Chim Việt Cành Nam            [  Trở Về  ]          [ Trang chủ ]
Niềm Tin Tôn giáo và Não Bộ

(Chuyển ngữ từ Religion and Brain)
Trầm Thiên Thu

Nếu người có niềm tin sâu sắc có vẻ ít nghi ngờ hơn người khác, có thể là vì tôn giáo giúp họ rũ bỏ lầm lỗi. Do đó các nhà nghiên cứu thấy những người có niềm tin tôn giáo tỏ ra ít họat động vùng não liên quan sự lo lắng hơn những người không có niềm tin tôn giáo.

Michael Inzlicht, nhà thần kinh học thuộc ĐH Toronto, Scarborough, người hướng dẫn nghiên cứu, nói: "Tôn giáo đưa ra khung-biểu-diễn để hiểu biết thế giới. Nó cho bạn biết thời điểm hành động, cách hành động, và những gì cần làm trong mỗi tình huống. Nó cung cấp chi tiết kế họach về cách tương tác với thế giới". Tôn giáo - và có thể khác hơn là hệ thống niềm tin - làm vật đệm cho quyết định dự đoán khác.

VÙNG LO ÂU

Nhóm nghiên cứu của Inzlicht đã nghiên cứu 50 sinh viên đại học từ các tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau. Các tín đồ Thiên Chúa giáo tham gia nhiều nhất, nhóm cũng nghiên cứu các tín đồ Hồi giáo, Hindu, Phật giáo và không tín ngưỡng.

Với kỹ thuật đo họat động não bằng vài chục điện cực gắn trên đầu gọi là điện não đồ (EEG - electroencephalography), nhóm của Inzlicht tập trung vào hoạt động ở vùng não nhỏ gọi là vỏ não vành trước (ACC - anterior cingulate cortex). Ông nói: "Khi nó hoạt động, phản ứng gây ra những tiếng kêu "u ô", chú ý nghe thì như có gì không ổn". Những người bị rối loạn lo lắng có khuynh hướng hoạt động cao ở vùng này, còn thuốc làm lắng hoạt động ACC.

XANH HAY VÀNG ?

Những người tình nguyện tham gia đã được các khoa học gia đo điện não đồ. Trên màn hình người ta thấy màu ở các ký tự phản ứng thuận hoặc nghịch với nghĩa từ - chẳng hạn, màu đỏ ở chữ đỏ hoặc màu xanh ở chữ vàng. Những người tình nguyện phải nhấn nút để cho biết màu của chữ.

Các sinh viên có niềm tin tôn giáo mạnh, được đo bằng sự đồng ý với câu như "Tôn giáo của tôi tốt hơn tôn giáo khác" hoặc "Tôi ủng hộ chiến tranh nếu tôn giáo của tôi cũng ủng hộ", biểu lộ hoạt động ACC yếu hơn các sinh viên có niềm tin tôn giáo kém nhiệt thành. Thử nghiệm nhóm sinh viên khác, nhóm được hỏi mức độ tin hay không tin vào Thượng Đế, thì họ có kết luận giống nhau.

Ngay cả sau khi giải thích sự tự tin, trí thông minh và các nét cá tính khác, nhóm nghiên cứu thấy rằng sự mộ đạo tiên báo hoạt động ACC.

NIỀM TIN TUYỆT HẢO ?

Một cách giải thích là những người có khuynh hướng giảm hoạt động ACC sẽ nghiên về tôn giáo. Ông nói: "Có thể nếu bạn sinh ra với một dạng não nào đó thì bạn có thiên hướng tôn giáo". Tuy nhiên, ông nghi ngờ rằng niềm tin tôn giáo điều khiển sự kết hợp. Trong một nghiên cứu khác, nhóm của Inzlicht yêu cầu những người có niềm tin tôn giáo viết ra giấy cách mô tả tôn giáo của mình hoặc mùa mà họ thích. Những người viết về sự kết hợp với Thượng Đế thì có biểu hiện giảm hoạt động ACC hơn những người mô tả thời tiết.

Inzlicht nói sẽ quan tâm trắc nghiệm người ta khi sự mộ đạo mạnh hoặc yếu để xem hoạt động ACC có thay đổi hay không. Ara Norenzayan, tâm lý gia thuộc ĐH Columbia Anh quốc ở Vancouver, nói: "Đó là một phát hiện khiêu khích và phù hợp với nhiều thứ mà chúng tôi biết về tôn giáo". Điều này có thể giải thích tại sao niềm tin tôn giáo có vẻ làm giảm cảm giác lo âu.

Dù tập trung vào tôn giáo, Inzlicht vẫn nghĩ rằng các dạng niềm tin khác có thể có sự bảo đảm tương tự. Nghiên cứu trước đã dùng các phương pháp tương tự và thấy rằng những người Mỹ đảng bảo thủ tỏ ra hoạt động ACC ít hơn những người đảng tự do.

Những người hâm mộ thể thao cuồng nhiệt ủng hộ đội nhà cũng có thể thấy thế giới qua "khung khuây khỏa" làm giảm mối quan ngại và lầm lẫn. Nhưng niềm tin tôn giáo có cái mà thể thao và chính trị không có. Ông nói: "Tôi nghĩ rằng tôn giáo có cách giải thích cơ bản về những gì xảy ra sau khi chúng ta từ giã cuộc đời này".

TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ Religion and Brain)