Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]          [ Trang Chủ ]              [   Tác giả ]

Bài nói chuyện của Tổng thống Mỹ Barack Obama
ở Ðại học Rangoon, Myanmar 
ngày 19/11/2012

Phạm Vũ Thịnh dịch

Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay) "Myanmar Naingan, Mingalaba!" Xin chào đất nước Myanmar (Tiếng cười và vỗ tay). Tôi rất vinh hạnh được đến trường Ðại học này và là Tổng thống Mỹ đầu tiên viếng thăm quốc gia của các bạn.

Tôi đến đây vì tầm quan trọng của đất nước của các bạn. Các bạn sống ở những ngả tư Ðông và Nam Á Châu. Các bạn sống ngay bên cạnh những nước đông dân nhất trên hành tinh này. Các bạn có một lịch sử kéo dài hàng ngàn năm nay, và có năng lực giúp quyết định số phận của khu vực đang tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.

Tôi đến đây vì vẻ đẹp và tính đa dạng của đất nước các bạn. Mới hôm nay đây, tôi vừa được thấy bảo tháp vàng chùa Shwedagon, và cảm kích trước tư tưởng có giá trị trường cửu "metta" - niềm tin rằng ý nghĩa cuộc sống của chúng ta trên trái đất này là ở lòng khoan dung và tình yêu thương. Và tôi biết được rằng đất nước các bạn trải dài từ những khu vực đông dân của thành phố có truyền thống lâu đời này cho đến tận những mái nhà của hơn 60 ngàn thôn làng; từ những đỉnh núi trong dãy Himalaya, những cánh rừng của xứ Karen, đến tận những bến bờ của sông Irrawady.

Tôi đến đây do lòng kính phục đối với trường Ðại học này. Chính đây là nơi đã có đợt phản kháng đầu tiên chống chế độ thực dân. Ðây là nơi Aung San đã biên tập tạp chí trước khi lãnh đạo phong trào độc lập. Ðây là nơi U Thant đã học tập những quy tắc của thế giới trước khi hướng dẫn thế giới từ Liên Hiệp Quốc. Ở Ðại học này, học thuật đã phát triển mạnh mẽ trong suốt thế kỷ vừa qua, và sinh viên của trường đã đứng lên đòi hỏi những nhân quyền căn bản. Giờ đây, Quốc hội của các bạn, cuối cùng đã thông qua một nghị quyết phục hồi sinh lực của Ðại học này, và trường cần phải đạt lại được những mức thành công vĩ đại như cũ, bởi tương lai của đất nước này sẽ được quyết định bởi công cuộc giáo dục các thế hệ trẻ.

Tôi đến đây do lịch sử bang giao giữa hai nước chúng ta. Một thế kỷ trước đây, những nhà buôn, doanh nhân, nhà truyền giáo đã đến đây để xây đắp những mối quan hệ thương mại, tín ngưỡng và thân hữu. Rồi từ những vùng đất này, trong Thế chiến thứ 2, phi công Mỹ đã bay vào China, và nhiều quân nhân của chúng tôi đã hy sinh. Cả hai nước chúng ta đều đã phát xuất từ Ðế quốc Anh, và nước Mỹ đã là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận Liên bang Burma độc lập. Chúng tôi hãnh diện đã xây dựng một Trung tâm Mỹ quốc tại Rangoon và đã thiết lập những trao đổi học thuật với những cơ sở giáo dục như Ðại học này. Và trải qua nhiều thập kỷ có nhiều dị biệt, mọi người dân Mỹ đều có chung cảm tình đối với đất nước và dân tộc các bạn.

Trên hết mọi điều, tôi đến đây vì nước Mỹ tin tưởng vào phẩm giá con người. Trong mấy thập niên vừa qua, hai nước chúng ta đã xa lạ với nhau. Nhưng hôm nay, tôi có thể nói với các bạn rằng chúng tôi luôn luôn giữ niềm hy vọng về dân tộc này, về các bạn. Các bạn đã cho chúng tôi hy vọng và chúng tôi đã chứng kiến lòng can đảm của các bạn.

Chúng tôi đã nhìn thấy những nhà hoạt động mặc áo quần trắng viếng thăm thân nhân của các tù nhân chính trị trong những ngày chủ nhật, và những tu sĩ mặc áo cà-sa phản kháng bất bạo động trên đường phố. Chúng tôi đã biết có những người dân- thường tổ chức những toán cứu trợ bão lụt, chúng tôi đã nghe những tiếng nói của sinh viên học sinh, cùng những điệu nhạc của nghệ sĩ đường phố thể hiện tiếng nói của tự do. Chúng tôi đã được biết những người lưu vong, những người tỵ nạn không bao giờ chịu mất liên lạc với gia đình hay quê hương của họ. Và chúng tôi đã hứng khởi từ nhân cách quả cảm mãnh liệt của Bà Aung San Suu Kyi, bà đã chứng tỏ rằng không một con người nào có thể thật sự bị giam tù khi hy vọng còn cháy sáng trong lòng họ. 

Khi nhậm chức Tổng thống, tôi đã gửi một thông điệp đến những chính quyền đang cai trị bằng sự sợ hãi. Tôi đã nói trong diễn văn nhậm chức rằng: "Chúng tôi sẽ chìa bàn tay thân thiện nếu quý vị sẵn sàng mở ra bàn tay nắm đấm ấy". Thế rồi trong một năm rưỡi nay, một sự thay đổi mãnh liệt đã bắt đầu, nền độc tài suốt năm thập niên nay đã nới lỏng nắm tay. Dưới quyền Tổng thống Thein Sein, ước vọng thay đổi đã được đáp ứng bằng một chương trình cải cách. Giờ đây, một người dân sự đang lãnh đạo chính phủ, và Quốc hội đang từng bước chứng tỏ vai trò của mình. Liên minh Dân chủ Toàn quốc National League for Democracy từng bị đặt ngoài vòng pháp luật nay đã đứng ra tranh cử, và Aung San Suu Kyi trở thành một Ðại biểu Quốc hội. Hàng trăm tù nhân lương tâm đã được trả về, và cưỡng bách lao động đã bị cấm chỉ. Những cuộc ngưng bắn bước đầu đã được thoả thuận với các toán quân sắc tộc, và những đạo luật mới bắt đầu cho phép một nền kinh tế cởi mở hơn.

Vì thế hôm nay tôi đến đây để giữ lời hứa và chìa bàn tay thân ái đến các bạn. Nước Mỹ nay có một Ðại sứ ở Rangoon, cấm vận đã giảm bớt, và chúng tôi sẽ giúp các bạn xây dựng lại một nền kinh tế có thể cung ứng cơ hội cho toàn dân và đóng vai trò một động cơ tăng trưởng cho thế giới. Tuy nhiên, hành trình đáng kể này chỉ mới bắt đầu, còn đoạn đường dài phải đi. Công cuộc cải cách đã được phát động từ tầng trên cùng của xã hội phải đáp ứng được ước nguyện của dân chúng vốn là nền tảng của xã hội. Những tia sáng của tiến bộ chúng ta đã thấy được không thể bị dập tắt, mà phải được thắp sáng thêm, phải trở thành sao Bắc Ðẩu cho mọi người dân trong đất nước này.

Và thành công trong cố gắng ấy của các bạn là quan trọng đối với nước Mỹ, cũng như cho chính tôi. Mặc dù đến từ những phần đất khác nhau đi nữa, chúng ta chia chung những ước vọng: được chọn lựa những người lãnh đạo chúng ta, được sống chung với nhau trong hoà bình, được học hành và sinh sống thoải mái, yêu thương gia đình và cộng đồng của chúng ta. Chính vì vậy mà tự do không phải là một ý tưởng trừu tượng; tự do là nhân tố giúp nhân loại tiến bộ, không chỉ ở phòng bầu phiếu, mà trong cả sinh hoạt thường ngày của chúng ta.

Một vị Tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ chúng tôi là Franklin Delano Roosevelt đã hiểu được sự thật này. Ông khẳng định mục tiêu của nước Mỹ không chỉ là quyền được bỏ phiếu. Ông hiểu rằng dân chủ không chỉ là bầu cử. Ông kêu gọi toàn thế giới cùng ôm ấp thực hiện bốn quyền tự do căn bản: tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do cơm áo và tự do sống không sợ hãi. Bốn tự do căn bản ấy bổ sung cho nhau, và không thể thực hiện được tự do nào nếu không thực hiện cả bốn.

Ðấy chính là tương lai mà chúng ta tìm kiếm cho chúng ta và cho mọi người. Và đấy là những gì tôi muốn nói với các bạn hôm nay.

Trước nhất, chúng tôi tin tưởng ở quyền tự do ngôn luận nhờ đó những tiếng nói của người dân-thường có thể được nghe đến, và các chính phủ phản ánh ý nguyện của dân chúng.

Ở Mỹ, trong hơn hai thế kỷ nay, chúng tôi tận lực thực hiện lời hứa này cho tất cả mọi công dân: đạt được tự do cho mọi người bị ách nô lệ; mở rộng quyền bầu cử cho cả phụ nữ lẫn người Mỹ gốc Phi châu; bảo đảm quyền lập nghiệp đoàn cho công nhân.

Chúng tôi hiểu rằng không nước nào giống hệt nước nào trong việc thực hiện những quyền tự do ấy, tuy nhiên, không còn gì để hoài nghi rằng đất nước của các bạn chắc chắn sẽ hùng mạnh hơn nếu phát huy được sức mạnh của toàn dân. Ðấy là nhân tố giúp quốc gia thành công. Ðấy là mục tiêu của công cuộc cải cách đang bắt đầu được thực hiện.

Ngày nay, quyền tự do hội họp của dân chúng phải được tôn trọng hoàn toàn, chứ không thể áp chế được. Phải tiếp tục xé bỏ tấm màn kiểm duyệt đã trùm lên truyền thông đại chúng, chứ không thể bóp nghẹt được. Làm như thế mới tiếp tục tiến bộ. Không còn bị bỏ quên, những công dân phản đối việc xây đập Myitsone đã được nghe ý kiến. Không còn bị đặt ngoài vòng pháp luật, những đảng phái chính trị đã được phép tham chính. Các bạn có thể thấy được những bước tiến ấy. Một người đi bầu Quốc hội vừa rồi đã nói: "Ông bà, cha mẹ chúng tôi đã chờ đợi điều này, nhưng chẳng bao giờ được thấy". Ngày nay, các bạn đã thấy được rồi. Các bạn đã nếm được hương vị tự do.

Và để bảo vệ tự do của mọi cử tri thì những người cầm quyền phải chấp nhận những giới hạn. Cơ cấu chính trị của nước Mỹ được thiết kế như thế đấy. Nước Mỹ có thể có quân lực hùng mạnh nhất thế giới, nhưng quân lực ấy phải chịu sự điều khiển dân sự. Là Tổng thống của nước Mỹ, tôi ra chỉ thị cho quân đội thực hiện, chứ không phải ngược lại. Là Tổng thống cũng là Tư lệnh Tối cao, tôi có  quyền hạn như thế bởi tôi chịu trách nhiệm trước toàn dân.

Mặt khác, là Tổng thống, tôi không thể cứ áp đặt ý muốn của mình lên Quốc hội được, mặc dù đôi khi tôi ước gì tôi làm được như thế! Ngành lập pháp có quyền lực và uy thế riêng của ngành ấy, để họ kiểm tra và cân bằng quyền lực của Tổng thống. Tôi chỉ định một số quan toà, nhưng tôi không được bắt họ phán quyết như thế nào, bởi tất cả mọi người dân Mỹ, từ một đứa trẻ nghèo khó cho đến Tổng thống, đều bình đẳng trước pháp luật. Do vậy, một quan toà có quyền phán quyết rằng Tổng thống có giữ đúng luật hay đã làm sai luật. Và Tổng thống Mỹ là tôi cũng chịu trách nhiệm đầy đủ trước luật pháp ấy.

Tôi giải thích về hệ thống ở Mỹ để các bạn thấy phải hướng đến tương lai như thế nào, một tương lai xứng đáng của các bạn trong đó không còn có dù chỉ một người tù nhân lương tâm. Các bạn cần vươn lên một tương lai có pháp luật mạnh hơn bất cứ một lãnh tụ nào, bởi pháp luật là của toàn dân. Các bạn cần vươn lên một tương lai không có một đứa trẻ nào phải làm lính trận, không có một phụ nữ nào bị bóc lột, một tương lai mà pháp luật bảo vệ cả những người dân yếu thế, một tương lai trong đó an ninh quốc gia được củng cố bởi một quân đội đặt dưới quyền điều khiển dân sự, và Hiến pháp bảo đảm rằng chỉ những người được dân chúng bầu lên mới có quyền cai trị đất nước. 

Nước Mỹ sẽ giúp các bạn trên từng bước trong suốt hành trình vươn đến tương lai ấy, bằng cách giúp đỡ việc thúc tiến xã hội dân sự; bằng cách thúc đẩy quân đội của các bạn nâng cao trình độ kỹ năng và nhân quyền; cùng hợp tác với các bạn phát triển kinh tế kết hợp với tiến bộ dân chủ. Nhờ vậy, tiến bước trên hành trình ấy sẽ giúp các bạn thực hiện tự do thứ hai sau đây, trong niềm tin rằng mọi người đều có quyền tự do cơm áo.

Nếu đánh đổi lao tù của áp chế mà chỉ lấy được cơn đau của bụng đói, thì không xứng đáng. May thay, lịch sử loài người cho thấy rằng những chính quyền thật sự của dân, do dân và vì dân thì vượt xa về khả năng đưa đất nước đến thịnh vượng. Và đấy là sự hợp tác chúng tôi muốn có với các bạn.

Nếu người dân thường có quyền tham gia vào việc quyết định tương lai của chính họ, thì đất đai sở hữu của họ không bị ai lấy mất đi. Vì thế, công cuộc cải cách phải bảo đảm làm sao cho người dân của đất nước này có được quyền sở hữu căn bản nhất, đó là quyền sở hữu mảnh đất trên đó họ sống và làm việc.

Một khi tài năng của các bạn được cởi trói, thì cơ hội được tạo ra cho mọi người. Nước Mỹ đã bắt đầu bỏ cấm vận để các công ty được kinh doanh ở đây, và chính phủ của các bạn đã bắt đầu bãi bỏ những hạn chế về đầu tư, và từng bước mở rộng nền kinh tế. Ngày nay, nhiều nguồn lợi tuôn chảy vào đất nước các bạn, chúng tôi hy vọng và chờ đợi càng ngày càng nhiều người được nâng đỡ. Không thể chỉ để giúp những người ở tầng lớp trên cùng. Mà phài là giúp được mọi người dân. Chính sự tăng trưởng như thế về kinh tế: mọi người đều có cơ may, chỉ cần chịu khó làm việc thì thành công, mới là động cơ phát triển giúp đất nước tăng tiến nhanh chóng.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng ấy chỉ có thể thực hiện được nếu tham nhũng tiêu giảm. Ðể đầu tư có thể đưa đến cơ hội cho mọi người dân thì công cuộc cải cách phải thúc đẩy những dự toán ngân sách minh bạch, và thúc tiến các doanh nghiệp tư hữu.

Ðể làm gương, nước Mỹ nay đòi hỏi các công ty của chúng tôi phải thoả những tiêu chuẩn cao về độ cởi mở và minh bạch, nếu muốn kinh doanh ở đây. Và chúng tôi hợp lực với các tổ chức như Ngân hàng Thế giới (World Bank) để yểm trợ giới kinh doanh nhỏ, cổ xướng nền kinh tế trong đó các doanh gia, các nhà kinh doanh nhỏ có thể phát đạt đồng thời người làm công có được lương bổng xứng đáng. Tôi vô cùng hoan nghênh quyết định mới đây của chính phủ các bạn tham gia vào chương trình Hợp tác Chính quyền Cởi mở (Open Government Partnership), để người dân có thể thấy được sự minh bạch và theo dõi chính xác được việc chi tiêu công quỹ và lề lối làm việc của chính quyền.

Trên hết mọi điều, một khi tiếng nói của người dân được chính quyền lắng nghe thì mới có nhiều hy vọng rằng những nhu cầu căn bản của người dân sẽ được thoả mãn. Cũng chính vì vậy mà công cuộc cải cách phải vươn đến tận đời sống thường ngày của cả những người đói khổ, những người đau ốm, những người thiếu điện thiếu nước. Ở cả điểm này nữa, nước Mỹ cũng sẽ chung sức với các bạn.

Hôm nay, tôi vinh hạnh được tái lập cơ quan viện trợ USAID ở nước này, là cơ quan cộng tác phát triển hàng đầu của chúng tôi. Và nước Mỹ muốn hợp tác giúp đỡ đất nước này, vốn đã là một nguồn cung cấp lúa gạo ở châu Á, tái lập được khả năng nuôi sống toàn dân, chăm sóc người bệnh, giáo dục trẻ em, và xây dựng những cơ cấu dân chủ trong công cuộc cải cách.

Ðất nuớc này từng được biết là giàu tài nguyên thiên nhiên, những tài nguyên cần được bảo vệ khỏi bị bóc lột. Nên nhớ rằng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hoá, nguồn tài nguyên quan trọng nhất của quốc gia chính là dân chúng. Do đó, có đầu tư vào quốc dân thì đất nước này mới mở được cánh cửa vào sự thịnh vượng to lớn nhất, bởi bung phát được khả năng tiềm tàng của quốc gia hay không, tùy thuộc vào việc tăng cường khả năng đóng góp của mọi người dân, đặc biệt là giới trẻ. 

Giáo dục là chìa khoá của tương lai nước Mỹ, giáo dục cũng sẽ sớm trở thành chìa khoá của tương lai đất nước các bạn nữa. Vì thế, chúng tôi cũng mong đợi hợp tác với các bạn, như chúng tôi đang hợp tác với nhiều nước lân bang của các bạn, để tạo thêm nhiều cơ hội học tập và trao đổi sinh viên học sinh. Chúng tôi muốn sinh viên học sinh của đất nước này du học ở Mỹ, đồng thời sinh viên học sinh Mỹ sang đây học hỏi từ các bạn.

Sự thật này đưa đến quyền tự do thứ ba mà tôi muốn bàn với các bạn, là tự do tín ngưỡng, tự do có đức tin và thờ phụng theo ý muốn, và tự do xứng đáng với phẩm giá cố hữu của con người.

Ðất nước này cũng như nước Mỹ của chúng tôi, được hồng ân về tính đa dạng. Không ai giống hệt ai. Không phải ai cũng đến từ cùng một địa phương. Không phải ai cũng thờ phụng cùng một kiểu. Trong các thành phố hay thị xã của các bạn, chùa chiền, miếu đình, nhà thờ Hồi giáo, Thiên Chúa giáo sát cánh nhau. Có hơn trăm sắc tộc góp phần vào lịch sử của các bạn. Vậy mà trên đất nước này, chúng ta đã chứng kiến những cuộc nổi dậy kéo dài bậc nhất thế giới, đã làm hao tổn bao nhiêu là sinh mạng, làm tan nát bao nhiêu là gia đình và cộng đồng, làm cản trở công cuộc phát triển quốc gia.

Không có công cuộc cải cách nào có thể thành công nếu không hoà giải được dân tộc. (Tiếng vỗ tay) Ngày nay, các bạn đang có được một thời điểm thuận lợi hiếm hoi để biến tình trạng ngưng bắn thành giải pháp thoả thuận lâu dài, và thiết lập hoà bình ở những nơi còn tranh chấp, kể cả xứ Kachin. Những cố gắng như thế chắc chắn sẽ đưa đến một nền hoà bình công bằng và trường cửu hơn, kể cả việc cứu tế nhân đạo cho nạn nhân chiến tranh, và tạo cơ hội cho người tỵ nạn được trở về nguyên quán.

Giờ đây, nhìn vào vụ bạo động mới đây ở xứ Rakhine đã gây ra bao nhiêu là thống khổ, chúng ta hiểu rằng vẫn còn nguy cơ tiếp tục xô xát ở đấy. Ðã lâu quá rồi, dân chúng ở xứ ấy, kể cả người thuộc sắc tộc Rohingya, phải đoạ đày vì nghèo khổ và áp bức. Nhưng không thể viện cớ gì để biện hộ được cho việc dùng bạo lực đàn áp người dân vô tội. Và người thuộc sắc tộc Rohingya cũng có phẩm giá con người không khác gì các bạn, hay chính tôi.

Hoà giải dân tộc cần nhiều thời gian, nhưng cần thiết để có thể chấm dứt phiến động, chấm dứt bạo lực, vì nhân phẩm chung của loài người, và vì tương lai của đất nước này. Tôi hoan nghênh quyết tâm của chính phủ các bạn trong việc giải quyết những vấn đề về công lý và trách nhiệm, cứu trợ nhân đạo và quyền công dân. Ðó là một viễn kiến mà thế giới sẽ ủng hộ khi các bạn tiến bước thực hiện.

Quốc gia nào cũng trăn trở trong việc quyết định về quyền công dân. Nước Mỹ đã có nhiều cuộc tranh luận lớn kéo dài cho đến ngày nay về những vấn đề quyền công dân, bởi chúng tôi là đất nước của di dân, gồm người đến từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng người dân Mỹ đã học được rằng: có những nguyên tắc có tính cách phổ quát, áp dụng cho tất cả mọi người trên thế giới, bất luận hình dáng như thế nào, đến từ đâu, hay thờ phụng theo tôn giáo nào. Mọi người đều có quyền được sống không sợ gia đình bị hãm hại hay nhà cửa bị đốt phá đơn giản chỉ vì thuộc giống người nào hay đến từ đâu.

Chỉ có toàn dân của đất nước này mới có thể quyết định tối hậu về quyền công dân, quyết định thế nào là vai trò công dân của quốc gia. Tôi tin tưởng rằng các bạn sẽ phát huy được tính đa dạng ấy như một thế mạnh chứ không phải là một khuyết điểm. Ðất nước của các bạn sẽ hùng mạnh hơn nhờ ở nhiều văn hoá khác nhau, nhưng các bạn phải nắm lấy cơ hội, các bạn phải nhận thức được thế mạnh ấy.

Tôi nói như thế bởi chính đất nước tôi và chính cuộc đời tôi đã dạy cho tôi về sức mạnh của tính đa dạng. Nước Mỹ là một quốc gia của người theo đạo Thiên chúa và đạo Do Thái, cùng với người theo Phật giáo và Ấn độ giáo, và người không theo một tôn giáo nào cả. Lịch sử của chúng tôi được thành hình từ tất cả các ngôn ngữ, và được làm giàu thêm nhờ tất cả các văn hoá của người dân Mỹ. Chúng tôi có người dân đến từ khắp các phương trời trên thế giới. Chúng tôi đã từng nếm vị cay đắng của nội chiến và phân cách, nhưng lịch sử của chúng tôi đã chứng minh rằng sự ghét bỏ trong lòng người có thể tiêu giảm, và ranh giới chia cắt các nhân chủng bộ tộc có thể tiêu tán đi. Còn lại là sự thật đơn giản: "một, kết hợp từ nhiều nguồn", "e pluribus unum", "Out of many, one" như cách nói của người Mỹ. Chúng tôi là một quốc gia, một dân tộc từ nhiều nguồn. Tính đa dạng ấy đã hằng giúp tập thể của chúng tôi mạnh mẽ thêm lên. Giúp nước Mỹ hùng mạnh thêm. Ðấy là một phần những gì đã giúp nước Mỹ thành vĩ đại.

Chúng tôi đã sửa đổi Hiến pháp để nới rộng những nguyên tắc dân chủ mà chúng tôi trân quý. Và tôi đứng trước các bạn hôm nay trong cương vị Tổng thống của quốc gia hùng cường nhất trên trái đất này, nhưng tôi thừa nhận rằng đã có thời, màu da của tôi đã có thể ngăn chận tôi không được quyền bỏ phiếu. Ðiều đó chắc hẳn cho các bạn thấy rằng nước Mỹ chúng tôi vượt qua những khác biệt, thì đất nước của các bạn cũng vượt qua được. Mỗi một người sống trên lãnh thổ này là một phần của lịch sử đất nước các bạn, và các bạn cần trân quý sự thật đó. Ðấy không phải là một nguồn khuyết điểm, mà là một nguồn của thế mạnh, nếu các bạn nhận thức được điều đó.

Và quyền tự do cuối cùng tôi muốn nói đến hôm nay, là quyền tự do của mọi người được sống không sợ hãi.

Bằng nhiều cách, tâm lý sợ hãi là lực cản con người không thực hiện được những ước vọng của mình. Sợ hãi tranh chấp và võ khí chiến tranh. Sợ hãi một tương lai khác hẳn quá khứ. Sợ hãi những đổi thay làm xáo trộn xã hội và kinh tế. Sợ hãi những người trông khác mình, hay đến từ nơi khác, hay thờ phụng một cách khác. Trong những ngày đen tối nhất trong lao tù, Aung San Suu Kyi đã viết một tham luận về tự do sống không sợ hãi. Bà bảo rằng sự sợ hãi bị mất quyền lực khiến những kẻ nắm quyền lực trở thành thối nát. Bà viết: "Sợ hãi bị mất quyền lực khiến những người nắm quyền lực trở  thành thối nát. Sợ hãi tai hoạ từ quyền lực khiến những người bị áp bức trở thành đê tiện".

Ðó là nỗi sợ hãi mà các bạn có thể vứt bỏ. Chúng tôi thấy được cơ may đó ở những người lãnh đạo bắt đầu nhận thức được rằng uy quyền đến từ việc khơi dậy những hy vọng của người dân, chứ không phải tâm lý sợ hãi ở người dân. Chúng tôi thấy được cơ may đó ở những người dân quả quyết rằng thời đại này phải khác, đến lúc này thì thay đổi phải có và phải tiếp tục. Như Aung San Suu Kyi đã viết: "Sợ hãi không phải là tình trạng tự nhiên của con người văn minh". Tôi tin tưởng như thế. Và ngày nay, các bạn đang chứng minh với thế giới rằng sự sợ hãi không phải là tình trạng tự nhiên của đời sống con người trên đất nước này.

Chính vì vậy mà tôi đến đây. Chính vì vậy mà tôi đến Rangoon này. Và chính vì vậy mà những gì xảy ra ở đây là rất quan trọng, không chỉ cho vùng đất này mà cho toàn thế giới. Bởi các bạn đang tiến bước trên một hành trình có khả năng tạo phấn khởi cho rất nhiều dân tộc. Ðây là một thử nghiệm xem một quốc gia có thể thay đổi thành tốt đẹp hơn được hay không.

Nước Mỹ là một quốc gia trong khối Thái bình dương, và chúng tôi nhận thức rằng tương lai của đất nước mình gắn liền với những quốc gia và dân tộc ấy ở phía tây. Và trong lúc kinh tế của chúng tôi đang hồi phục thì đây là vùng đất mà chúng tôi tin sẽ có được mức tăng trưởng lớn lao. Sau khi hoàn tất việc chấm dứt những cuộc chiến đã chi phối chính sách đối ngoại của chúng tôi trong suốt thập kỷ qua thì vùng đất này sẽ là tiêu điểm của những cố gắng của chúng tôi trong việc xây dựng một nền hoà bình thịnh vượng.

Ở vùng Ðông Nam Á này, chúng ta nhìn thấy được khả năng kết hợp các quốc gia và dân tộc. Và trong cương vị Tổng thống Mỹ, tôi đã cổ vũ tổ chức ASEAN từ những lý do vượt lên trên sự kiện bản thân tôi đã sống thời thơ ấu ở ngay vùng này, ở Indonesia. Bởi vì nhờ có ASEAN, chúng ta thấy được những quốc gia đang tiến lên, những quốc gia đang tăng trưởng, những nền dân chủ đang xuất hiện, những chính quyền đang hợp tác, những tiến bộ được xây dựng trên tính đa dạng trải rộng trên nhiều đại dương, quần đảo, núi rừng, thành thị, nhân chủng và tôn giáo. Ðây chính là hình dạng cần có của thế kỷ 21 nếu chúng ta có can đảm gạt bỏ những khác biệt mà tiến bước trong niềm quan tâm và kính trọng lẫn nhau.

Và ở Rangoon này, tôi muốn gửi đi một thông điệp đến toàn châu Á: Chúng ta không cần phải bó mình trong lao tù của quá khứ. Chúng ta cần hướng đến tương lai. Ðối với nhà cầm quyền North Korea, tôi đã đề nghị một lựa chọn, là hãy từ bỏ võ khí nguyên tử mà chọn con đường hoà bình và tiến bộ. Nếu đồng ý, các bạn sẽ có được bàn tay thân hữu của nước Mỹ.

Ở năm 2012, chúng ta không cần phải bám víu vào sự phân chia Ðông Tây Nam Bắc. Chúng ta hoan nghênh sự tăng trưởng hoà bình của China, láng giềng phương bắc, và India, láng giềng phương tây của các bạn. Liên Hiệp Quốc và nước Mỹ sẽ chung sức với mọi quốc gia, dù lớn dù nhỏ, muốn cống hiến cho thế giới thêm hoà bình và thịnh vượng, thêm công bằng và tự do. Nước Mỹ sẽ là bạn tốt cho quốc gia nào tôn trọng quyền lợi của công dân nước họ cùng những nghĩa vụ trong công pháp quốc tế.

Ðó là quốc gia, đó là thế giới mà các bạn có thể bắt đầu xây dựng tại đây, trong thành phố lịch sử này. Ðất nước này đã cô lập quá, nay có thể trình bày với thế giới sức mạnh của một khởi đầu mới, và chứng minh một lần nữa rằng hành trình tiến đến dân chủ cũng là con đường tiến đến thịnh vượng. Tôi nói điều này trong ý thức rằng đất nước này vẫn còn vô số những người không được hưởng những cơ may như các bạn đang ngồi đây được hưởng. Vẫn còn hàng chục triệu người không có điện. Vẫn còn những tù nhân lương tâm đang chờ đợi được trả về. Vẫn còn những người tỵ nạn, những người di tản trong các trại tạm trú đang chờ trông mà hy vọng vẫn còn ở chân trời nào xa tắp.

Hôm nay, tôi nói với các bạn, và tôi nói với tất cả những ai có thể nghe được lời tôi, rằng nước Mỹ đứng về phía các bạn, kể cả những người bị bỏ quên, những người bị cướp đoạt, những người bị xua đuổi, những người nghèo khó. Chúng tôi ghi nhớ tình cảnh của các bạn trong trí và ghi nhớ hy vọng của các bạn trong lòng, bởi ở thế kỷ 21 này, với sự phổ cập của khoa học kỹ thuật cùng sự tháo bỏ các rào cản, ngày nay, tiền tuyến đấu tranh cho tự do còn ở cả bên trong các quốc gia và các cá nhân nữa, chứ không chỉ đơn thuần là giữa các quốc gia hay cá nhân.

Như một cựu tù nhân đã nói trước đồng bào của mình: "Chính trị là việc của mọi người và mỗi người, chứ không chỉ là việc của các chính trị gia mà thôi". Và chúng tôi ở Mỹ cũng có câu nói rằng: chức vụ quan trọng nhất trong một nền dân chủ, là chức vụ công dân. Không phải là chức vụ Tổng thống, hay Chủ tịch Quốc hội, mà là chức vụ Công dân. (Tiếng vỗ tay)

Như thế, cuộc hành trình này mặc dù có thể dị thường, khó nhọc, thử thách và đôi khi chán nản quá lắm đi nữa, ở cuối con đường thì các bạn, những công dân của đất nước này, chính là những người phải quyết định tự do nghĩa là gì. Chính các bạn là những người phải ôm chặt lấy tự do, bởi cuộc cách mạng thật sự trong tinh thần tự do bắt đầu từ trái tim của mỗi người trong chúng ta. Cách mạng ấy đòi hỏi lòng can đảm mà bao nhiêu là nhà lãnh đạo của các bạn đã từng cho thấy.

Hành trình trước mặt các bạn sẽ được đánh dấu bằng nhiều thử thách to lớn, và sẽ có những kẻ kháng cự lại sức mạnh cải cách. Nhưng tôi đứng đây tin chắc rằng có gì đấy đang xảy ra trên đất nước này mà không thể lật ngược lại được, ý chí của dân chúng sẽ vực dậy quốc gia này, nêu một tấm gương sáng cho toàn thế giới. Và các bạn sẽ có nước Mỹ là người bạn đồng hành trên hành trình dài ấy. (Tiếng vỗ tay)
"Cezu tin bad de". Cảm ơn các bạn. (Tiếng vỗ tay)

Phạm Vũ Thịnh dịch
Sydney 11-2012
Nguyên văn

http://www.whitehouse.gov/photos-and-video/video/2012/11/19/president-obama-speaks-university-yangon#transcript

Remarks by President Obama at the University of Yangon

Rangoon, Burma

***
PRESIDENT OBAMA:  Thank you.  (Applause.)  Myanmar Naingan, Mingalaba!  (Laughter and applause.)  I am very honored to be here at this university and to be the first President of the United States of America to visit your country. 

I came here because of the importance of your country.  You live at the crossroads of East and South Asia.  You border the most populated nations on the planet.  You have a history that reaches back thousands of years, and the ability to help determine the destiny of the fastest growing region of the world.

I came here because of the beauty and diversity of your country.  I have seen just earlier today the golden stupa of Shwedagon, and have been moved by the timeless idea of metta -- the belief that our time on this Earth can be defined by tolerance and by love.  And I know this land reaches from the crowded neighborhoods of this old city to the homes of more than 60,000 villages; from the peaks of the Himalayas, the forests of Karen State, to the banks of the Irrawady River.

I came here because of my respect for this university.  It was here at this school where opposition to colonial rule first took hold.  It was here that Aung San edited a magazine before leading an independence movement.  It was here that U Thant learned the ways of the world before guiding it at the United Nations.  Here, scholarship thrived during the last century and students demanded their basic human rights.  Now, your Parliament has at last passed a resolution to revitalize this university and it must reclaim its greatness, because the future of this country will be determined by the education of its youth.

I came here because of the history between our two countries.  A century ago, American traders, merchants and missionaries came here to build bonds of faith and commerce and friendship.  And from within these borders in World War II, our pilots flew into China and many of our troops gave their lives.  Both of our nations emerged from the British Empire, and the United States was among the first countries to recognize an independent Union of Burma.  We were proud to found an American Center in Rangoon and to build exchanges with schools like this one.  And through decades of differences, Americans have been united in their affection for this country and its people.

Above all, I came here because of America’s belief in human dignity.  Over the last several decades, our two countries became strangers.  But today, I can tell you that we always remained hopeful about the people of this country, about you.  You gave us hope and we bore witness to your courage.

We saw the activists dressed in white visit the families of political prisoners on Sundays and monks dressed in saffron protesting peacefully in the streets.  We learned of ordinary people who organized relief teams to respond to a cyclone, and heard the voices of students and the beats of hip-hop artists projecting the sound of freedom.  We came to know exiles and refugees who never lost touch with their families or their ancestral home.  And we were inspired by the fierce dignity of Daw Aung San Suu Kyi, as she proved that no human being can truly be imprisoned if hope burns in your heart.

When I took office as President, I sent a message to those governments who ruled by fear.  I said, in my inauguration address, “We will extend a hand if you are willing to unclench your fist.”  And over the last year and a half, a dramatic transition has begun, as a dictatorship of five decades has loosened its grip.  Under President Thein Sein, the desire for change has been met by an agenda for reform.  A civilian now leads the government, and a parliament is asserting itself.  The once-outlawed National League for Democracy stood in an election, and Aung San Suu Kyi is a Member of Parliament.  Hundreds of prisoners of conscience have been released, and forced labor has been banned.  Preliminary cease-fires have been reached with ethnic armies, and new laws allow for a more open economy.

So today, I’ve come to keep my promise and extend the hand of friendship.  America now has an Ambassador in Rangoon, sanctions have been eased, and we will help rebuild an economy that can offer opportunity for its people, and serve as an engine of growth for the world.  But this remarkable journey has just begun, and has much further to go.  Reforms launched from the top of society must meet the aspirations of citizens who form its foundation.  The flickers of progress that we have seen must not be extinguished -- they must be strengthened; they must become a shining North Star for all this nation’s people.

And your success in that effort is important to the United States, as well as to me.  Even though we come from different places, we share common dreams:  to choose our leaders; to live together in peace; to get an education and make a good living; to love our families and our communities.  That’s why freedom is not an abstract idea; freedom is the very thing that makes human progress possible -- not just at the ballot box, but in our daily lives.

One of our greatest Presidents in the United States, Franklin Delano Roosevelt, understood this truth.  He defined America’s cause as more than the right to cast a ballot.  He understood democracy was not just voting.  He called upon the world to embrace four fundamental freedoms:  freedom of speech, freedom of worship, freedom from want, and freedom from fear.  These four freedoms reinforce one another, and you cannot fully realize one without realizing them all. 

So that's the future that we seek for ourselves, and for all people.  And that is what I want to speak to you about today.

First, we believe in the right of free expression so that the voices of ordinary people can be heard, and governments reflect their will -- the people's will. 

In the United States, for more than two centuries, we have worked to keep this promise for all of our citizens -- to win freedom for those who were enslaved; to extend the right to vote for women and African Americans; to protect the rights of workers to organize. 

And we recognize no two nations achieve these rights in exactly the same way, but there is no question that your country will be stronger if it draws on the strength of all of its people.  That’s what allows nations to succeed.  That’s what reform has begun to do. 

Instead of being repressed, the right of people to assemble together must now be fully respected.  Instead of being stifled, the veil of media censorship must continue to be lifted.  And as you take these steps, you can draw on your progress.  Instead of being ignored, citizens who protested the construction of the Myitsone dam were heard.  Instead of being outlawed, political parties have been allowed to participate.  You can see progress being made.  As one voter said during the parliamentary elections here, “Our parents and grandparents waited for this, but never saw it.”  And now you can see it.  You can taste freedom.

And to protect the freedom of all the voters, those in power must accept constraints.  That's what our American system is designed to do.  Now, America may have the strongest military in the world, but it must submit to civilian control.  I, as the President of the United States, make determinations that the military then carries out, not the other way around.  As President and Commander-In-Chief, I have that responsibility because I'm accountable to the people. 

Now, on other hand, as President, I cannot just impose my will on Congress -- the Congress of the United States -- even though sometimes I wish I could.  The legislative branch has its own powers and its own prerogatives, and so they check my power and balance my power.  I appoint some of our judges, but I cannot tell them how to rule, because every person in America -- from a child living in poverty to me, the President of the United States -- is equal under the law.  And a judge can make a determination as to whether or not I am upholding the law or breaking the law.  And I am fully accountable to that law. 

And I describe our system in the United States because that's how you must reach for the future that you deserve -- a future where a single prisoner of conscience is one too many.  You need to reach for a future where the law is stronger than any single leader, because it's accountable to the people.  You need to reach for a future where no child is made to be a soldier and no woman is exploited, and where the laws protect them even if they're vulnerable, even if they're weak; a future where national security is strengthened by a military that serves under civilians and a Constitution that guarantees that only those who are elected by the people may govern. 

On that journey, America will support you every step of the way -- by using our assistance to empower civil society; by engaging your military to promote professionalism and human rights; and by partnering with you as you connect your progress towards democracy with economic development.  So advancing that journey will help you pursue a second freedom -- the belief that all people should be free from want.

It's not enough to trade a prison of powerlessness for the pain of an empty stomach.  But history shows that governments of the people and by the people and for the people are far more powerful in delivering prosperity.  And that's the partnership we seek with you.

When ordinary people have a say in their own future, then your land can’t just be taken away from you.  And that's why reforms must ensure that the people of this nation can have that most fundamental of possessions -- the right to own the title to the land on which you live and on which you work.

When your talents are unleashed, then opportunity will be created for all people.  America is lifting our ban on companies doing business here, and your government has lifted restrictions on investment and taken steps to open up your economy.  And now, as more wealth flows into your borders, we hope and expect that it will lift up more people.  It can't just help folks at the top.  It has to help everybody.  And that kind of economic growth, where everybody has opportunity -- if you work hard, you can succeed -- that's what gets a nation moving rapidly when it comes to develop. 

But that kind of growth can only be created if corruption is left behind.  For investment to lead to opportunity, reform must promote budgets that are transparent and industry that is privately owned. 

To lead by example, America now insists that our companies meet high standards of openness and transparency if they're doing business here.  And we'll work with organizations like the World Bank to support small businesses and to promote an economy that allows entrepreneurs, small businesspeople to thrive and allows workers to keep what they earn.  And I very much welcome your government’s recent decision to join what we've called our Open Government Partnership, so that citizens can come to expect accountability and learn exactly how monies are spent and how your system of government operates. 

Above all, when your voices are heard in government, it's far more likely that your basic needs will be met.  And that’s why reform must reach the daily lives of those who are hungry and those who are ill, and those who live without electricity or water.  And here, too, America will do our part in working with you. 

Today, I was proud to reestablish our USAID mission in this country, which is our lead development agency.  And the United States wants to be a partner in helping this country, which used to be the rice bowl of Asia, to reestablish its capacity to feed its people and to care for its sick, and educate its children, and build its democratic institutions as you continue down the path of reform.

This country is famous for its natural resources, and they must be protected against exploitation.  And let us remember that in a global economy, a country’s greatest resource is its people.  So by investing in you, this nation can open the door for far more prosperity -- because unlocking a nation’s potential depends on empowering all its people, especially its young people. 

Just as education is the key to America’s future, it is going to the be the key to your future as well.  And so we look forward to working with you, as we have with many of your neighbors, to extend that opportunity and to deepen exchanges among our students.  We want students from this country to travel to the United States and learn from us, and we want U.S. students to come here and learn from you.

And this truth leads me to the third freedom that I want to discuss:  the freedom to worship -- the freedom to worship as you please, and your right to basic human dignity.

This country, like my own country, is blessed with diversity.  Not everybody looks the same.  Not everybody comes from the same region.  Not everybody worships in the same way.  In your cities and towns, there are pagodas and temples, and mosques and churches standing side by side.  Well over a hundred ethnic groups have been a part of your story.  Yet within these borders, we’ve seen some of the world’s longest running insurgencies, which have cost countless lives, and torn families and communities apart, and stood in the way of development.

No process of reform will succeed without national reconciliation.  (Applause.)  You now have a moment of remarkable opportunity to transform cease-fires into lasting settlements, and to pursue peace where conflicts still linger, including in Kachin State.  Those efforts must lead to a more just and lasting peace, including humanitarian access to those in need, and a chance for the displaced to return home.

Today, we look at the recent violence in Rakhine State that has caused so much suffering, and we see the danger of continued tensions there.  For too long, the people of this state, including ethnic Rakhine, have faced crushing poverty and persecution.  But there is no excuse for violence against innocent people.  And the Rohingya hold themselves -- hold within themselves the same dignity as you do, and I do.

National reconciliation will take time, but for the sake of our common humanity, and for the sake of this country’s future, it is necessary to stop incitement and to stop violence.  And I welcome the government’s commitment to address the issues of injustice and accountability, and humanitarian access and citizenship.  That’s a vision that the world will support as you move forward.

Every nation struggles to define citizenship.  America has had great debates about these issues, and those debates continue to this day, because we’re a nation of immigrants -- people coming from every different part of the world.  But what we’ve learned in the United States is that there are certain principles that are universal, apply to everybody no matter what you look like, no matter where you come from, no matter what religion you practice.  The right of people to live without the threat that their families may be harmed or their homes may be burned simply because of who they are or where they come from. 

Only the people of this country ultimately can define your union, can define what it means to be a citizen of this country.  But I have confidence that as you do that you can draw on this diversity as a strength and not a weakness.  Your country will be stronger because of many different cultures, but you have to seize that opportunity.  You have to recognize that strength. 

I say this because my own country and my own life have taught me the power of diversity.  The United States of America is a nation of Christians and Jews, and Muslims and Buddhists, and Hindus and non-believers.  Our story is shaped by every language; it’s enriched by every culture.  We have people from every corners of the world.  We’ve tasted the bitterness of civil war and segregation, but our history shows us that hatred in the human heart can recede; that the lines between races and tribes fade away.  And what’s left is a simple truth: e pluribus unum -- that’s what we say in America.  Out of many, we are one nation and we are one people.  And that truth has, time and again, made our union stronger.  It has made our country stronger.  It’s part of what has made America great.

We amended our Constitution to extend the democratic principles that we hold dear.  And I stand before you today as President of the most powerful nation on Earth, but recognizing that once the color of my skin would have denied me the right to vote.  And so that should give you some sense that if our country can transcend its differences, then yours can, too.  Every human being within these borders is a part of your nation’s story, and you should embrace that.  That’s not a source of weakness, that’s a source of strength -- if you recognize it.

And that brings me to the final freedom that I will discuss today, and that is the right of all people to live free from fear.

In many ways, fear is the force that stands between human beings and their dreams.  Fear of conflict and the weapons of war.  Fear of a future that is different from the past.  Fear of changes that are reordering our societies and economy.  Fear of people who look different, or come from a different place, or worship in a different way.  In some of her darkest moments, when Aung San Suu Kyi was imprisoned, she wrote an essay about freedom from fear.  She said fear of losing corrupts those who wield it -- “Fear of losing power corrupts those who wield it, and fear of the scourge of power corrupts those who are subject to it.”

That's the fear that you can leave behind.  We see that chance in leaders who are beginning to understand that power comes from appealing to people’s hopes, not people's fears.  We see it in citizens who insist that this time must be different, that this time change will come and will continue.  As Aung San Suu Kyi wrote: “Fear is not the natural state of civilized man.”  I believe that.  And today, you are showing the world that fear does not have to be the natural state of life in this country.

That’s why I am here.  That’s why I came to Rangoon.  And that’s why what happens here is so important -- not only to this region, but to the world.  Because you're taking a journey that has the potential to inspire so many people.  This is a test of whether a country can transition to a better place.

The United States of America is a Pacific nation, and we see our future as bound to those nations and peoples to our West.  And as our economy recovers, this is where we believe we will find enormous growth.  As we have ended the wars that have dominated our foreign policy for a decade, this region will be a focus for our efforts to build a prosperous peace.

Here in Southeast Asia, we see the potential for integration among nations and people.  And as President, I have embraced ASEAN for reasons that go beyond the fact that I spent some of my childhood in this region, in Indonesia.  Because with ASEAN, we see nations that are on the move -- nations that are growing, and democracies that are emerging; governments that are cooperating; progress that’s building on the diversity that spans oceans and islands and jungles and cities, peoples of every race and every religion.  This is what the 21st century should look like if we have the courage to put aside our differences and move forward with a sense of mutual interest and mutual respect.

And here in Rangoon, I want to send a message across Asia: We don’t need to be defined by the prisons of the past.  We need to look forward to the future.  To the leadership of North Korea, I have offered a choice:  let go of your nuclear weapons and choose the path of peace and progress.  If you do, you will find an extended hand from the United States of America.

In 2012, we don’t need to cling to the divisions of East, West and North and South.  We welcome the peaceful rise of China, your neighbor to the North; and India, your neighbor to the West.  The United Nations -- the United States will work with any nation, large or small, that will contribute to a world that is more peaceful and more prosperous, and more just and more free.  And the United States will be a friend to any nation that respects the rights of its citizens and the responsibilities of international law. 

That's the nation, that's the world that you can start to build here in this historic city.  This nation that's been so isolated can show the world the power of a new beginning, and demonstrate once again that the journey to democracy goes hand in hand with development.  I say this knowing that there are still countless people in this country who do not enjoy the opportunities that many of you seated here do.  There are tens of millions who have no electricity.  There are prisoners of conscience who still await release.  There are refugees and displaced peoples in camps where hope is still something that lies on the distant horizon.

Today, I say to you -- and I say to everybody that can hear my voice -- that the United States of America is with you, including those who have been forgotten, those who are dispossessed, those who are ostracized, those who are poor.  We carry your story in our heads and your hopes in our hearts, because in this 21st century with the spread of technology and the breaking down of barriers, the frontlines of freedom are within nations and individuals, not simply between them.

As one former prisoner put it in speaking to his fellow citizens, “Politics is your job.  It’s not only for [the] politicians.”  And we have an expression in the United States that the most important office in a democracy is the office of citizen -- not President, not Speaker, but citizen.  (Applause.)

So as extraordinary and difficult and challenging and sometimes frustrating as this journey may seem, in the end, you, the citizens of this country, are the ones who must define what freedom means.  You're the ones who are going to have to seize freedom, because a true revolution of the spirit begins in each of our hearts.  It requires the kind of courage that so many of your leaders have already displayed. 

The road ahead will be marked by huge challenges, and there will be those who resist the forces of change.  But I stand here with confidence that something is happening in this country that cannot be reversed, and the will of the people can lift up this nation and set a great example for the world.  And you will have in the United States of America a partner on that long journey.  So, cezu tin bad de.  (Applause.) 

Thank you.  (Applause.)

END