Ðây
là bài ghi chép lại khi phóng viên báo Tiền Phong phỏng vấn
nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông ở Hà
Nội (cuối năm 2008) khi ông về tham dự và trình bày vấn
đề "Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp" trong hội thảo
quốc tế Việt Nam học lần thứ ba (Hà Nội, 4-7/12/2008) Bài
chép lại này khiến ta suy nghĩ lại truyền thống văn hoá
rất lâu đời của tổ tiên trong những ngày trước tết ...
Xưa
nay nhiều người vẫn lầm tưởng rằng 12 con giáp có xuất
xứ từ Trung Hoa. Tuy nhiên, từ những năm 2000, trong một
công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Việt cổ - nhà nghiên
cứu ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông phát hiện ra nguồn
gốc 12 con giáp có xuất xứ từ Việt Nam.
Ngôn
ngữ là "lá bùa" tổ tiên để lại
Theo
văn hóa Phương Ðông, lịch được xác lập theo chu kỳ thay
đổi đều đặn của Mặt trăng. Do đó 12 con giáp ứng
với 12 giờ trong ngày, 12 tháng trong năm, 12 năm trong một giáp
- đó là những nền tảng quan trọng để tính lịch và là
dấu hiệu để nhận đoán về số mệnh của từng người
theo cung Hoàng Đạo.
Trong
lịch sử, Việt Nam và Trung Hoa có một thời kỳ giao lưu
văn hoá ít nhất 2000 năm. Những đợt giao lưu văn hóa
cứ tiếp biến và chồng chất lên nhau khiến cho dấu hiệu
nhận biết nét riêng của từng dân tộc rất khó khăn. Thêm
vào đó, các tài liệu xưa không còn nhiều, nếu còn cũng
chỉ trong kho thư tịch Hán cổ khiến cho việc nghiên
cứu hết sức rắc rối và phức tạp. Chính điều này đã
đốc thúc nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Cung Thông cố công
đi tìm cho bằng được những bí ẩn ngôn ngữ của tổ tiên
mà theo ông đó là những "lá bùa" con cháu cần tìm lời
giải.
12
con giáp Việt trong cung Hoàng Đạo
Ông
Thông cho biết, ông bắt đầu việc nghiên cứu tiếng Việt
của mình vào những năm đầu thập niên 1970 tại nước Australia.
Trong một lần nghiên cứu về nguồn gốc 12 con giáp để lần
tìm cội nguồn tiếng Việt ông đã phát hiện ra một số
từ Việt cổ mà người Việt đã dùng để chỉ về 12 con
giáp có nguồn gốc lâu đời trước khi 12 con giáp xuất hiện
ở Trung Hoa. Vào những ngày cuối năm con trâu, tại Viện Việt
học ở thành phố Westminster (California, Mỹ) ông đã có một
buổi thuyết trình những khám phá thú vị của mình với chủ
đề "Vết tích của tiếng Việt cổ trong tiếng Hán".
Ngoài ra, vấn đề này còn được trình bày trong hội thảo
quốc tế Việt Nam học lần thứ ba (Hà Nội, 4-7/12/2008) ...
"Tìm
hiểu về gốc của tên mười hai con giáp là một cơ hội
để ta tìm về cội nguồn tiếng Việt. Tên 12 con giáp là
Tý/Tử, Sửu, Dần, Mão/Mẹo, Thìn/Thần, Tỵ, Ngọ, Mùi/Vị,
Thân/Khôi, Dậu, Tuất, Hợi. Thoạt nhìn thì thập nhị chi
trên có vẻ bắt nguồn từ Trung Quốc vì là những từ Hán
Việt, nhưng khi phân tách các tiếng Việt, và thấy có những
khác lạ, tôi đem so sánh trong hệ thống ngôn ngữ vay mượn
thì sự thật không phải vậy" - ông Thông nói.
Theo
ông Thông thì tên 12 con giáp nếu đọc theo tiếng Bắc Kinh
và bằng cách ghi theo phiên âm (pinyin): zi, chou, yín, măo, chén,
sì, wè, wèi, shèn, yòu, xù, hài... hoàn toàn không liên hệ
đến cách gọi tên 12 con giáp trong tiếng Trung Quốc hiện
nay. Ngay cả khi phục hồi âm Trung Quốc thời Thượng Cổ
thì vẫn không tương đồng với các cách gọi tên thú vật
thời trước. Như vậy nếu có một dân tộc nào đó dùng
tên 12 con thú tương tự như tên 12 con giáp ngày nay thì dân
tộc đó phải có liên hệ rất khăng khít với nguồn gốc
tên 12 con giáp này hay còn có thể là 'chủ nhân' của chúng.
Từ
điều này, khởi đầu cho việc nghiên cứu ông đi tìm nguyên
do vì sao trong 12 con giáp của Trung Quốc, con Mèo bị thay bởi
Thỏ. "Người Trung Quốc dùng thỏ thay cho mèo (biểu tượng
của chi Mão/Mẹo) vì trong văn hóa du mục của người Trung
Quốc thỏ là một loài vật rất quan trọng và thường được
ghi bằng chữ tượng hình là Thố, giọng Bắc Kinh tù theo
pinyin, là từ viết bằng bộ nhân không có từ để chỉ mèo.
Hầu như chỉ có dân Việt mới dùng mèo cho chi Mão: nguyên
âm e hay iê là các dạng cổ hơn của a như kẻ/giả, vẽ/hoạ,
xe/xa, khoe/khoa, hè/hạ, chè/trà, keo/giao, beo/báo... Vì thế
mà mèo cũng là loài vật hiện diện trong đời sống dân Việt
thường xuyên hơn" - ông Thông lý giải. Nên nhắc lại
ở đây là âm Hán Việt miêu 貓 là con mèo trong văn hoá Trung
Hoa, và từng được ghi lại trong từ điển Việt Bồ La/VBL
in năm 1651 rằng giờ mão hay mẹo là giờ mèo (hora felis - VBL
trang/tờ 287). Học giả Lê Quý Đôn (1726-1784) từng viết là
tương trưng cho chi Mão/Mẹo là con thỏ trong Vân Đài Loại
Ngữ (phản ánh ảnh hưởng của Tàu), và nếu tài liệu này
được dùng làm sách giáo khoa' thì có lẽ dấu ấn của văn
hoá Việt cổ sẽ chìm sâu trong quên lãng. Người Việt sinh
ra vào năm Mão/mẹo/mèo hay Ngọ/ngựa biết ngay rằng là năm
con mèo hay con ngựa - không nhất thiết phải đi đến trường
học - trong khi đó Trung Hoa phải dùng từ ghép Mão Thố 卯兔
(Mão thỏ) hay Ngọ mã 午馬 (Ngọ ngựa): để dạy cho dân
chúng biết là năm Mão là năm con thỏ và năm Ngọ là năm
con ngựa!
Vì
sao Việt Nam không giữ được "thương hiệu"?
Thực
tế, đã từng có nhiều công trình của nhiều tác giả cố
gắng chứng minh văn hóa Trung Quốc có xuất phát từ
văn hóa Việt Nam như tác giả Kim Ðịnh (td. Viêm tộc
trong cuốn "Việt Lý Tố Nguyên"), Lê Mạnh Mát qua cuốn
"Lịch sử âm nhạc Việt Nam - từ thời Hùng Vương đến
thời kỳ Lý Nam Ðế" hay tác giả Nguyễn Thiếu Dũng với
cuốn "Nguồn gốc Kinh Dịch"...v.v... Hầu hết các cuốn
sách này đều cho thấy chiều vay mượn văn hóa là từ phương
Nam vào thời thượng cổ, chứ không phải là từ Bắc xuống
Nam (cũng như các nước chung quanh) vào các đời Hán, Ðường
lúc văn hoá Trung Quốc cực thịnh. Tuy nhiên không tác giả
nào đề cập đến nguồn gốc tên 12 con giáp, và rất ít
dùng cấu trúc của chữ Hán, Hán cổ cùng các biến âm trong
cách lý giải.
Theo
ông Thông, ngoài hai chi Tý/*chút/chuột, Mão/ Mẹo/mèo
là dễ nhận thấy nhất thì những chi còn lại khi so sánh
trong tương quan ngữ âm, ngữ nghĩa cũng đều cho ra những
kết quả khá bất ngờ.
Ví
dụ với trường hợp của Thân là chi thứ 9 trong bản
đồ Hoàng Đạo. Nếu xem cách viết chữ Thân bằng bộ
điền với nét giữa dài hơn với cách viết chữ Khôn (một
căn bản của Kinh Dịch có từ thời Thượng cổ) thì ta thấy
bộ thổ hợp với chữ Thân hài thanh. Ðây là liên hệ trực
tiếp giữa Thân và Khôn, tuy nhiên tiếng Việt cổ có chữ
khọn là con khỉ (người Huế hay người xứ Nghệ hiện nay
một số chỗ vẫn còn những câu cửa miệng "tuồng mặt con
khọn" để ám chỉ những người vô tích sự, chẳng làm chẳng
nên trò trống gì). Thành ra, Thân chính là khỉ, tiếng Việt
cổ dù biến âm th-kh rất hiếm gặp trong tiếng Việt ngày
nay nhưng nó vẫn còn dấu tích của những từ cặp đôi như:
thân- cận- gần, thận- cẩn (thận trọng, cẩn trọng).
Tương
tự với trường hợp của con Rồng. Xưa nay nhiều người
vẫn cho rằng rồng là một con vật tiêu biểu cho vương quyền
của phương Bắc và sau đó nó được chọn làm một trong
12 con vật có mặt trong 12 con giáp của cung Hoàng Đạo. Nhưng
ít ai biết được rằng rồng thực sự là con vật chủ của
người Việt cổ và ngày xưa người Việt đã có những từ
ngữ riêng để nói đến rồng hay thìn. Thìn/Thần dấu tích
còn lại trong giọng Bắc Kinh hiện nay chỉ còn chén - âm này
có thể tương ứng với các âm trần, trầm, thần của Hán
Việt. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Cung Thông thì nếu
phục hồi âm cổ của Thìn/Thần là tlan (Tiếng Việt cổ
- âm r chuyển thành l) và trăn, lươn (âm ts - mất đi), rắn,
trình (loài cá giống con lươn), rồng/long (nguyên âm o thay
cho a như nôm/nam, vốn/bản...) và khuynh hướng đơn âm hoá
để cho ra các dạng từ ghép như tlăn - thằn lằn, tlian -
thuồng luồng... cho thấy vết tích của rồng trong các ngôn
ngữ phương Nam.
Nếu
chữ Ngưu được dùng thay chữ Sửu trong tên 12 con giáp
thì nguồn gốc tiếng Hán của chúng có cơ sở chứng minh,
nhưng chữ Sửu (và các chữ khác như Tý, Dần, Hợi) chẳng
dính líu gì đến tên gọi 12 con vật trong tiếng Hán. Một
dạng âm cổ phục nguyên của Sửu là *d(t)/ru hay *d(t)lu cho
thấy liên hệ rất gần với âm Việt cổ. Trong An Nam Dịch
Ngữ (NXB Đà Nẵng 1995), Trâu còn được phiên âm là Klâu.
Tự điển Việt - Bồ - La (1651) thì phiên âm Trâu là Tlâu.
Các dạng tiếng Mường, Trâu là Tlu - Klu.
Âm
Hợi 亥 có một dạng âm cổ phục nguyên là *ku:i? hay
*gu:i? so với tiếng Mường cúi là con heo (tiếng Việt vẫn
dùng từ ghép heo cúi chẳng hạn) và gỏi
Lý
giải về nguyên nhân dẫn đến việc bị "lẫn lộn"
về nguồn gốc 12 con giáp, ông Thông cho rằng "Với ảnh
hưởng quan trọng của nền văn hoá Trung Quốc, từ đời Hán
và sau đó là Đường, Tống... với sức ép của giai cấp
thống trị từ phương Bắc tên 12 con vật tổ đã từ từ
được thay thế bằng hình ảnh con người, mang nặng màu sắc
văn hoá Trung Hoa hơn. Từ tính chất cụ thể của các loài
vật láng giềng, 12 con giáp đã trở nên trừu tượng và còn
ảnh hưởng đến vận mạng con người nữa (bói toán). Tuy
nhiên, cái vỏ hào nhoáng của chữ Hán, Hán Việt không thể
thay đổi được nền văn hoá bình dân (khẩu ngữ) trong đời
sống người Việt"
Sự
phát hiện mới mẻ này đã chứng minh cho sự phát triển của
người Việt xưa trong cách tính lịch và làm nên một
nền văn minh lúa nước (nông nghiệp) rực rỡ ở phía Nam
Ðông Nam Á.
Nguyễn Cung Thông
(Melbourne, Australia)
|