Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]          [ Trang chủ ]          [ Tác giả ]
Chủ Nhật và Giovanni Marradi 

Việt Hải Los Angeles

Sáng Chủ Nhật ông bà Hồ Việt Loan bỗng dưng mở hàng ban sáng trên net bởi link nhạc nhạc nonstop playlist từ "bờ-lốc" Saigonocean của âm thanh thanh thòat, trong vắt, nhạc dương cầm của Giovanni Marradi. Vậy Giovanni là ai? Âm nhạc của chàng ni ra sao?
Giovanni là một nhạc sì sáng tác, nhưng lại thường trình diễn âm nhạc luôn. Giovanni là người Mỹ gốc Ý. Thông thường trong phạm vi kêu gọi hay khía cạnh chữ nghĩa, người ta nhắc đến tên thì sẽ gọi họ như Marradi mới đúng phong tục người phương Tây, nhưng với người nhạc sĩ này không hiểu sao bà con thiên hạ lại theo tập tục phương Đông chỉ gọi chàng thân mật bằng tên, Giovanni. Do vậy tên tuổi của người nghệ sĩ lại gắn liền với tên gọi mà không phải là tên họ.

Theo "bờ-lốc" Wikipedia và Giovanni, Giovanni Marradi sinh năm 1952 là con trai của nhạc sĩ và đồng thời cũng là nhạc trưởng Alfredo Marradi. Chàng học nhạc từ năm 5 tuổi, theo trường phái cổ điển. Thế nhưng cuộc đời của chàng ni thay đổi sau khi cha mất. Chàng buồn tình rong ruổi bôn ba đi từ nước này sang nước kia để tìm tương lai cho mình, du hành dọc ngang Âu Châu, như kiếp bohème trôi nổi, cuộc sống cứ như dân nghệ sĩ gypsie, nên do đó là lý do là tại vì sao nhạc của Giovanni mang âm hưởng như những bài hát của dân du ca zhigan, và phảng phất một chút nào đó phong cách air nhạc cổ Nga, chính sự kêt hợp tuyệt vời đó đã đưa chàng đến đỉnh cao của danh vọng, dù rằng sự thành công của chàng qua năm tháng bôn ba rất chông gai, trước khi thành danh rạng rỡ. 

http://www.ask.com/wiki/Giovanni_Marradi_(musician)

Quay về dĩ vãng, chàng đã theo học sáng tác với nhạc sĩ Michael Cheskinov, một danh cầm tài hoa piano cổ điển tại trường dạy nhạc của Nga ở Beirut, xứ Li Băng. Cheskinov có nguyên tắc gắt gao, ông chỉ nhận rất ít học trò, huấn luyện họ rất công phu và nhất là không bao giờ thu nhận học trò dưới 30 tuổi. Dù khi ấy tuổi nhỏ, nhưng nhờ uy tín của người cha và khả năng nhạc bén nhậy của Giovanni, chàng được nhận vào học như một đặc ân biệt lệ. Giovanni phải luyện tập liên tục 8 giờ mỗi ngày. Về sau chỉ còn ông là học trò duy nhất học theo đuổi nguyên tắc của thầy, người độc nhất mà thầy mãn nguyện, chỉ một mình kiên nhẫn cho trọn kiếp trò, mình ên chuyên cần học hỏi cho đến ngày ân nghĩa tôn sư khi đưa vị thầy đàn Cheskinov về nơi chín suối. 

Là một nhạc sĩ tài năng, nổi tiếng giàu nét sáng tạo âm nhạc, Giovanni trung bình đều đặn cho ra khoảng 10 bản nhạc phẩm mới giá trị mỗi tuần, Giovanni có óc sáng tạo sung mãn và cho thu thanh rất nhiều tác phẩm, đã đi đó đây trình diễn ở rất nhiều buổi hòa nhạc lớn trên thế giới, và bán được hàng triệu album nhạc hòa tấu của mình. Đầu tư công sức, tài nghệ, lòng đam mê nghệ thuật với những chương trình Giovanni Live Show trực tiếp từ Las Vegas trên làn sóng điện PBS (Public Broadcasting Service, công ty truyền thông đại chúng có 349 đài truyền hình chi nhánh khắp nước Mỹ và cũng như các đài khác ở Canada), rồi chương trình truyền hình riêng hàng tuần rất thịnh hành và phổ biến âm nhạc mình rất thành công mang tên “Roll Out Piano”, giới thiệu các sáng tác Piano, cùng với tài sản âm nhạc trên 140 đĩa CD của mình đã thu âm và phát hành, chương trình của Giovanni vẫn tiếp tục giữ  vững tên tuổi, "PBS TV special":

http://www.youtube.com/watch?v=0oC7hL8ouN8

http://vimeo.com/15955225

http://answers.yahoo.com/question/index?qid=20071217031049AAM8TKJ

Khi Giovanni mới đến Mỹ kỳ vọng đạt được thành quả âm nhạc như mơ ước vì người ta thường nói nước Mỹ là nơi cho cơ hội để "những ngôi sao tỏa sáng" trên nền trời Mỹ quốc. Sự thực thì Giovanni cũng hiểu là nếu không nhờ sự tỏa sáng được khi không có sự giúp đỡ tận tình của một người bạn tốt, đó chính là ca sĩ tài danh Frank Sinatra. Giovanni đã trải qua một thập niên ở Mỹ cho đến ngày nổi tiếng. Giới nghệ thuật âm nhạc, nhất là giới Broadway New York, trung tâm của nghệ thuật nhạc cổ điển, âm nhạc và nghệ thuật ca diễn opera, thanh nhạc, vocal‎ cord nodules - polyps, và rằng tử vi vận hên của chàng trai trẻ tại xứ sở cơ hội này gọi nhạc của chàng là "The great white way",  đọc báo Mỹ bảo thế, Văn Tui bấn xúc xích giở hai, ba quyển tự điển tra cứu mê mệt, tham khảo tùm lum, chữ nghĩa xứ người thì cho là: "It's the name for a part of Broadway, the famous metropolitan area of New York City where most of the theaters are, also aims at the street in Manhattan that passes through Times Square; famous for its theaters of music and performing arts,..."


Kịch tác gia Lê Tuấn, Giovanni's Broadway Romance

Riêng Văn Tui thì chả biết dịch thế nào cho bay bướm, diễn nôm ra sao cho suôn sẻ nhỉ, thôi thì dịch bừa hiểu thoát ý nhe bà con như là "dòng nhạc Giovanni mang nét đặc thù đứng trội hẳn giữa con phố Broadway hỗn tạp này", diễn nôm xa hơn Broadway themes cho tên lóng "the great white way” ám chỉ những giai điệu mượt mà nhạc của Giovanni Marradi hầu như là trong suốt (crystal clear), biệt lập và không pha lẫn một phong cách nào của ai khác.  Phải chi có mấy ông giáo,  hay quý nhà văn Lê Văn Khoa, Bùi Bảo Trúc, Lưu Nguyễn Đạt hay ông anh của bộ môn arts du samedi, kiêm kịch tác gia beau trai Lê Tuấn, aka Luân Tế Anh ngữ văn chương một bồ xin cứu bồ dùm nhỉ...  Sự thực khi nhạc do chàng dương cầm thủ này gõ phím, trỗi lên bên ngoài đã 1, 2 giờ khuya khoắt giữa không gian vắng lặng, tâm hồn Văn Tui thực sự bay cao trong đê mê, tâm tư như lưu lạc vào chốn thiên thai, bồng lai tiên cảnh; Ôi sao những bình yên, những nhẹ nhàng, những tịch liêu và những ấm cúng dù mùa Đông New York tuyết phủ ngập boot; Đấy, đấy là sự mầu nhiệm của dòng nhạc của Giovanni Marradi, mà người giới thiệu tôi dòng nhạc này không ai khác hơn là vị chủ nhân site hay "bờ-lốc" Saigonocean.com trên miệt Thung Lũng Hoa Vàng, me-sừ yêu thơ nhạc của chuyên viên ngành physique nucléaire là thi sĩ Lê Hân, khi hai anh em chúng tôi nhâm nhi cà phê chiều mưa Cali trong quán nhạc ấm cúng Coffee Lovers, tức "tụ điểm" văn nghệ "Vie de France" trên con lộ quen thuộc Aborn,

http://shelf3d.com/kWO5b4peEHs#

Hãy thử suy ngẫm tí ti về sự thành công tột bực của chàng tuổi trẻ bỏ quê hương di cư sang Mỹ châu tìm cơ hội thăng hoa, cơ hội sao quá linh thiêng, mầu mỡ dữ vậy hỡ trời? Giovanni đặt chận đến đất mới chả bao lâu, nhạc của Giovanni bắt đầu thu hút bà con thiên hạ như nam châm ở đất lành chim bu. Con số 120 ngàn CDs của chàng bay cái vèo bán trong vòng 2 giờ đồng hồ, một CD giá bán vị chi trung bình 20 đô Obama, xong ta đem nhân với 120,000 đĩa, sồ thu xấp xỉ 2 triệu 4 tiền tươi trong một thời lượng 120 phút, chuyện lạ bốn phương được trầm trồ vì chưa có ai đạt được một kỷ lục đáng kể như vầy cả, thành tích siêu đẳng. Tôi chạnh lòng hỏi hai cô em gái trong gia đình nhạc CLB của bộ môn gõ phím piano Christina Lâm Dung và Ngọc Quỳnh West Covina vốn bỏ cơm hà rầm, thà không bỏ nhạc, 2 cô thử ra CD piano "The Greatest Hits" thử thời vận ra mắt 2 giờ xem sao vậy <?>.

http://www.giovanni.com/

Hòa tấu Giovani Marradi Playlist Links:

http://saigonocean1.com/nghenhacGiovanniMarradi/GM.htm

http://www.trunghocnguyenbatong.com/trangxuan_2011/trangnhac_2011/giovanni_marradi/

Âm nhạc của Giovanni được ghi nhận vừa sang cả, vừa mang âm hưởng những bài hát của dân gian du ca zhigan của thời trung cổ bên xứ Tàu, vừa mang phong cách nhạc "très russe" của người cổ Nga. Người đời thường thích chất nhạc trong vắt - trong veo, dạt dào nốt đuổi nốt, cảm xúc sâu lắng và chút riêng tư với tâm cảm của Văn Tui thì nhạc Giovanni đầy đam mê, của trường phái lãng mạn mà sự thanh tao, thanh thoát vơi đầy. Nhạc của Giovanni được xếp vào dòng nhạc cho tâm tĩnh lặng (tranquility), âm nhạc đem an lạc cho tâm hồn. Thực vậy không ngoa, mỗi bản nhạc của Giovanni với những giai điệu dịu dàng, du dương gợi cảm để tạo nên một không gian mang phong thài ấn tượng (impressionistic) như bên phong cảnh hội họa, bằng những nốt nhạc với những cảm xúc nghệ sĩ tính, nhạc dâng cao lên để rồi trải dài ra cho tâm hồn thật bình yên và nhẹ nhàng khi những nốt cuối từ từ tắt lịm để kết thúc.

Cả một góc nhớ của tâm não và trong lòng ta được an lạc và trong bình yên, khi thả bút cho những dòng cảm nhận toạc móng heo đáp lễ ông bà Hồ Việt Loan của xứ Bushland, Houston, và rằng có thể lắng hồn mình một lúc nào đó trong buổi ban mai bình minh trong ngày hay ban đêm khuya dạ khúc trở về để thấy rằng hồn thư thái, tâm thanh thản hơn khi được vỗ về bằng âm nhạc của Giovanni Marradi, phải không chứ lị ?.

http://nhacso.net/nghe-playlist/hoa-tau-piano-giovanni.XFBUUUU=.html

http://www.nhaccuatui.com/playlist/cinema-romance-2002-giovanni-marradi.dcavOvKucwWV.html

http://www.youtube.com/watch?v=lRSe0FcQNHg&list=PLE342A37ADBCABCE7&index=2

Merci bien, Giovanni, pour l'air de la musique fabuleuse. Cela m'aide au quotidien pour vivre, d'aimer et de dormir joyeusement, magnifiquement et paisiblement.
À bien sûr.

Việt Hải Los Angeles



----- Forwarded Message -----
From: VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>
To: Le Tuan 
Cc: Tran LA <viethai712@yahoo.com> 
Sent: Monday, September 23, 2013 5:30 PM
Subject: Re: Chủ Nhật và Giovanni Marradi

Dear anh Tuấn,

VH thường viết bài khi nào nguồn cảm tác chợt đến, thông thường các đề tài về văn học hay âm nhạc "trigger" ngòi bút mình vực dậy hí hòay chữ nghĩa. Mình tìm sự đồng cảm với bạn bẻ nào có cùng goût hay hợp jeu nhau.

Thế hệ anh em mình ít nhiều đã học ngoại ngữ Anh Pháp, nên văn hóa qua âm nhạc hay văn học Anh Pháp ảnh hưởng chúng mình nhiều. Hồi còn bé bố VH dạy kèm mình sinh ngữ Anh Pháp hai lớp đệ thất - đệ lục, sau này khi lớn hơn ghi danh học thêm ngoại ngữ ở Hội Việt Mỹ và Centre Culturel Francais, rồi về sau có cô bạn "old flame" học Marie Curie kèm Pháp văn, khi bỏ lâu quên nhiều. Hôm tuần rồi VH vào xem sách với 2 con trai tại Barnes & Noble, 3 bố con đọc sách, cháu lớn chỉ thích sách science và computer, cháu sau thích sách văn học, mặc dù cháu học biology muốn theo y khoa, Hải Việt đọc quyển The Lady of the Camellias (La Dame aux Camélias) của Alexandre Dumas, và quyển A Tale of Two Cities của Charles Dickens, hai tác phẩm này khá quen thuộc với giới văn học mê sách vở ngày xưa tại Saigon, nay thấy các cháu ham thích chịu khó đọc sách nên cũng vui vui, với tác phẩm Camélias/Trà Hoa Nữ của Alexandre Dumas, được quay thành phim:
http://www.imdb.com/title/tt0025027/

Camélias có cốt truyện khá thương tâm về cuộc đời người kỹ nữ Marguerite Gautier. sách nói về mối tình không thành của tay nhà giàu Armand Duval và kỹ nữ Marguerite, Marguerite như một Vương Thúy Kiều của VN mình, có lòng bao dung vị tha, đã hy sinh bản thân mình cho người mình yêu. Hình ảnh Marguerite Gautier trong truyện được khai thác khá hay bởi ngòi bút của Dummas. Hải Việt đọc version Anh ngữ, cháu discuss episodes tình tiết của quyển sách này. Về tác phẩm "Câu chuyện giữa 2 thành phố", Charles Dickens mô tả trong thời kỳ cách mạng Pháp 1789, đã diễn ra các thảm cảnh tàn nhẫn vì mục tiêu do lý do bảo vệ quyền tự do mà Charles Dickens đã tả chân cảnh pháp trường, nơi hành quyết các nhà quý tộc, cũng như ngay cả các nạn nhân vô tội, những bất công, nghịch lý của xã hội. tác phẩm "Câu chuyện hai thành phố" là một tiểu thuyết mang nét bi kịch tính lấy bối cảnh của những chuyện diễn ra ở Luân Đôn và Paris trước và trong thời điểm diễn ra cuộc cách mạng Pháp. Câu chuyện đưa người đọc qua cuộc đời nhiều nhân vật chính trong những năm trước cuộc cách mạng, sự tàn bạo đối với những người thuộc chế độ cũ trong những năm sau cuộc cách mạng và song song đó là cuộc sống ở Luân Đôn trong cùng thời điểm. Xã hội tàn bạo, cách mạng đổ máu không kém tàn bạo, như cách mang Nga 1917, thật thê thảm, thương tâm. Tác phẩm A Tale of Two Cities cũng được quay thành phim http://www.imdb.com/title/tt0052270/

Tác phẩm khác của Charles Dickens là Nicholas Nickleby, cốt truyện kể về cuộc đời và những chuyến phiêu lưu của nhân vật chính trong truyện là Nicholas Nickleby. Mình đọc thấy là chuyện tiểu thuyết này đề cao tinh thần cao thượng trong ngòi bút tiểu thuyết của Dickens, nhưng cũng có tính trớ trêu khắc nghiệt của nó, và công kích mạnh mẽ các trường học ở vùng Yorkshire của Anh quốc, nơi mà tệ nạn xã hội có những trẻ em mồ côi bị bỏ rơi đưa tới để nuôi dưỡng. Những cuộc phiêu lưu vui vẻ của Nicholas với đoàn kịch Crummles đã mang tới niềm vui cho Smike, một nạn nhân đáng thương hại của gia đình Squeers. Dickens còn có novel là David Copperfield có lẽ anh thích...

Cám ơn anh góp ý.
VHLA


Nhà văn Luân Tế, San Diego

From: Le Tuan - Luân Tế
To: VietHai Tran <viethai712@yahoo.com> 
Sent: Monday, September 23, 2013 9:14 AM
Subject: Re: Chủ Nhật và Giovanni Marradi

Thank you Mr. VH giới thiệu Giovanni. Tôi vẫn thích nghe độc tấu hơn là hòa tấu có lẽ vì độc tấu có cái "tôi" - individuality - trong đó. Ngoài ra tôi vẫn thích đọc VH viết tiếng Tây tuy đã quên gần hết. Về tiếng Anh thỉ có nhiều người rất giỏi. Cám ơn VH đã có những "mỹ từ" nói về tôi.

Best regards,

Visit my web sites: 
http://letuanbooks.efastshopping.com
http://letuanthewriterswebsite.yolasite.com