Alexandre Dumas Jr. (1824-1895)

Có phải người ta gọi nàng
là TRÀ HOA NỮ, bởi vì nàng yêu hoa trà trắng, màu
trắng tượng trưng cho lòng tự hiến, đức khiêm tốn,
sự hoàn hảo, trong sạch, thanh cao, nhưng không đem lại hương
sắc như định mệnh đã an bài cho cuộc đời nàng.
Trà hoa nữ (La Dame aux Camélias)
là một tiểu thuyết được viết bởi Tác giả Alexandre Dumas
Jr. (1824-1895) vào năm ông 23 tuổi và được xuất bản lần
đầu vào năm 1848. Tiểu thuyết Trà hoa nữ đã khẳng
định tài năng và đem lại vinh quang rực rỡ cho Alexandre Dumas
Jr., nhất là sau khi tác phẩm được ông chuyển thể thành
kịch, trình diễn vào năm 1852 ở Paris, tại Nhà hát de Vaudeville,
Paris. Theo tài liệu cho biểt, trước năm 1975, nhà soạn
kịch/nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã chuyển dịch cuốn truyện
Trà Hoa Nữ và được trình diễn lần đầu tiên tại
Saigon, Việt Nam. Sau năm 1975, vở kịch này lại được
trinh diễn thêm hai lần nữa do ban kịch Kim Cương (2002)
tại Saigon và ban kịch Sống (2013) tại California, Hoa Kỳ.
Tác phẩm Trà hoa nữ được dịch ra nhiều loại ngôn ngữ,
lan truyền rộng rãi trong lãnh vực phim ảnh, kịch nghệ
ở nhiều quốc gia, được người xem hâm mộ và ưu ái đón
nhận.
Phim Trà hoa nữ trình diễn
vào năm 1852 tại Nhà hát de Vaudeville, Paris.
Cốt truyện Trà Hoa Nữ d?a
trên bối cảnh t?i nước Pháp vào giữa thế kỷ 19, cuốn
tiểu thuyết kể về chuyện tình đau thương, một bi kịch
cuộc đời của nàng kỹ nữ xinh đẹp Marguerite Gautier và
một nhà trí thức trẻ tuổi, luật sư Armand Duval. Tác phẩm
Trà hoa nữ không những được coi là một tác phẩm lãng mạn,
trữ tình, cảm động mà còn chứa đựng nhiều yếu tố hiện
thực, đảm bảo được nghệ thuật văn chương, có giá trị
tinh thần, lòng nhân đạo và sự hy sinh cao cả cho tình yêu,
đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của nàng
kỹ nữ vắn số Marguerite Gautier. Có tài liệu cho rằng:
Marguerite Gautier trong chuyện được viết dựa trên mối tình
ngắn ngủi Marie Duplessis, người yêu của chính tác giả.
Cuốn sách ghi lại câu chuyện
qua lời kể của Armand Duval về một mối tình ngang trái, một
tình yêu đích thực mà Armand đã dâng hiến cho nàng kỹ
nữ trẻ Marguerite. Chính tình yêu chân chính ấy, đã
cứu vớt tâm hồn Marguerite và đưa nàng về với cuộc đời
mới, thanh cao, trong sạch. Marguerite đã quyết định
từ giã cuộc sống xa hoa, vật chất, nhung lụa đầy ô nhục
để đổi lấy một cuộc sống lương thiện, dẫu biết
rằng con đường ấy sẽ đầy chông gai và phải chịu
nhiều đau khổ. Nhưng sự thật quá phũ phàng bởi
chính bàn tay Armand đã hủy hoại và tiêu diệt giấc mơ
trong Marguerite. Những hy sinh vật chất của Marguerite
không đủ để đảm bảo cho hạnh phúc lứa đôi mà Marguerite
mong ước. Margueite những tưởng cuộc đời nàng từ
đây đã lật sang một trang sử mới, nàng tự nguy?n r?i xa
thủ đô tráng lệ Paris để cùng
Armand về chung sống những ngày hạnh phúc tại m?t vùng quê
của nước Pháp. Với hy vọng nàng sẽ tìm được
niềm an ủi, tình thương yêu chân thật nơi Armand để
thay thế cho nỗi cô đơn, sự dần vật trong tâm hồn
của những ngày phải sống với tình yêu giả tạo và
đồng tiền tủi nhục trong quá khứ.
Qua câu chuyện cho ta thấy hai
khía cạnh của tình yêu, sự chịu đựng và khổ đau
của cả hai nhân vật chính trong truyện. Từ việc
rình rập, nghi ngờ, kìm nén nỗi ghen tuông điên cuồng
của Armand khi thấy người yêu của mình từng đêm tiếp
đón những bá tước sang trọng, hào nhoáng bậc nhất
tại Paris cho đến sự hy sinh đầy đau đớn của Maguerite
nhằm giữ gìn phẩm giá và hạnh phúc cho gia đình người
thân của Armand, nhưng vẫn không minh chứng được tấm
lòng chân quý của nàng đối với Armand.
Phải chăng Thượng Đê´ không
cho phép Marguerite được sống những ngày hạnh phúc?
Hay có lẽ cuộc đời không đơn giản và nếp sống lương
thiện không dễ dàng như Marguerite nghĩ. Armand
sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, tài sản của chàng
không đủ để chi phí cho những nhu cầu cần thiết của
hai người, mặc dù Marguerite đã cầm bán tất cả tài
sản của mình để trang trải cho những món nợ càng
ngày càng chồng chất lên cao. Thêm vào đấy, sự
phân chia giai cấp trong một xã hội định kiến tây phương
thời ấy, đã là bức tường ngăn cách giữa Armand
và Marguerite. Thật vậy, người ta có thể tha thứ
cho những người đàn ông có liên hệ xác thịt với
nhiều người đàn bà, nhưng chắc chắn, họ sẽ không
bao giờ chấp nhận một người đàn ông lấy một kỹ
nữ làm vợ. Làm sao Marguerite có thể vượt qua được miệng
lưỡi cay độc của người đời và sự phán đoán khắt
khe của xã hội?. Làm sao Armand có thể vượt qua được
sức mạnh của trách nhiệm, bổn phận và tình thương gia
đình, nhất là chàng lại còn cha
già và em gái sinh
sống ở quê nhà. Chính những ràng buộc gia đình của
Armand mà Marguerite chấp nhận hy sinh tình yêu duy nhất, đẹp
nhất của đời mình để đổi lấy hạnh phúc gia đình cho
người mình yêu, bởi đối với Marguerite:
"Sức mạnh tình yêu không
có nghĩa là phải sống bên nhau mà chính là sự hy sinh cho
hạnh phúc của nhau, nàng sẽ không bao giờ hối tiếc vì
đã gặp và yêu Armand cũng như sự hy sinh quá lớn của
nàng cho danh dự của gia đình chàng".
Nếu bạn đã từng đọc/xem
cuốn tiểu thuyết tình cảm hay phim Love Story
của tác giả Erich Segal, thì bạn sẽ thấy sức mạnh của
tình yêu khi Jenny Cavilleri (Ali Macgraw) đã nói với Oliver
Barrette (Ryan O'Neal) một câu tương tự như thế trước
khi nàng nhằm mắt từ giã cõi đời.
"Love means never having you’re to say sorry"
Đọc tác phẩm Trà hoa nữ
Trà hoa nữ ta có thể cảm nhận được có những tâm hồn
cao thượng vượt lên trên cả tình yêu trai gái bình thường,
đó không chỉ là sự hy sinh cuộc sống của mình vì người
mình yêu, mà Marguerite còn chấp nhận hy sinh hạnh phúc của
mình cho em gái của Armand, người mà nàng chưa từng gặp cũng
như để giữ trọn lời hứa với cha của Armand, khi ông
khẩn thiết yêu cầu Marguerite giữ bí mật của cuộc
hẹn riêng giữa ông và nàng, để van xin nàng buông tha
cho thanh danh của gia đình ông. Marguerite đã yêu Armand
bằng tất cả tình yêu mà trái tim của nàng có thể
chứa đựng và dâng hiến.
Phải chăng người kỹ nữ
có thể cho phép người ta gạt gấm tình yêu của họ,
nhưng sẽ không bao giờ cho phép người ta làm thương tổn
lòng tự ái của họ?. Thế mà Marguerite đã chấp
nhận tất cả chỉ vì nàng quá yêu Armand. Đã bao
lần, nàng đã tha thứ cho Armand vì những lời nói mỉa
mai, lố bịch và bất nhã chỉ vì bản chất tự cao
và sự ghen tuông xấc xược của chàng. Phải chăng
sự đền bù xứng đáng cho một tâm hồn cao thượng,
rộng lòng vị tha và biết hy sinh bản thân của nàng kỹ
nữ Marguerite, để rồi đón nhận sự
trả thù vô cùng cay độc, tàn nhẫn, phũ
phàng của chính người nàng yêu, bởi những bí mật và
hiểu lầm được nàng giấu kín.
Đoạn kết thúc của câu
chuyện quá bi thảm, đau thương và khổ ải, Marguerite đã
làm cho người đọc xúc động mạnh qua lá thư vĩnh
biệt Armand trong cơn hấp hối và những dòng nhật ký
xót xa về sự thật của quyết định rời xa chàng,
cũng như nàng đã không những không tìm được một
niềm ăn ủi nào trên giường bệnh mà lại còn nhận
lấy cái chết trong cô đơn buồn tủi. Đó là minh
chứng cho tình yêu và tâm hồn cao thượng của người
con gái trót mang thân phận kỹ nữ. Để lại đây,
một sự hối hận quá muộn màng của Armand, chính lòng
tự cao và sự ghen tuông quá độ của chàng đã giết
chết giấc mơ giản dị của người kỹ nữ đã yêu chàng
với tất cả tâm hồn...
Tác giả của bản dịch này
đã nhận định rằng: Nếu ta thương yêu những con
người khốn khổ ấy là một điều sai trái, thì hãy
thương xót họ như những người mù không bao giờ được
nhìn thấy ánh sáng, người điếc không bao giờ được
nghe âm thanh của tạo hóa và người câm không bao giờ
được cất tiếng nói của tâm hồn. Nếu ta không
thương xót sự mù của trái tim, sự điếc của tâm hồn,
sự câm lặng của lương tâm ở người kỹ nữ, thì ta
đã gián tiếp sô đẩy những người đàn bà khốn
khổ này lún sâu vào con đường không lương thiện ấy.
Tóm lại, đây là một tác
phẩm có giá trị văn học kịch nghệ và cũng là một
trong những tác phẩm tiểu thuyết tình cảm tâm lý xã
hội mà tôi rất thích. Nội dung của câu chuyện
cho thấy cho thấy sự cảm thông của tác giả đối những
kỹ nữ trong sự lựa chọn nghề nghiệp của họ.
Nếu có thể lựa chọn được, chắc hẳn không ai muốn
mình là kẻ mua vui cho người khác, để rồi sau cuộc
vui chỉ còn lại ánh mắt khinh bỉ, những nụ cười mỉa
mai dành cho mình. Phải chăng vì hoàn cảnh đã
đưa đẩy họ vào con đường nhơ nhuốc ấy và không
thể nào rút chân ra được?. Sự hy sinh của Marguerite
Gautier thật cao thượng và hiếm có dù là trong tiểu
thuyết tình cảm xã hội hay trên thực tế.
Khánh
Lan