1.
Lời mở đầu
Lòng bàn tay Phật
Dược Sư hướng ra ngoài tượng trưng cho sự che chở bởi
ngài. Trên tay cầm myrobolan, trái cây được xem trong
truyền thống Tây Tạng là hoàn hảo nhất trong các thảo dược.
Tay trái Ngài cầm một bình bát có chứa ba chất cam lồ: một
mật ngọt để chữa bệnh và cải tử hoàn sinh; một mật
ngọt để chống lại lão hóa và một mật ngọt không bao
giờ cạn kiệt, có thể soi sáng trí tuệ và gia tăng hiểu
biết. Cũng như Y sĩ Yeshi Donden đã viết: "Từ Phật chỉ
định những người đã tỉnh thức (boud-) ra khỏi giấc ngủ
của vô minh (..) và trí huệ của họ đã hiểu biết được
tất cả (dha-) những gì có thể biết được (..). Họ đã
vượt qua mọi trở ngại cho sự Toàn Giác, và đã đạt được
một nhận thức trực tiếp và trọn vẹn về chân lý tối
hậu: đó là tất cả đều hiện hữu tương quan với nhau,
và không có gì có một tự tánh độc lập".
2.
Hệ thống học và triết lý Phật giáo
Căn bản của sự
khổ đau của chúng sinh dựa lên một quan niệm sai lầm về
thực tại. Do đó, mục đích của triết lý Phật giáo là
nghiên cứu bằng nội quan, quán xét và ý thức về bản chất
sâu xa của tâm thức, là sự chấp trước liên quan tới môi
trường sống. Sự chấp trước đó gọi theo tiếng Tây tạng
là" Tèn Ching prèl Djoung", có nghĩa là "có căn là xuất
hiện liên kết".
Nền tảng của
tâm thức như một hiện tượng phản xạ theo triết lý Phật
giáo là nguồn gốc khổ đau của chúng sinh.
Những phương thức
của quá trình chủ thể hiểu biết đối với thế giới có
thể đi từ mức thô sơ (thân thể) đến mức hết sức tinh
tế (tâm) trên ba phương thức: ham muốn, ghét bỏ và vô ký.
Vì không hiểu biết rằng quá trình đó đang tác động và
tạo nên thế giới " tương đối ", cho nên chúng ta không
thực hiện được hạnh phúc, là trạng thái căn bản của
tâm.
Kinh nghiệm vẫn
là nền tàng của tâm thức và có thể "thấy" được và thực
nghiệm được (ví dụ thực hành "Samatha", chỉ) qua cơ
thể con người gồm nhiều mức độ sống khác nhau.Tư tưởng
Phật giáo Tây Tạng đặt ra khái niệm Tam Thân tuệ giác.
Mức độ thô sơ
đặc biệt áp dụng cho các hiện tượng có thể quan sát và
nhận thức được bằng giác quan bình thường.Thế giới thô
sơ tuân theo các định luật "đơn giản". Đại khái: tất
cả những gì có khởi đầu thì đều có kết thúc, những
gì có kết thúc thì cũng có khởi đầu, và cái ở giữa thì
tuân theo luật nhân quả theo 12 Nhân Duyên.
Thế giới vi tế
liên quan đến sự hiện hữu, nó vượt qua khỏi thời gian
và luật nhân quả (không diễn tả được). Đặc điểm của
ý thức là nó hiện hữu một cách tương quan, tương tức,
theo nghĩa người ta không thể tìm ra một nguyên do đầu tiên
và cuối cùng của sự hiện hữu bản thể của nó (không
có Big Bang cho hiện hữu)...
Một chiếc cầu
nối cần được khám phá

Phác đồ trên đây
là " một kiến tạo của tâm thức ", tuy nhiên nó cho phép
đề ra một chiếc cầu nối với hệ thống học, và cho thấy
thoáng qua con Người như một tổng thể liên quan với môi
trường sống (theo tư tưởng Tây Tạng, con người có một
khía cạnh bên trong/bên ngoài và sự bí mật hay là ở giữa).
Quan niệm đó, chỉ nối kết ở đây có ba mức độ, có thể
được xem như một cách giải thích vấn đề tế nhị của
các quan hệ thân/tâm chỉ có mặt trong một cách nhìn nhị
nguyên của thực tại.Triết lý Phật giáo đề ra một con
đường, một phương pháp để đánh bại quan niệm sai lầm
đó, thông qua một loạt kỹ thuật nhận thức dựa lên kinh
nghiệm hoạt động của tâm thức để đạt được tuệ giác
(trạng thái tự nhiên của tâm thức, căn bản của hạnh phúc
cầu mong bởi tất cả chúng sinh), tức là thiền định (thực
hành Lodjong chẳng hạn) cũng như các thực tập sau khi thiền
(thực hành Donglen).
Mối quan hệ
thân/tâm

3.
Y Học Tây Tạng và liệu trình giải pháp
Một trong những
đặc điểm của y học Tây Tạng là cách tiếp cận cắm rễ
sâu trong một hệ thống tư tưởng tập trung vào nguồn gốc
của khổ đau, và tiến trình đưa đến sự chấm dứt của
nó. Con đường dẫn tới dần dần phá bỏ vô minh, tức là
nhận thấy cái ngã (ego) của mình chỉ là ảo tưởng và chỉ
hiện hữu qua những mối quan hệ.
Trong khung cảnh
tư tưởng đó, cơ thể cũng được xem như là kết quả của
một tiến trình, trên cơ bản dựa lên 5 nguyên tố: Gió, Đất,
Lửa, Nước, Không gian. Năm cái căn bản đó đi theo một thứ
tự kết hợp đặc biệt. Tuy nhiên cần phải nói chính xác
là các từ Đất, Nước, Lửa, Không gian dùng để chỉ định
một sự vật bên ngoài (đặc biệt đối với đầu óc Tây
phương) nhưng trong ý nghĩa Tây Tạng dường như chúng mô tả
trước hết một loạt các tính chất của môi trường sống
tự nhiên của con người. Chẳng hạn như về nguyên tố Đất,
những tính chất kết hợp với nó là: nặng nề-vững vàng-thô
sơ-êm dịu-mỡ màng-khô ráo. Nguyên tố Đất gồm đa phần
là: thịt, mô, xương, cùng với các hệ thống giác quan và
các bộ phận gây mối quan hệ với thế giới (khía cạnh
hệ thống tạo nên cảm thọ qua xúc giác).Trên phương diện
tổng quát, con người là kết quả của một sự tổ hợp
các uẩn (Đất, nước, lửa, không gian), nhưng nó xuất phát
từ một nguyên do, và một loạt điều kiện thuận lợi khiến
nó nẩy sinh.
Những nguyên tố
được tái kết hợp lại từng cặp tạo nên ba năng lượng:
LONG (khí), XÍCH BA (hỏa) và BỒI CĂN (thổ). Mục đích của
Y học Tây Tạng là gây thăng bằng ba năng lượng đó để
làm sao cơ thể và tâm thần không bị ốm đau. Điều cần
phải nhấn mạnh là Y học Tây Tạng trước hết chú trọng
đến những nguyên nhân của khổ đau, dù là trên phương diện
thể chất hay tâm lý, và mặc dầu nó là nội tại trong cuộc
sống con người. Sự không-hiểu biết (vô minh, là yếu tố
đầu tiên) đã có mặt ngay từ khi sanh ra dưới dạng hiện
hữu này (các nhà tư tưởng Tây Tạng trình bầy nó như "một
sự thẩm nhuần, bóng hình hay mùi của cơ thể"). Vô minh là
nguồn gốc của ba độc tố phát huy ra như sự biểu lộ một
triệu chứng của sự mất điều chỉnh năng lượng.
Quan điểm của
Y học Tây Tạng

Trong "hệ thống"
tư tưởng này, lý do phát bệnh rất phong phú và đa dạng.
Nó là kết quả của một bối cảnh, một lô hoàn cảnh mà
một trong những khía cạnh là cá nhân người bệnh và các
quan hệ với cộng đồng của người đó. Những mối quan
hệ "xã hội" được chỉ định như là “các định luật
của vũ trụ”. Hình thức của bệnh tật trong sự diễn giải
này tiến hóa tùy theo sự kích hoạt của cơ thể trong mục
đích bảo tồn đối với xã hội và thời đại mà bệnh
nhân đang sinh sống. Trên phương diện thực hành, bệnh tật
có thể được giải thích bằng những khuynh hướng nội tại
(liên quan đến hành vi của đương sự) và/ hoặc những hoàn
cảnh bên ngoài. Nguyên lý cơ bản vẫn là bản ngã, vì là
ảo tưởng cơ bản của "ba độc tố". Nhưng ngoài những lý
do tâm linh và vượt khỏi ảnh hưởng của Nghiệp liên quan
đến các hành vi trong kiếp trước, Y học Tây Tạng tìm cách
nhìn thấy bệnh tật, như một triệu chứng cụ thể hóa một
sự mất điều chỉnh năng lượng qua cơ thể vật lý. Như
vậy bệnh tật là kết quả và sự biểu hiện mất cân bằng
của một trong ba năng lượng, một cách tổ hợp (hay không),
sự mất điều chỉnh này tự nó được thúc đẩy bởi một
lô điều kiện khởi động và/ hoặc "thuận lợi", trong đó
có:
- Những rối loạn
tâm thần
- Thời tiết (mùa)
- Hành vi
- Chế độ dinh
dưỡng
- Những thần linh
tác hại
Trên phương diện
căn bản, tinh thần liên quan đến lối sống của con người,
cho nên tiến trình hóa giải có thể áp dụng trên nhiều mức
độ khác nhau tương ứng với cơ thể bệnh nhân:
- Khía cạnh thô
sơ (ăn uống gì, nói năng gì).
- Khía cạnh tinh
tế (những gì đạt được khi thiền định)
- Khía cạnh cực
tinh tế (Phật tánh) tức là diệt bỏ được ảo giác nguồn
gốc.
4.
Kết luận
Theo chúng tôi, Y
học Tây Tạng mang lại nhiều khía cạnh bị sao lãng bởi
Y học Tây phương, đặc biệt là quan niệm người bệnh là
một tổng-thể-tương-ứng. Người bệnh là một, duy nhất
trong bệnh sử của mình, nhưng tuy vậy là thành phần của
một tổng thể trong thế giới, theo nghĩa là mỗi chúng sanh,
từ sinh vật nhỏ bé nhất tới con người, đều mang một
ước vọng đạt được hạnh phúc (hay diệt được khổ đau).
Cũng xin xác định
là tinh thần nghiên cứu và trải nghiệm hướng dẫn thực
hành thiền không nhằm đạt được một chân lý, nhưng nhằm
tránh sự trái ngược với chân lý, là nền tảng chung cho
sự khổ đau của tất cả các chúng sinh. Thật ra cũng không
có lựa chọn, chúng ta cần đi tìm và hiện tại hóa Phật
tánh của chính mình để nâng cao ý thức chia sẻ. Hãy ngừng
đóng vai không phải là người thật của mình, để trở về
sống trong sự đơn giản nguyên thủy.
Stéphane
Grès
Tốt nghiệp Viện
New-Ythok tại Milan, Thiên Nhiên Liệu Pháp của Y Học Tây Tạng.
Hội viên của AFSCET và
nhà cộng tác nghiên cứu tại
phòng thí nghiệm COSTECH của UTC
s.gres@magic.fr
Tóm
tắt
Cũng như toàn bộ
triết lý Phật giáo, Y học Tây Tạng là một hệ thống
liên kết có tính cách đồng thể, tuy rất công phu nhưng
vẫn mang nhiều ý nghĩa nhân đạo và chú trọng đến
cuộc sống thường ngày của con người để hòa nhập trong
xã hội. Ra đời cách đây 2 500 năm nay, Y học Tây Tạng
bắt nguồn từ Y học Ayurvedic và Y học Saman, và chủ yếu
dựa trên một sự tiếp cận toàn diện và có hệ thống của
con Người.Tuy rằng cơ bản của nền Y học này dựa trên
một sự tiếp cận "giả-năng lượng" của con người,
nhưng các kỹ thuật đều nhằm vào mục đích rất thiết
thực là tái tạo lại sự cân bằng năng lượng trong
cơ thể.
Chất lượng của
sự tiếp cận y học và những đặc điểm của các phương
cách sẽ được nghiên cứu qua khía cạnh bệnh lý và căn
bệnh, trên mọi phương diện: tâm linh, trí tuệ, thể xác.
Chúng tôi sẽ nhấn mạnh trên yếu tố cần thiết để
xây dựng và đề nghị các ngành Y học thay thế chú
trọng đến quá trình vừa là nguyên nhân vừa là những điều
kiện gây nên sự mất thăng bằng của một tổ chức,trên
phương diện cá nhân hay đoàn thể, và đồng thời trình bày
những
đường lối suy luận khác trong một khuôn khổ
có nhiều mức độ (Người, mối quan hệ, và các thành phần).
Chúng tôi trình bày những cơ sở thuộc về biểu tượng
và có hệ thống của lối tư duy Tây Tạng và đặc
biệt là bình luận về quá trình chẩn đoán, điều trị và
các toa thuốc đính kèm để chữa cho "bệnh nhân".
* * *
|