Bèo
Dạt Mây Trôi
Bèo dạt mây trôi, chốn
xa xôi
Anh ơi em vẫn đợi… bèo
dạt.
Mây trôi chim sa tang tính
tình, cá lội
Ngậm một tin trông, hai
tin đợi, ba bốn tin chờ
Sao chẳng thấy đâu ?
Một mảnh trăng treo suốt
canh thâu,
Anh ơi trăng đã ngả ngang
đầu.
Thương nhớ… ai sương
rơi đêm sắp tàn, trăng mờ.
Cành tre đưa trước gió,
là gió la đà
Em vẫn mong chờ, sao chẳng
thấy anh?
Bèo
dạt mây trôi, chốn xa xôi
Anh ơi, em vẫn đợi… bèo
dạt
Mây trôi chim sa tang tính
tình cá lội
Ngẫm một tin trông, hai
tin đợi, ba, bốn tin chờ
Sao chẳng thấy đâu ?
Ngày ngày ra trông chốn
xa xăm
Anh ơi em vẫn đợi mỏi
mòn.
Ra trông sao sa tang tính tình
hoa tàn,
Người đi xa có nhớ,
Là nhớ ai ngồi trông cánh
chim trời,
Sao chẳng, sao chẳng thấy
anh ?
Thưa quí vị, khi xưa đọc
truyện Tiêu Sơn tráng sĩ, Sao Khuê cứ vương vấn cái tên
trấn Kinh Bắc. Lúc mà chung quanh mình chỉ có tỉnh, thành
phố, thị xã mà đột nhiên lại có cái tên trấn Kinh Bắc,
nghe sao huyền bí lạ lùng…. Rồi, nào là Phạm Thái, nào
là Trương Quỳnh Như, nào là Sơ Kính Tân Trang do chính Phạm
Thái viết kể chuyện tình oan trái của chính mình, truyện
và thực cứ trộn lẫn vào nhau khiến người đọc không khỏi
bâng khuâng lưu luyến của một thời xưa vang bóng…
Thế rồi có vị bác sĩ gợi
ý một buổi nói chuyện về 'Quan Họ' mà đã nói đến Quan
Họ là phải nói đến Bắc Ninh, quê hương của Quan Họ.
Thưa quí vị, đây là bản
đồ trấn Kinh Bắc, Bắc Ninh
Tỉnh Bắc
Ninh
Tỉnh Bắc
Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long. Do có các đường
thuỷ, đường bộ chạy qua, nên vị trí quân sự của Bắc
Ninh cực kỳ quan trọng.
Đường bộ có các quốc lộ
1A, cao tốc 1B (Hà Nội - Lạng Sơn), cao tốc Hà nội - Bắc
Ninh nằm trên đường quốc lộ 18 nối sân bay quốc tế Nội
Bài với Thành phố Hạ Long và hải cảng Cái Lân, Quảng Ninh
và đường 38 nối Bắc Ninh với tỉnh Hải Dương.
Đường sắt: tuyến đường
sắt quốc tế Hà Nội- Hữu Nghị Quan.
Đường thủy: qua sông Cầu,
sông Thái Bình và sông Đuống nối ra sông Hồng; các sông
nhỏ như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Côi, sông
Bùi, ngòi Tào Khê (nay không còn), sông Đồng Khởi, sông Đại
Quảng Bình.
Thời Bắc
thuộc, Bắc Ninh là trị sở của Giao Chỉ Bộ là nơi pháy
huy văn hoá Lạc Việt, nơi tiếp nhận Nho giáo từ Trung quốc
phương Bắc truyền xuống, trạm của Phật Giáo Ấn Độ truyền
sang Trung Quốc theo đường biển, nơi khởi phát Phật giáo
tại Giao Châu mà di tích còn lại là trung tâm Phật giáo Luy
Lâu, thủ phủ của Lĩnh Nam còn lưu lại đền thờ tôn Sĩ
Nhiếp.
Bắc Ninh
ngày xưa gọi là Kinh Bắc có lẽ vì nằm về phía Bắc của
kinh đô Hà Nội? Kinh Bắc là nơi có 3 kinh đô cổ của Việt
Nam: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên.
Theo sử,
năm Canh Tuất 1490 vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ
cả nước gồm 13 đạo sau gọi là xứ. Từ triều Tây
Sơn tới đầu triều Nguyễn đổi sang gọi là trấn:
từ Nghệ An trở ra Bắc gồm: (trấn) xứ Kinh Bắc, xứ Sơn
Nam (trấn Sơn Nam Thượng, trấn Sơn Nam Hạ), Xứ Đông (trấn
Hải Dương), Xứ Đoài (trấn Sơn Tây- em nhớ xứ Đoài mây
trắng lắm...), trấn Hưng Hóa, trấn Cao Bằng, trấn An Quảng
(Yên Quảng), xứ Thái Nguyên, xứ Lạng Sơn, xứ Tuyên Quang,
phủ Hoài Đức (Thăng Long), đạo Thanh Bình, nội trấn Thanh
Hoa, trấn Nghệ An.
Thời vua Gia Long nhà Nguyễn,
Kinh Bắc vẫn được gọi là xứ: xứ Kinh Bắc hay trấn Kinh
Bắc thuộc Bắc thành tổng trấn. Trấn Kinh Bắc xưa gồm
4 phủ (20 huyện), bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang,
Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh lân cận Hà Nội (toàn
bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông
Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng
Sơn (Hữu Lũng).
Năm 1831 trấn Kinh Bắc đổi
thành tỉnh Bắc Ninh. Đây là một tỉnh rất lớn bao gồm
toàn bộ Bắc Ninh hiện nay, gần hết Bắc Giang, một
phần Hà Nội, một phần Vĩnh Phúc và một ít
của Lạng Sơn, chia thành 20 huyện: Đông Ngàn,
Tiên
Du, Yên Phong, Quế Dương, Võ Giàng, Siêu
Toại, Gia Bình, Lang Tài, Văn Giang, Gia
Lâm, Thiên Phúc, Hiệp Hòa, Kim Anh, Phượng
Nhãn, Bảo Lộc, Lục Ngạn, Yên Thế,
Hữu
Lũng, Yên Dũng, Việt Yên.Trấn lỵ của trấn
Bắc Ninh trước kia ở xã Đáp Cầu thuộc huyện Võ Giàng.
Tháng 2 năm Giáp Tý (1804), vua
Gia
Long cho dời trấn lỵ đến xã Lỗi Đình thuộc huyện
Tiên Du.
Lúc đầu, thành Bắc Ninh chỉ
được đắp bằng đất, cho tới năm Minh Mạng thứ 6 (1825),
thành được xây lại bằng đá ong và cuối cùng xây lại
bằng gạch vào thời Thiệu Trị (1841). Thành xây tại chỗ
giáp giới của 3 xã thuộc 3 huyện là Đỗ Xá (huyện Võ Giàng),
Khúc Toại (huyện Yên Phong) và Lỗi Đình (huyện Tiên Du).
Các sắc dân sinh ống ở Bắc
Ninh gồm : Việt (Kinh), Nùng, Mường, Tày...
Từ mấy
nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng
ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê,
sông Tiêu Tương,... sống bằng nông nghiệp và thủ công nghệ.
Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm
che ngực, mảnh giáp,... bằng đồng với những hoa văn độc
đáo được tìm thấy ở các di tích Lăng Ngâm, Đại Trạch,
Quả Cảm, Đại Lai,... Mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành
cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong
nghề đúc đồng, chế tạo các đồ trang sức và làm gốm,...
Bắc Ninh
không những chỉ có vị trí quân sự quan trọng mà còn là
cái nôi cuả văn hoá lịch sử và Phật pháp cũng như thủ
công nghệ của Việt Nam.
Trên mảnh
đất Bắc Ninh này, những huyền thoại về ông Đùng, bà Đùng,
về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An
Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ và thành Cổ Loa. Các
di tích lịch sử như lăng Kinh Dương Vương, các đền thờ
Lạc Long Quân Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở
Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du,,.. đền Đô, chùa Phúc Nghiêm
Tự (chùa Tổ), đền Phụ Quốc, đình làng Đình Bảng, đình
làng Tam Tảo v.v…Chùa Dâu, Chùa Phật Tích là những nơi phát
sinh Phật giáo Việt Nam; nơi phát sinh
vương triều Lý như Đền Đô, Chùa Dận...

Đền Đô
và thành Cổ Loa
|
|
Tường
thành Cổ Loa
|
Chùa
Bút tháp
|
|
|
cầu
đá chùa Bút Tháp
|
Chùa
Dâu
|
A. Các
làng làm nghề truyền thống
Làng nghề
đúc đồng truyền thống Quảng Bố-Lương Tài
Làng Gỗ mỹ nghệ Hương Mạc
Làng gò đúc đồng Đại Bái
Làng tranh dân gian Đông Hồ
Làng dệt Tam Tảo
Làng dệt Hồi Quan
Làng gốm Phù Lãng
"Làng" Giấy Phong Khê
Làng Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ
Làng nghề sắt thép
Làng Gỗ mỹ nghệ Mai Động
Làng Gỗ mỹ nghệ Phù Khê
Làng tơ tằm Vọng Nguyệt
Làng đúc phế liệu
Làng tre Xuân Lai
B. Chùa
ở Bắc Ninh :
Bắc Ninh được xem như nơi
khởi phát của Phật Giáo Việt Nam mà chùa Pháp Vân là cổ
tự lâu đời nhất ngoài ra còn rất nhiều chùa như Chùa Bút
tháp, Cảm Ứng Tự, Chùa Dâu, Chùa Dạm, chùa Dận, chùa Kim
đài, Chùa Phúc Lâm, Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Phật Tích, chùa
Trăm Gian….
Chùa Bút Tháp



Theo sách Địa chí Hà Bắc
(1982) thì chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278).
Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ
trì ở đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang
trí hình hoa sen. Ngọn tháp này nay không còn nữa. Đến thế
kỷ 17, chùa đã trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa
thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người tỉnh Phúc Kiến,
Trung Hoa, sang Việt Nam năm 1633 và trụ trì ở chùa. Năm 1644,
Hòa thượng viên tịch và được vua Lê phong là "Minh Việt
Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư". Tiếp đó, người
kế nghiệp trụ trì chùa Bút Tháp là Thiền sư Minh Hạnh,
học trò xuất sắc của Hòa thượng Chuyết Chuyết. Vào thời
gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diện Viên)
đã rời bỏ cung thất, về đây tu hành. Thấy chùa bị hư
nát nhiều, bà cùng con gái là công chúa Lê Thị
Chùa có tượng Phật Quan Âm
ngàn tay.
Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin
phép Chúa Trịnh Tráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công
đức để trùng tu lại ngôi chùa. Đến năm 1647, chùa mới
được làm xong. Chùa kiến trúc theo kiểu "Nội Công Ngoại
Quốc".
Đời vua Tự Đức, năm 1876,
khi vua qua đây thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ
liền gọi tên là Bút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi là tháp
Bảo Nghiêm.
Chùa Dâu,
còn có tên là Diên Ứng, Pháp
Vân, hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30
km. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác
nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Duyên Ứng Đây là ngôi chùa
được đánh giá là xưa nhất Việt Nam. Chùa được xây dựng
vào buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên
đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi
từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở
Việt Nam. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn
thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với
lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam,
Chùa Dâu gắn liền với sự
tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn Mãn
Xá cách chùa Dâu 1 km.
Chùa được xây dựng lại
vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo.
Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến
thiết lại chùa Dâu thành chùa Trăm Gian, tháp chín tầng, cầu
chín nhịp. Hiện nay, ở tòa thượng điện, chỉ còn sót lại
vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê.
Chùa nằm ở vùng Dâu, thời
thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Đây là trung tâm cổ xưa nhất
của Phật giáo Việt Nam. Tại vùng Dâu có bốn ngôi chùa cổ:
Pháp Vân ("mây pháp), Pháp Vũ (mưa pháp), Pháp Lôi (sấm pháp)
và Pháp Điện (chớp pháp). Bốn chùa này ngoài thờ Phật
còn thờ các nữ thần: Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Dàn, Bà Tướng.
Chùa Phật Tích
(Phật Tích
tự) còn gọi là chùa Vạn Phúc (Vạn Phúc tự) là một ngôi
chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn
Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn
nhất Việt Nam
Theo tài
liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái
Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Chùa được
xây dựng vào thời nhà Lý nhưng ngôi chùa vào thời Lý hiện
nay không còn nữa.
Năm 1066,
vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi
tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà
bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Để
ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, xóm
Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa đổi tên thành thôn Phật Tích.
Văn bia Vạn
Phúc Đại Thiền Tự Bi năm Chính Hòa thứ bảy (1686) ca ngợi
vẻ đẹp của cảnh chùa: "Đoái trông danh thắng đất Tiên
Du, danh sơn Phật Tích, ứng thế ở Càn phương (hướng Nam)
có núi Phượng Lĩnh bao bọc, phía tả Thanh Long nước chảy
vòng quanh. Phía hữu Bạch Hổ núi ôm, trên đỉnh nhà khai
bàn đá..."
Năm 1071,
vua Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật Tích và viết
chữ "Phật" dài tới 5 m, sai khắc vào đá đặt trên sườn
núi. Bà Nguyên phi Ỷ Lan có đóng góp quan trọng trong buổi
đầu xây dựng chùa Phật Tích.
Thời bấy
giờ vua Trần Nhân Tông đã cho xây tại chùa một thư viện
lớn và cung Bảo Hoa. Sau khi khánh thành, vua Trần Nhân Tông
đã sáng tác tập thơ "Bảo Hoa dư bút" dày tới 8 quyển. Vua
Trần Nghệ Tông đã lấy Phật Tích làm nơi tổ chức cuộc
thi Thái học sinh (thi Tiến sỹ).
Vào thời
nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy Tông, năm 1686,
chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị
nghệ thuật cao và đổi tên là Vạn Phúc tự. Người có công
trong việc xây dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am - đệ nhất
cung tần của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, khi Bà đã
rời phủ Chúa về tu ở chùa này. Bia đá còn ghi lại cảnh
chùa thật huy hoàng: "... Trên đỉnh núi mở ra một tòa nhà
đá, bên trong sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đã rộng lại
to, sáng sủa lại kín. Trên bậc thềm đằng trước có bày
mười con thú lớn bằng đá, phía sau có Ao Rồng, gác cao vẽ
chim phượng và sao Ngưu, sao Đẩu sáng lấp lánh, lầu rộng
và tay rồng với tới trời sao,cung Quảng vẽ hoa nhụy hồng...".
Đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786), một đại yến hội đã
được mở ở đây.
Theo tương truyền, bậc nền
thứ nhất là sân chùa với vườn hoa mẫu đơn, nơi xảy ra
câu truyện Từ Thức gặp tiên: "...Từ Thức đi xem hội hoa
mẫu đơn, gặp Giáng Tiên bị bắt trói vì tội làm gẫy cành
hoa. Từ Thức bèn cởi áo xin tha cho tiên nữ. Sau Từ Thức
từ quan đi du ngoạn các danh lam thắng cảnh, đến động núi
ở cửa biển Thần Phù gặp lại Giáng Tiên. Do tích này, trước
đây chùa Phật Tích có mở hội Hoa Mẫu đơn hàng năm.
Đền Đô nằm
trên vùng đất "địa linh nhân kiệt" Đình Bảng, huyện
Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (cách Thủ đô Hà Nội gần 20 km).
Từ xưa vùng đất này đã nổi tiếng là vùng văn hóa, là
nơi có phong cảnh đẹp. Đền Đô được xây dựng từ thời
Lý Công Uẩn (thế kỷ XI). Đền thờ 8 vị vua nhà Lý đó
là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông
(1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128);
Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông
(1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).Quê hương nhà Lý là nơi
tiêu biểu cho các làng quê vùng kinh Bắc. Nơi đây có các
di tích lịch sử - văn hóa như chùa Cổ Pháp, Kim Đài (một
trong những trung tâm Phật giáo cực thịnh vào thế kỷ VIII);
đình làng Lý Khánh Văn, nơi thờ và tưởng niệm người cha
nuôi của vua Lý Thái Tổ; Thọ Lăng Thiên Đức, khu lăng mộ
của 8 vua nhà Lý khiêm tốn, giản dị.



Chùa Kim Đài (còn
gọi là chùa Đài, chùa Quỳnh Lâm (Quỳnh Lâm tự), chùa Lục
Tổ) là một ngôi chùa tại xóm Xuân Đài, làng Đình Bảng,
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tương truyền, Lý Công Uẩn,
người sáng lập triều Lý Việt Nam, lúc nhỏ từng là một
chú tiểu tại chùa này.[1]
Chùa Thiên Tâm (Chùa Tiêu)
Chùa Thiên Tâm hay còn gọi
là chùa Ba Sơn, chùa Tiêu, "Thiên Tâm tự" là tên chính của
chùa vì vốn từ khi mới khởi dựng, đứng trên đỉnh núi
- giữa đất trời bao la, dân cư, làng xóm thưa vắng, núi
Tiêu như là nơi tụ hội, trung tâm của đất trời vậy, còn
cái tên Tiêu Sơn là gọi theo tên đất, tên làng, tên núi
nơi đây.
Chùa Thiên Tâm được xây
dựng
khoảng trước thời Tiền Lê, đến thời Lý đã được tôn
tạo khá khang trang và trở thành nơi tu thiền, giảng đạo
của nhiều bậc cao tăng như Thiền sư Lý Vạn Hạnh - Quốc
sư, người có công nuôi dưỡng và dạy dỗ Lý Công Uẩn (vị
vua khai sáng Vương triều Lý) trụ trì và viên tịch...
C. Lễ
hội
Hàng năm,
tỉnh Bắc Ninh có hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau:
Lễ hội
Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức
vào 13 tháng giêng hàng năm, tổ chức thi hát quan họ.
Lễ hội
làng Tam Tảo - Phú Lâm - Tiên Du. Được tổ chức vào
ngày mồng 10 tháng 2 hàng năm, Kỷ niệm ngày sinh của ông
bà Phụ Quốc Đại Vương Trần Quý và Minh Phúc Hoàng Thái
Hậu Phương Dung. Tưởng nhớ ơn hai vị tướng Đào Lại Bộ
người có công giúp Thục Phán An Dương Vương đánh Triệu
Đà xâm lược.
Lễ hội
Đền
Đô (Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) để kỷ
niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh
Tuất 1010, và tưởng niệm các vị vua nhà Lý.
Lễ hội
Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng
huyện Tiên Du) ngày 9- tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân
tộc Phù Đổng Thiên Vương.
Lễ hội Thập Đình (của mười
xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ niệm trạng
nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh
và Doãn Công (Cao Doãn Công).
Lễ hội Đền Cao Lỗ Vương
ngày 10 - tháng 3 ở làng Tiểu Than(làng Dựng) xã Vạn Ninh
và làng Đại Than (làng Lớ) ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình.
Lễ hội Đền Tam Phủ xã Cao
Đức, huyện Gia Bình.
Lễ hội Đồng Kỵ ngày 4 -
tháng Giêng.
Lễ hội
Chùa Dâu ngày 8 - tháng 4.
Lễ hội Đình Châm Khê ngày
4 - tháng tám (âm)
Có câu:
Mùng bẩy
hội Khám
Mồng tám
hội Dâu
Mồng chín
hội Gióng
Mồng mười
hội Bưởi
đâu đâu
cũng về
|
|
Thành
Cổ loa
|
Đền
Phù Đổng
|
|
|
Bút Tháp
|
Chùa
Lim
|
D. Di tích
lịch sử :
Đền thờ Nguyễn Cao
Chùa Bút Tháp
Chùa Tiêu - Trung tâm Phật giáo
xưa của Việt Nam. Nơi thụ thai và nuôi dưỡng Lý Thái Tổ
đến năm 15 tuổi.
Chùa Tổ - Huyền tích của
một vùng Tứ Pháp
Đền Lý Bát Đế thờ tám
vị vua triều Lý
Chùa Dạm
Chùa Dâu
Chùa Phật Tích
Chùa Phúc Lâm - Làng Tam Tảo
- Phú Lâm - Tiên Du
Đình làng Hồi Quan
Đình làng Đình Bảng
Đình làng Hoài Trung
Đình làng Tam Tảo
Đền Phụ Quốc - Làng Tam Tảo
Đình Chùa Làng Yên Mẫn
Đền Cao Lỗ Vương
Đình Quan Đình
Đình Mẫn Xá
Đình Tiểu Than, Lăng mộ Cao
Lỗ Vương
Lăng và đền thờ Kinh Dương
Vương - Nam Bang Thủy Tổ (Kinh Dương Vương là cha của Lạc
Long Quân)
E. Các
vị trạng nguyên:
Bắc Ninh có 544 vị tiến sĩ
với 15 vị trạng nguyên trong tổng số 49 trạng nguyên VN
Lê Văn Thịnh (1075]] - Trạng
nguyên đầu tiên trong lịch sử
Lý Đạo Tái (1272)
Lưu Thúc Kiệm (1400)
Nguyễn Nghiêu Tư (1448)
Vũ Kiệt (1472)
Nguyễn Quang Bật (1484)
Nghiêm Hoản (1496)
Nguyễn Giản Thanh (1508)
Ngô Miễn Thiệu (1518)
Hoàng Văn Tán (1523)
Nguyễn Lượng Thái (1553)
Phạm Quang Tiến (1565)
Vũ Giới (1577)
Nguyễn Xuân Chính (1637)
Nguyễn Đăng Đạo (1683)
F. Danh
nhân
*Cao Lỗ Vương (Tướng chế
nỏ thần thời An Dương Vương)
*Lý Công
Uẩn (Lý Thái Tổ)
*Trần Qúy (Phụ Quốc Đại
Vương - Người có công cứu Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ)
*Đặng Thị Phương Dung (Minh
Phúc Hoàng Thái Hậu - Người có công cứu Lý Công Uẩn (Lý
Thái Tổ)
*Nguyên Phi
Ỷ Lan (Tay cầm bán nguyệt xênh xang Một trăm thức cỏ
lại hàng tay ta)
*Đàm Quốc Sư
*Nguyễn Đăng
Đạo (lưỡng quốc Trạng nguyên)
*Nguyễn Văn Cừ
*Ngô Gia Tự
*Lê Quang Đạo
*Nguyễn Cao
*Hàn Thuyên
( vơí văn tế cá sấu )
*Lê Văn Thịnh (Thủ khoa Đại
Việt đầu tiên)
*Tuyên Phi Đặng thị Huệ tức
bà chúa Chè người làng Phù Đổng (Gióng) huyện Tiên Du
* Cao Bá Quát
Văn như Siêu Quát vô tiền
Hán
Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh
Đường
* Nữ sĩ Đoàn thị Điểm (
người làng Hiến Phạm huyện Văn Giang) với dịch phẩm nổi
tiếng Chinh Phụ Ngâm khúc.
* Thân mẫu của Nguyễn Du là
bà Trần thị Thấn.
* Hoàng Cầm với lá Diêu bông
Lá Diêu
Bông
Váy Đình Bảng buông chùng
cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều,
Cuống rạ.
Chị bảo: Đứa nào tìm
được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em đi tìm thấy
lá
Chị chau mày:
Đâu phải Lá Diêu Bông.
Mùa Đông sau em tìm thấy
lá
Chị lắc đầu,
Trông nắng vãn bên sông.
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn
kim.
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt chị không
nhìn.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọi.
Diêu Bông hời...
ới Diêu Bông!
( Hoàng Cầm)
Quan họ
Bắc Ninh

Vào lúc 16h55 ngày 30/9/2009 tại
thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống
nhất, Ủy ban UNESCO đã công nhận quan họ Bắc Ninh là di sản
văn hóa của nhân loại dựa trên các giá trị văn hóa, giá
trị lưu giữ tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, phong
cách ứng xử văn hóa, ca từ và trang phục. Phạm vi công nhận
chính thức gồm có 49 làng quan họ phân bố như sau: tỉnh
Bắc Giang có 5 làng là Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ,
Nội Ninh, Sen Hồ; tỉnh Bắc Ninh có 44 làng là: Bái
Uyên, Duệ Đông, Hạ Giang, Hoài Thị, Hoài Trung, Lũng Giang
(Lim), Lũng Sơn, Ngang Nội, Vân Khám, Tam Sơn, Tiêu, Đông
Mai, Đông Yên, Bồ Sơn, Châm Khê, Cổ Mễ, Dương Ổ, Đẩu
Hàn, Điều Thôn, Đông Xá, Đỗ Xá, Hòa Đình, Hữu
Chấp, Khả Lễ, Khúc Toại, Ném Đoài, Ném Sơn, Ném Tiền,
Niềm Xá, Phúc Sơn, Thanh Sơn, Thị Chung, Thị Cầu, Thọ
Ninh, Thượng Đồng, Trà Xuyên, Vệ An, Viêm Xá, Xuân Ái,
Xuân Đồng, Xuân Ổ, Xuân Viên, Y Na, Yên Mẫn.
Vậy quan
họ là gì ?
A.Truyền
thuyết :Thời
vua Gia Long có hai họ quan người làng Diềm và làng Bịu kết
bạn vơi nhau tổ chức ca hát sau đó lối ca hát này truyền
ra ngoài nên mang tên hát quan họ.
B. Quan
họ là loại dân ca phong phú nhất về mặt giai
điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam, truyền từ đời này sang
đời khác bằng cách truyền khẩu ở vùng đồng bằng miền
Bắc, tập trung ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang).
Dân ca quan họ là hát đối
đáp nam,nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu khi có lễ
hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với
một cặp nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu,
khác về lời ca và đối giọng. Cặp hát phân công người
hát
dẫn, người hát luồn nhưng giọng hát của hai người
phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời
là thơ, ca dao và có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện
tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo.
Khi hát hai bên hát với nhau,
bên hát trước giọng nào thì bên sau phải theo giọng nấy
để trả lời và phải theo cho đúng như thế mới gọi là
đối chọi, không đối được là tỏ ra cái kém cỏi của
mình.
* Có 4 giọng chính :
Giọng sổng (transitor air)
Giọng vặt (diverse air)
Giọng hãm (recitative air)
Giọng bỉ (tunes borrowed from
other sources)
* Những lối hát quan họ :
Quan họ cầu đảo ; tại
làng Diềm cầu cho nhà nông khi bị hạn hán tại đền Vua
Bà tức Tối Linh Thượng Đẳng thần hay Đại Vương Nam Hải
tức thần Nước
Quan họ trùm đầu : tại
làng Diềm vào những tuần trăng sáng mùa thu theo đó khi hát
thì trùm đầu bằng áo hay khăn nên được hát tự do cử
chỉ cũng tự do.
Quan họ Hiếu : tại làng
Lũng Giang (làng Lim) và Tam Sơn là hai làng kết chạ,
cầu cho luá tốt, cây xanh,
nước trong và hát khúc Nhị Thập Tứ Hiếu.
Quan họ kết chạ : kết
chạ có ăn giải thưởng tại làng Bồ Sơn trong 3 ngày từ
10 tháng giêng đến 12 tháng giêng âm lịch

* Vơí 4 kỹ thuật : Vang, rền
nền, nảy.
* và 4 hình thức chính: Hát
canh = hát tại nhà giữa hai nhóm quan họ
Hát hội = hát ở hội thi lấy
giải
Hát mừng = hát ở đám
Hát cầu = hát ở cửa đình
cửa đền
* Tục lệ quan họ
Hát quan họ gắn liền với
tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan
họ,tục "ngủ bọn
Đầu tiên là tập quán "kết
chạ" giữa các làng quan họ. Từ tục "kết chạ", trong các
"bọn" quan họ xuất hiện một tập quán xã hội đặc biệt
là tục kết bạn quan họ. Mỗi "bọn" quan họ của một làng
đều kết bạn với một "bọn" quan họ ở làng khác theo nguyên
tắc quan họ nam kết bạn với quan họ nữ và ngược lại.
Với các làng đã "kết chạ", trai gái trong các "bọn" quan
họ đã kết bạn không được cưới nhau.
Một điểm khác biệt của
quan họ Bắc Ninh so với các loại dân ca khác ở Việt Nam
là tục "ngủ bọn". Sau một ngày làm việc,"bọn" quan họ,
nhất là thiếu niên nam, nữ từ 9 đến 17 tuổi thường rủ
nhau "ngủ bọn" ở nhà ông / bà Trùm để tập nói năng, ứng
xử, giao tiếp, học câu, luyện giọng, và nhất là phải biết
bẻ giọng, ứng đối kịp thời. Yêu cầu đặt ra với tục
"ngủ bọn" là "liền anh" và "liền chị" phải ghép đôi và
luyện sao cho từng đôi một thật hợp giọng nhau để đi
hát.
Muốn hát quan họ phải
có "bọn": "bọn nam" hoặc "bọn nữ". Trong một làng quan họ
thường có nhiều "bọn nam" và "bọn nữ". Mỗi "bọn" thường
có 4, 5, 6 người và được đặt tên theo thứ tự: chị Hai,
Ba, Tư, Năm, Sáu hoặc anh Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu. Nếu số người
đông tới 7, 8 người thì đặt tên là chị Ba, chị Tư (bé)
hoặc anh Ba, anh Tư (bé)… mà không đặt chị Bảy, Tám hay
anh Bảy, Tám. Trong các sinh hoạt quan họ, các thành viên của
"bọn" quan họ không gọi nhau bằng tên thật mà gọi theo tên
đặt trong "bọn".
C. Ẩm
thực quan họ.


* trầu quan họ
thì phải là trầu têm cánh phượng hoặc trầu têm cánh quế,
chè phải là chè Thái Nguyên.
* Cơm quan họ dùng
mâm đan nghĩa là mâm gỗ tròn sơn đỏ, còn gọi là "mâm son",
vừa trang trọng vừa thể hiện tình cảm thắm thiết của
chủ nhà đối với khách. Các món ăn trong bữa cơm phụ thuộc
vào tập quán của từng làng nhưng phải có một đĩa thịt
gà, hai đĩa giò lụa, thịt lợn nạc, đặc biệt không dùng
thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng.

Mâm cơm
quan họ

Thi
nấu cơm quan họ
D.Y phục
quan họ
Y phục của "liền anh" và "liền
chị" có sự khác biệt.
Y phục của "liền chị" gồm
nón ba tầm hoặc nón thúng quai thao, khăn vấn và khăn mỏ
quạ, yếm đào xẻ con nhạn, áo tứ thân nhiễu điều nhiễu
tía, váy, thắt lưng, dép.
Chiếc nón quai thao đi kèm với
bộ áo mớ ba (3 áo ), mớ bảy ( 7 áo) màu hoa đào, màu hoa
hiên, màu xanh thiên lý hay màu vàng chanh của những lớp áo
trong.
Phía dưới, các quý bà, quý
cô thường mặc váy lưỡi trai bảy bức bằng lĩnh hay sồi
đen buông chấm gót, làm nền cho những dải thắt lưng cánh
sen hay mỡ gà thắt nút so le rủ xuống, đong đưa mỗi khi
cơn gió thoảng qua. Các cô còn vấn khăn nhiễu tím hay đen,
vắt cao lọn tóc đuôi gà dài óng ả, bên mình là bộ xà
tích kèm ống vôi quả đào bằng bạc và con dao gấp xinh xinh,
vừa để trang sức lại vừa để têm trầu, bổ cau… Và
bộ trang phục này càng thêm hài hòa khi các cô xỏ chân vào
đôi dép cong da trâu, hay đôi guốc gỗ cong sơn then quai bằng
da hoặc sợi mây.


Y phục của "liền anh" gồm
khăn xếp, ô lục soạn, áo cánh bên trong và áo dài 5 thân
bên ngoài, quần, dép.
Liền anh mặc áo dài 5 thân,
cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu
gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó
đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất
liệu là lương, the, hoặc đối với người khá giả hơn thì
áo ngoài may bằng đoạn mầu đen, cũng có người áo dài phủ
ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the,
đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ
non, màu vàng chanh…gọi là áo kép. Quần của liền anh là
quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới
mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin,
trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ
để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn
hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi
tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều
cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn
xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện.
Trong các lễ hội quan họ có
cả những cuộc thi trang phục quan họ.



E.Lời
ca quan họ
Dân ca quan họ chủ yếu là
nghệ thuật phổ lời ca dao và thơ. Nghệ thuật này đòi hỏi
phải sử dụng những tiếng phụ, lời phụ bên cạnh những
tiếng chính, lời chính nhằm làm cho tiếng hát trôi chảy,
bổ sung ý nghĩa cho lời ca chính, làm cho lời ca thêm phong
phú, linh hoạt, tăng nhạc tính của bài ca, phát triển giai
điệu, làm cho âm nhạc của bài ca trở nên sinh động, bố
cục trở nên hợp lý. Không dùng tiếng phụ, lời phụ, lời
ca dễ đơn điệu, mất cân đối.
Chuyển điệu thức là hiện
tượng đặc biệt của Dân ca quan họ với 2 hình thức: cách
biệt và nối liền. Nghệ nhân ghép hai, ba âm giai ngũ cung
trong một bài hát, đã khéo vận dụng nhiều dạng điệu thức
khác nhau. Duy trì ở một mức độ nhất định lối cấu trúc
mở, họ đã kết hợp một số mô hình cấu trúc tương phản
và những thủ pháp đan điệu, chuyển điệu trong cùng một
hệ thống ngũ cung hoặc chuyển hệ để phá vỡ sự đơn
điệu trong một bài.
Khi hát họ sử dụng những
thể thơ và ca dao nhất định của người Việt, phần lớn
là thể lục bát, lục bát biến thể, bốn từ hoặc bốn
từ hỗn hợp. Lời các bài ca quan họ đều là những câu
thơ, ca dao được trau chuốt, từ ngữ trong sang, mẫu mực.
Những bài ca quan họ cũng được sáng tạo ngẫu hứng trong
các kỳ hội làng, hoặc ứng tác ngay trong một cuộc thi tranh
giải của làng. Nội dung các bài ca thể hiện các trạng thái
tình cảm của con người: nhớ nhung, buồn bã khi chia xa, sự
vui mừng khi gặp lại của những người yêu nhau, mà không
được cưới nhau theo quy định của những tập quán xã hội
bằng một ngôn ngữ giàu tính ẩn dụ.
Dân ca quan họ có 213 giọng
khác nhau, với trên 500 bài ca.
Lời một bài ca có hai phần:
lời chính và lời phụ. Lời chính là thể thơ và ca dao của
Việt Nam, phần lớn là thể lục bát, lục bát biến thể,
bốn từ hoặc bốn từ hỗn hợp với từ ngữ giàu tính ẩn
dụ, trong sáng, mẫu mực. Đây là phần cốt lõi, phản ánh
nội dung của bài ca là thể hiện tình yêu lứa đôi. Lời
phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là
tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i hi,ư hư, a ha v.v…
Lời cũng được lấy từ những
tác phẩm văn học như Tống Trân Cúc Hoa, Lục Vân tiên, Nhị
Độ Mai, Nữ Tú Tài, Sơ Kính Tân Trang … và nhất là Truyện
Kiều.
Truyện Kiều anh thuộc đã
lâu
Đố anh kể được hai câu
năm chữ "này" (1) hay năm người (2)
hoặc
Truyện Kiều anh đã thuộc
lòng
Đố anh kể được hai dòng
toàn nôm
Thì câu trả lời đều là:
* Này chồng, này mẹ này
cha
Này là em ruột này là em
dâu
Truyện Kiều anh đã thuộc
thông
Đố anh kể được hai dòng
toà nho
Câu trả lời là :
Hồ công quyết kề thừa
cơ
Lễ tiên binh hậu, khắc
cờ lập công
Truyện Kiều anh thuộc đã
lâu
Đố anh kể được một câu
mười người
Hai bên mười vị tướng
quân
Đặt gươm cơỉ giáp trước
sân khấu đầu
Truyện Kiền anh thuộc
đã lâu
Đố anh đọc được hai câu
hết Kiều
Trăm năm trong cõi người
ta
Mua vui cũng được một
và trống canh
Truyện Kiền anh thuộc
từng vần
Đố anh kể được ba lần
trăm năm
Trăm năm trong coĩ người
ta
Chữ tài chữ mệnh khéo
là ghét nhau
Rằng trăm năm cũng từ
đây
Của tin gọi một chút này
làm ghi
Người đâu gặp gỡ làm
chi
Trăm năm biết có duyên
gì hay không
Truyện Kiều anh thuộc đã
nhiều
Đố anh kể được câu Kiều
mười cho
Làm cho cho mệt cho mê
Làm cho đau đớn ê chề
cho coi
Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại cho tàn cho
cân!
Thấy em hay đọc
truyện Kiều
Cho nên anh hỏi mấy điều
xem sao
Kiều, Vân em chị thế nào
Tuổi ai hơn kém, má đào giỏi
giang
Hỏi chi ngoắt nghéo hỡi
chàng
Thúy Kiều là chị rõ ràng
hẳn hoi
Hai người cùng đẻ sinh
đôi
Chàng xem trong truyện chàng
thời hiểu ra
Đầu lòng hai ả Tố Nga
Thuý Kiều là chị em là
Thuý Vân
Hai người một tuổi một
năm
Lấy đâu hơn kém mà thăm
hỏi dò
Kiều càng sắc sảo mặn
mà
Cho nên bạc mệnh ai mà
chẳng hay
Truyện Lục Vân Tiên
Trai thì trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là
câu trau mình
Sơ Kính Tân Trang
Bốn chúng tôi quyến bạn
yên hà
Say sưa đồng quyến la đà
xuân phong…..
Văn thể của Hát Quan họ tuy
là lối lục bát, nhưng khi hát, vì những chỗ lên xuống trầm
bổng, vì những nhu cầu của sự chuyển giọng, chuyển lời
nên loại dân ca này có mang vài đặc tính là bài hát bao giờ
cũng có thêm vào nhiều tiếng không có trong nguyên văn. Đó
là những tiếng vô nghĩa, hoặc những chữ hát chệch hẳn
đi, những tiếng dùng để đưa hơi như; y, a, ư, ô, ơ, ha,
ối, ý, này, a, i, ì.v.v.v…Nhờ những tiếng đệm, tiếng
láy lập lại như thế mà tính chất nhịp điệu của tiết
tấu câu thơ lục bát được thay đổi luôn, trở nên phong
phú vô cùng.
Ví dụ bài trống cơm:
"Trống cơm khéo vỗ nên bồng,
Một bầy con nít lội sông
đi tìm.
Thương ai con mắt lim dim
Một bầy con nhện giăng tơ
đi tìm.
Thương ai duyên nợ tang bồng"
Khi trở thành bài hát Quan
họ Bắc Ninh là :
1.(Tình bằng có cái) trống
cơm (khen ai) khéo vỗ (ố mấy bông) nên bông.
2.Một bầy (tang tình) con nít
(ố mấy lội) lội sông (ố mấy) đi tìm.
3.(em nhớ ) thương ai (đôi)
con mắt (ô mấy) lim dim
4.Một bầy(tang tình) con nhện
(ớ ớ ớ ố mấy) giăng tơ (giăng tơ ố mấy) đi tìm.
5.(em nhớ ) thương ai duyên
nợ (khách) tang bồng.
Đó là chưa kể đến chỗ
hát lại hai lần như phần đầu câu 2 và ở cuối câu 1,2,3,5.
Ngoài ra những tiếng đưa hơi,
tiếng đệm, tiếng láy, có khi trong bài hát có cả những
tiếng dùng để ghi hệ thống âm giai của cổ nhạc là : Hò,
xàng, xư, xê, cống.
Ví dụ như bài "Xe chỉ luồn
kim"
"May quần tình chung là vuông
nhiễu tím (í a, í a)
Gởi ra (gởi ra chồng) cho
chồng.
Ứ xàng, ừ xàng u cái liu
F. Đặc
thù của quan họ
** Hát chia làm từng bên. Mỗi
bên, trai hay gái phải có ít nhất 4 người để thay phiên
nhau hát vì hát rất hao hơi. Quan họ phải hát giọng đôi,
nghĩa là hai người hát cùng một lúc, một người "dẫn" (chính)
và một người luồn (phụ). Mỗi bên Quan họ có một người
đứng đầu đại diện và được tôn làm Chị hai, Anh hai.
Những người khác cứ theo thứ tự hát hay, hát kém mà lấy
tên anh ba, anh tư, chị ba, chị tư. Chỉ cần bốn người hát
được, còn bao nhiêu dựa vào cho đông cũng không sao.
** Trai gái hát Quan họ không
phải sống nghề về hát, không thể gọi là những người
hát chuyên nghiệp nhưng không phải bất cứ ai ai cũng có thể
hát được Quan họ. Muốn hát Quan họ phải có nhiều điều
kiện, phải có giọng tốt, phải chịu khó luyện tập, phải
có trí nhớ và ít nhiều thông minh, nghĩa là có ít nhiều
tài đối đáp, biết bình tĩnh để trả lời người đối
diện không những trong ý câu hát mà nhất là trong giọng
bài hát.
Tình bạn hữu, tình anh em giữa
những người cùng chung "gia đình" Quan họ thật thân thiết.
Họ coi cha mẹ của nhau như cha mẹ của mình. Những dịp hiếu
hỉ, buồn vui, họ đều đến thăm hỏi, cha mẹ bạn có yếu
đau họ tìm đến chăm sóc an ủi.
Cũng như hầu hết các loại
dân ca trữ tình ở Việt nam, hát Quan họ vay mượn nhiều
ở phong dao. Hầu hết các bài Quan họ đều theo thể lục
bát biến thể. Đó là những bài tình ca do nam nữ thanh niên
Bắc Ninh hát lên để ca tụng tình yêu, nói lên những oán
trách, hờn ghen và giận tủi về yêu đương hoặc biểu lộ
những tâm tình sôi sục yêu đương.
** Hát quan họ là hình thức
hát đôi đồng giọng: người hát dẫn, người hát luồn,
hát đối đáp dẫn giọng, luồn giọng một cách điêu luyện.
Giọng của hai người hát cặp với nhau phải tương hợp đến
mức hai giọng trở thành một để tạo ra một âm thanh thống
nhất. Có 4 kỹ thuật hát quan họ là: nền, rền, vang, nảy
nhưng hát quan họ không chỉ đòi hỏi hát tròn vành, rõ chữ,
mượt mà, duyên dáng mà còn bằng nhiều kỹ thuật như: rung,
ngân, luyến, láy mà còn phải hát nảy hạt. Kỹ thuật nảy
hạt của các nghệ nhân quan họ tuy có nét chung với lối
hát chèo và ca trù nhưng lại rất riêng, khó lẫn. Tùy theo
theo cảm hứng và thị hiếu của người hát, những hạt nảy
có thể lớn nhỏ về cường độ.
** Khác biệt của Dân ca quan
họ Bắc Ninh so với các loại hình dân ca ở Việt Nam trong
việc truyền dạy là tục ngủ bọn. Sau một ngày lao động,
đêm đến, bọn quan họ, nhất là thiếu niên nam, nữ từ
9 đến 16, 17 tuổi thường rủ nhau ngủ bọn nhà ông/bà Trùm
để học câu, luyện giọng: phải học đủ lối, đủ câu,
luyện giọng sao cho vang, rền, nền, nảy, tập nói năng, ứng
xử, giao tiếp và phải biết đặt câu, bẻ giọng, ứng đối
kịp thời. Yêu cầu đặt với tục ngủ bọn là liền anh/liền
chị phải ghép và luyện sao cho từng đôi một thật hợp
giọng nhau để đi hát.

Tính chất trữ tình của các
điệu hát ấy có thể chia thành nhiều loại. Loại có tính
chất nhẹ nhàng, chân thật vui tươi, cởi mở, hoạt bát,
thoải mái. Có loại bài có tính chất bày tỏ, tin tưởng
lạc quan, yêu đời, trìu mến. Có loại tình tứ, duyên dáng,
thắm thiết say sưa. Có loại mang tính chất vui tươi nửa
trào phúng, nửa tình tứ một cách ý nhị. Có loại đượm
nỗi nhớ nhung, trách móc. Trong các bài Quan họ nhiều nhất
là những bài để tỏ tình. Rất ít bài nói lên sự thất
tình. Nhưng trong sự tỏ tình có nhiều hình thức : khi thổ
lộ tâm tình, khi thăm dò lòng bạn, khi hy vọng, mong mỏi nhớ
nhung người tình, khi trách hờn giận, ghen tuông người tình;
nhưng rút cuộc những câu thổ lộ tâm sự cũng là để thăm
dò tình bạn là nhiều hơn cả.
Ví dụ:
"Anh như cây gỗ xoan đào,
Em như câu đối dán vào nên
chăng?"
"Em như cây cảnh trên chùa,
Anh như con bướm đậu nhờ
nên chăng?"
G. Hát
quan họ lúc nào? ở đâu
Ngày xưa trai gái vùng Bắc
ninh có thể hát bài quan họ quanh năm. Mỗi khi có dịp lễ
là họ mời nhau đến hát, ban đêm không có việc gì, họ
cũng rủ nhau đến một làng nào đó trong vùng để cùng nhau
vui hát.. Nhưng hát Quan họ đặc biệt thịnh hành vào mùa
thu tháng tám, và nhất là vào tiết mùa xuân trong ba tháng
giêng, hai, ba…
Dịp hát quan trọng nhất là
những dịp đám cưới, đám khao, đám giỗ, đám hội.
Hát Quan họ là lối hát không
dính dáng đến lao động, trái với nhiều loại dân ca khác
như hò hát, ví, vì thế không hát ở ngoài đồng trong khi
làm lụng mà có thể hát tại nhà trong các dịp cưới hỏi,
giỗ, khao… hay sau khi hát ở hội đình, hội chùa rồi mời
nhau về nhà. Tại nhà có khi liền chị ngồi trong nhà hát
ra, và liền anh trên bờ hát vọng xuống. Có khi họ cùng ngồi
trong thuyền trên mặt hồ để vui hát trong một đêm hè hay
một chiều thu. Có đến 100 bài ca nói đến thuyền bè bến
nước trong 500 bài dân ca quan họ:
Thuyền ơi có nhớ bến không
Bến thì một dạ khăng
khăng nhớ thuyền
hay
Ngồi tựa mạn thuyền
Trăng in mặt nước
Càng nhìn non nước càng
xinh
Sơn thủy hữu tình
Thơ ngâm ngoài lái
Rượu bình giải trí trong
khoang
Tại hội đình trai gái hát
trước bàn thờ Thành hoàng. Lắm khi các bài hát, lúc đầu
chỉ có tính chất tôn giáo một ít, còn về sau đều có tính
chất tình tứ. Tại hội chùa, họ hát trước cửa chùa, giữa
sân chùa, có khi cả trong chùa. Nhưng thường hát ở các sườn
đồi hay giữa các đám ruộng hoặc trên những bờ đê bên
cạnh chùa.
H.
Hội quan họ

Hội hát Quan họ thường gắn
với hội chùa. Cho nên chùa là nơi tụ hội và đón nhận
khách Quan họ. Có tới 49 làng hát quan họ, phân bố trong bốn
huyện, xã phía nam tỉnh Bắc Ninh. Nhưng nói tới Quan họ,
người ta nghĩ ngay đến hội Lim. Lim là tên nôm của xã Lũng
Giang xưa. Hội mở trên đồi, nơi có chùa Lim (chùa Hồng Ân).
Hội Lim đông vui và nổi tiếng nhất trong các hội Quan họ.
Hội mở vào ngày 13 tháng giêng, đúng phiên đầu năm của
chợ Lim. Đến hội Lim, khách du xuân được xem và nghe hát
trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền và hát trong các tư
gia (hát trong nhà); lại có thể nghe hát đối từng cặp (đôi
nam, đôi nữ), hoặc "bọn" nam, nữ.
Hội Lim chính là hội chùa
làng Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương huyện Tiên Du. Hội Lim
trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế kỷ 18. Khi quan
trấn thủ xứ Thanh Hóa Nguyễn Đình Diễn là người thôn
Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc, có nhiều công lao với
triều đình, được phong thưởng nhiều bổng lộc, đã tự
hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ
trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ
tục. Ông còn cho xây dựng trước phần lăng mộ của mình
đặt tên là lăng Hồng Vân trên núi Lim. Do có nhiều công
lao với hàng tổng và việc ông đặt hậu ở chùa Hồng ân,
nên khi ông mất nhân dân tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm
hậu thần, hậu Phật hàng tổng. Văn bia lăng Hồng Vân có
tên Hồng Vân từ bi ký niên đại Cảnh Hưng 30 (1769) hiện
giữ ở đình thôn Đình Cả đã cho biết khá rõ lai lịch,
công trạng và việc thờ phụng hậu hàng tổng Nguyễn Đình
Diễn mỗi năm hai dịp vào "ngày sinh" và "ngày hóa" của ông
tại lăng Hồng Vân và chùa Hồng Ân trên núi Lim.
Hội Lim được mở từ ngày
12 đến 14 tháng giêng Âm lịch hàng năm, trong đó ngày 13 là
chính hội, thường được kéo dài trong khoảng thời gian 3-5
ngày (11/1 - 15/1 Âm lịch).
Hội Lim bao giờ cũng gồm 2
phần tách bạch: Lễ và Hội. Các làng Duệ Khánh, Đình Cả,
Lộ Bao, Lũng Giang hội tụ thành một đoàn rước từ từ
tiến vào trung tâm hội thu hút sự chú ý, quan tâm đặc biệt
của hội. Đây là tâm điểm của phần Lễ, hoạt động tế
lễ của các đoàn rước chính là chương trình khai hội.
Ngày 13 mới là chính hội.
Nhưng từ sớm ngày 12, đồi Lim - trung tâm lễ hội đã tưng
bừng với các lán hát Quan họ và các trò chơi dân gian
như: Thi tổ tôm điếm, đu tiên, vật, đập niêu, thi cờ người,
dệt cửi hội, trò bịt mắt bắt dê và kéo co.
Lúc 8giờ sáng ngày 13/1 Âm
lịch, Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước
với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục
ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp
mắt kéo dài tới cả gần km. Trong ngày lễ, có nhiều nghi
lễ và tục trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát
thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các
làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải tề tựu đầy đủ tại
lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi
thức hát quan họ thờ thần.
Để hát thờ, các liền anh,liền
chị quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng
trước cửa lăng hát vọng vào. Trong khi hát, họ chỉ được
hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần.
Hội Lim đi vào lịch sử và
tồn tại và phát triển cho đến ngày nay được hàng tổng
chuẩn bị tập rượt rất chu đáo từ ngày 9 và 10, rồi được
diễn ra từ ngày 11 đến hết ngày 14 tháng giêng. Chính hội
là ngày 13, với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng
các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền
Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy.
Trong các nhà thờ họ Nguyễn, họ Đỗ ở làng Đình Cả,
dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân.
Đặc sắc hơn cả là phần
hát hội và là phần căn bản và đặc trưng nhất của hội
Lim. Từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông,
con nhện giăng mùng...
Hội thi hát diễn ra khoảng
gần trưa, được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan
họ. Tại một hồ nước nhỏ sát bên cánh đồng làng Lim,
chiếc thuyền hình rồng được sơn son thiếp vàng rời bến
trong những câu hát đậm đà nghĩa tình. Một bên thuyền là
các liền chị, đối diện là những em nhỏ súng sính trong
những tà áo tứ thân. Các liền anh thì đứng hoặc ngồi
sát hai phía đầu và cuối thuyền.
Tối ngày 12 sẽ là đêm hội
hát thi quan họ giữa các làng quan họ. Mỗi làng quan họ có
được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim.
Đây là phần hội hay nhất của cả lễ hội Hội Lim.
Về với Hội Lim là về với
một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian đến xao
xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm,
quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng,
áo cặp the hoa gấm... như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân
của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan
họ vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo, mỗi cử chỉ giao
tiếp đã mang trong nó một sắc thái văn hoá cao.
Lễ hội diễn ra khắp các
làng xã trong tổng Nội Duệ, trung tâm là núi Hồng Vân, với
nghi thức tế lễ rước xách uy nghiêm, hùng tráng và nhiều
trò vui, đặc sắc mà hấp dẫn nhất là đánh cờ người,
tổ tôm điếm, thi dệt vải, thi làm cỗ và đón bạn, ca hát
Quan họ.Là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc, với những hoạt
động phong phú của lễ và hội đã có nội dung và tầm cỡ
lễ hội văn hóa dân gian Kinh Bắc, gần như hội đủ những
hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của
các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh - mảnh đất có nhiều
lễ hội dân gian.
Đến hội Lim, du khách
được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền
và hát trong các tư gia (hát trong nhà); lại có thể nghe hát
đối từng cặp (đôi nam, đôi nữ), hoặc "bọn" nam, nữ.
Mời trầu
Nam: Ba quan i một chiếc là
chiếc thuyền nan i,
có về là về với hội có
gái ngoan gái ngoan tầm (tìm) chồng
N :Ô mấy dẫu tình rằng anh
Nam :cô cả cô hai nay đấy
ơi.
N :Anh cả anh hai nay đấy ơi.
Nam: Ba quan i một chiếc là
chiếc thuyền rồng
Có về là về với hội có
cái công cái công đi tìm
N :Ô mấy dẫu tình rằng
Nam:cô cả cô hai có biết
ko?
N:Anh cả anh hai vẫn còn không?
Nam:Ba quan i một chiếc là
chiếc thuyền không
Có về là về với hội có
bến sông bến sông bãi bồi
N :Ô mấy dẫu tình rằng,
Nam :Cô cả cô hai ớ làng
Đôi
N :anh cả anh hai ớ làng Chanh.
Nam:Ba quan i một chiếc là
chiếc thuyền mành i,
Có về là về với hội có
cái danh cái danh với đời
N: Ô mấy dẫu tình mời,
Nam:cô cả cô hai ra hát chơi,
N: anh cả anh hai ra hát chơi
Nam:Ba quan i một chiếc là
chiếc thuyền không,
Có về là về với với hội
(có) bến sông (có a) con thuyền
N: Ô mấy dẫu tình rằng anh
cả anh hai nay có duyên,
Nam:cô cả cô hai nay có duyên.
cả 2:Ô mấy dẫu tình rằng.ô
mấy dẫu tình ơi!….
Nam:Trên trời – có đám mây
xanh
Có con ngựa bạch chạy quanh
i gầm í trời
N:Ô mấy dẫu tình rằng,ô
mấy dẫu tình ơi
Nam:Ðôi ta – muốn lấy nhau
chơi
Nhưng cái duyên ko định thì
trời ko xe
N:Ô mấy dẫu tình rằng,ô
mấy dẫu tình ơi.
Nam:Những nơi tít tắp bờ
tre (ô mấy dẫu tình ơi)
Nhưng cái duyên cứ định,
trời xe anh vào (Ô mấy dẫu tình rằng,ô mấy dẫu tình ơi)
Nam:Ba đồng (Ba đồng) một
sợi chỉ đào (một sợi chỉ đào)
Áo vóc không vá, vá vào áo
tơi
N:ô mấy dẫu tình ơi
Tủi lòng ì thiếp lắm chàng
ơi, dẫu rằng lên ngược xuống xuôi lỡ làng.
cả 2:Ô mấy dẫu tình rằng
ô mấy dẫu tình ơi, Ô mấy đãu tình rằng ô mấy dẫu tình
ơi
Nói tự do:
Gặp chàng dưới ánh trăng
thanh,
Xin mời ăn miếng trầu xanh
thắm nồng.
Trầu xanh, cau trắng, tranh
hồng.
Ðẹp duyên phải phận tơ
hồng trời xe…
Dạ! Xin mời anh Cả, anh Hai
ăn với em miếng trầu…
Nam:Ăn một miếng trầu gặp
đây ăn một miếng trầu,không ăn ơ cầm lấy í, không ăn
ơ cầm lấy í cho nhau bằng lòng,
Trầu này trầu tính ớ trầu
tình, trầu này trầu tính i trầu tình.
Ăn vào cho đỏ ăn vào cho
đỏ môi mình môi ta, miếng trầu là miếng trầu vàng.
N:Đứng ở đằng xa yêu nhau
i đứng ở đằng xa,
con mắt liếc lại í con mắt
liếc lại í bằng ba đứng gần.
Nam:Anh còn son,
N:em cũng còn son. Anh còn son
i, em i cũng ư còn son i
cả 2:Ước gì ta được ước
a gì ta được í làm con một nhà.
N:Em về thưa với me cha
Nam: Anh về thưa với mẹ cha
cả 2:ta về thưa với mẹ
cha
…………….
Hội làng
Phù Đổng

Trong một nội san của Edmonton
Canada có nói về một vị linh mục đã soạn những bài thánh
ca quan họ nhưng Sao Khuê chưa tìm ra được để viết cho quí
vị đọc, vị nào tình cờ biết được xin cho biết.
Thưa quý độc giả nội
dung của bài viết trên đây hoàn toàn tìm thấy trên mạng,
Sao Khuê chỉ là ngươì sắp xếp lại cho có thứ tự mạch
lạc mà thôi.
Sao
Khuê