng của
Đà Lạt thì lương tâm chúng ta sẽ cắn rứt trọn đời.
Bởi mỗi du khách bản xứ hay ngoại quốc nhìn thấy
những gì chướng mắt lại sẽ nhắc đến chúng ta với
một lời mai mỉa" (Đà Lạt và lương tâm của một thế
hệ kiến trúc- Nguyễn Vĩnh Nguyên)
Từ xa, xin chúc Đà Lạt bình
an!
Trần
Thị Vĩnh-Tường
11 Sept.
2020
|