Ngày 26/11/1924, khánh thành
thương xá Tax ở Saigon, tờ Écho Annamite của Pháp số ra ngày
27/22/1924 viết "Một trong những mảnh đất trong mơ của Ngàn
Lẻ Một Đêm..."
Xa Saigon lâu rồi nhưng vẫn nhớ sáu mươi bậc
thang xanh biếc cùng ba tấm Mosaic ở thương xá Tax như lời
chào bé con Sè Goòng vốn xa lạ với kiến trúc lộng lẫy
dường ấy. Cầu thang và những tấm thảm gạch Mosaic là món
quà từ biển khơi mở đầu cuộc
gặp gỡ bất ngờ giữa Cận Đông bí ẩn với Viễn Đông
xa vời.
Báo chí và dư luận gần đây nhắc cầu thang
và những tấm Mosaic mang tính "lịch sử và văn hoá". Lịch
sử và văn hoá ấy là gì? Từ đâu
đến? Bởi ai? Bài viết ngắn này như một lời giới
thiệu muộn màng và lời chào cuối đến
những vô danh đã một lần biến "Lịch sử và văn hoá"
Saigon thành chuyện Ngàn Lẻ Một Đêm.
Một chút lịch sử
Mosaic khởi từ 4000 năm
ở Hy Lạp. Thế giới ca tụng bích họa trên trần nhà
nguyện Sistine ở Vatican tuyệt tác phẩm của Michelangelo vẽ
(1508-1512) nhưng quên đi bức họa khổng lồ Mosaic 272x 513 cm,
TK1 TTL, hiện ở tại Viện Bảo Tàng quốc gia ở Naples,
nét như ảnh chụp bây giờ.
Văn minh vùng Mesopotamie
nâng Mosaic lên hàng nghệ thuật. Mesopotamie bây giờ là Iraq,
Kuwait, đông-bắc Syria, đông-nam Thổ
Nhĩ Kỳ và tây-nam Iran. Nghệ sĩ Islam sáng tác Mosaic
dựa trên niềm tin tôn giáo và kiến thức, mục đích
không ca ngợi thượng đế vô hình mà cố gắng diễn
tả những gì thượng đế tạo ra. Khó giải thích nhất là
không gian bao la, càng cao rộng càng gần với sự thật trong
suốt. Điều này giải thích người Islam không ngại sa mạc
núi đồi hay biển rộng. Chính thương nhân Nabatean của khối
Ả Rập làm chủ Con Đường Tơ Lụa cả trên bộ lẫn trên
biển. Khát vọng này biến các đền thờ Islam có hình vòm
gắn Mosaic như bầu trời xanh chi chít ngàn sao. TK8, Mosaic phát
xuất từ Perse tức Iran/Ba Tư bây giờ, trở thành nghệ thuật
trang trí các đền thờ Islam/Hồi giáo.
http://www.pearltrees.com/landryalex99/item645118
Đền
Thờ của Hoàng Đế ở Isfahan, Iran, xây năm 1611, có tới 7
màu gạch
Mosaic là gì?
Mosaic, đọc là
mô-zê-ík, là nghệ thuật lắp ghép các mẩu vật liệu thành
một bức tranh trên đền thời, tháp, đồ
đạc, vườn hoa, giếng, lối đi, hồ bơi... Vật liệu là
gốm, gạch, sỏi, kiếng, gỗ... được đẽo nhỏ xíu gọi
là tessera (số nhiều là tesserae). Tesser từ tiếng Hy
Lạp là đất. Tessera phải nhỏ hơn 2cm, nếu lớn hơn thì
không phải là Mosaic.
Nơi làm Mosaic cổ điển và truyền thống là
Ravenna ở Italy, Warka ở Iran, Fes ở Maroc. Vật liệu làm tesserae
cho Mosaic ở Tax sản xuất từ Fes, nên bài này chỉ nói về
Fes.
Fes, kinh thành huyền bí?
Fes là kinh đô triều
đại Idrisis từ 789, tiếp tục là kinh đô xứ Maroc cho đến
năm 1912 bị Pháp đô hộ. Tín đồ Muslim coi Fes là thánh địa
phía Tây, so với thánh địa phía Đông là Mecca. Trường đại
học al-Qarawiyyin xây dựng
từ 859, đại học cổ nhất thế giới. Nhiều đền đài
theo phong cách Islam, dùng gạch ngói sản xuất tại Fes. UNESCO
công nhận kinh thành Fes là di sản thế giới. Fes được giới
mỹ thuật phong tặng là Athens của châu Phi. Cư dân Fes, 57%
người Ả Rập, 30% người Berber, còn lại là những giống
dân khác. Sự pha trộn từ ngàn năm
cho ra đời những tác phẩm âm nhạc kiến trúc thủ công…như
bông hoa xinh đẹp huyền bí trên mặt quả địa cầu.
Mosaic ở Tax thoát thai từ khung cảnh huy hoàng
trên. Nghệ sĩ Maroc sáng tác hình kỷ hà đối xứng cực kỳ
chích xác như sinh viên toán dù ngàn năm trước chưa có bút
chì và compass.
Kỹ thuật làm Zellij cho Mosaic Tax
Kinh thành Fes gọi kỹ thuật làm Mosaic là Zellij.
Fes sản xuất gạch Zellij làm bằng tay từ TK10 cho tới bây
giờ. Công đoạn làm Zellij rất giống làm đồ gốm. Gạch
Zellig còn gọi là gạch gốm/ceramic tile, khác với những loại
gạch khác bằng xi măng hay xi-măng
trộn đá dăm, rơm... Từ đoạn này sẽ dùng chữ Zellij
ám chỉ kỹ thuật làm tesserae ở Fes.
Chỉ Fes mới có đất
sét làm Zellij. Gạch làm bằng đất
sét nơi khác không thể đẽo thành tessera được. Vật liệu
trong sách vở tiếng Anh - clay, mud, cement, adhesivce - không
thể hiểu là đất sét, bùn, xi-măng, keo dính…như ở nơi
khác. Ngâm sét nhiều ngày cho mềm, nhào bằng chân cho thật
nhuyễn, nhặt bỏ sỏi, nặn thành miếng 10x10cm như trong hình,
phơi nhiều ngày ngoài nắng, bỏ lò nung 1200 độ. Bã trái
olive sau khi ép làm dầu olive dùng đốt lò. Gạch được tráng
men màu (một mặt), bỏ lò lần thứ hai nhiệt độ thấp hơn.
Gạch nung xong, nghệ sĩ dùng lông chim chấm mực vẽ trên gạch
rồi dùng búa rất sắc đẽo (không phải cắt) thành từng
miếng nhỏ như ảnh dưới.
(Tư liệu của Faissel Farhi,
West Holywood, California)
Làm Zellij là nghề cha truyền con nối hay từ
thầy tới trò. Ngàn năm trước chỉ một mình Maalems làm một
công trình từ A đến Z. Nghệ sĩ hoàn toàn tưởng
tượng trong đầu. Muốn lưu lại, chỉ có cách ghi tesserae
trên cát, trên đất. Được gọi là
maalems/thợ cả, cần tuổi đời và kinh nghiệm, mới được
khoác tấm áo trắng quí tộc. Ở xã hội Muslim, Zellij
là dấu hiệu nơi gia đình thượng lưu. Zellij là biểu tượng
cho phẩm chất cao quí, sự giàu có và địa vị xã hội. Một
dinh thự với vườn hoa phòng nguyện, cầu thang, thư viện,
bếp…phải xây từ 5 đến 10 năm,
Maalems dọn ở hẳn trong gia đình, được đối đãi như thượng
khách, lắng nghe từng người để truyền tâm tình đó vào
đường nét Zellij. Nếu còn độc thân, Maalems có khi
kết hôn với con gái chủ nhà. Do đó,
Maalems có ảnh hưởng lớn nơi cộng đồng vì người
Muslim cầu nguyện 5 lần trong ngày lấy cái đẹp xung quanh
thay thế cho tiên tri Allah, vì "Allah thì tuyệt mỹ và ngài
yêu sự tuyệt hảo".
Photo dưới đây, một
trong hai cách ráp tesserae thành môt bức tranh: mặt phải tesserae
có tráng men úp xuống đất...Mọi sai sót không thể sửa chữa
được. Chi tiết này cho thấy trở nên một Maalems đòi
hỏi kinh nghiệm biết là bao. Dù bây giờ đã có giấy bút,
thợ vẫn làm theo chỉ dẫn của Maalems.
(Tư liệu của Faissel Farhi,
West Holywood, California)

Ngày cuối cùng, Tax đóng cửa lúc 2: chiều 25/9/2014,
một sinh viên kiến trúc đã lượm được miếng tesserae này
lúc 1:20 chiều, trân trọng gói mang về như kỷ niệm cuối
cùng với Tax. Bạn ấy ghi "Lượm ðược 1 mảnh mosaic ðo thì
thấy không phải hình vuông, mà gần vuông ngang dọc là 17-17
dày gần 5mm, dưới có chữ H- nó bị cạy lên bởi người
ta đặt thùng loa". Tesserae này và Tesserae ở photo trên có màu
đất sét ở Fes.
Năm 1994, Bill Gates mua
cuốn Leicester Codex chép tay của danh họa nổi tiếng Leonardo
da Vinci có niên đại 500 tuổi, với giá chính xác là
30,8 triệu USD. Những miếng Mosaic Tax
không đánh giá được thành tiền. Mosaic Tax không chỉ có
tuổi đời đúng 90 năm mà lịch sử trải dài 2000 năm.
Mosaic Tax không đến từ Paris mà từ kinh đô Fes. Đất sét
không từ Saigon mà từ vùng núi xứ Fes. Trí tưởng tượng
không từ Leonardo da Vinci mà từ một sư phụ người Maroc vô
danh.
Còn ba ngày nữa là đến tháng 11/2014, không
chỉ riêng ngành kiến trúc mỹ thuật Việt lưu tâm tới số
phận của ba miếng Mosaic Tax, mà cả thế giới mỹ thuật
Islam cũng chờ đợi xem định mệnh
có mỉm cười với Mosaic không.
Thật vậy, trên đường
đi tìm lý lịch của Zellij nơi Mosaic Tax, chúng tôi may
mắn gặp Faissel Farhi, hậu duệ của Maalems từ Fes, dòng nghệ
sĩ làm tesserae. Mosaic thương xá Tax
quả là một viên ngọc trai trôi từ chân trời
văn hóa khác nhưng không phân chia thế giới mà làm người
ta xích lại gần nhau.
Xin đón xem bài
tới, cuộc gặp gỡ cảm động 90
năm sau ngày tesserae từ xứ Fes cặp bến Saigon.
Trần Thị Vĩnh-Tường
California, 27/10/2014
-----------------------
Chú thích:
Có lẽ Mosaic là thông điệp thêm trong trí nhớ
của người Sè Gòong về một mảnh đời của chính mình nên
có tới 2000 mảnh tin/bài viết về kỷ niệm, cảnh quan, kiến
trúc.... về Thương xá Tax. Y
Youtube https://www.youtube.com/watch?v=_Z-v2xQf14c
ghi chú “Thương xá
Tax đóng cửa, cửa kẹt phải mở lên đóng
lại. (25-9-2014 lúc 14h00) Anh em đứng quay phim chụp hình
phút cuối". Một sinh viên cho hay, cửa cuốn ngưng lại đôi
giây, cố gượng mở lên lần nữa trước khi sập hẳn xuống,
giống như vuốt mắt lần cuối! Một so sánh ngắn gọn cho
một Saigon chết non khi còn đang sống trẻ. Ôi Sè Gòong!! |