Phần
thứ nhất :
Rời thủ đô Athène, Hy Lạp
vào mùa hỗn loạn (19 tháng 5 năm 2010 - hỗn loạn vì từ gần
1 tháng nay dân Hy Lạp đình công rồi tổng đình công : làm
ít, nghỉ nhiều, tiêu xài nhiều nên phải vay nợ tứ tung
đưa đến lạm phát khiến cho đồng Euro xuống giá thê thảm
nhưng dân chúng vẫn đình công đòi tăng lương!...) Sao Khuê
và phái đoàn du ngoạn đến Caire, thủ đô Ai Cập vào chiều
ngày 19 tháng 5 năm 2010. Thật là hú hồn vì nếu đi trễ một
ngày thôi thì sẽ bị vướng vào vụ tổng đình công lần
thứ hai của Hy Lạp, lúc đó làm sao có thể thăm Ai cập huyền
bí được...
Chưa đến nơi mà cậu con trai
dặn đi dặn lại ....là 'mom' không được hỏi han ai hay làm
gì mà không cho con biết v.v.. cũng chỉ vì nghe đồn cái xứ
này là tổ sư kỳ thị đàn bà, lôi thôi là họ dám thưa
mình ra tòa để đòi bồi thường thêm vào đó vừa mới lên
máy bay rời Athène bởi Egypt-air (đi hãng máy bay khác e họ
...đục cho bể đầu) là hành khách đã được phát ngay một
cẩm nang 'Egypt Treasures' mầu đỏ với hàng chữ 'Welcome to
Egypt' mà tờ thứ nhất là để khai với quan thuế, và mặt
sau tờ bìa thì đầy hứa hẹn :
* Phi trường Cairo sẽ cung cấp
cho bạn những dịch vụ đi và đến với những phòng đợi
hạng nhất và hạng thường.
* Nguyên tắc của phi cảng
Cairo là giản dị khiến bạn không thể quên được ......
Nhưng sau đó là những dặn
dò :
- Egypte thường thì rất an
toàn và thân thiện nhưng dù sao bạn nên cẩn thận đề phòng
đừng phô trương khiến ai đó chú ý đến nữ trang, bóp bạc,
máy ảnh của bạn và đừng có lang thang một mình trong sa
mạc. Hãy giữ gìn cẩn thận giấy tờ và luôn giữ trong người
địa chỉ những nơi để liên lạc khi cần đến. Người
Ai Cập thường hiếu khách, sẵn lòng giúp bạn khi được
hỏi thăm...
Nhưng coi chừng nè :
- Quan hệ giữa nam - nữ không
giản dị, lộn xộn có thể bị phạt, chớ có vớ vẩn ôm
hôn nhau thắm thiết như Tây như Mỹ .....
Nói chung chung, vắn tắt thì
Ai cập rất đông du khách vì đây là nước lưu giữ được
nền văn minh cổ xưa và rực rỡ nhất của nhân loại . Nằm
ở đông bắc châu Phi , bên lưu vực sông Nil, cổ Ai cập được
thành lập từ 3200 năm trước công nguyên (3200 Bc)
bởi pharaon Menes, người đã cho xây thành Memphis làm kinh đô.
Tổng cộng có 30 triều đại mà từ 3200 Bc đến năm1078 Bc
là Tân vương triều (nouvel Empire = New Empire bắt đầu từ
triều đại 18 tức 1543 Bc đến triều đại 20 tức năm 1078
Bc ) gồm 20 triều đại được coi là quan trọng nhất. Ai Cập
bị sụp đổ cuối vương triều 30, năm 343 Bc dưới sức tấn
công của người Ba Tư, vị pharaon cuối cùng là Nectanebo II
phải thoái vị, khi này Ai cập đã cho đào kinh Suez để nối
liền Biển Đỏ (mer rouge) với biển Địa Trung hải , nhưng
Ai cập suy thoái dần, lần lượt bị Hy Lạp và La Mã, Byzantine
rồi lại Ba Tư cai trị.
Ốc đảo
Ai cập màu xanh trên nền cát vàng của sa mạc
Đến thế kỷ thứ 7, người
Ả rập Hồi giáo đã đưa đạo Hồi và tiếng Ả rập tới
Ai Cập. Những quan cai trị Hồi giáo do Khalip chỉ định nắm
quyền cai trị Ai cập trong 3 thế kỷ ; tiếp đó là thời
đại tự chủ với những Thống đốc cha truyền con nối.
Từ năm 868 có 3 triều rất hùng mạnh là Fatimid (Ai cập
trải dài từ Maroc đến Syrie), Ayyubit (thắng được
liên quân các nước tây Âu) , Mamluk (thắng được Mông
Cổ và các nước tây Âu ). Từ năm 1517 Ai Cập bị lệ thuộc
đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ kỳ, đến năm 1869 lại
cùng lúc chịu sự kiểm soát của Anh, Pháp do gánh nợ gây
ra bởi kinh đào Suez.
Ai Cập giành lại độc lập
từ người Anh năm 1922 nhưng Anh vẫn giữ quyền kiểm soát,
tình hình chính trị không ổn định mãi đến 18 tháng 6 năm
1953 nước Cộng hòa Ai Cập được thành lập do tướng Muhammad
Naguib làm tổng thống, sau đó bị Gamal Abdel Nasser đảo chánh
và nắm quyền tổng thống năm 1954. Nasser quốc hữu hóa kinh
đào Suez gây ra cuộc khủng khỏang Suez năm 1956. Từ 1958-1961
Nasser xây dựng liên minh với Syria thành Cộng hoà Ả rập
thống nhất. Năm 1967, sau chiến tranh 6 ngày, Ai cập mất bán
đảo Sinai vào tay Israel. Nasser chết và Anwar Sadat kế
vị. Chiến tranh tháng 10, Ai cập cùng Syria bất ngờ đánh
vào Israel nhưng lại bị cả Hoa Kỳ lẫn Liên Xô can thiệp
đưa đến thỏa thuận ngừng bắn, Sadat bị ám sát năm 1981,
từ đó đến nay tổng thống Ai cập là Hosni Mubarak.
Dù là một nước nhỏ nhưng
Ai cập rất đông du khách. Người ta đến để chiêm ngưỡng
những công trình kiến trúc độc đáo, đồ sộ có từ ngàn
xưa mà còn lưu lại dấu tích đến ngày nay. Người ta vẫn
gọi là Ai cập huyền bí vì đến bây giờ người ta vẫn
chưa làm sao giải thích được người Cổ Ai Cập lại có
thể dựng nên những đền đài, những kim tự tháp vĩ đại
với nhưng tảng đá to lớn nặng nề xếp khít trên nhau, những
tượng nhân sư (phrinx) khổng lồ tạc từ núi đá, những
hầm mộ với những điêu khắc tinh vi, tỉ mỉ viết lại
trang sử oai hùng huyền bí của ngàn xưa ....
Sông Nil
Máy bay rời biển và vào đất
liền.Từ trên máy bay nhìn xuống chỉ thấy chập chùng những
đồi núi đá nối tiếp nhau trải dài qua khỏi tầm mắt...
Phi cơ xuống thấp hơn, vẫn chỉ thấy núi đá và núi đá
sau đó là sa mạc với cát vàng tiếp sau đó là vùng có người
ở, nhà cửa cây cối trải dài hai bên một dải sông xanh
: con sông Nil, mạch máu của Ai cập. Người ta bảo Ai cập
là tặng phẩm của sông Nil, Ai Cập sở dĩ tồn tại được
là nhờ sông Nil, không có sông Nil thì khẳng định không có
Ai Cập và không có nền văn minh rực rỡ ngàn xưa mà ngàn
sau cũng khó mà có được như thế .
Thật vậy, giữa vùng sa mạc
mênh mông xuất hiện con sông Nil mà hai bên bờ sông là một
ốc đảo rộng lớn : Ai cập. Ốc đảo này chỉ dám men theo
con sông, chỗ hẹp chừng 700m , chỗ rộng nhất là vùng châu
thổ sông Nil từ đông sang tây đo được 240km.(Trong sa mạc
mênh mông đó cũng xuất hiện vài ốc đảo khác nữa ....)

Được coi là con sông dài nhất
trên thế giới với chiều dài 6600 km, sông Nil có hai nguồn
: một từ Burundi và một từ Rwanda. Từ Burundi ở độ cao
1134 m, hai con sông nhỏ Kagera và Tanzani hợp lại thành sông
Luvironza chảy vào hồ Victoria, tại đây nó mang tên là Nil
Victoria, sau đó chảy qua hồ Kyoga tới hồ Albert (cùng với
sông Samliki do 2 sông Edouard và George hợp lại mà thành) , tại
đây người ta gọi nó là Nil Albert , tiếp tục chảy
qua biên giới Soudanaise thì mang tên mới là Nil Blanc.
Tại Khartoum , thủ đô của
Soudan, Nil Blanc hợp với Nil Bleu đến từ
Éthiopie thành ra sông Nil chảy qua sa mạc Nubie và Haute-
Egypte , tạo thành một loạt 6 thác nước. Từ thác thứ 2
là địa phận của Ai cập,ở đây hình thành một dải lụa
xanh giữa hai sa mạc mênh mông: đó là Ai Cập và sông Nil.
Khi đến Caire, sông Nil chia làm hai nhánh tạo thành một vùng
châu thổ dài 200 km trước khi đổ ra biển Địa Trung Hải
ở Alexandra. Sông Nil như vậy chẩy qua 10 quốc gia :

Rwanda, Burundi, Coya, Taranie, Kenya,
Ouganda, Ethiopie, Erythrée, Soudan và Égypte. Dọc theo sông Nil
có nhiều thác, kể từ thác thứ 2 về sau thuộc về Ai cập.Thời
thượng cổ sông Nil giữ nhiệm vụ chủ yếu về di chuyển,
kinh tế, xã hội, trồng tỉa, nông nghiệp, tôn giáo của Ai
cập. Phù sa của sông Nil đã nuôi sống Ai cập từ ngàn xưa.
Trước kia người ta không hiểu vì sao nước không dâng lên
sau khi tuyết tan mà đợi đến tháng 6 nước sông Nil mới
dâng mang phù sa đổ tràn ngập ruộng đồng nhưng sau khi dò
ra nguồn gốc của sông Nil, ngươì ta thấy rằng những con
sông gốc của sông Nil đã được đổ đầy cặn bã cũng
như nước mưa nhiệt đới ở Éthiopie và hồ Victoria để
đến hẹn hàng năm, vào tháng 6, nước sông Nil dâng lên, mầu
xanh lá cây của nước ở Nil Blanc thành ra mầu đỏ vì chứa
đầy phù sa đen tạo thành những trận lụt tràn vào để
bón cho ruộng đồng. Người ta bắt đầu gieo hạt và đến
cuối năm hay đầu năm sau là thu gặt. Ngày nay dọc theo sông
Nil người Ai cập đã xây nhiều con đập mà quan trọng nhất
là đập Assouan xây vào năm 1970. Để xây con đập này người
ta phải dời chỗ nhiều di tích cổ nhất là đền Abou Simbel
đã bị chìm hẳn trong lòng hồ Nasser. Nhờ đập này dân Ai
cập có nhiều điện để xử dụng nhưng ngược lại họ
dần dần mất đi nguồn phù sa thiên nhiên, nước bị giữ
lại trong hồ, khi bay hơi chỉ còn là muối khiến ngày nay
họ đã phải dùng phân bón hoá học vừa đắt vừa ô nhiễm!
Nếu Ai câp là tặng phẩm của
sông Nil thì ngược lại Thượng Đế đã tặng sông Nil cho
dân Ai cập nên một trong những nhiệm vụ chính yếu của
các pharaons là phải bảo vệ tặng vật linh thiêng này, dần
dần người ta hợp nhất Thuợng đế là nước sông Nil, nước
sông Nil là Thượng đế nên quan điểm của người Ai cập
về vũ trụ được diễn tả qua sự di chuyển con thuyền của
thần Mặt Trời : Mặt Trời đi lên bầu trời vào ban mai,
tối đến đi thuyền vào nước ngầm dưới mặt đất để
sáng sau lại hiện ra ở phương Đông. Những pho tượng của
những 'mục sư' khi tế lễ cho thấy họ cũng rước tượng
thần linh xuống thuyền mà làm lễ. Vì phương tiện để di
chuyển là sông Nil nên trong những ngôi mộ lúc nào cũng có
những con thuyền khi thì thu nhỏ khi thì lớn bằng thuyền
thật để cho người chết- nay đã bước sang một đời sống
khác - vĩnh cửu - đi lại. Thuyền thường làm bằng gỗ cèdre
lấy từ Liban....
Luxor
Rời Athène lúc 14.30h ngày 19
tháng 5, Sao Khuê tới Cairo vào 16.30h , vội vàng làm visa nhập
cảnh và lấy vé máy bay để bay tiếp đến Luxor vào lúc 19.15h
. Phi trường Cairo sạch và đẹp và do ...hết vé bình dân
, 8 người được hân hạnh ngồi vào vé hạng nhất.. . Khi
xuống khỏi máy bay ở Luxor lúc 20.15 h sau 1 giờ bay, Sao Khuê
thấy có một xe 'van'và một xe bus chờ để chở người từ
máy bay vào phòng đợi ( ở Grece và Egypte luôn luôn có xe bus
để chở người từ phi cơ vào phòng đợi chứ phi cơ không
đậu sát phòng đợi như Canada ) ; quen thói, cả lũ 8 người
leo lên xe bus, tài xế vội vàng đóng cửa chở có 8 người
và xe van chỉ có tài xế thì chạy theo họ tống ! đúng là
VIP nhà quê...!
Theo đúng hợp đồng với Memphis
tour, xe đến đón và chở thẳng về khách sạn. Trên đường
từ phi trường về khách sạn, Sao Khuê thấy có nhiều người
tà tà đi bộ hóng gió, họ đi ra hướng bờ sông, thường
mặc bộ áo dài trùm kín người, đen hay trắng. Thành phố
có vẻ yên tĩnh, nhiều người đi bộ hơn là đi xe. Người
guide cho biết là dân số Luxor chỉ có chừng 4-500 ngàn so với
Cairo là 22 triệu ! Luxor chính là thủ đô Thèbes ngày xưa của
Ai cập. Thèbes là thành phố của thần Amon-Ra. Luxor là đất
của thần Amon, có vợ là thần Goddess Mut, con là thần Khonsu
tức thần mặt trăng. Amon sau đó được cho liên kết với
thần mặt Trời là thần Ra làm thành vua của các vị thần,
Amon-Ra được thờ ở Karnak. Montuhotep II đã thống nhất Ai
cập - Thượng Ai cập và Hạ Ai cập - thành lập 30 triều
đại đế vương mà Luxor là thủ đô cực thịnh vào triều
đại 18-20 (trước kỷ nguyên viết tắt la bc). Luxor qui tụ
nhiều dân tứ xứ như dân Babylonians, Mitanni, Hittites... Sử
chép là hoàng tử của Hittites cũng đã lấy bà vợ góa của
vua Tutankhamon làm vợ.
Là thành phố nằm hai bên sông
Nil nên người ta chia ra đông và tây Luxor ( West và East bank
).
Di tích lịch sử ở East bank
có :
-
Luxor Temple
-
Luxor International
Airport
-
Karnak Temple
-
Luxor Museum
-
Mummification
Museum
-
Winter Palace
Hotel
Còn ở West bank thì
có :
-
Valley of the
Kings
-
Valley of the
Queens
-
Medinet Habu
(memorial temple of Ramesses III)
-
The Ramesseum
(memorial temple of Ramesses II)
-
Deir el-Medina
(workers' village)
-
Tombs of the
Nobles
-
Deir el-Bahri
(Mortuary Temple of Hatshepsut, etc.)
-
Malkata
(palace of Amenophis III)
-
Colossi of
Memnon (memorial temple of Amenophis III)
Khách sạn Shératon nằm ngay bên
sông Nil, từ cửa sổ nhìn ra thật là mát mắt, cảnh bên
sông rất nên thơ, mộc mạc y như cảnh miền Hậu giang, hàng
cây chà là lá rủ đong đưa y hệt như những cây dừa quê
nhà... Nhớ sao là nhớ Việt Nam yêu ơi ! nhưng mà phải lấy
phòng, đi ngủ để mai sớm còn đi chơi.


Theo chương trình đã thỏa thuận
với Memphis tour , sáng sớm xe đến đón 8 người. Cô hướng
dẫn viên có vẻ là gốc người Ả Rập, tròn quay vơi cái
mặt miếng bầu và khăn trùm kín đầu. Cô đeo cặp mắt kiếng
to tổ chảng, đến lúc cô dở mắt kiếng mới thấy đôi
mắt trong xanh và to như đèn ô tô. Đại đa số người Ả
rập đều có cặp mắt xanh, to nhưng vì phần lòng đen hơi
nhỏ, thiếu mất nét hiền dịu thơ ngây mà thành to thô lố!
Vì la cà ở Hy Lạp, Luxor chỉ
được giành có 1 ngày 2 đêm nên phần thăm viếng có hơi
vội vã : trong 1 ngày ! Đúng là ..cưỡi phản lực xem hoa,
nhưng mà ai ơi, nóng lắm, có cho ở thêm cũng chẳng ham nên
ra về không hẹn ngày trở lại!
Xe van chở 8 hành khách cùng
1 người guide chạy qua những con đường nhỏ như nhưng con
đường ở miền tây VN ngày nào. Cành dừa cùng những cành
hoa phượng đỏ đẹp tuyệt vời ... Xe băng qua vài công viên,
qua cầu rồi đi vào vùng sa mạc đến thăm Valley of the King
và Valley of the Queens, đền nữ hoàng Hatsheput, Colossi of Menon,
memorial temple of Amenophis III, Karnak temple. Thăm 3 hầm mộ nhà
vua rồi qua thăm 3 hầm mộ bà hoàng. Trời nắng chang chang..
Các hầm mộ được xây trong núi đá vôi. Qua cái cửa đi
vào như cái cổng tò vò là cầu thang dài đưa người ta xuống
..mộ! Vào trong rồi đi theo hành lang dài , hai bên hành lang
có điêu khắc màu, nổi bật là mầu xanh , qua 5000 năm vẫn
còn tồn tại dù đã nhạt nhòa với thời gian. Gần cuối
đường hầm thường có những phòng nhỏ trước khi đến
mộ, nhiều nơi trên trần cũng điêu khắc hình vẽ và chữ
viết , nhờ vậy ngươì ta dò ra lịch sử của Ai cập ngày
xưa....
Sơ lược
lịch sử Ai Cập :
- Từ 7000- 3000 bc : thời kỳ
tiền sử
- Từ 3000 bc : Vua Narmer thống
nhất thuợng Ai Cập ( Từ Assouan đến Caire) và hạ Ai cập
(châu thổ sông Nil- Alexandra), thành lập quốc gia, có triều
chính , niên lịch, chữ viết, cho xây mồ bằng gạch ở sa
mạc Abydos.
- Từ 2670- 1550 bc : Cổ Ai cập
và các thời kỳ giao tiếp.
- Từ 1550 – 1075 bc : Tân vương
triều ( gồm các triều đại 18-19-20 )
* Vương triều 18 :
- Ahmosis tức Aménophis
I là con của Hapou, kiến trúc sư của vương triều
đã thống nhất được đất nước sau 'chiến tranh giành độc
lập', lên làm vua 25 năm sau đó truyền ngôi cho con là Amenhotep
Ier.
- Không người thừa kế, ngôi
vua truyền cho
Thoumosis I rồi
Thoumosis
II, ông vua này lấy người em gái cùng cha khác mẹ
là Hatchepsout, khi chết đi truyền ngôi cho con là Thoumosis III
còn rất nhỏ nên bị bà dì cũng là má lớn Hatchepsout giành
quyền. Bà tự xưng làm vua : pharaon nữ
Hatchepsout mãi sau ngôi vua mới trở lại Thoumosìs
III, rồi truyền cho con là Amenhotep
II , thời kỳ này ít chiến tranh. Kế nghiệp là Amenhotep
III còn gọi là Aménophis III rồi Amenhotep
IV hay Aménophis IV tức là nhà vua cách mạng phản
tôn giáo Akhénaton. Nhà vua này chỉ
có con gái với bà vợ chính nên ngôi vua về tay con rể là
Toutankhamoun
(thực
ra Toutankhamoun cũng là con trai vua Akhénaton với bà vợ thứ
nhưng do cưới được cô công chúa thứ 3, con hoàng hậu, tức
người chị cùng cha khác mẹ thuộc dòng chính nên được
đưa lên làm vua) nhưng quyền hành thực sự ở tay Ay,giám
đốc hoàng cung và đại tướng Morembeb.
* Vương triều thứ 19
Pharaon Toutankhamoun chết năm
19 tuổi, không có con nối dõi nên Ay ( có thể là cha của
Néfertiti, vợ của Akhénaton ) không phải là người hoàng tộc
lên làm vua. Từ đây ngôi vua không còn trong tay hoàng tộc
nữa. Ay không có người nối dõi, ngôi vua truyền cho Paramsès
tức Ramses I, sau đó truyền cho con là Ramsès II. Ramsès II là
người oai hùng nhất trong lịch sử Ai cập, người cho xây
nhiều công trình vĩ đại nhất như đền Abou Simbel, Rameseum,
Pi-Ramsès v...v... và là người trong 15 năm chiến đấu chống
Hitities với chiến thắng nổi tiếng Qadesh sau đó lại mưu
cầu hoà bình bằng cách cưới con vua Hitities. Ramsès II nhường
ngôi cho con trai thứ 13 (với người vợ thứ) là vua Méremptah
khởi đầu cho vương triều 20
* Vương triều thứ 20
Gồm các pharaons Ramsès III,
Iv, ...cho dến Ramsès XI
- Từ 1075 bc – 650 bc : thời
kỳ suy thoái
- Từ 664 bc .... : thời
kỳ bị đô hộ
Các pharaons, các ông hoàng bà
chúa... khi chết đi đều được ướp xác rồi để vào những
hầm mộ.
Hầm mộ Pharaons
nằm ở Valley of the Kings

Valley
of the kings Trong hầm mộ
Sáng sớm đoàn được đưa
đến Valley of the Kings, thăm tượng trưng 3 hầm mộ, sau đó
đến Valley of the Queen , thăm 3 hầm mộ nữa.Trời thì nóng
nên guide nói, guide nghe, Sao Khuê nghe câu nọ lọt câu kia nhưng
mà sợ gì, về mở Google với ra thư viện là có hết. Khi
chưa đến nơi thì nhìn vào internet chả hiểu gì nhưng đi
qua rồi, về nhìn lại , chu mẹc ơi, Sao Khuê say mê đọc sách
và vào net( để kể cho quí vị đây) vì hấp dẫn quá. Đây
là vùng thung lũng trong sa mạc nằm phía west bank (bờ tây sông
Nil), được thành lập từ Tân Vương triều - New Kingdom ( 18-20
dynasty hay thế kỷ 16-11 BC, thời hoàng kim nhất trong các triều
đại), Valley of the Kings được khám phá từ cuối thế kỷ
thứ 18 sau JC và mới đây người ta tìm thấy hầm mộ của
Toutankhamom, nơi đây được công nhận là di sản cửa thế
giới từ năm 1979.Trong tập Welcome to Egypte , người ta có nói
đến Toutankhamom. Với lý lịch lờ mờ vì người ta chưa xác
định được ngài là con của vua Amenophis III hay IV ( tức Akhénaton
). Lên ngôi lúc còn rất trẻ, mới có 9 tuổi, với tên hiệu
là Tout Ankh Aton có nghĩa là ' hình ảnh sinh tiền của Thượng
Đế Aton , sau đó ngài trở lại đa thần , thờ thần Amon
nên mang tên Toutankhamon....


Dở ngược trang sử, sau khi
lên làm vua, các pharaons cho người đi tìm nơi để làm hầm
mộ. Người Ai cập tin rằng hầm mộ là nơi sống vĩnh cửu
sau khi rời cuộc sống thế gian. Hầm mộ thường được đào
trong những núi đá vôi ở nơi xa xôi hẻo lánh trong sa mạc
để ..khỏi bị làm phiền, dễ đào và dễ khắc chữ, khắc
hình tượng lên đó v.v... Người Ai Cập tin 'sống gửi thác
về', cuộc sống sau khi chết đi mới là cuộc sống trường
tồn vĩnh cửu nên việc xây hầm mộ thực hiện ngay khi nhà
vua mới lên ngôi. Họ cho đào trong những núi đá vôi những
con đường đi xuống sâu thật dài, hai bên hành lang này có
nhiều phòng nhỏ chứa những vật dụng khi còn sinh tiền,
trên trần và dọc theo hành lang có điêu khắc nhiều hình
vẽ, chữ viết Cổ Ai cập, kể lại đời sống của người
nằm trong mộ. Trong Valley of the Kings có 63 hầm mộ của vua
Thoutmosis I, vuaThumose I (hai ngôi mộ đầu tiên trong Valley of
the Kings ) và các pharaons Ramesses và các vị giòng dõi quí tộc
vua chúa.
Hầm mộ của pharaon Toutankhamom,
là hầm mộ được ghi số 62 ở Valley of the Kings được Howard
Carter , người Mỹ, tìm ra tháng 11 năm 1922.


Người Ai cập tin rằng Toutankhamom
là con của vua Aménophis IV (tức Akhenaton, vị pharaon bị coi
là người tà giáo vì đã chối bỏ thần Amon mà thờ thần
Aton) với người vợ thứ biệt danh là 'Young ladie' để phân
biệt với Elder lady có lẽ là Nefertiti nằm trong hầm mộ.
Có giả thuyết cho là Young lady là em của nhà vua Akhenaton nhưng
cũng có giả thuyết khác theo đó Young lady là con gái thứ
3 của Akhénaton với Néfertiti.Vợ chính của Akhenaton, Néfertiti
là người rất đẹp và có ảnh hưởng rất lớn với nhà
vua. Họ có 6 con gái mà không có con trai nên khi Akhenaton qua
đời ngôi vua truyền cho con gái lớn, chị cả của Toutankhamoun
khác với lệ thường. Theo tài liệu chưa được chính xác
lắm thì nhờ cưới được công chúa thứ ba,Toutankhamom được
đưa lên ngôi lúc 9 tuổi sau khi người chị cả, bà hoàng
Ânkh-Khéperourê đột nhiên biến mất (?) nhưng ngài cũng chỉ
trị vì đến năm 19-20 tuổi thì mất ( sau này khi khám nghiệm
xác ướp thì người ta nghi ngờ là nhà vua đã bị đập bể
sọ nhưng tháng 2 năm 2010 với phương tiện tối tân hơn người
ta lại kết luận nhà vua chết do bị nhiễm trùng và bị chứng
sốt rét ) . Vì vua còn quá trẻ nên quyền hành ở cả trong
tay của Ay, trưởng lâu đài hoàng cung và đại tướng Horembeb.
Vợ vua, theo suy đoán là em cùng cha khác mẹ với Toutankhamon
và là con gái thứ ba của Néfertiti với Akhenaton, được tôn
là Ankhésenpaamon (người ta lại cũng cho rằng bà này đã lấy
chính cha ruột của mình-Akhenaton- trước khi lấy em ruột của
mình- Toutankhamoun- có lẽ vì cùng dòng máu lấy nhau nên họ
không có con: trong hầm mộ nhà vua người ta tìm thấy mộ
một đứa trẻ chết khi vừa sinh ra và một bào thai 6,7 tháng
. Sau khi lên ngôi, Toutankhamoum cho khôi phục lại những đền
đài thờ thần Amon và cho xây ở đông Thèbes một lâu đài
mới nên chưa có thì giờ xây hầm mộ cho chính mình. Khi chết
đi ở tuổi 19-20 ( 1338 bc), nhà vua không có người thừa kế
và người ta nghi rằng Ay đã lên làm vua và lấy luôn vợ
của vua nhưng lại cũng có truyền thuyết cho rằng bà hoàng
đã khẩn cầu vua Hittite gả cho bà một hoàng tử để bà
giữ ngôi vua, tuy vậy vị hoàng tử này chưa bao giờ tới
Ai Cập cả! Sau 70 ngày Ay đã đưa xác ướp của nhà vua đến
ngôi nhà vĩnh cửu với những vật dụng hàng ngày, mặt nạ
(bằng vàng nặng 30 kg ), tượng bằng ngà, bằng đá .. và
cả các đồ chơi của nhà vua khi còn bé. Có tổng cộng 171
vật đủ loại đã được tìm thấy và hiện được trưng
bầy ờ viện bảo tàng ở Caire. Ay- mà người ta cũng đoán
là cha của Nefertiti, nhạc mẫu của Toutankhamon, tức là ông
của vợ của Toutankhamon- không những thừa hưởng ngôi vua,
vợ vua (?) mà còn thừa hưởng cả ngôi mộ dự trù giành
cho vua Toutakhamom!!!!

Trong mộ của vua Toutankhamom,
người ta thấy nhiều bức họa khắc trên tường trên trần
rất đẹp, mầu sắc còn đậm sau hơn 3000 năm, kể lại đời
sống của vua, vua và bà vợ cưng, đồ chơi ngày còn bé và
một mặt nạ vàng y nặng 35 ký...nay trưng bầy ở viện bảo
tàng Cairo.Khi khai quật người ta còn tìm thấy tại đây xác
hai bé gái chết yểu trong bụng mẹ.


Oai hùng nhất trong lịch sử
là pharaon Ramsès II, vị vua của uy quyền, của xây
dựng, của sáng tạo và của chiến thắng. Đây là vị vua
thứ 3 triều đại 19 , ông trị vì 67 năm , thọ 90 tuổi ,
có rất nhiều vợ và có khoảng từ 100-200 người con. Ông
cho xây nhiều đền đài, hầm mộ vĩ đại ở Luxor, Karnak,
Nubia. Bà vợ chính Nefertati được ông xây hầm mộ ở Nubia.
Ông nổi danh trong chiến trận Qadesh với Hittites. Trận chiến
bắt đầu từ năm thứ 5 sau khi lên ngôi, kéo dài 15 năm và
sau cùng được giảng hoà bằng hôn nhân của pharaon với con
gái vua Hittite III, sự tích được ghi lại trên bàn bằng bạc
bởi vua Hittites. Xác ướp Ramsès II khởi đầu được để
ở ngôi mộ số 7 ở Valleys of the Kings, sau vài triều đại
được dời đến mộ của vua cha, được tìm ra năm 1871 và
hiện được trưng bầy ở bảo tàng viện Le Caire. Sau hàng
mấy ngàn năm xác ướp còn nguyên vẹn nhưng chỉ sau vài chục
năm trưng bầy, năm 1976 xác ướp bị mốc nên được chở
bằng phi cơ sang Pháp để chữa trị và tu sửa với thông
hành mang tên Ramsès II, nghề nghiệp : vua Ai cập! Các nhà khoa
học bèn lợi dụng cơ hội để moi ra thêm nhiều chi tiết
khác: nhà vua cao khỏang 1.73 mét, tóc xoắn muối tiêu, chừng
80 tuổi, bị thấp khớp, sưng răng, lưng còng....
Ramsès II cho xây nhiều đền
đài , có cái đào sâu trong núi đá, nổi tiếng là đền d'Abou
Simbel phía bắc Assouan với 4 tượng vua cao đến 20 mét ở
chỗ cửa vào.

Ramesseum, chỗ thờ Ramsès II
ở phiá đông Thèbes (Luxuor) còn ngôi mộ thì cách đó vài
km trong Valley of the Kings.
Những pharaons được coi như
giáo chủ lớn nhất nhà nước hay là vua. Các pharaons thờ
thần Amon là vua của những vì vua, đóng đô ở Thèbes nhưng
đến đời Akhenaton (bị coi là người theo tà giáo) thì
cho phá huỷ tượng Amon và thờ thần Aton tượng trưng bằng
điã tròn như mặt trời. Khi Toutankhamon được đưa lên
ngôi, ngài trở lại với thần Amon và đền thờ thần Aton
lại bị phá hủy. Người ta kết tội Akhenaton đã cai
trị không theo Maât (sans Maât) mà theo quỷ sứ vì đã mắc
căn bệnh 'maladie de l'Egypte'. Maât chính là thần nữ của Công
Bằng, Sự thật và sự Hòa điệu ( la Justice, la Vérité, l'Harmonie).
Thần nữ có mang trên đầu một cái lông con trĩ,và pharaon
dâng lên Thượng đế bức tượng nhỏ của Maât đặt trong
lòng bàn tay, chứng tỏ ông vua sẽ cai trị như là Maât mà
không lạm dụng quyền thế.
Nữ pharaons
Chúng ta ít biết đết các
pharaons mà biết đến Ai cập nhờ nữ hoàng Cléopâtre.
Ít ai quên được hình ảnh đẹp tuyệt vời của Cléopâtre
do Elizbeth Taylor thủ vai, mặc áo giáp vàng ngồi trên ngai vàng
uy nghi trên chiếc xe khổng lồ tiến vào thành Rome trong phim
Cléopâtre mấy chục năm về trước. Cléopâtre cũng nổi danh
nhờ câu nói bất hủ ' nếu cái mũi của Cléopâtre ngắn đi
một chút thì cục diện thế giới đã thay đổi'.

Là pharaon cuối cùng (Cléopâtre
VII ), bà có tổ tiên gốc Hy Lạp. Từ năm 332 bc,
Alexandre le Grand thắng Ai cập, lập toàn quyền Ptolémée trị
vì Ai cập như những pharaons trước đó. Sinh năm 69 bc, Cléopâtre
lấy người anh cả và lên ngôi vào l9 tuổi . Người anh muốn
giành ngôi nên Cléopâtre cầu cứu César là vua La mã lúc đó
đến Ai cập để thu góp tiền bạc. Cléopâtre thực sự giữ
ngôi năm 21 tuổi chấp nhận lấy César, lúc đó đã 54 tuổi
và họ có một người con trai là Césarion. César phải trở
về Rome, Cléopâtre đi theo nhưng không được trọng vọng.
Khi César mất bà phải chạy sang Alexandrie và phải chọn lựa
giữa Octave hay Marc- Antoine để làm chỗ dựa. Octave là cháu
của César, sau này là hoàng đế La Mã. Ông không thích bà
hoàng có lối sống đông phương này nên Cléopâtre tìm cách
bám lấy Antoine, thống đốc các tiểu bang miền đông (La Mã
khi này theo tam đầu chế) : Năm 41bc , Cléopâtre đi Tarse, ghé
thăm Antoine. Cléopâte cần chỗ dựa để bảo vệ ngai vàng
còn Antoine thì cần vàng với lúa mì của Egypte. Sự kết hợp
mang tính cách chính trị này cũng đem lại cho đôi tình nhân
những giờ phút nồng cháy, nàng mới có 28 và chàng 42 tuổi.
Chàng theo nàng về Alexandrie và dần dần bị người đẹp
nhiều mánh khóe chinh phục. Antoine nhường cho nàng và các
con nhiều phần đất phía tây của đế quốc La Mã, cho xây
một đền thờ ở Alexandrie, lơi là chú ý đến Rome. Năm 31bc,
La Mã đem quân đánh Ai cập, Octave thắng trận thủy chiến
ở Actium. Antoine chết và Cléopâtre tự tử chết theo ở tuổi
39 bằng một con rắn độc. Từ đó Ai cập thành thuộc địa
của La mã.

Cléopâtre không phải là nữ
hoàng duy nhất của Ai cập và hơn nữa Cléopâtre chỉ là bà
hoàng chỉ cai trị dân qua sự trợ giúp của ông chồng, Ai
cập còn có một bà hoàng lẫy lừng hơn xuất hiện sau đời
vua thứ hai vương triều thứ 18 , đó là Hatchepsout.



Là con gái duy nhất của pharaon
Thoumosis I, bà đáng lẽ là ngươì kế thừa ngai vàng nếu
như Ai Cập không phân biệt nam nữ nên để có được quyền
hành bà phải lấy người anh cùng cha khác mẹ. Chồng bà lên
ngôi là Thoumosis II nhưng chết trẻ mà bà cũng lại chỉ sinh
con gái với nhà vua này, quyền thừa kế sang tay con trai của
nhà vua và bà vợ thứ là Thoumosis III, hãy còn nhỏ. Thay vì
buông màn chấp chính, năm 1490 bc, bà tự xưng làm vua , tuyên
bố: Chính ta là Thượng đế, ta quyết định tất cả mọi
việc và không một mệnh lệnh nào của ta lại không được
thi hành'. Chính thức cai trị từ năm 20 tuổi , sau này bà
biến mất, có lẽ do bị ám sát và người kế vị tìm mọi
cách xoá nhoà tên tuổi, nhưng không xoá đền của bà dựng
mang tên là Deir et Bahari ở tả ngạn sông Nil ở Thèbes.
Hầm mộ giành cho bà trống
không và người ta không tìm thấy xác ướp của bà mà chỉ
thấy những mẩu tượng bằng đá của bà dưới hình hài
đàn ông, bộ râu tượng trưng cho nhà vua với nét mặt xinh
tươi...


Một pharaon nữ nữa là chị
cả vua Toutankhamoun, bà hoàng Ânkh-Khéperone cũng chỉ lên ngôi
được thời gian rất ngắn thì mất tích, sau đó thì Ay và
Horembeb đưa Toutankhamoun lên ngôi vua lúc 9 tuổi!
Hoàng hậu
Trong Valley of the Queens nằm
ở West bank (tây sông Nil) cũng thuộc Luxor ( xưa là Thèbes,
thủ đô của Egypte) người ta đã tìm ra 75-80 hầm mộ của
các hoàng hậu thuộc các triều đại 18, 19 và 20 bao gồm cả
hầm mộ của Khaemweses , hoàng tử con vua Ramesses II số44).
Hầm
mộ số 52 là của hoàng hậu Titi, bà được điêu khắc
như những phụ nữ Ai cập thời đó cùng vơí các Thần (
thượng đế) Thoth, Isis, Nephthys, phòng kế bên khắc hình con
bò để vinh dự 'lao động vinh quang' của chú bò và 1 phòng
nữa điêu khắc hình các thượng đế. Hầm mộ số 55 có
khắc hình Amenhikhopeshef (chết vào khoảng 9 tuổi) cùng với
cha là Ramesses II và các thần Thoth, Ptah vv.. Ở đây cũng có
mộ một trẻ sinh non vì mẹ cậu bị sẩy thai khi cậu mất
(tôi nghiệp bà mẹ, mất hai đứa con cùng một lúc) .

Nefertari
Hầm mộ số 66 thuộc về
hoàng hậu Nefertari một ngôi mộ được coi là đẹp nhất,
lớn nhất trong Valley of the Queens do Ramesses II lập cho bà. Với
rất nhiều trang trí lộng lẫy, nơi đây được gọi là Place
of the Beauty vì hoàng hậu được coi là người đẹp nhất
trong các bà hoàng hậu của vua.Trang trí và điêu khắc trên
tường, trên trần mô tả lại những huyền thọai gặp gỡ
của nhà vua, hoàng hậu với thần tiên, thú (monstres - người
Ai cập thờ thú vật , đầu thú mình người ) và con đường
đi vào vĩnh cửu, những hình họa của hoàng hậu tuyệt đẹp
với những trang phục dài, hai chiếc lông điểu dài, vương
miện bằng vàng. Bà còn có rất nhiều đồ trang sức bằng
vàng. Phòng kế bên là nơi bà thờ phượng xác ướp của
Osiris. Kế cầu thang là cảnh bà dâng sữa cho thần Hathor.
Vua Ramses II ( vị vua anh hùng nhất của Ai cập) có 4 bà vợ
nhưng Nefertari được gọi là 'bà vợ vĩ đại nhất' của
nhà vua, được vua yêu thương nhất, tình yêu này thể hiện
qua những dòng chữ để lại : My love is unique. No one can
rival her. For she is the most beautiful woman alive just by passingshe
stolen away my heart.Vua cũng lập cho bà một đền thờ nổi
tiếng Abu Simbel gần Colossal monument. Họ lấy nhau khi nàng 13
và chàng 15 tuổi, có với nhau 4 con trai và ít nhất 2 con gái
nhưng Ramesses II lại truyền ngôi cho con trai thứ 13 và khi Nefertari
chết đi , con gái bà là Meritamen được lập làm hoàng hậu
( lấy cha ruột) . Người ta đoán là có đến 3 pharaons đã
lấy chính con gái mình làm vợ là pharaon Amnénophis III, pharaon
Akhénaton và pharaon Ramsès II. Trong hầm mộ Nefertari người
ta thấy cảnh 1 con chim với đầu của bà hoàng (hình vẽ này
tượng trưng cho linh hồn của bà) . Hình Ba-bird đang
đứng trên thang có dạng nấm mồ. 'Ba' biểu hiệu cho thượng
đế, bà hoàng quỳ gối trước linh hồn chính mình, hai tay
đặt trên cặp sư tử, mà giữa chúng là 'điã' mặt trời.
Hai con sư tử tượng trưng cho 'ngày hôm qua' và 'ngày mai' hay
quá khứ và tương lai. Con chim tượng trưng cho con phượng
hoàng, biểu hiệu cho linh hồn của thần Ra, cũng là biểu
hiệu của Osiris. Osiris cũng là thần của sự Chết hay thần
của đời sống sau này (after-life) hay thần của sự tái sinh
( tượng trưng là làn da mầu xanh lá cây).
Đền thờ
Rời các hầm mộ, phái đoàn
đi thăm các đền thờ El-Dir-bahari, Hatshepsut và Alabaster factory....
Dùng cơm trưa xong, phái đoàn
đi thăm đền Karnak và đền Luxor.
*Đền Luxor cách đền Karnak
khoảng 3 km về hướng nam, đầu tiên do nữ hoàng Hatshepsut
xây ngôi nhà nguyện để thờ thần Amon-R, thần Maât, thần
Chons, sau đó Amnehotep III tiếp tục và Ramsès II hoàn tất.
Đây là ngôi đền rất rộng lớn, nặng nề nhưng lại kết
hợp hài hoà. Sau khi đi qua sân rộng mênh mông, chúng ta nhìn
thất hai toà tháp trụ hình chữ nhật to lớn cao 65 mét lớn
bằng 2 cái building. Đường vào đền đi ngang một hành làng
dài, hai bên là 64 cột trụ cao 12.8 mét ngất ngưởng để
nâng trần nhà cao 25 mét, dĩ nhiên là không còn trần mà là
bầu trời trong xanh, những tảng đá làm trần đã rơi từ
hồi nào không biết, chỉ còn rải rác sót lại vài ba tảng
to bằng cái bàn 20 ngươì ăn!.




Hai tháp cao vút Obélisques de
Luxuor nay chỉ cón có một vì một đã được tặng và chở
về Pháp để ở Place de la Concorde năm 1836- bằng đá hoa cương
mầu đỏ, một giáo đường Hồi giáo, khu chính điện, những
phòng phụ... Chúng ta ..chóng mặt bởi những hàng trụ cột
đá hoa cương cao vút lên trời vì đền không còn mái. Mái,
trước đó là những tảng đá không lồ (không hiểu bằng
cách nào họ đã mang nổi những tảng đá to lớn đó để
làm mái nhà) nay chỉ còn sót lại một vài tảng đá to lớn
nằm chơ vơ trên những cột trụ to và cao : la grande colonade
d'Amenhotep III hay Ramsès colossis! Không kể sân vào, đền Luxuos
dài 260 mét và rộng 50 mét, tất cả đều bằng đá dĩ nhiên
không còn nguyên vẹn nhưng tất cả đều khổng lồ với những
hình , chữ viết được khắc trên đó. Cao lớn như người
phương Tây cũng chỉ cao ngang bệ đá trên đó có tượng Ramsès
đang ngồi nghiêm chỉnh với nét mặt vui tươi!
* Đền Karnak
Đi qua đại lộ ...nhân sư
– Sphrinxes - những con thú to lớn này ôm tượng Ramsès trong
lòng, chúng ta đến đền Karnak.




Đền Karnak được coi là ngôi
đền lớn nhất thế giới với diện tích 100 hectares. Với
3 đền chính, nhiếu đền nhỏ và rất nhiều đền phụ được
xây và nới rộng trong khoảng thời gian 1300 năm để thờ
thần Mâat, thần Amon, thần Monthu. Tường là những tảng gạch
khổng lồ , mái là những tảng đá khổng lồ còn sót lại
ở vài nơi. Tượng ramsès ở đây đứng và dưới chân tượng
người ta thấy có tượng người nữ cao chỉ từ bàn chân
tới đầu gối, không hiểu là vợ hay là con gái vì Ramsès
II có lấy một người con gái là vợ !
Với 134 trụ cột đá hoa cương
chia làm 16 hàng tạo thành Hypostyle hall thì Thánh đường St
Piette ở Milan hay Notre dame có thể...đút gọn vào trong!
Đền Hatshepsut ở gần valley
of the Kings do kiến trúc sư Senemut thực hiện để thờ thần
Amon-Ra. Là con gái của Tuthmosis II, bà lấy anh là pharaon Tuthmosis
III , khi nhà vua chết đi thì lấy pharaon Tuthmosis IV, khi này
nhà vua còn rất nhỏ nên bà tự phong làm pharaon và cai trị
Ai cập. Khi bà chết đi, Tuthmosis lấy lại quyền và tìm cách
xoá nhoà đi tên tuổi của bà bằng cách phá các công trình
xây dựng cũng như phá cả hầm mộ của bà nên chỉ còn sót
lại ngôi đền to lớn có tên là Deirel Bahari với kiến
trúc rất cổ. Đi qua 3 lần sân chúng ta đến chính điện
thờ thần Mặt Trời bên phải và bên trái thờ Hatshepsut.
Người ta không tìm thấy xác ướp của bà nhưng trên tường
còn lại những điêu khắc nói về bà. Bà được mô tả như
một người đàn ông đang cai trị dưới hình dáng thượng
đế Osiris. Bà đã đi du lịch ở Punt (Somalia?) và mang về
trồng ở sân trước một loại cây có mùi thơm (cây Myrrh).....

Pyramides
Thời cổ đại chưa có kim
tự tháp, vua Ai Cập cho xây mộ hình thang mà nhìn từ xa, những
ngôi mộ này giống như dẫy ghế ngồi, gọi là mastaba
,

Mastaba
Djoser pyramide
trong đó có phòng để quan
tài, phòng để đồ cống lễ, phòng để nông cụ, phòng để
dụng cụ săn bắn, phòng nghỉ ngơi v..v.. Gạch xây tường
lấy từ đất sông Nil. Phải chờ đến Mastaba của vua Djéser
(-2650) do kiến trúc sư Imhotep (được coi là con trời Ptah,
tổ sư của những kiến trúc sư) xây từ triều đại III mới
hình thành kim tự tháp bằng đá cao 60 mét, một công trình
lớn nhất thời bấy giờ vì Djéser là một pharaon rất có
thế lực. Kim tự tháp này có nền hình chữ nhật ( những
nhà vua sau đó đều cho xây những kim tự tháp nền vuông).
Kim tự tháp vua Snéfrou tuy đỉnh
đã nhọn nhưng có lẽ đã sẩy ra một trận động đất nên
người ta thấy phần đỉnh cao không dốc thẳng mả lại lài
lài ở độ cao 40 mét, có lẽ cho khỏi đổ.
Kim tự tháp lớn nhất là cuả
vua Khéops, triều đại thứ IV trong 30 vương triều,con vua Snéfrou,
trị vì từ 2553 đến 2530 BC ( trước tây lịch). Với 227,50
mét phần nền và cao 146,60 mét, cao hơn cả tượng nữ thần
tự do ở Newyork, Taj Mahhal ở Ấn độ , Saint-Pierre ở Rome
, kim tự tháp Khéops cùng vơí kim tự tháp của Mykérinos và
kim tự tháp của Khéphren làm thành khu kim tự tháp Gizeh được
người Ai Cập coi là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới.


Khu kim tự tháp Khéop có hai
ngôi đền để thờ Kheops (một gần kim tự tháp và một gần
sông Nil), ba kim tự tháp nhỏ hơn cho các bà vợ của Kheops,
và một kim tự tháp "vệ tinh" nhỏ hơn, một đường đắp
cao nối hai ngôi đền, và một nhà mồ nhỏ bao quanh kim tự
tháp cho các quý tộc. Một trong các kim tự tháp nhỏ chứa
mộ của hoàng hậu Hetepheres (khám phá năm 1925), em gái và
vợ của Sneferu và mẹ của Kheops. Không xa kim tự tháp là
thành phố cho công nhân, bao gồm một nghĩa trang, các tiệm
bánh, một xưởng làm bia và một khu để luyện (nấu chảy)
đồng .Nhiều tòa nhà và các khu cấu trúc khác đang được
khám phá bởi Dự án vẽ bản đồ Giza.
Cách vài trăm mét về phía
tây nam Kim tự tháp Kheops là một kim tự tháp hơi nhỏ hơn
khác, kim tự tháp Khéphren, em của Khéop và là người kế
vị Kheops và được tin rằng là người đã xây dựng Đại
Sphinx Giza tức Đại Nhân sư. Thêm vài trăm mét nữa ở phía
tây nam là Kim tự tháp Mykérinos, con trai Khéphren và kế vị
Khéfren, với chiều cao khoảng một nửa Đại kim tự tháp.
Hiện nay, kim tự tháp Khéfren là kim tự tháp cao nhất trong
nhóm bởi Đại kim tự tháp đã mất khoảng 30 feet chiều cao
vật liệu trên đỉnh. Thời cổ đại, Kim tự tháp Kheops quả
thực là cao nhất, nhưng trên thực tế khi ấy kim tự tháp
Khéfren nhìn vẫn có vẻ cao hơn vì các cạnh của nó có góc
đứng hơn so với Kim tự tháp Kheops và nó được xây dựng
trên thế đất cao hơn
Tổng số số lượng đá của
3 kim tự tháp này được vua nước Pháp là Napoléon cho là
có thể xây được một bức tường thành cao 3 mét bao quanh
nước Pháp!
Calife tên là Abdullah el-Mamoun
người cai trị AI cập khoảng 820-827 muốn gỡ kim tự tháp
để tìm của cải dấu trong đó nhưng các quan chức thời
đó đã tính toán thấy rằng tốn phí gỡ ra đắt hơn toàn
bộ tiền thuế thâu được nên Abdullah bỏ ý định , chỉ
khơi một lối đi vào mà ngày nay ngươì ta vẫn xử dụng.
Nhân công qua lối này vào,mang
quan tài ra và khi mở ra người ta thấy xác người đàn ông
mang áo giáp nạm vàng vơí rất nhiều ngọc quí ngực có thanh
gươm cạnh đầu là viên ngọc hyacynthe to bằng quả trứng
chiếu rực rỡ như lửa cùng một bình đựng 1000 đồng vàng...
Tuy vậy số tiền và ngọc thu được ũng ngang ngửa chi phí
đào mồ khoét mộ !!!!Ngày nay theo lối đi vào chúng ta chỉ
thấy 3 phòng trống rỗng , một hòm đá có lẽ là nơi để
quan tài có xác ướp của Khéop. Người ta thấy để phòng
cho hoàng hậu nhưng không thấy tên hoàng hậu, phòng nhà Vua
có hòm đá rộng 60 mét vuông tất cả đều bằng đá cẩm
thạch mầu hồng. Bên trên đầu phòng nhà Vua có 5 phòng thấp
nhỏ đều bằng đá tảng có lẽ để đá của pyramide không
được đè lên đầu vua. Xâu xuống 30 mét dưới nền kim tự
tháp có một gian phòng khóet trong núi nhưng không ai mon men
tơí có lẽ do thiếu oxygène . Ấn tượng nhất là hành lang
dẫn đến đại sảnh nhà vua : hành lang lài lài đi xuống
dài 47 mét , một cầu thnag cao bằng cái nhà trung bình cỡ
8.5 mét, tường cao 2 mét, trần tường bào nhẵn bằng đá
tảng cái nọ ráp vào cái kia tạo thành cái vòm hành lang rộng
lớn có lẽ để nhiều người đến từ biệ nhà vua lần
cuối trước khi được dóng lại cho đến thiên thu...
Xây kim tự tháp qúa khó khó
khăn nên các pharaons chuyển sang đào các hầm mộ để giữ
lại của cải và nhất là xác ướp của họ.
Ướp xác
|
|
Xác
ướp Ramses II
|
Xác
ướp Thoutmosis IV
|
Người Ai cập tin rằng sau
khi chết đi là bước qua một đơì sống khác, đó mới thật
là đời sống vĩnh cửu, nhưng muốn có được đời sống
vĩnh cửu thì trước hết phải giữ được thân xác phàm
trần !!!Dĩ nhiên những người nghèo chỉ được chôn trong
cát sa mạc sau khi cuốn trong lớp da bò như tự ngàn xưa .
Nóng và gió sa mạc làm khô xác chết trước khi nó bị rữa.
Những ngươì giàu có mới được sống vĩnh cửu vì chỉ
họ mơí đủ tiền để trả cho công việc ướp xác. Nhưng
thân xác này phải làm cách ướp sao đó để được tồn
tại mãi với thời gian, muốn vậy xác ướp phải nhẹ như
vỏ trứng nhưng phải cứng như tượng đá.
Những người thợ ướp xác
thường làm việc trong những căn lều xa nơi người ở và
gần sông rạch để rửa xác, nơi đó gọi là 'Nhà tinh khiết'.
Họ làm việp dưới sự giám sát của các giáo sĩ để ban
phép lành. Mọi người đều ao ước xác ướp củ mình được
đặt trên mình con bò tót rồi được thần Chết - mình người
đầu thú chacal, giống như đầu chó sói - đón đi. Cần 70
ngày để hoàn tất một xác ướp tốt. Những người ướp
xác làm việc trên cái bàn cẩm thạch mầu ngà lớn hơn cái
giường một phía có khắc 2 cái đầu sư tử, phiá kia có
một cái chậu để hứng máu, chất rửa thải ra.Để tránh
mùi hôi thối, khi làm viêc họ mang mặt nạ cũng có hình đầu
chó sói, thỉnh thoảng họ cũng đãng trí như những bác sĩ
giải phẫu thời nay : quên kẹp, quên móc , quên muỗng ...
những dụng cụ để moi bộ đồ lòng trong xác chết!!!! Rất
ít tài liệu để lại cho biết làm sao để ướp xác nên
người ta chỉ phỏng đoán là sau khi người trong gia đình
than khóc thì xác được đưa đi ướp theo nhiều cách và nhiều
giá khác nhau. Sang nhất thì thợ ướp bắt đầu dùng móc
sắt luồn qua lỗ mũi để moi óc ra, dùng dao bằng đá mổ
sườn để lôi bộ đồ lòng, rửa ráy cẩn thận sạch sẽ
với rượu dừa , ướp hương liệu rồi nhét đầy bụng đã
trống rỗng bằng hỗn hợp cây myrrhe, quế, cùng nhiều hương
liệu khác, khâu lại để vào cái bồn lớn chứa đầy chất
natron trong70 ngày. Natron là bột của carbonate hydraté de soude
(Na2CO3+NaHCO3), có rất nhiều ở vùng Ouadi Natroum nên gọi là
natron và có thể xử dụng nhiều lần nhưng giảm hiệu lực.
Còn có mộtchất gọi là gôm -gomme- là một chất nhựa , chính
xác không biết là chất gì để dán băng quấn quanh xác ướp,
có lẽ là dầu thông Liban, nhang thơm từ cây myrrhe , vừa dính
băng vừa có tính chống nấm và khử trùng, khi khô lại thường
rất cứng. Băng quấn quanh xác dài đến 75 mét vuông bằng
lanh thường mầu đỏ hay hồng, có thể từ quần áo cũ, nhưng
quấn theo hình tam giác rất có nghệ thuật. Phụ trách việc
quấn băng là vị giáo sĩ mang mặt nạ hình đầu chó sói
Anubis. Anubis là một con chó đen của sa mạc dùng để canh
giấc ngủ ngàn thu của người chết. Xác ướp sau đó được
đặt vào quan tài đẽo từ thân cây lớn, qua tài không có
hình chữ nhật mà có hình như người nằm ngủ theo dạng
xác ướp, mặt ngoài có tô điểm nhiều hình vẽ. Những hình
điêu khắc trên nhà mồ ở Thèbes hay trên giấy của thư khố
papyrus cho chúng ta biết khi xác ướp đã xong , sau 70 ngày,
thì đám tang linh đình được cử hành. . xác ướp được
đặt vào quan tài để mở trên cỗ xe, kéo bởi con bò, theo
sau là thân bằng quyến thuộc, giáo sĩ.Ngườ thân tóc rối
bù , ngực trần than khóc; nô lệ mang theo bàn ghế, ruơng hòm
quấn áo, đồ trang sức của người chết. Họ cũng mang thịt
thà rau cỏ trái cây đi từ từ đến nhà mồ.Đến nơi , xác
ướp được đưa ra khỏi quan tài. Người giáo sĩ mang mặt
nạ chó sói Anubis giữ xác ướp đứng vững, giáo sĩ mới
tu khác (giáo sĩ tạm thơì chỉ tu một thơì gian ), thường
là con trai cả của người chết đốt nhang trong khi giáo sĩ
chính làm phép mở miệng cho người chết để có thể nói,
nghe,thấy và hưởng thụ được đồ cúng tế. Người càng
sang giàu thỉ tang lễ càng cầu kỳ rắc rối và kéo dài.
Gia đình nói lời từ biệt vơí người chết. xác được
đưa trở lại vào hòm, đồ cúng lễ mang ra ..nhậu nhẹt.
xác ướp thì có thể bị huỷ nên ngườ ta làm thêm những
tượng để linh hổn trú ẩnvà hưởng thụ vật cúng tế
để vào trong nhà mồ.
Ngườì chết còn phải trải
qua sự phán xét qua một cái cân lớn , qủa tim tượg trưng
cho sự thật, nhân tính, ý chí, lương tâm, lý luận củ người
chết được đạt lên một bàn cân , bà n bên kia là một
cái lông (!) tượng trưng cho luật của thần linh,Mâat ; bên
cạnh chiếc cân là một con thú lai cá sâu, hà mã và báo '
(A)n tươi nuốt sống' sẵn sàng nuốt trửng xác nếu trái
tim người chết quá nặng và như thế thì coi như chết luôn
sa địa ngục. Vì thế giữa hai chân xác ướp người ta để
Livre des morts (đắt bằng 2 con bò hay 1 người nô lệ hoặc
6 tháng lương người thợ) để hướng dẫn người chết đi
vào đế quốc của tử thần. Sách này do Thot , vị thần khôn
ngoan thảo ra theo đó người chết phải đọc 125 lần những
câu như : tôi không hại ai , tôi không bạc đãi thú vật,
tôi không lưu trữ nước lụt cho riêng tôi ..... Có khỏang
200 bùa chú thứ linh tinh , bí ẩn để cho quan toà phán vô
tội và không bị quỷ sứ ăn thịt....
Thày thợ
Dù vua có ra lệnh , kiến trúc
sư có vẽ kiểu, kỹ sư có ra tay mà không thợ thì cũng không
thể nào có được những công trình vĩ đại như thế. Đôi
lúc Sao Khuê tưởng tượng là ngày đó người Ai cập đã
mướn những người khổng lồ to lớn cỡ 100 lần người
thường từ những hành tinh xa xôi thì mới có thể dựng nên
những kim tự tháp, đền đài cao, to mà mỗi tảng đá to bằng
cái giường king size, đã được họ xếp khít lên nhau y như
ngày nay người thợ xây tường bằng những viên gạch chưa
bằng quyển sách ?
Trái với Trung Quốc nơi mà
các vua Tầu chôn sống những người thợ để khỏi lọ bí
mật, những người thợ chuyên về xây mộ và tang lễ của
Ai cập thì cha truyền con nối. Đó là những nghệ nhân, khéo
tay bao gồm những kiến trúc sư công trình, những người thợ
mộc, thợ đẽo đá, thợ khắc, thợ làm trang trí, thợ sơn
mà nhà vua đã tin tưởng giao cho họ xây những ngôi nhà vĩnh
cửu ở những nơi hoang vu dễ canh để trộm cắp không thể
mò tới được. Họ được gom lại, sống thành làng như làng
Deir el Medineh, có đường đi, có nhà ở, có tường bao quanh
ở trong một thung lũng mà quân đội dễ kiểm soát từ trên
cao và họ chỉ được rời làng bằng một lối ra duy nhất
để đến thẳng chỗ làm.Họ xây hầm mộ cho hoàng gia, giới
quí tộ, nhà giàu và những ngườ thợ có tiền cũng xây hầm
mộy cho chính họ và gia đình họ
Làng những
người thợ xây hầm mộ
|
|
Pyramide
ở Deir-el-medineh
|
Trong
hầm mộ của Sennuten
|
Có khoảng chừng 70 mái nhà
1 tầng, sơn trắng, cổng đỏ chỉ cách nhau bởỉ khoảng
đường đi rất hẹp, mỗi nhà như vậy có chừng 5 người
: cha mẹ và con cái; thường thì con cái ở nhà với mẹ, những
người cha đi làm ngủ lại chỗ làm và chỉ trở về nhà
vào ngày nghỉ ( mỗi 10 ngày) hay ngày lễ. Trong những căn
nhà này họ cũng khắc lại tên chủ nhà, họa lại hình dáng
người trong nhà và ghi lại những chuyện sảy ra hàng ngày,
nhiều hơn là chuyện vua chúa. Vì khéo tay nên họ nghĩ phải
được đền bù xứng đáng nên đôi khi họ cũng đình công;
lần đình công coi như đầu tiên của lịch sử nhân loại
sảy ra ngày 14 tháng 11 năm 1152 bc (-1152). Ngày đó vào năm
thứ 29 Ramsès II có khỏng 60 người không chịu làm việc.
Dưới sự chỉ huy của thư ký Patouéré và 2 trưởng công
trình, những người thợ đẽo đá, thợ mộ và thợ vẽ rời
công trình, băng qua núi trở về làng rồi tiến đến Ramesseum,
đền thờ cho Ramsès II nơi đây có chứa lương thực cũng
như tiền lương của họ. Ngồi trước cửa đền họ kêu
lên : Chúng tôi đói và khát. Họ yêu cầu manglương thực
và tiền lương mà họ đơị chờ từ 1 tháng nay. Không thành
công, hôm sau họ tiếp tục gào và cuối cùng Mentmosé,truởng
cảnh sát phải thân chinh đến Thèbes để trình bày với viên
tỉnh trưởng. Tối đó trở về ông ta tặng cho đám người
biểu tình 55 cái bánh ngọt ,tiếp sưc cho họ tiếp tục kêu
gào ngày hôm sau : chúng tôi không có quần áo, không có dầu
ăn, khôngcó gì để ăn hết. Làm ơn đạo đạt lên cấp trên
và lên ngài Pharaon để cứu giúp chúng tôi... sau cùng các
viên chức nhà nước thoả mãn nguyện vọng của họ để
...thỉnh thoảng họ lại đình công! ...Còn rất nhiều chuyện
mà những nghệ nhân này đã ghi lại hoặc trên giấy papyrus
hoặc khắc trên đá vôi từ đó ngày nay chúng ta biết được
lịch làm việc trong ngày, như phát bao nhiếu tim đèn để
đốt đèn dầu mà làm việc trong hầm tối ... từ đó chúng
ta biết được họ đã chia ca để làm việc, mỗi ca làm 4
tiếng và có nghỉ trưa. Dụng cụ bằng đồng được kiểm
soát kỹ lưỡng và có kiểm tra dụng cụ làm việc vì chúng
rất đắt, một cái kéo có giá trị bằng lượng ngũ cốc
cấp cho 1 người thợ trong 1 năm... tất cả đưoc thư ký chép
lại và cất ở kho lưu trữ văn kiện, ngay cả ghi danh người
làm việc hay vắng mặt.Lại có người tên là Amennakhté, nghệ
nhân chép lại chuyện bố vợ của mình, người thợ đẽo
đá khả ố tên là Paneb :Hắn đã lượm đá đập vỡ cửa
nhà của Neferhotep, đáng 9 ngươì tối hơm đó, đã dọa dẫm
người trưởng công trình tên là Hay : tao sẽ giết chết mày
trong sa mạc...nhưng Hay vẫn còn sống . hắn đã ngủ với
Touiou vợ của Kenna và còn xâm phạm con gái chính mình : hắn
xé quần áo của Iymuai ( vợ cuả Amnenakhté), đè nó vào tương
và bức hiếp nó! v....v

Hầm mộ
của Sennedjem's
Để ghi chép đưọc thì phải
đi học viết. Có một lời mà người cha khuyên dạy người
con phải đi học được truyền từ thời này sang thời khác
để chúng tỏ sự quan trọng của việc đưọc đi học chữ
: Có một người cha tên là Chéti dẫn ngươì con trai là Pépi
lên kinh đô để nhập học trường nhà nước, nơi người
ta dạy cho biết chữ. Ngươì cha nói : thật là bất hạnh
nếu phải làm thợ hay là nghệ nhân. Ngươì thợ hót tóc
đến tôí muộn còn phải di kiếm khách, thợ nề thì dù trời
gió cũng không được mặc áo chemise khi làm việc mà tay chân
lại luôn luôn dơ bẩn, áo quần lại nhàu nát, trái lại nhưng
thày ký lúc nào cũng ăn mặc đẹp đẽ, không biết đến
chuyện chiến trận hay là lao động khổ sở. Nhà vua chăm
sóc đến họ và họ có thể làm việc trong guồng máy cai
trị...nhưng những thày ký này phải học nhiều thứ : tên
các quốc gia và các vùng lân cận, cây cỏ, ngày tế lễ...
và cách thức sử sự trong đời : cư xử đúng đắn với
người dưới và vâng lời người trên, hãy làm như cha ông
, tôn trọng truyền thống cổ truyền....
Một trong những nhiệm vụ
của các công chức nhà nước là ghi chép và phân phối tài
nguyên quốc gia, cung cấp nhân công cho những công trình lớn
như xây dựng các pyramides. Họ phải biết giải các bài toán
đố thí dụ như làm sao chia 100 cái bánh cho 10 ngươì trong
đó 3 người đưọc hưởng gấp hai nhưng ngươì kia : ngươi
hãy xem như có 13 người để chia, ngươi chia ra 13 phần, mỗi
phần là 7&9/13, hãy nói với họ rằng đây là phần của
7 người những ngươì còn lại nhận gấp đôi. Dĩ nhiên học
trò thì lười biếng và có một biện pháp là : những ngươì
trẻ có một cái lưng, họ chỉ nghe khi nào bị đòn
vì trẻ con để lỗ tai trên lưng chúng !
Hoàng gia có trường riêng để
dạy các hoàng tử và cộng chúa, do một vị giáo chủ cầm
đầu như Imhotep, giáo chủ của vua Djéser đồng thơì là kiến
trúc sư dựng nhà mồ cho nhà vua.
Do bồi đáp của phù sa thay
đổ hàng năm, ruộng đồng cũng phải đo lường tính toán
lại, đất nước và dân chúng đều là sở hữu của pharaons
nên dân phải dâng lên pharaon những gì thâu hoạch được,
nhà vua chỉ cho lại họ phần nhỏ đủ sống phần nữa để
ban cho những nghệ nhân , viên chức của vua. Chưa có tiền
tệ họ trao đổi phẩm vật với nhau và các viên chức phải
tính toán vào sổ những cống phẩm lưu giữ trong kho. Thường
dân chúng ăn mặc thiếu thốn :khám xét các xác ướp cho thấy
khoảng 30% thiếu dinh dưỡng thời niên thiếu!
Các công chức nhà nước đưọc
coi trọng. Một vị vua đã dạy con là hãy tăng cường các
công chức để họ thi hành luật pháp.
Số phận đàn bà
Như quí vị đã biết đàn
bà thì không được ra khỏi nhà dù ông hay Tây phương.Đàn
ông có quyền quyết định tất cả nhưng ngược lại có những
truyện kể lại là ở thời kỳ Tânn đế quốc (Nouvelle Empire)
đàn bà có thể đến tòa án mà khiếu nại ngay cả khiếu
nại cha ruột mình. Cái bà Nau nakhté nào đó sống trong làng
nghệ nhân Deir el Medineh đã viết vào di chúc : Tôi là người
đàn bà tự do ở xứ pharaon... Tôi đã nuôi dạy 8 đứa con...
bây giờ tôi già rồi nhưng chúng không săn sóc cho tôi. Tôi
sẽ cho tất cả của cải của tôi cho người nào lo lắng
cho tôi. Bà đã không chia của đồng đều cho các con mà cho
cậu con trai yêu quí nhất một bình đầy đồng. Còn lại
một bức hình minh họa một người đàn bà địu con trước
ngực mang cơm ra đồng cho chồng và nhiều hình vẽ những
nữ nô lệ , thường là trần truồng đang thổỉ lửa nấu
ăn hay đứng hầu. Vì đàn bà không biết viết để kể lại
tâm tư đơì sống của họ nên chúng ta không cò tài liệu
về cuộc sống của các bà, chỉ qua hình vẽ người ta thấy
rằng các bà trưởng giả thì ăn mặc sang trọng như áo lông
beo, mang tóc giả dầy thắt bím, da trắng (màu da nhạt hơn
màu da cuả đàn ông), thân hình mảnh mai, chân dài, háng nhỏ,
ngực nhỏ, mang nhiều nữ trang. Hoàng hậu thường mặc áo
dài đến tận chân rất đẹp và dĩ nhiên mang nhiều nữ trang
quí giá.
Con gái được gả chồng ,
thường cho ngươì lớn tuổi hơn từ 12 đến 15 tuổ, hôn
lễ thường giản dị. lấy chồng rồi họ thành bà chủ gia
đình , loviệc nội trợ, dệt vải nấu ăn là rượu bia, làm
bánh, cái quản người làm nếu có. Họ cũng đi chọ để
bán những sả phẩm là ra như vải vóc, ra cỏ trồng được
nhưng nhiệm vụ chính là phải đẻ con : đàn ông mà không
con thì mất người nối dõi nên cũng ráng rặn ra cậu con
trai . Họ thường mang thai nhiều và cho con bú đến 3 tuổi.
Tỷ lệ tử vong của bà đẻ và con nít rất cao dù họ đã
có y sĩ hay bà mụ và họ cũng đã biết cách tránh thai ( lấy
những tép acacia, coloquintes, dattes nghiến nát với nửa lít
mật, nhúng tampon và để vào chỗ kín) hay làm cho có thai hoặc
đoán con trai con gái ..... Có một bức điêu khắc ông lùn
Seneb, viên chức cao cấp của hoàng gia, ngồi với bà vợ và
dưới chân ông ta là hai đứa con, mặt mày đều hớn hở
: gia đình hạnh phúc !
Trong trường hợp bà vợ không
sinh con thì các ông có quyền lấy vợ bé hay đoì ly dị cũng
giản dị như cưới hỏi nhưng tốn kém.Một bà mù cũng ...xứng
đáng được ly dị đã đi thưa chồng ra toà : tôi đã theo
nó hai mươi năm, bây giờ tại sao nó lại bỏ tôi?
Nếu người đàn bà có con
và không có lỗi thì khi ly dị sẽ được chia 1/3 gia tài.Đàn
bà cũng có quyền đòi ly dị ông chồng
Đàn bà có của có quyền được
ướp xác xây mộ nhưng thật ra tỷ lệ rất thấp : 68 mộ
đàn bà trong số 800 ngôi mộ ở Memphis mà đại đa số là
vợ hay con vua .
Bà vợ không được chồng
yêu nhưng đàn ông lại quí trọng mẹ và thường để mẹ
bên cạnh trong mộ, vợ nếu có chỉ là những tượng thu nhỏ
mà thôi , tuy vậy tất cả đều ao ước gia đình hạnh phúc
con cháu đề huề, hôn nhân bền vững với người mình yêu....Trong
hoàng tộc thì họ lấy nhau loạn xà ngầu : anh em lấy nhau,
cha lấy con gái ....
Giáo sĩ
Ngoài các công chức, giáo sĩ
giữ nhiệm vụ quan trong không kém và nhà vua được coi là
vị giáo chủ tối cao. Đầu cạo trọc, họ giữ nhiệm vụ
cầu nguyện thần linh cho số phận của cả quốc gia. Họ
được hưởng nnhiề quyền lợi như được làm chủ hầm
mỏ, đất đai, câu cá . Chủ nhân ở xa thì giao cho tá điền
và ăn chia huê lợi. Họ cũng được phân phát thực phẩm,
áo quần, lúa , bánh ...Giáo sĩ như một nghề vững chắc,
khi hết hạn họ trở về làng, làm việc như những người
khác.
Có khoảng 1% dân số biết
viết và làm việc như công chức hay giáo sĩ. Những ngươì
biết viết còn nhiệm vụ thứ hai quan trọng không kém là
thảo lý lịch cho người đi đến bờ vĩnh cửu chẳng hạn
như giáo sĩ Aménophis, con của Hapou đã hãnh diện khắc trên
tượng của chính mình : tôi ở trong nhóm nhân viên trẻ của
chủ nhân (nhà vua ), tôi đã viết hàng ngàn bản cho công trình...
tôi đã viết lại những chiến thắng của Bệ hạ .....
Chữ viết ngày xưa



Ngươì Ai cập có chữ viết
từ 3000 năm trước sau khi thống nhất thượng và hạ Ai Cập
. Chữ viết ra đời do sự phát minh của vị thần khôn ngoan
Thot hay của bà tiên Sechat, lúc đó gồm hàng ngàn dấu hiệu
hình người, hình thú, hình cây cỏ, hình đồ vật v..v.. chẳng
hạn như cây sen có giá trị là số 1000, cái bình là 1 jarres
dầu ăn,hai chân trước sau có nghiã là 'đi' , 'ra' có nghĩa
là cái miệng nhưng hình cái miệng cũng chỉ những từ ngữ
ra, ri ro, ar, ir, or . Ngươì ta đã dò ra được những ký hiệu
tương ứng với 24 chữ cái thời bây giờ nhưng còn những
vần bằng trắ, âm , dấu nên lại cũng có rất nhiều hình
tượng để chỉ những dấu này thành ra đọc được sử
liệu Ai cập cũng còn nhiều chỗ nhầm lẫn chưa rõ ràng.
Người Ai cập xưa cũng có
sách giải mộng chẳng hạn như mơ thấy chôn ngươì già thì
tốt, trường thọ, mơ thấy uống bia thì xấu : hết tiền,
thấy soi gương cũng xấu, dấu hiệu có người đàn bà thứ
hai v..v...
Đời sống ngày xưa

Dĩ nhiên ngày xưa chưa có tiền
nên họ trao đổi phẩm vật với nhau : 1 bao lúa mì 73 lít
56; 1 deben đồng = 81 g như vậy một đôi giầy tuỳ theo kiểu
trị giá từ 0.5 đến 3 deben, 1 áo chemise gía 3 đến 5 deben
, con heo 5 deben , qua tài gỗ 25 deben. Nhà nước trả lương
thợ, thày bằng nông sản : một người thợ khắc được
mỗi ngày nhận được 2 lít bột mì , làm được 5 kí bánh
đủ nuôi 6 ngươì; mỗi tháng họ nhận được1.5 bao luá mạch,
làm được 115 lít bia, mỗi ngày được uống 3.5 lít. Người
ta cũngkể lại cứ mỗi 19 ngày dân đánh cá mang đến làng
cá tươi hay khô trị gía 200 deban. Hàng ngày cũng có người
đổ nước lấy từ giếng trong thung lũng. Nhà vua cũng thường
ban thưởng cho họ cũng như hứa hẹn với những người thợ
xây mồ, xây dinh thự : Ô, những người thợ khéo tay và can
đảm, các ngươì sẽ có đủ mọi thứ vì ta rất biết giá
trị việc làm của các người. .. ...Những người thợ khéo
tay này khi rảnh rỗi còn tạo ra sản phẩm như hòm gỗ để
bán ra vơí giá rất đắt. Nhiều bức họa cũng mô tả lại
cuộc sống lứa đôi thời đó nhưng những bức khắc họa
như vầy không có nhiều. Trên những bức khắc hoạ này ,
người vật được vẽ theo một mặt phẳng, thường thì khuôn
mặt, chân tay, đầu, miệng được vẽ nghiêng nhưng mắt,
vai , bàn tay thì như nhìn thẳng. Mầu sắc cũng được quy
định : thân hình đàn ông nâu đỏ, đàn bà màu vàng, kích
thước tuỳ chức vị : vua được vẽ to lớn hơn người thường,
xếp lớn hơn nhân viên, con nít thì nhỏ xíu. Họ cũng dùng
những đường vạch để mô tả những tìng trạng, cảnh vật
khác nhau ... Cũng có tỷ lệ tương xứng khi họa : người
đứng 16 ô vuông, ngươì ngồi 14 ô , muốn vẽ nhỏ hơn nữa
thì chia nhỏ ô vuông ra làm 2 hay 4. Những bức tượng phải
được nhìn thẳng thường được đẽo gọt từ những đá
khối hoặc ở trạng thái thư dãn nghỉ ngơi hay đang bước
đi với 1 chân bước về trước, mỗi bức tượng đều có
ghi tên của người đó.
Ướp xác


Người Ai cập tin rằng sau
khi chết đi là bước qua một đơì sống khác, đó mới thật
là đời sống vĩnh cửu, nhưng muốn có được đời sống
vĩnh cửu thì trước hết phải giữ được thân xác phàm
trần !!!Dĩ nhiên những người nghèo chỉ được chôn trong
cát sa mạc sau khi cuốn trong lớp da bò như tự ngàn xưa .
Nóng và gió sa mạc làm khô xáx chết trước khi nó bị rữa.
Những ngươì giàu có mới được sống vĩnh cửu vì chỉ
họ mơí đủ tiền để trả cho công việc ướp xác. Nhưng
thân xác này phải làm cách ướp sao đó để được tồn
tại mãi với thời gian, muốn vậy xác ướp phải nhẹ như
vỏ trứng nhưng phải cứng như tượng đá.
Những người thợ ướp xác
thường làm việc trong những căn lều xa nơi người ở và
gần sông rạch để rửa xác, nơi đó gọi là 'Nhà tinh khiết'.
Họ làm việp dưới sự giám sát của các giáo sĩ để ban
phép lành. Mọi người đều ao ước xác ướp củ mình được
đặt trên mình con bò tót rồi được thần Chết - mình người
đầu thú chacal, giống như đầu chó sói - đón đi. Cần 70
ngày để hoàn tất một xác ướp tốt. Những người ướp
xác làm việc trên cái bàn cẩm thạch mầu ngà lớn hơn cái
giường một phía có khắc 2 cái đầu sư tử, phiá kia có
một cái chậu để hứng máu, chất rửa thải ra .Để tránh
mùi hôi thối , khi làm viêc họ mang mặt nạ cũng có hình
đầu chó sói, thỉnh thoảng họ cũng đãng trí như những
bác sĩ giải phẫu thời nay : quên kẹp, quên móc , quên muỗng
... những dụng cụ để moi bộ đồ lòng trong xác chết!!!!
Rất ít tài liệu để lại cho biết làm sao để ướp xác
nên người ta chỉ phỏng đoán là sau khi người trong gia đình
than khóc thì xác được đưa đi ướp theo nhiều cách và nhiều
giá khác nhau. Sang nhất thì thợ ướp bắt đầu dùng móc
sắt luồn qua lỗ mũi để moi óc ra, dùng dao bằng đá mổ
sườn để lôi bộ đồ lòng, rửa ráy cẩn thận sạch sẽ
với rượu dừa , ướp hương liệu rồi nhét đầy bụng đã
trống rỗng bằng hỗn hợp cây myrrhe, quế, cùng nhiều hương
liệu khác, khâu lại để vào cái bồn lớn chứa đầy chất
natron trong70 ngày. Natron là bột của carbonate hydraté de soude
(Na2CO3+NaHCO3), có rất nhiều ở vùng Ouadi Natroum nên gọi là
natron và có thể xử dụng nhiều lần nhưng giảm hiệu lực.
Còn có mộtchất gọi là gôm -gomme- là một chất nhựa , chính
xác không biết là chất gì để dán băng quấn quanh xác ướp,
có lẽ là dầu thông Liban, nhang thơm từ cây myrrhe , vừa dính
băng vừa có tính chống nấm và khử trùng, khi khô lại thường
rất cứng. Băng quấn quanh xác dài đến 75 mét vuông bằng
lanh thường mầu đỏ hay hồng, có thể từ quần áo cũ, nhưng
quấn theo hình tam giác rất có nghệ thuật. Phụ trách việc
quấn băng là vị giáo sĩ mang mặt nạ hình đầu chó sói
Anubis. Anubis là một con chó đen của sa mạc dùng để canh
giấc ngủ ngàn thu của người chết. Xác ướp sau đó được
đặt vào quan tài đẽo từ thân cây lớn, quan tài không có
hình chữ nhật mà có hình như người nằm ngủ theo dạng
xác ướp, mặt ngoài có tô điểm nhiều hình vẽ.Những hình
điêu khắc trên nhà mồ ở Thèbes hay trên giấy của thư khố
papyrus cho chúng ta biết khi xác ướp đã xong , sau 70 ngày,
thì đám tang linh đình được cử hành. . xác ướp được
đặt vào quan tài để mở trên cỗ xe, kéo bởi con bò, theo
sau là thân bằng quyến thuộc, giáo sĩ.Ngườ thân tóc rối
bù , ngực trần than khóc; nô lệ mang theo bàn ghế, ruơng hòm
quấn áo, đồ trang sức của người chết. Họ cũng mang thịt
thà rau cỏ trái cây đi từ từ đến nhà mồ.Đến nơi , xác
ướp được đưa ra khỏi quan tài. Người giáo sĩ mang mặt
nạ chó sói Anubis giữ xác ướp đứng vững, một giáo sĩ
mới tu khác (giáo sĩ tạm thời chỉ tu một thời gian thôi),
thường là con trai cả của người chết đốt nhang trong khi
giáo sĩ chính làm phép mở miệng cho người chết để có
thể nói, nghe,thấy và hưởng thụ được đồ cúng tế. Người
càng sang giàu thỉ tang lễ càng cầu kỳ rắc rối và kéo
dài. Gia đình nói lời từ biệt vơí người chết. Xác được
đưa trở lại vào hòm, đồ cúng lễ được mang ra ..nhậu
nhẹt. Xác ướp thì có thể bị hủy nên người ta làm thêm
những tượng để linh hổn trú ẩnvà hưởng thụ vật cúng
tế để vào trong nhà mồ.
Ngườì chết còn phải trải
qua sự phán xét qua một cái cân lớn , quả tim tượng trưng
cho sự thật, nhân tính, ý chí, lương tâm, lý luận của người
chết... được đặt lên một bàn cân, bàn bên kia là một
cái lông (!) tượng trưng cho luật của thần linh Mâat . Bên
cạnh chiếc cân là một con thú lai cá sâu, hà mã và báo '
(A)n tươi nuốt sống' sẵn sàng nuốt trửng xác nếu trái
tim người chết quá nặng, nặng hơn cái lông và như thế
thì coi như chết luôn sa địa ngục . Vì thế giữa hai chân
xác ướp người ta để Livre des morts (đắt bằng 2 con bò
hay 1 người nô lệ hoặc 6 tháng lương người thợ) để hướng
dẫn người chết đi vào đế quốc của tử thần. Sách này
do Thot , vị thần khôn ngoan thảo ra theo đó người chết phải
đọc 125 lần những câu như : tôi không hại ai , tôi không
bạc đãi thú vật, tôi không lưu trữ nước lụt cho riêng
tôi ..... Có khỏang 200 thứ linh tinh , bí ẩn phải đọc để
cho quan toà phán vô tội và không bị quỷ sứ ăn thịt....
Thần linh


Người Ai cập tin rằng mỗi
ngày đều có một con thuyền bằng vàng khối băng ngang bầu
trời sông Nil theo sau là các vì sao, các thượng đế. Thuyền
do thần Rê, thần mặt Trơì phụ trách. Đêm đến Rê đi vào
thế giới bên dưới và người chết chào đón Rê. Apophis,
nửa rồng nửa rắn, kẻ thù của Rê luôn luôn tìm cách quay
ngược con thuyền nhưng Rê thắng và mặt trời lại mọc lên
ngày hôm sau. Những người theo giúp Rê gồm có Thot, thần
của sự khôn ngoan, thần Trăng, Seth thần sa mạc, Mâat con
gái Rê- đầu có chiếc lông dài, Isis thần của cải, Heqa
thần ảo thuật v..v . Rê hợp cùng thần Amon của Thèbes và
Ptah của Memphis thành bộ ba Ai cập ( chế độ đa thần mà
Akhenaton chối bỏ, ông ra lệnh chỉ thờ thần mặt trời Aton,
tượng trưng là cái đĩa tròn nhưng sau đó bị dân chúng và
giáo sĩ chống lại). Các thần linh tạo nên nhiều huyền thọai
của Ai cập và thường thần linh có hình thú như đầu chim
ưng, báo, sư tử, vượn hay lai giống giữa người và thú.
Thần Rê xuất hiện dưới nhiều hình dạng khác nhau vì đó
là vị thần nhiều quyền năng , trách nhiệm. Sáng và chiều
Rê có hình người đôi khi sáng có hình con cái ghẻ Khepri
để lăn tròn được, chiều thì đỏ thì như đầu chim ưng,
về với thế giới bên dưới thì như con báo hay con mèo lớn
... Còn biết bao các vị thần khác như Shou, Tefnout, Geb v..v...
Những vị thần này sống ngay trên mặt đất trong những đền
đài sang trọng bằng đá hoa cương dựng nên bởi các pharaons
chẳng hạn như đền Karnak, Luxour......
Sao Khuê vừa tóm tắt cho quí
vị biết sơ sơ về cổ Ai cập, bây giờ xin mời quí vị
dấn bước tang bồng cùng Sao Khuê đi thăm một vài đến đài,
hầm mộ cũng như nhà triển lãm ở Ai Cập nhé .......

|
|
|
Karnark
|