Tượng Phật màu trắng khổng lồ
trên núi Cấm đã được đưa vào sách kỷ lục
The Guinness Book of Records
An-Tiêm
MAI-LÝ-CANG (Paris)
Trên vùng địa lý của
miền đất An-Giang ở phương Nam từ xưa cho đến nay, nếu
không có được dòng chảy của con sông Cửu-Long [1]
và dãy Thất-Sơn (nằm trong 37 ngọn núi trong khu vực)
hằng ngày in hình soi bóng nước, thì chỉ còn lại chẳng
khác nào như là hình ảnh của một bức tranh tĩnh vật được
lắp ráp vào bằng những cánh đồng nông nghiệp, sông ngòi.
Tuy có vườn ruộng bao la với lúa chín vàng, nhưng sẽ không
nặng hạt. Cỏ cây nẩy lộc đơm hoa kết trái, nhưng sẽ
không được nhiều. Cảnh quan toàn miền đất sở tại yên
ắng thanh bình, nhưng sẽ không thể được gọi An-Giang là
nơi sơn kỳ thủy tú. Và cũng không thể có cơ hội, để
cho sức sống năng nổ của người dân sở tại có dịp ra
công mở mang khai phá, kiến tạo thành hình nên những bức
tranh cung đình tâm linh, làng mạc xinh tươi, phố phường đẹp
đẽ, duyên dáng giống như là hình ảnh sắc màu gợi cảm
như ngày hôm nay.
Đi thực tế, thắng
duyên tuyệt vời rừng núi của dãy Thất-Sơn đã tạo
ra cho địa phương một dáng đứng xinh đẹp, và ảnh hưởng
to lớn của dòng nước sông Cửu-Long cũng chính là phương
tiện thủy lợi tối quan trọng đã giúp cho vùng đất nầy
(nói chung, là cho cả hai mươi triệu người dân ở trong các
tỉnh miền Tây) hưởng được một nguồn lợi tức dồi dào
về nông nghiệp, thủy sản, hoa màu.
Sở dĩ người ta có thể đưa ra một sự nhận
xét khách quan và tự tin như vậy, là vì ở vùng đồng bằng
châu thổ sông Cửu-Long, thì miền đất trực thuộc tỉnh
An-Giang vốn có rất nhiều lợi thế về địa hình thiên nhiên,
cho nên nó đã vô tình tạo ra được một dáng vẻ gấm vóc
mỹ miều, thủy sơn hòa quyện. Và cùng với truyền thống
tinh thần hi sinh chiến đấu chống giặc ngoại xâm để quyết
tâm bảo vệ quê hương, xây dựng tình người từ bao thế
hệ đã trôi qua. Giờ đây, dải đất An-Giang hầu như từng
đã được nhiều người nghe biết đến như là một địa
phương nổi tiếng không còn xa lạ, có mang nhiều sắc thái
đặc biệt ảnh hưởng về hoàn cảnh lịch sử nhân sinh xã
hội, sinh hoạt văn hóa đa dạng ở vùng miền.
Và có một điều rõ ràng mà ai ai cũng đều
được biết, là hễ cứ mỗi lần nhắc tới hình ảnh màu
mỡ nên thơ của cục đất An-Giang, thì người ta liền nói
ra hình ảnh của dãy núi Thất-Sơn cùng một lúc với địa
hình thượng nguồn của con sông Cửu-Long. Trước khi đổ
vào lãnh thổ Việt-Nam, thì nó đã tách chia ra làm thành hai
nhánh, rồi cùng đều chảy song song vào địa phận của tỉnh
An-Giang tạo nên mùa nước nổi đặc trưng hằng năm, trước
khi tỏa đi khắp các miệt vườn ở miền Tây trên dải đất
phương Nam. Chẳng những thế, hai nhánh sông Tiền và sông
Hậu của dòng Cửu-Long trước khi cùng nhau chia thành chín
nhánh đổ ra bể cả thì lại còn có dịp được thông nhau
bởi con sông Vàm-Nao [2]
ở ranh giới giữa hai huyện Chợ Mới&Phú-Tân. Theo lời
của người dân địa phương, thì khi xưa Vàm-Nao chỉ là một
con rạch nhỏ lần lần bị nước xoáy tròn từ sông Tiền
sang qua sông Hậu, và trở thành là một ngư trường nổi tiếngdồi
dào có rất nhiều loài tôm cua, cá bông lau, cá hô, cá đao,
cá ngác, cá đuối, cá sấu, đặc biệt là những giai thoại
lý thú về loài cá nược.
Ngư trường và phà trên sông Vàm-Nao
Và nhờ vậy mà từ lâu An-Giang có thêm một
phương tiện của trời ban cho, để làm giàu cho các công trình
thủy lợi và giúp cho mọi sự giao thông vận tải về mặt
đường thủy càng thêm được thuận tiện dễ dàng. Do vậy,
với hệ thống sông ngòi kênh rạch trải đều ra giống như
mạng nhện cho nên người ta thấy có rất nhiều cảnh sinh
hoạt bán buôn di động hằng ngày diễn ra trên các chợ nổi
hay tại các bến sông, một nét văn hóa cá biệt của những
vùng miền sông nước.
Chợ nổi nhộn nhịp ở Long-Xuyên
Tỉnh An-Giang từ lâu có thể nói được coi
như là nơi tích tụ của rất nhiều di tích lịch sử, địa
điểm du lịch của các danh lam thắng cảnh ở miền Tây. Ngày
xưa, ở nơi đây vốn là vùng đất phù sa cho nên thổ ngơi
vô cùng thích hợp với nhiều loại trái cây trồng, lúa nếp,
và diện tích rừng rất rộng có nhiều loài động vật hoang
dã, nói chung về tài nguyên nhiên nhiên thì rất là phong phú.
dồi dào. Lúc bấy giờ đất rộng người thưa, cuộc sống
của người dân bất luận trong mọi hoàn cảnh xã hội nào
thì họ cũng đều cảm thấy an nhàn, thư thả, vui đời đạm
bạc. Do vậy, tâm tình của họ thì thật là chơn chất hồn
nhiên, hằng ngày tuy có bận làm lụng vất vả tay chân nhưng
vẫn không quên dành lại chút thời gian để tiêu khiển thú
vui với bầu rượu, đồng nội mây ngàn. Còn nói riêng, đối
với tâm trạng của những cô thôn nữ miền quê chứa chan
đầy nhựa sống khi có cơ hội giao lưu với bè bạn sơ giao
vừa tới ở miền xa, thì họ lại càng bộc lộ ra tình người
đơn sơ, mộc mạc, ăn nói một lời nhưng cũng không quên
tế nhị thật thà khoe sắc quê mình có nhiều nét đẹp nơi
miền sông nước. Và luôn luôn tỏ ra có tấm chân tình lưu
luyến cùng khách lãng du, chẳng hạn như bằng những câu hò
truyền cảm chứa chan bình dị.
Hò ơ...Long-Xuyên nước ngọt gió hiền Tàu xuôi Nam-Hải ngược miền Nam-Vang Thương hồ chiếc dọc chiếc ngang, Tiếng rao lãnh lót nhịp nhàng chèo khua... Chèo vô núi Sập lựa con khô sặc cho thiệt
ngon, lựa trái xoaài cho thiệt dòn, đem ra Long-Xuyên lựa gạo cho thiệt trắng,
thiệt thơm. Em về em dọn một bữa cơm, để gười quân
tử, Hò ơ...Để người quân tử ăn còn nhớ
quê...
Hình ảnh Long-Xuyên ngày xưa
Trái lại, thành phố Long-Xuyên ngày nay có khác.
Long-Xuyên bây giờ chính là trung tâm của tỉnh lị An-Giang
đã có những hình ảnh sinh hoạt năng động phát triển không
ngừng về các lãnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị,
khoa học kỹ thuật. Thành phố Long-Xuyên cách Hồ-Chí-Minh
189km, cách Hà-Nội 1950km và cách biên giới Campuchia 45km tính
theo đường chim bay. Và cũng kể từ khi chiến tranh chấm dứt,
thì thành phố Long-Xuyên đã phải trải qua nhiều giai đoạn
thay đổi về các cơ cấu tổ chức hành chánh địa phương
cho thích hợp với ảnh hưởng nhu cầu thực tế. Hơn thế
nữa, nhờ cuộc sống của người dân được tăng trưởng,
nói chung là do nhờ sự phồn thịnh của địa phương mà đường
phố Long-Xuyên đã được chỉnh trang, tân tạo ra vẻ khang
trang đẹp đẽ hơn xưa.
Thành phố Long-Xuyên có trường Đại-Học An-Giang
dạy các Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Khoa Nông Nghiệp&Tài
Nguyên Thiên Nhiên, Khoa Sư Phạm, Khoa Kỹ Thuật - Công Nghệ
- Môi Trường. Và ngoài siêu thị Co.opMark, siêu thị điện
máy Nguyễn-Kim, siêu thị điện máy Chợ-Lớn và một loạt
các siêu thị khác tràn ngập hàng hóa, điện tử v.v, thì
Long-Xuyên còn có thêm cả trăm nhà máy xay gạo, chế biến
nông thủy sản, rau quả, thức ăn gia súc, chế biến nước
mắm, nước chấm. Đó là chưa kể đến các làng nghề truyền
thống hiện vẫn đang còn tồn tại như là làm dầm chèo,
đóng xuồng ghe, chằm nón, dệt, làm cẩm thạch, làm lưỡi
câu, se nhang, làm len, làm bánh tráng, đan đát, đồ sắt v.v.
Còn tại trung tâm thành phố thì chợ búa, tiệm tùng bán buôn,
bến đò, bến xe xảy ra nhộn nhịp (kể cả sinh hoạt náo
nhiệt ngược xuôi ở chợ nổi) cũng đã từng mang lại nhiều
ấn tượng vào lòng du khách bằng những hình ảnh kỷ niệm
thật đầy thú vị.
Một góc nhìn thành phố Long-Xuyên
ngày nay
Cầu và chợ Long-Xuyên
Còn thành phố Châu-Đốc (khi xưa từng là tỉnh
lị của tỉnh Châu-Đốc) thì cũng có địa thế giống y như
thành phố Long-Xuyên là cùng đều nằm bên bờ sông Hậu,
nhưng thành phố Châu-Đốc lại là thành phố biên giới có
nhiều nét đặc trưng nhất ở trong toàn tỉnh An-Giang. Nhận
xét khác, người ta có thể nói rằng địa phương Châu-Đốc
mới chính là một địa điểm du lịch hấp dẫn nhất đối
với hầu hết mọi thành phần du khách mỗi khi có dịp tìm
đến tham quan ở An-Giang. Châu-Đốc xưa nay vẫn là vùng đất
biên thùy, và cư dân ở hai quốc gia thường có rất nhiều
cơ hội qua lại để trao đổi bán buôn cũng như từng cùng
nhau dễ dàng kết tình hữu nghị láng giềng.
Chợ búa xe
cộ ở Châu-Đốc ngày xưa
Trong tỉnh An-Giang ngày nay, thì Châu-Đốc là
thành phố lớn thứ nhì sau Long-Xuyên nhưng lại là một thành
phố được nổi tiếng nhiều hơn cả Long-Xuyên do nhờ có
nhiều thắng cảnh thiên nhiên, và nhiều tụ điểm thờ phụng
các cung đình văn hóa tâm linh. Cũng như, là nơi có cửa khầu
quốc tế Tịnh-Biên sang Campuchia rất thuận tiện cho mọi
sự giao thương và du lịch. Và mặc dù thành phố tuy nhỏ
nhưng lúc nào người ta cũng thấy cái cảnh đông người lăng
xăng qua lại, và dọc theo phố chợ thì tràn ngập hàng hóa
thật là đa dạng tạo ra một hình ảnh ảnh sung túc, nhộn
nhịp với cuộc sống năng nổ của cư dân địa phương. Trong
những năm gần đây, người ta thấy rõ hình ảnh của thành
phố Châu-Đốc đã có khá nhiều thay đồi thông thoáng để
đáp ứng theo ảnh hưởng của nhu cầu xã hội địa phương.
Và đó cũng là do nhờ có con số du khách ngày càng thăm viếng
nhiều hơn, hiện nay hằng năm thì có đến con số hàng triệu
lượt du khách hành hương, tham quan, kể cả người nước
ngoài.
Du khách nước ngoài tham quan Châu-Đốc
Và như ai cũng biết, là lợi thế về địa
lý của thành phố biên giới Châu-Đốc có nhiều sông rạch
đều nằm gần tại đầu nguồn của con sông Cửu-Long, cho
nên luôn luôn ưu tiên hưởng được nguồn lợi tức về thủy
sản nước ngọt rất dồi dào. Sông rạch ở ngư trường
nào tại địa phương, thì người dân cũng thường đánh bắt
được nhiều loai cá quen thuộc như cá lóc, cá chốt, cá trèn,
cá sặc rằn, cá rô v.v. Do vậy, tại
chợ Châu-Đốc, người ta thấy có rất nhiều gian hàng
bày bán đầy đủ các loại cá khô mắm như nào là khô cá
lóc, khô cá đồng, khô nhái, khô cá kết, khô cá tra biển
hồ, khô cá chạch đồng, khô rắn, khô cá sặc, khô cá sửu,
khô cá dứa, mắm thái, mắm cá linh, mắm cá trèn, mắm cá
chốt, ba khía, ghẹ, mực v.v. Nguồn lợi về nghề cá mắm
ở Châu-Đốc có thể nói, là không một thành phố nào khác
trong toàn quốc có thể so sánh kịp. Nhờ vậy, mà từ lâu
nó đã làm cho đời sống của người dân được sung túc,
ấm no. Vì thế cho nên, đối với tâm hốn của cư dân địa
phương, thì hình ảnh của con cá chính là biểu tượng cho
nguồn thu nhập kinh tế gia đình của cư dân ở tại địa
phương nầy.
Tượng đài cá basa ở thành phố Châu Đốc
Và cũng chính sự tồn tại của các làng nghề
truyền thống làm khô mắm từ hằng trăm năm qua ở địa
phương là một sự kiện đóng góp kinh tế không nhỏ của
người dân sở tại, với tổng sản lượng khô mắm được
đưa ra thị trường hàng năm ước tính lên tới được với
con số hằng trăm nghìn tấn. Do vậy, cho nên ngày nay người
ta đã không còn ngại để đánh giá về tiềm năng phong phú
khô mắm sở tại, và đã tặng cho Châu-Đốc có được một
cái tên văn hóa ẩm thực mỹ miều là Vương quốc khô mắm
ở miền Tây.
Vương quốc khô mắm ở miền Tây
Bún cá, Trái thốt nốt và Đường
thốt nốt
Ngoài ra, Châu-Đốc còn có một kinh đào Vĩnh-Tế
chạy dài từ Châu-Đốc xuống tới Hà-Tiên dài hơn 90km. Đây
là một công trình giao thông thủy lợi giúp ích rất lớn
lao về nhiều mặt cho nền kinh tế nông nghiệp địa phương,
do quan Thoại-Ngọc-Hầu trực tiếp chỉ huy, đôn đốc thực
hiện. Do vậy, mà người dân địa phương lúc nào cũng xem
ông như là một vị công thần đứng đầu trong công cuộc
phát triển dinh điền, khai thác thủy lợi, khẩn hoang lập
ấp, và đã làm cho thay đổi toàn bộ cuộc sống của người
dân được ấm no, ngày càng được sung túc hơn xưa.
2
Kinh Vĩnh-Tế
Bên cạnh đó, thì cũng có từng hàng cây thốt
nốt tạo dáng ngộ nghĩnh ở tại vùng thổ ngơi nầy làm
tăng thêm vẻ đẹp phần hậu cảnh cho một bức tranh hòa
quyện với thiên nhiên.
Cây thốt nốt
Thành phố Châu-Đốc về đêm tuy bớt vẻ nhộn
nhịp nhưng ven dưới bờ sông vẫn hãy còn có mang một sức
sống lặng lẽ, yên bình. Ở đây người dân làm nhà cạnh
các bè cá, và lần lần hình thành nên một đơn vị xã hội
trong ngôi làng nổi có tiệm tùng tạp hóa bán buôn đủ loại
đồ nhật dụng y như ở trên bờ. Càng về khuya, thì du khách
có cảm nhận như là mình đang sa lạc vào một làng nghỉ
dưỡng du lịch nên thơ huyền ảo đang bồng bền, lung linh
trên mặt nước. Và hình ảnh đó cũng chính là những làng
nổi cá bè Châu-Đốc kéo dài tới cả khoảng 10km với khoảng
700 bè cá, và chủ nhân của các bè hầu hết đều nuôi cá
ba sa hoặc cá tra.
Thành phố Châu-Đốc về đêm
Làng nổi cá bè Châu-Đốc
Bên trong làng nổi cá bè
Ngoài là địa phương được coi như là một
trong những khu vực trồng lúa nhiều nhất tại ĐBSCL, An-Giang
còn là cái nôi của vùng đất phát sinh ra nền văn minh, văn
hóa Óc-Eo [3]
của vương quốc Phù-Nam (Funan), An-Giang may mắn thừa hưởng
được di sản của một phế tích văn minh của thời đại
xa xưa ngay tại khu vực Giồng-Cát, Giồng Xoài ở chung quanh
dưới chân núi Ba-Thê ẩn chứa rất nhiều cổ vật vô cùng
giá trị. Và được nhà khảo cổ người Pháp tên là Louis-Malleret
(1901-1970) Giám-Đốc Trường Viễn-Đông
Bác-Cổ (École française d'Extrême-Orient) tìm thấy vào
thập niên 1920, nhưng mãi cho đến đầu tháng 2 năm 1944 thì
mới tiến hành khởi công khai quật. Khu vực thành cổ nầy
rộng khoảng chừng 450 ha đã được xác định coi như là
thủ phủ của vương quốc Phù-Nam đã suy tàn. Và về lý do
bị diệt vong của nó, thì cho đến nay vẫn hãy còn có những
công trình nghiên cứu tiếp tục của những nhà khảo cổ
để bổ sung vào tính thuyết phục..
Khu di chỉ Óc-Eo
Các cổ vật Óc-Eo
Do vậy, ngoài cánh đồng nông nghiệp phì nhiêu,
vườn tược xanh tươi, sông ngòi lưu thông tiện lợi dễ
dàng cùng với hình ảnh núi non man mác hòa quyện hữu tình,
thì An-Giang lại còn có thêm cả dấu ấn chứng tích của
một nền văn minh cổ đại từ thời bao thế kỷ đã trôi
qua. Chính nhờ vậy, mà An-Giang ngày nay đã được rất nhiều
người nhìn nhận coi như là một địa điểm xứng đáng để
bỏ công đến tham quan tìm hiểu về những nét đặc trưng
của vùng địa lý ở nơi nầy.
Thực vậy, kể từ năm 2006 sau khi An-Giang đăng
cai tổ chức lễ khai mạc Festival du lịch đồng bằng sông
Cữu-Long lần thứ nhì được thành công tốt đẹp, thì ngày
nay con số lượt du khách trong và ngoài nước đã tăng lên
nhiều hơn là mọi sự dự đoán của buổi ban đầu. Và người
ta chỉ cần nhìn vào bộ mặt sinh hoạt nhộn nhịp khác thường
nơi phố phường chợ búa ở thành phố Long-Xuyên, thị xã
Châu-Đốc, so với từ những năm về trước, thì sẽ không
sao có thể tránh khỏi được những sự ngạc nhiên về sức
sống năng nổ vươn mình mau lẹ của dân cư địa phương.
Còn giờ đây, thì đường đến An-Giang với phương tiện
di chuyển thuận tiện dễ dàng tiết kiệm được nhiều thời
gian hơn, do nhờ khi hai cây cầu Cao-Lãnh và cầu Vàm-Cống
sẽ được hoàn thành, và chính thức đưa vào hoạt động
vào gần cuối năm nầy. Riêng cầu Long-Bình được bắc sang
sông Bình-Di nối liên mạch giao thông giữa hai tỉnh An-Giang
và tỉnh Kandal (Campuchia), thì vừa mới đã được thực hiện
xong, giúp cho hai quốc gia có thêm phương tiện liên lạc về
đường bộ được dễ dàng hơn xưa.
Bến phà Vàm-Cống
Phà Cao-Lãnh
Vả lại, từ lâu dáng đứng An-Giang cũng đã
từng được địa phương giới thiệu các thông tin cần thiết
dành cho những khách phương xa đến viếng thăm bằng hai lộ
trình. Nói cách khác, từ thành phố Hồ-Chí-Minh nếu đi bằng
ô tô thông thường thì phải theo quốc lộ 1 xuống tận Tiền-Giang,
còn muốn đi phượt bằng xe máy thì nên bắt đầu từ thành
phố Long-An theo ngã tắt ngang qua Đồng-Tháp. Và cảnh quan
của một loại hình cư trú của người dân sinh sống quanh
vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu-Long sẽ hiện ra trước
mắt du khách. Là dọc theo hai bên bờ sông rạch, kênh đào
người ta thấy có rất nhiều mái nhà san sát nghèo nàn, và
dưới cơn nắng nóng như thiêu đốt mà cánh đồng lúa bát
ngát lúc nào cũng vẫn xanh tươi lả lướt như là một tấm
thảm mênh mông. Đặc biệt là có những ngôi làng nổi do
ghe, bè của cư dân kết tụ lại biến thành nhà cửa trên
sông tạo thành nên một hình ảnh sinh hoạt xã hội ở miệt
sông rạch bưng biền
Làng nổi
Dải đất An-Giang khi xưa có tên là Tầm-Phong-Long
vốn là của vương quốc Chân-Lạp được vua Nặc-Tôn dâng
cho chúa Nguyễn-Phúc-Khoát vào năm 1757, để đáp đền ơn
cứu giúp dẹp loạn nội chiến. Sau đó, dưới thời vua Gia-Long
mới mộ dân từ miền Trung vào khai khẩn đất hoang. Năm 1832,
vua Minh-Mạng cho lập thành tỉnh An-Giang [4],
và cái tên của miền đất nầy hãy còn được lưu truyền
cho đến ngày hôm nay. Và sau bao năm trải qua những thời kỳ
thăng trầm lịch sử, thì miền đất nầy bây giờ đã quy
tụ được một con số dân cư lên tới con số kỷ lục là
2.151.000 ngàn đầu người theo thống kê vào năm 2011. Là một
tỉnh lị có dân số nhiều nhất trong các tỉnh ở quanh vùng
đồng bằng châu thổ sông Cửu-Long, với diện tích đo đạt
được 3.536,7km2. Theo địa lý tỉnh An-Giang, thì một phần
diện tích của miền đất nầy nằm trong vùng tứ giác Long-Xuyên
Bản đồ hành chánh tỉnh An-Giang và
Vùng tứ giác Long-Xuyên
Tứ giác Long-Xuyên là một vùng đất hình tứ
giác thuộc ĐBSCL, bao gồm trên địa phận của ba tỉnh thành
An-Giang, Kiên-Giang và Cần-Thơ. Và bốn cạnh của tứ giác
là biên giới VN, Biên giới Campuchia, vịnh Thái-Lan, kênh Cái
Sắn và sông Hậu (Bassac). Trước năm 1975, nơi dây chỉ là
những vùng đất hoang dại nhiễm phèn từng đã bị rừng
tràm và cỏ dại phủ dày. Tuy nhiên, sau khi đất nước tái
lập hòa bình thì nông dân địa phương mới bắt đầu kiên
trì khai thác công cuộc tẩy rửa đất phèn để trồng lúa,
và phải tính bằng với con số thời gian rất dài hằng thập
niên mới thành công biến vùng đất nầy trở nên màu mỡ,
phì nhiêu. Hiện nay, tổng sản lượng số lúa trong toàn vùng
Tứ giác Long-Xuyên đã thâu hoạch được hằng năm đạt trên
7 triệu tấn.
Trở lại vùng đất An-Giang từng nổi danh có
nhiều thắng cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, địa điểm
văn hóa tâm linh mà du khách thường xuyên tới lui thăm viếng.
Và hễ cứ mỗi khi trở lại, thì mọi người đều thấy
nơi nào cũng có khá nhiều thay đổi hơn xưa. Tổ chức hành
chánh của An-Giang bây giờ được chia ra làm thành 11 đơn
vị trực thuộc gồm có: thành phố Long-Xuyên, thị xã Châu-Đốc,
thị xã Tân-Châu. Và tám huyện là: Châu-Thành, Chợ-Mới,
An-Phú, Châu-Phú, Phú-Tân, Tịnh-Biên, Tri-Tôn và Thoại-Sơn.
Đặc biệt là ở huyện Thoại-Sơn khi xưa vốn từng là một
hải cảng giao thương sầm uất của vương quốc Phù-Nam, là
nơi mà năm 1944 được phát hiện ra vị trí thành cổ của
nền văn minh văn hóa Óc-Eo ở quanh vùng dưới chân núi Ba-Thê,
cách thành phố Long-Xuyên 40km theo con đường tỉnh lộ 943.
Núi Ba-Thê
Chính những công trình phát hiện khai quật trên
núi Ba-Thê, và cánh đồng Óc-Eo đã được các nhà khảo cổ
từng xác nhận cho rằng miền đất ở An-Giang khi xưa vốn
là một thương cảng sầm uất có thành quách, nhà cửa, và
những kênh đào tạo nên thành hình chữ nhật. Bên trong phạm
vi đó, các nhà khảo cổ đã tìm thấy có rất nhiều cổ
vật tượng hình bằng đá, và dấu tích của các khu sản
xuất đồ nữ trang cùng các khoen tai, nhẫn, chuỗi hạt thủy
tinh, mã mão, hoa văn chạm chìm, con dấu, văn tự, lục lạc,
mũi dùi, rìu, nhà sàn trên cọc gỗ v.v. Các thủ công mỹ
nghệ như các bếp lò, đĩa đèn, nồi chậu, vò, bình gốm,
gạch nung v.v được trang trí bằng hình ảnh loài vật. Hiện
nay, các loại cổ vật đa dạng nầy đang được trưng bày
nầy ở tại các viện bảo tàng An-Giang, thành phố Hồ-Chí-Minh
và thủ đô Hà-Nội để cho mọi người có dịp đến xem
trực tiếp. Và tiếp cận quan chiêm với các cổ vật Óc-Eo
từng có nhiều ý nghĩa liên quan đến nền văn hóa tâm linh,
tín ngưỡng phồn thực, nhất là các hiện vật cộng đồng
cần thiết trong quá trình giao lưu sinh hoạt dân gian vào thời
đại lúc bấy giờ.
Bình gốm cổ Óc-Eo và Khoen tai cổ
Óc-Eo
Tượng Vishnu
Tuy nhiên, theo lời truyền khẩu của các vị
bô lão ở tại địa phương thì trước đó 31 năm tức là
vào năm 1913, trong khi người dân sở tại tham gia vào công
tác đào đất để làm nhà việc (công sở thời Pháp thuộc)
hay đào kênh gì đó thì có san bằng một gò đất. Và vô
tình tìm thấy được một pho tượng Phật bốn tay cao 1m70
ngày nay được để phụng thờ ở trong chùa Linh-Sơn, núi
Ba-Thê. Còn về pho tượng Vishnu hiện đang được trưng bày
tại viện bảo tàng Hồ-Chí-Minh, thì đã từng được các
nhà khảo cổ chính thức thừa nhận xem như là một báu vật
hết sức quý hiếm, thể hiện đầy đủ những đường nét
tinh hoa cổ đại của nghệ thuật tạc tượng của nền văn
hóa Óc-Eo thời cực thịnh. Cũng theo lời tường thuật của
các vị bô lão, thì nền văn hóa Óc-Eo đã bị tàn phá đến
cả hai lần. Đó là, phong trào xới đất tìm vàng từ sau
thập niên đầu thế kỷ 20 tức là sau khi phát hiện ra pho
tượng Vishnu. Lần thứ nhì cũng là thời kỳ người ta đua
nhau đi tìm vàng nhiều nhất, là vào sau những năm 1944. Chính
những cổ vật sức mẻ mà người dân đào xới tìm ra được
từ ngày trước mà do họ không hiểu hết được những giá
trị, cho nên vào lúc bấy giờ bị họ để bỏ lung tung. Rồi
sau giai đoạn vừa mới chấm dứt chiến tranh, thì lập tức
lại cũng đã có lẻ tẻ những kẻ đi đào xới tìm vàng.
Và bây giờ, trên bình diện quốc gia nhằm mở
rộng các công trình truy tầm nền văn minh văn hóa Óc-Eo, thì
các nhà khảo cổ không còn đóng khung trong vị trí của tỉnh
An-Giang nữa, vì sự lan tỏa của nó đã vượt đi tới khắp
cả các vùng miền sinh thái khác nhau xung quanh những tỉnh
thành lân cận. Và người ta đã từng tìm thấy, có
những cổ vật được xác nghiệm có tính tương đồng với
nền văn minh văn hóa của Óc-Eo ở tại Đồng-Tháp, Kiên-Giang,
Cà-Mau, Long-An, Đồng-Nai, Tây-Ninh, Bình-Dương, Bình-Phước,
Bình-Thuận và miền duyên hải Giồng-Am, Cần-Giờ (Hồ-Chí-Minh).
Sọ người và khuyên tai hình hai đầu
thú được tìm thấy ở huyện Cần-Giờ
Giờ đây, trở lại thêm một lần nữa để
nói về địa thế của một miền đất ở phương Nam hoa gấm,
có sông xanh sóng biếc là An-Giang nếu không bao gồm có được
hai huyện Tịnh-Biên và Tri-Tôn, thì hình ảnh ruộng đồng
sông nước ở nơi nầy sẽ được ví coi như là dáng vẻ
của một bức tranh không toàn bích. Nó không thể có được
điều kiện cần và đủ, hầu để mong thu hút con số du khách
lặn lội tìm đến từ ở phương xa. Chính nhờ có màu sắc
chân dung của dãy Thất-Sơn huyền bí nằm trong vùng địa
lý của hai huyện lị nầy, đường bệ soi bóng hình trên
dòng Cửu-Long mà nó đã làm nổi bật lên phần hậu cảnh
trong bức họa cánh đồng mênh mông lúa chín An-Giang.
Thất-Sơn, là tên gọi của bảy ngọn núi chính
(trong
số 37 ngọn núi ở An-Giang) mọc lên không liên
tục ở trong hai huyện Tri-Tôn và Tịnh-Biên. Mặc dù ngày
nay nó được mang những cái tên rất đẹp như nào là: Thiên-Cấm-Sơn,
Phụng-Hoàng-Sơn, Ngọa-Long-Sơn, Ngũ-Hồ-Sơn, Anh-Vũ-Sơn, Liên-Hoa-Sơn,
Thủy-Đài-Sơn. Thế nhưng trong dân gian lâu nay người
ta cũng vẫn hãy còn thường quen miệng gọi bằng nhiều cái
tên khác nhau như là núi Cấm, núi Cô-Tô, núi Dài, núi Sam,
núi Két, núi Tượng, núi Tà-Béc v.v. Trong bảy núi nầy, thì
từ lâu núi Cấm được xem như là một thắng cảnh đẹp
nhất ở An-Giang và của cả miền Tây ở trên dải đất phương
Nam.
Núi Cấm cao nhất 715m, núi Cô-Tô cao 614m, núi
Dài cao 580m, núi Dài 5 Giếng cao 265m, núi Két cao 225m, núi Tượng
cao 145m, núi Nước thấp nhất cao 20m.
Núi Cấm (Thiên-Cấm-Sơn) là một trong bảy ngọn
núi chính nằm gần thị xã Châu-Đốc.
Đây là một nơi du lịch nổi tiếng đứng đầu có
con số đón nhận khách tham quan, và chỉ đứng hàng thứ nhì
sau Miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam. Từ khu du lịch Lâm-Viên,
người ta có thể đi lên tới đỉnh núi Cấm một cách dễ
dàng theo các lộ trình tự nhiên có phong cảnh cây cối tươi
mát, hoa thơm cỏ lạ cùng với các suối nước, hang động,
điện chùa. Trên đỉnh núi Cấm ngày nay, ngoài cảnh trí thơ
mộng của hồ Thủy-Liêm, thì còn có chùa Vạn-Linh, chùa Phật
Lớn. Đặc biệt là pho tượng Phật Di-Lặc khổng lồ cao
33,6m, diện tích bệ tượng 27x27m, mặt hướng về phía Nam.
Trọng lượng chung của cả nền và vỏ tượng nặng gần
1700 tấn, riêng tượng Phật Di-Lặc nặng 600 tấn. Đây là
một công trình kết cấu thẩm mỹ nghệ thuật cao, hài hòa
giữa màu sắc không gian núi rừng có ý nghĩa tâm linh đối
với nhu cầu tinh thần trong cuộc sống đương đại của con
người. Mới đây, lại thêm một lần nữa, là công trình
hoàn mãn của bức tượng (trên đỉnh núi) lớn nhất ở châu
Á nầy đã được đưa vào Sách Kỷ-Lục Châu-Á (Asia Book
of Records) vào ngày 2/3/2013. Và ngay từ bây giờ thì người
ta có thể nói rằng, hình ảnh của pho tượng Phật đó chính
là biểu tượng cho miền đất của An-Giang an lạc, thái bình.
Tượng Phật Di-Lặc trên núi Cấm
Đường lên núì
Cấm hiện nay đã có thực hiện hệ thống cáp treo đưa du
khách từ chân núi lên tận chùa Vạn-Linh, thiền viện chùa
Phật Lớn, hồ Thủy-Liêm, xa xa là tượng Phật-Di-Lặc khổng
lồ. Dưới chân núi Cấm là khu du lịch Lâm-Viên hiện nay
tuy đã có những nhu cầu như khách sạn, nhà hàng, hồ bơi
v.v nhưng cũng còn đang có những dự án khác sẽ được đưa
vào khai thác trong tương lai để nhằm phục vụ tiện nghi
hơn dành cho du khách.
Cáp treo lên núi Cấm
Chùa Vạn-Linh và hồ Thủy-Liêm trên đỉnh núi Cấm
Còn núi Ba-Thê có độ cao 221m so với mặt nước
biển thuộc huyện Thoại-Sơn, thì có địa thế nằm lẻ loi
trong cánh đồng Tứ giác Long-Xuyên cũng là nơi tham quan thích
thú đối với những thành phần du khách muốn đi tìm hiểu,
về di tích thành quách điêu tàn của nền văn minh văn hóa
Óc-Eo. Trên núi có nhà trưng bày các cổ vật được phục
chế dành cho du khách viếng thăm, để cho họ có những khái
niệm nghiên cứu tổng quát, và cũng có thể để hình dung
về vị trí nơi đây khi xưa vốn là một lãnh địa từng
đã có một thời văn minh vàng son rực rỡ.
Cổ vật Linga được tìm thấy ở chân núi Ba-Thê
Ngoài núi Cấm trên trong dãy Thất-Sơn, thì còn
lại 6 ngọn núi khác cũng có những vẻ đẹp khác nhau, và
đã từng quyến rũ lòng du khách qua những tấm hình ấn tượng
đầy kỷ niệm sau một chuyến du hành.
Núi Két
Núi Tượng
Và từ xưa nay, người VN của chúng ta vốn là
dân tộc có cá tính tôn trọng các vị tiền hiền, cho dù
ở vào mọi thời đại nào cũng vậy. Và nói riêng, về trường
hợp ở tại miền Tây trên dải đất phương Nam. Nếu ở
mọi địa phương đều có tôn thờ các vị tiền hiền, thì
tại An-Giang cũng vậy. Người dân ở tại địa phương nầy
cũng hết sức lấy làm tự hào, vì có được một Thoại-Ngọc-Hầu.
Quan đại thần Thoại-Ngọc-Hầu (1761-1829) tên
thật là Nguyễn-Văn-Thoại (hay Thụy) quê gốc ở Quảng-Nam,
và nguyên là một danh tướng phò vua Gia-Long cho đến khi thống
nhất nước nhà vào năm 1802. Sau đó, ông được triệu hồi
ra Bắc nhận chức Trấn thủ Lạng-Sơn. Năm 1808, ông được
đưa vào Nam nhận chức Trấn thủ Định-Tường. Năm 1817,
ông được nhận chức Trấn thủ trấn Vĩnh-Thanh. Từ đó,
ông có dịp gắn bó cuộc đời sự nghiệp của mình với
dải đất miền Tây cho đến lúc cuối đời. Sự nghiệp mở
mang to lớn của ông để lại ở phương Nam thật quả xứng
danh với ý nghĩa của một bậc khai quốc công thần, mà từ
lâu
đều đã được hầu hết người dân ở địa phương tôn
thờ kính trọng. Trong thời gian tại chức, ông đã từng tỏ
ra với tất cả khả năng của một nhà quản lý hành chánh
có tầm nhìn về chiến lược kinh tế, quốc phòng và ngoại
giao. Do vậy, ngoài các kế hoạch khai thác dinh điền, khẩn
hoang lập ấp, dẹp loạn cứu dân thì ông còn có những công
trình lớn lao khác để lại cho đời như là kênh Thoại-Hà,
và đặc biệt là kênh Vĩnh-Tế dài gần 90km, dọc theo biên
giới Campuchia từ Châu-Đốc kéo xuống tận Hà-Tiên.
Lăng-Thoại-Ngọc-Hầu ở núi Sam
Hồ ông Thoại (Ngọc-Hầu) trên núi
Sập
Tuy nhiên, trong thời kỳ nào cũng vậy. Một
quốc gia sở dĩ được phát triển mở mang tiến bộ là là
nhờ do có sự hợp lực đoàn kết sáng tạo của người dân
trong thời bình, và cũng như phải có tinh thần chiến đấu,
hi sinh khắc phục mọi biến cố thiên nhiên và chống giặc
ngoại xâm trong thời chiến. Trong những điều kiện cần thiết
ấy, thì từ bao thế hệ đã trôi qua nhân dân đồng bào An-Giang
đều sẵn có theo truyền thống kế thừa, kể từ những ngày
tháng đầu tiên cùng nhau chung lưng đâu cật xây dựng xóm
làng. Theo thống kê vào năm 2009, thì toàn tỉnh An-Giang có
tất cả là 30 thành phần đồng bào sắc tộc anh em cùng chung
sống bên nhau trong một không gian sinh tồn, hài hòa về màu
sắc phong tục của nếp sống văn hóa cá biệt. Và tạo thành
nên được một bản sắc chung rất đa dạng, phong phú cho
vùng đất ở địa phương. Trong số đó thì sắc dân người
Kinh, Khmer, Hoa, Chăm là chính mà người ta có thể nói đó
là những thành phần của người dân tiêu biểu thực tế
về văn hóa do có sự trộn pha dòng máu trong quá trình cộng
cư tự lâu đời. Do vậy, tuy dù có khác nhau về màu da, ngôn
ngữ nhưng từ lâu tất cả đồng bào sở tại đều giống
khuôn nhau trong tinh thần vui sống tương liên thân thiết. Chính
vì thế, mà những tập tục tín ngưỡng cũng như lễ hội
riêng rẽ của bất cứ các sắc dân nào ở đây, thì tự
nó cũng đã đều biến thành là tài sản văn hóa của chung
để cho hầu hết mọi người cùng hoan hỉ tham gia, và tôn
trọng.
Do vậy, giờ đây mỗi khi du khách nào đến
với An-Giang mà nếu để lỡ kịp tham quan các cung đình tín
ngưỡng Hồi-giáo của người Chăm thì quả thật đó là một
điều đáng tiếc! Và một trong những cung đình tư tưởng
được xem như là hoành tráng nhất của người Chăm ở tại
An-Giang, thì đó là thánh đường Mubarak ở tại xã Phú-Hiệp,
huyện Phú-Tân.
Thánh đường Mubarak ở Châu-Giang
Thánh đường Mubarak tọa lạc bên bờ Châu-Giang
từ lâu đã được cộng đồng tín đồ Hồi-giáo người
Chăm ở An-Giang tổ chức làm lễ khánh thành hoàn mãn công
trình vào năm 1992. Và nó được xem như là một bản sao giá
trị, có những đường nét kiến trúc truyền thống tiêu biểu
cho các ngôi đền Hồi-giáo Islam cổ xưa với bốn ngọn tháp
chính, và các mái vòm. Bên trong thánh đường không có bàn
thờ tượng hình thần thánh nào cả mà chỉ có một đầu
nhà có hậu tẩm để cho các giáo sĩ dùng làm nơi điều hành
các buổi lễ, và cũng có bục giảng (minbar) để cho giáo
sĩ hoằng truyền giáo lý cho các tín đồ hằng tuần. Ngoài
ra, các vách tường trong chánh điện thì được phủ lên bằng
màu nước sơn trắng và xanh nhạt đơn giản, hài hòa theo
sự thiết kế trên trần cao đưọc treo bằng những loại
đèn chùm trông rất uy nghi, tôn nghiêm.
Người Kinh ở An-Giang thường quen miệng gọi
thánh đường đó là chùa Chăm. Và chùa Chăm nầy là một
thánh đường Hồi-giáo duy nhất đã có dành môt lối đi riêng
cho nữ giới vào giáo đường, và cho phép du khách bước chân
vào tham quan. Hằng năm, ở tại thánh đường Mubarak nầy đều
có xảy ra ba kỳ lễ lớn. Đó là lễ Roja, lễ Ramadan và lễ
giáng sinh Muhammet. Trong những ngày lễ hội văn hóa truyền
thống chính thức dó, thì hầu hết tất cả những người
Chăm ở tại An-Giang cũng như ở tại các tỉnh miền Nam đều
ráng cố gắng thu xếp việc nhà để có thể lên đường
hành hương hội tụ về đây mừng lễ, để giữ gìn bản
sắc phong tục. Và cùng lúc, cũng để cùng nhau chung vui văn
nghệ quanh tiếng trống Paranưng (đang có nguy cơ bị thất
truyền) hay tiếng trống Panà (gồm có 2 trống đực và 10
rống cái). Đây là những bộ môn nghệ thuật đánh trống
cổ truyền với nhịp điệu âm vang lúc khoan thai, lắng dịu,
lúc dồn dập vang dội như thúc giục tiến bước lên đường
làm rung động tâm hồn khán thính giả. Tuy nhiên, đối với
nguời Chăm thì cho dù là tiếng trống nào cũng vậy, họ có
quan niệm cho rằng mỗi khi nghe được âm điệu của tiếng
trống quê hương tổ tiên cất lên, thì đó là một sự báo
hiệu niềm vui tương lai mà dân làng sẽ đón nhận được
nhiều hạnh phúc.
Các nghệ sĩ Chăm đang biểu diễn
nhịp trống Panà
Theo tài liệu của Ủy-Ban Dân-Tộc trong năm
2009, thì tổng số người Chăm tại VN có tất cả là 161.729
người, riêng ở tại An-Giang có 14.209 người (không kể ở
các tỉnh miền Nam khác) thường ở trong những mái nhà sàn.
Và nếu ngày nay ở miền Trung đa số người Chăm đều theo
đạo Bà-La-Môn (Chăm Bàni), thì ở miền Nam đa số người
Chăm đều theo đạo Hồi (Chăm Islam). Chính do có sự sai biệt
phần nào về phương cách tu tập và hành đạo trong tín ngưỡng,
mà mối liên hệ giữa cộng đồng người Chăm ở trong nước
đã có chút ít những sự khác biệt nhau về phong tục tập
quán. Tuy nhiên, sau ngày chấm dứt chiến tranh VN thì do nhờ
mức sống của nguời Chăm Islam đã được cải thiện nhiều
về điều kiện kinh tế, cho nên giờ đây hằng năm cũng đều
có những người Chăm An-Giang dư dả thay mặt cho cộng đồng
đi hành hương về thánh địa La Mecque ở Arabie Saoudite.
Ngoài ra, ở đây còn có làng nghề Chăm Châu-Giang
(cạnh thị xã Châu-Đốc) nổi tiếng với nghệ thuật dệt
thổ cẩm theo thủ công truyền thống. Và ngày trước, hàng
dệt thổ cẩm Châu-Giang là một loại hàng rất được nhiều
người ưa chuộng. Ngoài các cửa hiệu bán sỉ, thì nó còn
được có những người Chăm buôn lẻ mang đi bán tận khắp
các tỉnh miền Nam.Tuy nhiên, giờ đây vì lý do sự phát triển
cạnh tranh của các sản phẩm dệt may công nghiệp hiện đại,
cho nên con số người tiêu thụ hàng vải Châu-Giang đã bớt
dần, và nếu không có đưọc những biện pháp nhằm hỗ trợ
kịp thời cứu vãn, thì có nguy cơ làm cho làng dệt nầy trong
tương lai sẽ không thể còn tồn tại.
Làng dệt thổ cẩm ở Châu-Giang
Tuy nhiên, trong thời điểm nầy du khách tìm
đến tham quan ở các làng mạc Chăm An-Giang, thì cũng hãy còn
cảm nhận được rằng mình đang lạc bước vào một thế
giới hoàn toàn khác lạ với phong cảnh của các thánh đường,
nhà cửa có nét kiến trúc đặc biệt ngộ nghĩnh. Phần nội
thất thì trang trí hoa văn tượng trưng về bản sắc riêng,
và thấp thoáng có bóng người trong bộ trang phục truyền
thống sắc màu sặc sỡ đang sinh hoạt gia đình hằng ngày,
hay đang ngồi quay tơ, dệt lụa...
Còn về phần hình ảnh sắc thái cộng đồng
của người Hoa và người Việt thì không riêng gì ở tại
An-Giang mà hầu hết ở khắp các nơi, ngày nay, đều đã được
coi như là cùng chung thực thể gắn bó tương liên không thể
tách rời về các hình thức tín ngưỡng dân gian, phong tục
tập quán. Tuy nhiên, ở An-Giang bây giờ thì các món ăn truyền
thống của người Chăm cũng được khá phổ biến trong bữa
cơm gia đình của tất cả mọi người dân cùng sinh sống
ở tại địa phương với các loại bánh Chăm, món ăn Tung-Lò-Mò
(lạp xưởng bò), gỏi sầu đâu, cà ri.
Đặc sản
Tung-Lò-Mò
Gỏi sầu đâu
Trở lại ngược dòng thời gian khi mà toàn bộ
không gian của dải đất phương Nam hãy còn là hoang dã, thì
tất cả các đồng bào dân tộc anh em trong số đó có người
Khmer là một trong những thành phần của người dân bản địa
đã từng ra công đóng góp khai thác mở mang canh tác ruộng
vườn. Chính vì vậy mà ngày nay ảnh hưởng về màu sắc
tín ngưỡng, phong tục tập quán của họ để lại hãy vẫn
còn rõ nét Theo cuộc điều tra phân loại về dân số năm
2009, thì người Khmer ở rải rác trong tỉnh An-Giang có được
90.271 đầu người, và tập trung nhiều nhất ở tại các huyện
Tri-Tôn, Tịnh-Biên, Thoại-Sơn và Châu-Thành.
Tất cả những người Khmer sinh sống quanh khu
vực đồng bằng châu thổ sông Cửu-Long đều còn được
gọi là Khmer-Krom, tức là người Việt gốc Campuchia. Và cũng
không khác gì với phong tục tập quán của đồng bào dân
tộc Khmer hiện đang ở tại địa bàn trong hai tỉnh Trà-Vinh
và Sóc-Trăng, nhưng người Khmer ở An-Giang thì lại có con
số rất ít hơn. Tuy nhiên, về các hình thức lễ hội chính
thức truyền thống của họ diễn ra hằng năm đều vẫn không
kém phần sôi nổi, và vô cùng ngoạn mục. Họ cũng ăn mừng
vui vẻ tưng bừng trong các ngày lễ Chol-Chnam-Thmay (mừng năm
mới), lễ cúng Ông Bà (Sêne-Đolta), lễ cúng Trăng (Ok-Om-Bok)
có tục lệ kèm theo là thi thả đèn gió và đua ghe Ngo v.v.
Tuy nhiên, về ngày lễ hội đua bò Bảy Núi thì phải nói
rằng là người Khmer ở An-Giang đã tổ chức rất là hấp
dẫn đặc biệt.
Và gần như ai cũng biết, là hầu hết người
Khmer ở địa phương nầy đều đã gắn liền cuộc sống
của họ với mảnh ruộng đồng cùng với các công cụ từng
giúp đỡ cho họ rất nhiều trong việc cấy cày đồng áng,
thu hoạch mùa màng. Chính vì vậy, mà các con bò thường được
họ nuôi nấng chăm sóc rất là kỹ lưỡng như là một người
bạn thương yêu hữu ích, và họ không bao giờ quên giăng
mùng tránh muỗi mòng đốt bò vào những buổi tối. Và từ
lâu, theo thông lệ mỗi năm trong dịp lễ cúng Ông Bà (Sêne-Đolta)
thì họ thường đem bò ra để tham gia vào cuộc đua bò được
tổ chức theo dưới hình thức sinh hoạt thể thao mang tính
dân gian, với chủ yếu là tranh tài vui chơi hơn thua giữa
các chùa chiền, phum sóc.
Lễ hội đua bò của người Khmer ở
An-Giang
Tuy nhiên, vì nhận thấy trò thi đua thể thao
mang đậm tính dân gian độc đáo sôi nổi, ngoạn mục nầy
ngày càng được rất nhiều người ham mộ tham gia ủng hộ,
cổ vũ nhiệt tình đông đảo. Cho nên, chính quyền sở tại
đã quan tâm đến việc đầu tư nâng cấp lên để trở thành
ngày lễ hội văn hóa truyền thống hằng năm của người
Khmer ở An-Giang. Và từ hơn mười năm nay, ngày lễ hội nầy
đã được đầu tư mở rộng có tầm vóc qui mô hơn, cùng
với sức hút được cả những thành phần khán giả ở ngoài
tỉnh An-Giang (kể cả từ Campuchia) cũng thích thú tìm đến
tham dự rất nhiều. Về phần các chủ bò muốn tham dự cuộc
thi thì sau khi vụ mùa thu hoạch đã kết thúc, họ liền lo
chăm sóc cho bò nghỉ ngơi, bồi dưỡng cỏ rạ đầy đủ
để cho bò có thêm sức khỏe. Đồng thời, họ cũng bắt
đầu đem bò ra tập luyện cẩn thận những động tác khởi
đầu.
Sau khi trải qua những vòng loại, các cặp bò
nào thắng cuộc kể từ vòng trong thứ 16 thì cũng đều tỏ
ra có bản lĩnh khi lâm trận để quyết liệt tranh nhau đi
vào vòng chung kết. Và khán giả đã vô cùng lý thú vỗ tay,
huých sáo, reo hò khi mục kích được những cú nước rút,
tăng tốc bứt phá khi bò về ngược vượt qua mặt địch
thủ một cách ngoạn mục khi về đến
đích. Đó cũng là trường hợp gay cấn, giống y hệt
như là trường hợp của hoạt cảnh ngựa về ngược ở trong
các trường đua ngựa. Thể theo lời của ban giám định bằng
máy bắn tốc độ thì những cú nước rút tối đa của bò
diễn ra trong cuộc tthi, khi bứt phá tăng tốc thì đã lên
tới 40km giờ, thậm chí có khi lên tới cả 60km giờ. Đây
thực là một môn thi đua thể thao cảm giác mạnh, với những
màn tranh đua so tài vô cùng lý thú hồi hộp, hấp dẫn và
đầy ấn tượng nhất, vì đã từng xảy ra có những pha vô
cùng gay cấn có thể bất ngờ gây nguy hiểm đến tánh mạng
của tài xế (nài bò).
Một pha đầy nguy hiểm cho nài bò
Ngoạn mục không khác quang cảnh trường đua ngựa
Và như mọi người đều biết, là tỉnh An-Giang
tuy trù phú tài nguyên về nông nhiệp nhưng có địa thế nằm
sâu trong đất liền không giáp biển. Bù lại, An-Giang có được
một hệ sinh thái rừng tràm Trà-Sư ở Tịnh-Biên phong phú
mà từ lâu chính quyền sở tại đã từng có dự án quy hoạch
bảo tồn, và công nhận là " Khu Bảo Vệ Cảnh Quan".
Rừng Trà-Sư có tổng diện tích là 854ha vùng lõi và 643ha
vùng đệm với một thế giới bên trong là hàng ngàn muông
chim xinh đẹp cùng các loài động vật, thực vật, gỗ cây
tràm lợi ích. Và du khách sẽ dễ dàng nhìn thấy như nào
là sen, súng, ốc, ếch, cá, rắn, cây cối hoa rừng dùng vào
dược liệu đông y v.v. Rừng Trà-Sư là một công trình cải
tạo đất phèn của tỉnh An-Giang đã được phát quang, triển
khai trồng cây tràm vào năm 1983 ở tại các vùng đất vùng
đất hoang ngập nước mọc đầy lau sậy thuộc huyện Tịnh-Biên.
Trải qua mấy thập niên, nay khu rừng nầy đã
trở thành một vùng đất sinh thái với hệ thực vật rất
là đa dạng, phong cảnh tốt tươi đẹp ngỡ ngàng, và có
lắm loại cá, chim quy tụ về đây sinh sản rất nhiều, Còn
bao bọc xung quanh khu rừng tràm là cả một cánh đồng bát
ngát nước ngập lai láng, và bên trong rừng tràm thì có đài
quan sát để cho du khách tham quan nhìn thấy được cảnh quan
một cách rõ ràng hơn.
Cổng vào khu du lịch Trà-Sư
Toàn cảnh rừng Trà-Sư
Ngày nay, rừng Trà-Sư đã được tổ chức "BirdLife
International" [5]
đánh giá coi như là một nơi tiêu biểu về phương thức quản
lý trong công tác bảo tồn vùng đất bị ngập nước ở tại
vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu-Long. Đây cũng là một
cảnh quan độc đáo có lung vũng, đìa bàu, trảng cỏ nước
ngập rừng tràm dành cho các nhà nghiên cứu về không gian
giữa thiên nhiên và con người, và cũng là một địa điểm
lý tưởng dành cho du khách muốn tìm đến để hòa mình vào
với cảnh rừng nước lặng lẽ, hoang sơ.
Trảng cỏ, lung đìa và rừng tràm
ngập nước trong rừng Trà-Sư
Trở lại Tri-Tôn, sau ngày lễ hội đua bò đã
từng mang lại nhiều hứng thú cho du khách bốn phương. Nếu
những thời gian còn lại ở địa phương nầy, mà trong lòng
bạn còn tưởng nhớ đến những đồng bào ruột thịt vô
tội của mình mới ngày nào đã từng bị cánh quân cuồng
sát kề bên tràn qua xâm lăng giết hại, thì bạn hãy đến
với khu di tích nhà mồ Ba-Chúc. Và chính tiếng chuông mõ cầu
siêu não nuột ở nơi đây, sẽ làm cho bạn nguôi đi được
phần nào về niềm thương tiếc vong linh của hầu hết tất
cả nạn nhân.
Khu di tích nhà mồ Ba-Chúc
Đất An-Giang ngày
xưa vốn là một nơi có quá nhiều truyền thuyết, và đã
từng được dân gian thường có dịp kể lại cho du khách
nghe qua về vùng địa linh nhân kiệt rất là thú vị nhưng
không sao kể hết, vì lý do thời gian trong cuộc hành trình
của du khách quá ngắn. Và bạn sẽ không có được những
cơ hội, để tỏ lòng thán phục trước những tấm gương
thực thoại của nhiều nhân vật hiền tài về các phương
diện khác nhau như nào là kinh tế, xã hội, chính trị, văn
học nghệ thuật và văn hóa tâm linh v.v, mà họ đã từng
tiên phuông xả thân làm đẹp quê hương, xây dựng tình người.
Chẳng hạn như là ngoài hình ảnh của danh nhân Tôn-Đức-Thắng
gần đây nhất, thì trước đó cũng đã từng có Thoại-Ngọc-Hầu,
Trương-Minh-Giảng, Nguyễn-Tri-¨Phương, Nguyễn-Công-Trứ, Trương-Bửu-Diệp,
Huỳnh-Phú-Sổ v.v.
Khu lưu niệm
Chủ tịch Tôn-Đức-Thắng
Do vậy, nhất là ở An-Giang cũng là nơi mà người
ta từng được nghe biết đến con số các tín đồ theo đạo
Phật-giáo Hòa-Hảo khá dông ước tính có độ khoảng từ
1.433.252 đến trên 2.000.000 người theo thống kê vào năm 2009,
và nói riêng ở tại địa bàn tỉnh An-Giang thì có được
936.974 tín đồ. Đạo Phật-giáo
Hòa-Hảo do Giáo-chủ Huỳnh-Phú-Sổ sáng lập vào năm 1939
tại làng Hòa-Hảo, huyện Tân-Châu, tỉnh Châu-Đốc
(nay thuộc thị trấn Phú-Mỹ, huyện Phú-Tân, tỉnh An-Giang).
Đây là một tôn giáo lớn đứng hàng thứ tư tại Việt-Nam,
với mục đích chủ trương tu hành tại gia và thực tế giúp
đỡ người nghèo.
Tổ-đình Phật-giáo Hòa-Hảo
Ngoài ra, phải nói rằng ở quanh khu vực núi
Sam chính là một nơi có mật độ cơ sở thờ phụng nhiều
nhất trong cả nước. Nếu tính chung các đền chùa, lăng miếu
lớn nhỏ ở rải rác (kể cả trên đỉnh núi, sườn núi),
thì có tới cả 200 cơ sở thờ tự. Trong đó, có những ngôi
chùa nổi tiếng như chùa Tây-An, chùa Hang, lăng Thoại-Ngọc-Hầu
và đặc biệt là Miếu Bà Chúa Xứ. Tuy nhiên, có một điều
ghi nhận mà tác giả cần muốn nói ra, là từ hằng bao năm
qua từng đã có con số hàng chục triệu du khách thay nhau để
tham quan đất An-Giang. Nhưng vẫn còn có rất nhiều người
cũng chưa hề bao giờ biết được diện mạo của thành phố
Long-Xuyên là trung tâm văn hóa, hành chánh của tỉnh lị có
phố phường đông đúc. Có chợ búa sầm uất nhộn nhịp,
có viện bảo tàng, có ngôi nhà sàn cổ được xây cất lên
từ năm 1887 ở tại cù lao ông Hổ, và nằm trong khu lưu niệm
Tôn-Đức-Thắng với lối kiến trúc hài hòa giản dị, cảnh
quan yên vắng thanh bình cho nên thường được du khách tìm
đến viếng thăm. Hay như, ở vùng địa lý sở tại nào phát
sinh ra nền văn hóa Óc-Eo.
Toàn cảnh thành phố Long-Xuyên
Ngôi nhà sàn cổ (1887) ở cù lao ông
Hổ
Lý do, là vì đa số họ chỉ đi theo những tuyến
đường tổ chức hành hương rất ngắn hạn chỉ đưa đến
Miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam Châu-Đốc nằm cách Long-Xuyên
khoảng 54km và cách Hồ-Chí-Minh khoảng 245km. Và do số lượng
người quá đông, cho nên ai nấy cũng đều lo tranh thủ với
thời gian để sớm được vào cúng lễ, và còn phải bận
dành lại khoảng thì giờ để tham dự lễ vía Bà diễn ra
rất tưng bừng trong bầu không khí thật là tôn nghiêm, long
trọng.
Quang cảnh lễ vía Bà Chúa Xứ núi
Sam hằng năm
Hằng năm, có khoảng trên dưới hai triệu người
đến hành hương ngay tại Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam Châu-Đốc
để tham gia vào ngày lễ hội sinh hoạt tín ngưỡng dân gian
truyền thống ở địa phương. Theo thông lệ, ngày đại lễ
thường niên diễn ra vào hạ tuần tháng tư với các nghi thức
tuần tự như là lễ tắm và thay xiêm y cho tượng Bà. Tiếp
theo, là các lễ rước bài vị từ lăng Thoại-Ngọc-Hầu,
lễ Túc-Yết, lễ Xây-Chầu, lễ Chính-Tế cùng với các nghi
thức quen thuộc như là dâng hương, trà, chúc tửu, đọc văn
tế cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Đặc
biệt, là tổ chức chức hát bội.
Ngày trước, thường thì sau những buổi buỗi
lễ Xây-Chầu và Chính-Tế thì ban tổ chức lúc nào cũng có
xen vào các chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn địa
phương, bằng các tuồng hát bội nhằm giúp vui cho hầu hết
bá tánh thập phương cũng như dân làng sở tại đến tham
gia ngày lễ vía Bà. Còn bây giờ, thì chương trình hát bội
cũng đã được trộn pha vào bằng những trích đoạn, cải
lương hồ quảng thật là hấp dẫn và lý thú. Vì đào kép
bây giờ không phải còn là những người ở tại địa phương
nữa, mà họ chính là những ngôi sao thượng thặng của vầng
trăng cổ nhạc trên dải đất phương Nam từ thành phố Hồ-Chí-Minh
xuống tận nơi để hát cúng dường. Trong nhiều dịp tham
dự vào ngày lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam hằng năm, tác giả
được biết từ lâu đã có sự luân phiên tham gia góp mặt
trình diễn văn nghệ cúng dường từ hằng thập niên qua của
hầu hết các nghệ sĩ như Út Bạch-Lan, Ngọc-Gàu, Lệ-Thủy,
Ngọc-Huyền, Thoại-Mỹ, Tú-Sương, Vũ-Linh, Kim-Tử-Long, Vũ-Luân,
và đặc biệt là cải lương chi bảo Nguyễn-Thị- Bạch-Tuyết
quê hương tại An-Giang v.v.
NSND Tiến sĩ Bạch-Tuyết
Đặc biệt hơn nữa
, là hầu hết các nghệ sĩ gà nòi vốn là thành viên
trong đại gia đình hát bội của NSND Thanh-Tòng, một nghệ
sĩ tài ba từng được mệnh danh là vị thống soái của
nghệ thuật cải lương tuồng cổ, cũng đã từng luân
phiên năm nào cũng có đến đây trình diễn. Và đã đem lại
bao niềm vui thích, đáp ứng đúng với nhu cầu của người
dân sở tại, cũng như của hàng vạn thành phần khán giả
hành hương, du khách.
Hai cha con NSND Thanh-Tòng và NSƯT Quế-Trân
Và đó cũng là những cơ hội hết sức hiếm
hoi, để cho những người nghệ sĩ có dịp được gặp gỡ
trò chuyện với rất nhiều khán giả ở tận vùng sâu, vùng
xa chưa bao giờ có phương tiện, để cho họ có thể nhìn
thấy được tận mặt hình ảnh thần tượng của những người
nghệ sĩ tài danh mà từ lâu họ từng có lòng mến mộ. Cách
đây mấy năm, tác giả có cùng với nghệ sĩ bầu show Thúy-Uyển
(Giám đốc kịch đoàn Dân-Nam ở Cali (Hoa-Kỳ) hẹn nhau về
thăm quê hương. Trong thời gian khá lý thú nầy, tác giả đã
được bà mời cùng đi theo nhóm nghệ sĩ từ Hồ-Chí-Minh
về Châu-Đốc để hát cúng dường tại Miếu Bà Chúa Xứ.
Khi tới nơi vào lúc chiều tà, thì tác giả nhìn thấy có
rất nhiều nhóm nghệ sĩ khác như là Út Bạch-Lan, Lệ-Thủy,
Thoại-Mỹ, Vũ-Luân, Tú-Sương v.v cũng đã đến trước rồi,
và mọi người đang thu xếp hành lý cá nhân đem vào khách
sạn. Ngoài ra, cũng còn có những nhóm khác nữa khi hát xong
rồi thì họ trở về liền cho nên không ngủ lại.
Điều thú vị của tác
giả, vì đây là lần đầu tiên mà mình có dịp chứng
kiến tận mắt cái cảnh người dân điạ phương đi hành
hương ở núi Sam có mang theo đầy đủ cả quần áo, lương
thực mì gói, thuốc men, chăn chiếu. Và ăn ngủ lăn lóc bên
trong phạm vi Miếu Bà, để đợi chờ xem hát trong những ngày
đại lễ người ta đông đúc chen chân không lọt, trong lúc
bên ngoài hàng quán mở cửa suốt đêm. Còn các nghệ sĩ,
thì họ lúc nào cũng ra sức trình diễn ca hát rất nhiệt
tình trước con số khán giả quá đông hơn cả ở trong một
rạp hát bên ngoài. Vui thú nhất, là mỗi khi các nghệ sĩ
đi ngang qua lớp người chen chúc bị khán giả phát hiện nhìn
thấy là họ liền tươi cười kêu tên, và kèm theo với những
tràng pháo tay ròn rã.
Một vở tuồng hát bội
Riêng về hoạt cảnh ở hậu trường sân khấu,
thì tác giả cũng đã nhờ được vào ngồi tận bên trong
cánh gà để có dịp nhìn thấy tận mắt cái hình ảnh thích
thú trong không gian sắm tuồng bé nhỏ. Hậu trường quá nhỏ,
phần giữa dùng làm sân khấu, hai bên hông thì để dành lại
riêng cho nghệ sĩ nam nử sắm tuồng, và phía sau là bàn thờ
tổ nghiệp. Dưới thời tiết quá nóng, hầu hết các nghệ
sĩ đều phải đổ mồ hôi hột trong nhiều lớp xiêm y hát
tuồng lộng lẫy sắc màu sặc sỡ. Có những nữ nghệ sĩ
trình diễn nhiệt tình cho nên khi vừa diễn xong thì bị thấm
mệt ngất xỉu, và được các bà phụ sắm tuồng lăng xăng
cởi bớt các lớp áo, lột gày, giựt tóc mai, thoa dầu gió.
Có những nghệ sĩ diễn tuồng mà bên cạnh đó đã phải
có tới năm sáu người nhanh lẹ để phụ giúp trang điểm
phấn son, thay đổi xiêm y, đeo râu đội mão để kịp thời
tiếp tục vai tuồng bước trở ra sân khấu. Có những nghệ
sĩ cao niên nhập vai diễn nhưng vì lâu ngày quên lời hát,
cho nên cứ đứng sát cánh gà mà diễn tuồng, trong lúc đó
thì người nhắc tuồng lúc nào cũng cầm kịch bản đứng
khuất sau cánh gà đọc to lên để nhắc lời. Và đó thường
là trường hợp của những nghệ sĩ bỏ nghề lâu năm, nhưng
luôn luôn vẫn nhớ lại với những kỷ niệm xưa dưới ánh
đèn sân khấu cho nên tìm dịp trở về hát cúng dường. Lại
có khi nghệ sĩ bên trong sắm tuồng không kịp, thì có người
lập tức cất lên tín hiệu để báo cho nghệ sĩ đang diễn
hát xong vai trò của mình phải đứng ở lại sân khấu để
diễn hát lại thêm một lần nữa. Do vậy, mà khán giả mới
có dịp khi nhìn thấy một nghệ sĩ nào đó khi đang hát, thì
lại có những động thái khác lạ chẳng hạn như hướng
ngón tay cái chỉ xuống tức là báo cho biết đã thấm mệt
không thể tiếp tục hát thêm được nữa.
Miếu Bà Chúa Xứ Châu-Đốc
Tây-An cổ tự
Trở lại theo tin tức của Ban-Quản-Trị lăng
miếu núi Sam, thì trong tương lai cũng ở ngay cạnh khu vực
nầy sẽ có một cảnh quan công trình văn hóa tâm linh đồ
sộ mọc lên. Đó là công trình quy hoạch thành hình một Khu
công viên văn hóa núi Sam đã được khởi công từ năm
2015 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất. Và nếu khi đã thực
hiện xong, thì trên núi Sam sẽ có hình ảnh của các tượng
Phật Đản Sinh, tượng Phật Tuyết Sơn và tượng Phật nằm.
Riêng tượng Phật Thích Ca thì nằm ở vị trí trung tâm của
quần thể các tôn tượng nói trên và có độ cao 81m trong
tư thế tọa thiền, có sắc thái phù hợp với nét nghệ thuật
truyền thống dân tộc được khắc vào vách đá núi Sam. Và
người ta có thể nói công trình nầy có ý nghĩa quan trong
đặc biệt mang tầm vóc quốc tế, góp phần phục vụ nhu
cầu văn hóa tâm linh cho bá tánh thập phương bên cạnh các
tuyến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, nói cách khác
là để kịp thời đáp ứng chiến lược phát triển về ngành
du lịch địa phương
Phối cảnh quảng trường Khu công
viên văn hóa núi Sam
An-Giang là một tỉnh biên thùy có địa thế
nằm ở địa đầu giới tuyến của miền Tây, và có đường
ranh giới dài 104km với vương quốc Campuchia. An-Giang có hai
cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu quốc gia và hai cửa khẩu
phụ. An-Giang có 9 khu công nghiệp và 15 cụm công nghiệp. Ngoài
lợi ích của sông Tiền và sông Hậu, thì An-Giang cũng còn
có 21 con kênh đào và các rạch tự nhiên như là rạch Long-Xuyên,
rạch Ông Chưởng, rạch Cái-Tàu-Thượng, rạch Chắc-Chà-Đao,
rạch Mặc-Cần-Dưng, rạch Mương-Khai, rạch Cần-Thảo, rạch
Cái Đầm, rạch Cái Tắc v.v. Ngoài ra, An-Giang còn đang
có các dự án kêu gọi đầu tư phát triển vào các trung tâm
thương mại, giải trí, mở rộng khu công nghiệp để nhằm
đáp ứng nhu cầu địa phương. Tỉnh An-Giang có diện tích
đứng hàng thứ tư ở miền Tây, nhưng lại là nơi có con
số dân đông nhất ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu-Long.
An-Giang là một vùng đất có quá nhiều địa điểm để tham
quan như nào là các chùa miếu, lăng bia, đình đền, khu di
chỉ, khu di tích, thánh đường, chùa Hoa, tháp nhà cổ nằm
rải rác ở khắp cả địa bàn trong tỉnh. Hơn thế nữa,
tính cộng đồng đa văn hóa ở địa phương nầy cũng đã
từng được người dân thể hiện ra bằng mọi sự gắn bó
tương liên cảm thông nghĩa tình dân tộc từ trong làng mạc
sâu xa ra tới ngoài thành thị phố phường.
Và cũng chỉ có mấy năm gần đây thôi mà thành
phố Long-Xuyên và thị xã Châu-Đốc đã tăng tốc vươn mình
phát triển kiến thiết không ngừng về mọi mặt, và nay đã
trở thành là trung tâm du lịch của cả miền Tây. Vì vậy
mà mới đây, trong chuỗi hoạt động đầu tiên trong định
hướng chiến lược phát triển du lịch tỉnh nhà đến năm
2030, thì người dân sở tại đã không chậm trễ tìm bằng
mọi cách phát huy nhiều sáng kiến hầu để làm tốt hơn
về ngành du dịch, với kỳ vọng sẽ đón chào được thêm
nhiều du khách tìm đến tham quan. Và đó cũng chính là ý nghĩa
của tinh thần nội dung trong ngày lễ khai mạc Tháng du lịch
An-Giang năm 2017. Với chủ đề "An-Giang non nước hữu
tình", địa phương đã diễn ra các hoạt động như hội
thảo, khảo sát các tuyến, điểm du lịch sở tại, tuần
lễ văn hóa ẩm thực có sự góp mặt của "Vua đầu bếp"
Martin Yan (Yan Can Cook), tuần lễ du lịch xanh-sạch-đẹp và
thân thiện, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ. Song song đó, là các
sinh hoạt thể thao như đua bò, đua thuyền rồng, thả đèn
hoa đăng và trình diễn văn nghệ.
Khai mạc Tháng du lịch An-Giang năm
2017
Ngoài ra, trong thời gian nầy thì tại huyện
Tịnh-Biên cũng đã long trọng khai mạc Hội chợ Thương mại
Quốc tế năm 2017 với sự hiện diện quy mô của 374 gian hàng
của trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các sản phẩm
hiện đang có mặt trên thị trường tiêu thụ. Và đây cũng
là một Hội chợ biên giới ở An-Giang đánh dấu 11 năm trưởng
thành, từ cấp địa phương trở thành quốc tế.
Khách tham quan Hội chợ Tịnh-Biên
Và sự kiện nầy chính là một tố chất tạo
thành cái thế ưu thắng, giúp cho người dân sở tại từ
bao năm qua đã cùng nhau tự tin hợp lực siết tay vững bước
đi tiến về phía trước. Vả lại, từ lâu An-Giang cũng từng
nổi danh được rất nhiều
người nghe biết đến như là một vùng thắng cảnh tuyệt
vời đặc biệt ở trên dãy đất phương Nam. Địa phương
nầy là nơi độc nhất có hình ảnh núi non ở miền Tây,
và những huyền thoại ly kỳ mang đậm màu sắc văn hóa tâm
linh cùng chuyện lạ đời thường về cuộc sống dân gian
từng có xảy ra trong xã hội miệt bưng biền, sông rạch.
Do vậy, một khi du khách
có dịp tìm đến tham quan vùng đất nầy, thì chắc chắnrằng
họ sẽ được hoàn toàn thỏa mãn về một chuyến đi không
phí công chọn lựa để khám phá màu sắc duyên dáng, thanh
bình, nên thơ với hồn quê sông nước địa phương.
Thêm vào đó, chính bài hát nổi tiếng lan truyền
có ý nghĩa tuyệt vời "Dòng An Giang" (A) có giai điệu
quê hương tình tứ ngọt ngào, thể hiện vẹn toàn nét đẹp
thanh bình, hạnh phúc hài hòa cảnh quan từ lâu đã được
phổ biến, cũng từng chinh phục được cảm tình của nhiều
thính giả ở khắp mọi miền.Tiện
đây, tác giả cũng muốn nói thêm rằng là mặc dùkhông thể
nào có thể so sánh được với giá trị của bản nhạc "Dòng
sông xanh". Tuy nhiên, trong mảnh phần hồn da diết của
bản nhạc và lời trong bài hát "Dòng An-Giang" nầy, thì
nó cũng đã diễn tả tuyệt vời và
thể hiện ra được toàn cảnh của một bức tranh không gian
tĩnh lặng, êm đềm, gợi lại hình ảnh thơ mộng mến yêu
của miền sông nước thiên nhiên ở địa phương. Và có vẻ
hao hao, tương tợ một phần nào đó so với ý nghĩa trong cảnh
quan củanội dung bản nhạc lừng danh thế giới "The Blue
Danube" của Johann Strauss II, mà cố nhạc sĩ tài hoa Phạm-Duy
đã gắng công xuất sắc đặt lại lời Việt với tựa đề
là "Dòng sông xanh".
Trên dòng Cửu-Long
Sông nước An-Giang
Ngày nay, người ta có thể nói rằng là trong
toàn bộ không gian của nền văn minh văn hóa ở trên dải
đất phương Nam, thì một phần rất lớn đều nằm trong địa
hạt của tỉnh An-Giang. Vì thế, cho nên An-Giang bây giờ có
được nhiều ý kiến xem như là một dải đất tiêu biểu
đa dạng cho các tỉnh ở quanh vùng đồng bằng châu thổ sông
Cửu-Long. Giờ dây, hồi tưởng lại từ những cuộc hành
trình xông vào khai phá mở mang miền đất An-Giang của các
bậc tiền nhân, thì người ta không thể nào quên được công
đức của từng thế hệ lớp người đi trước. Và trong quá
trình cộng cư của các sắc dân ở địa phương nầy, cũng
đã vô tình tạo ra được có những đứa con hiếu nghĩa,
có lòng dạ thủy chung với quê hương cho nên cùng nhau góp
sức điểm tô xây dựng xóm làng ngày càng thêm khởi sắc
hơn. Hơn thế nữa, là một tỉnh sơn kỳ thủy tú có cảnh
quan xinh đẹp ở miền Tây do nhờ yếu tố thiên nhiên ưu
đãi, và cùng với sức sống mạnh mẽ của người dân sở
tại đa dạng về văn hóa từ bao năm qua quyết tâm tranh đua
miệt mài làm đẹp quê mình. Vì thế, cho nên hình ảnh An-Giang
bây giờ thực sự đã có được một sức hút diệu kỳ về
tình tự quê hương đối với hầu hết tất cả đồng bào
trong cả nước.
Cánh đồng Tha-La và cảnh chiều vàng
Trà-Sư
Còn nói riêng, với tâm hồn của khách lãng
du mạo hiểm thì ý nghĩa trong cuộc sống của đời người
là hãy đi tìm mọi sự khám phá phiêu lưu để tự mình có
dịp trải nghiệm qua mọi điều lý thú mà họ đã khắc ghi
sâu đậm nhiều ấn tượng ở trong lòng. Và An-Giang chắc
chắn sẽ là điểm hẹn không thể không đến, để họ lắp
ráp vào trong cuộc hành trình lịch sử còn dang dở mà họ
từng đã vươn tay, chạm chân trên con đường chinh phục vùng
đất phương Nam. Hơn thế nữa, một khi tâm hồn của họ
cảm nhận được đã có sự vấn vương với vùng miền sông
nước gấm hoa nơi sở tại, thì tức là giấc mộng viễn
du của họ từ bấy lâu nay thực sự hoàn toàn đã được
toại nguyện trên bước giang hồ. Tuy nhiên, với tinh thần
khai phóng, và ý chí quyết tâm đầy sinh lực thì họ cũng
có thể nhìn thấy thêm hãy còn có nhiều thông điệp mới,
đánh thức họ cần phải tìm hiểu biết được nhiều hơn
về hình ảnh của quê hương duyên dáng, mến yêu ở khắp
trên muôn vạn nẻo đường.
Nhất là, các dấu ấn thân thương trong tâm
hồn của những thành phần du khách phương xa, trước phút
chia tay mà lòng hãy còn bịn rịn ở nơi vùng miền sông nước.
Đặc biệt hơn, là với cảnh quan đồng ruộng lúa chín vàng
mênh mông, thơ mộng đẹp như tranh, trộn pha với tấm chân
tình dân dã của con người sinh sống lâu đời bên cạnh dòng
An-Giang sông sâu sóng biếc.
An-Tiêm
MAI-LÝ-CANG (Paris)
1 - Cửu-Long là một con
sông có con số về độ dài dao động được ước tính khoảng
chừng 4.350km cho tới 4.909km. Và là một trong 12 con sông lớn
nhất trên thế giới.
2 - Vàm-Nao là một con sông
có nước xoáy tròn dài khoảng 7km chạy dọc theo làng Hòa-Hảo,
làm ranh giới giữa Long-Xuyên và Châu Đốc. Nơi đây từng
xảy ra trận thủy chiến khốc liệt giữa quân đội Việt-Xiêm
vào khoảng cuối năm 1833. Khi còn là thuộc địa Pháp, thì
người dân yêu nước kháng chiến ở địa phương từng ngậm
hờn bằng hai câu ca dao:
Ngó lên Châu-Đốc, Vàm-Nao Thấy tàu giặc chạy như dao cứa lòng
3 - Óc-Eo ( Or Kaev) có nghĩa
là "Suối Kiếng". Nền văn minh, văn hóa Óc-Eo của vương quốc
Phù-Nam được thành hình từ khoảng đầu thế kỷ I cho đến
thế kỷ VII, sau công nguyên.
5 - "BirdLife International"
là một tổ chức quan hệ đối tác toàn cầu nhằm bảo tồn
môi trường sinh thái của các loài chim, cũng như về tính
bền vững của con người trong cách sử dụng tài nguyên thiên
nhiên.
(A) - Sau đây, tác giả kính mời quý bạn đọc mở Youtube
nghe bài hát:
Dòng An Giang sông sâu sóng biếc, Dòng An Giang cây xanh lá thắm, lả lướt về qua Thất Sơn, Châu đốc dòng sông uốn quanh, soi bóng Tiền Giang Cửu Long. Dòng An Giang trăng lên lấp lánh, Dòng An Giang tung tăng múa hát, đêm đến dòng sông thở than bên mấy hàng cây hắt hiu đã mấy mùa xuân thái bình. Dòng An Giang đáy nước in sâu, Nhịp cầu tre ngắm bóng say sưa, nắng vẫn chiếu trên làn sóng nhấp nhô, nắng vẫn chiếu trên gò má hây hây mơ màng,
ngây thơ. Cô thôn quê đang giặt yếm trên sông, tiếng sáo vắng trên đồng lúa xanh tươi trâu lang thang đôi cò trắng tung bay dập
dìu. Dòng An Giang ai qua vẫn nhớ, Dòng An Giang xinh xinh nước biếc, đây những thuyền ai lắc lơ đôi mái chèo trăng lướt qua lơ lửng vầng trăng vỡ tan. Dòng An Giang xanh xanh xóm trúc Dòng An Giang lơ thơ bến nước, đây những người thôn nữ xinh duyên dáng chuyền tay dắt nhau múc mấy vầng trăng đổ đi.