Chim Việt Cành Nam            [  Trở Về  ]          [ Trang chủ  ] 
YOU MUST LIVE (1)
by KHAI HUNG (2)
Translated from the Vietnamese by TRUC HUY (3)
The dam of Yen-Phu, one summer afternoon.

It was the beginning of the rising, and the waters of the Red River were so tumultuous that they seemed to be on the point of swirling away the small island in the middle of the riverbed. Tree trunks and dead branches, torn away from the forest, floated adrift in the middle of a current of reddish water and formed like a continuous chain of small boats slipping at full speed toward an unknown destination.

Standing on the dam, Thuc, the mason, followed the wooden fragments with a glance of covetousness. Then, turning over, he looked fixedly at his wife in an interrogative air. Scrutinizing the river then the sky, the woman shook her head and said with a sigh:

- The wind is too strong, and there are increasingly big clouds in the horizon. It is going to rain, my dear!

Thuc also heaved a sigh. He made some hesitating steps. Suddenly, he stopped and asked:

- You cooked the rice?

- Yes, but there is just enough for the dinner of both girls, she answered sadly.

They looked at each other in silence. Then, as though bewitched by an unspecified object or an obsession, they turned of the same movement toward the river: the tree trunks always floated and slipped at top speed in the middle of dark reddish waters.

The man had a vague smile and said to his wife:

- How about taking a risk?

His wife shook her head without answering.

- Did you go to Mrs. Ky? He pursued.

- Yes.

- And then?

- Nothing. She says that she will pay only if we bring at first the wood. She doesn't want to lend us beforehand money.

- Oh yeah?

These two words had fallen as firm and precise as the last knocks of a mason's trowel on a brick when he is building up a new wall.

Thuc decided to carry out an extravagant act, so he turned to his wife:

- Listen! Why don't you go home and take care of Bo?

- Nhon and Be are already with him.

- I know, but it would be better if you were there also. Nhon is only five years old; she cannot indeed watch her younger brother and sister.

- OK then. I'm going home now ... You come along with me also. What's the use for you to stay here?

- All right! Go ahead first. I will join you a little later.

Obedient, the young woman returned to the village of Yen-Phu.

ooOoo

The wife of artisan Thuc stopped at the doorstep of her house. The miserable aspect of the small, humid and gloomy house wrung her heart.

On a plank-bed, devoid of mat, the three children were very agitated, calling their mother with loud cries. Bo howled to claim his sucking; he had nothing in the stomach since noon. Nhon, not having succeeded in calming him, was at the edge of tears.

- Go and fetch Mom so that she returns home to feed him, she had asked several times Be.

But Be did not want to go. She rolled about on the bed, pushing cries of rage.

The young woman hurried in. She took the infant in her arms and fondled him:

- Oh, my poor baby! Mom left you for a very long time. You are very hungry and you cried a lot!

Then she sat down on the bed and breast-fed him. At the end of a few moments, as the child did not feel any milk coming, he rejected the nipple and began to cry louder than ever.

The young woman heaved a sigh. Her encircled eyes were clouded with tears. She got up and, by pacing up and down, rocked her infant with gesture and voice:

- Oh, my poor baby! I don't have anything to eat and don't even have any milk for you!

The little boy, drunk of tiredness, fell asleep shortly after. As for the two older sisters, the mother had sent them to play outside so that their brother had a little calm to sleep.

Then, sitting in silence, Thuc's wife reminisced about her life. Girl of the countryside, in the simple and ingenuous spirit, she had no imagination and was quite unable to put any order in her memory. The recollections, which she had been able to preserve, streamed higgledy-piggledy in her head, unclear and confused as the faces of a crowd on a photograph. One thing, however, emerged with clearness from this jumble: she remembered with certainty that never still, so far, she had been able to enjoy the slightest bit of the well-being and the rest that well-to-do people know.

At twelve, thirteen years old, the little kid Lac -- it was her nickname -- had begun as a help person in construction. Her life, in brief, was spent without surprises, day after day, month after month, year after year...

At the age of seventeen, she had met Thuc, who was employed as mason there where she worked. One had launched a joke; the other had retorted on a tone of jest. Then they loved each other, and then they got married.

During the five years that followed, in their small, humid and gloomy house, at the inner lower part of dam Yen-Phu, nothing attractive had come to fill the insignificance in the life of this miserable couple. Their existence became even more miserable, when they had given birth, in three successive years, to three children. At a time when work was rare and wages were thin, although they toiled all day long, they did not manage to join the two ends to nourish the whole family.

Then, the previous year, at the time of the rising, Thuc had found a new idea to earn his living: he borrowed some money and bought a small boat, with which, every day, the couple had gone on the river to catch up the floating wood. Two months later, Thuc and his wife had paid off their debts and they even had excesses to spend.

That is why this year, they watched with impatience for the rise of the water level. Since the day before, their livelihood had returned with the swelling of the river.

At this point of her meditation, Lac smiled to herself. She gently laid down her child back on his diaper and went out of the house, on tiptoe. She headed toward the dam, as if she had made a decision to do something.

ooOoo

Arrived on the dam, she looked around for her husband but did not see him. The wind continued to blow and to roar. Streams mooed, powerful and fast like a torrent. She raised her head: the sky had become black.

She stood there, thoughtful. The pieces of her dress floated in the wind, making echo to the lapping of streams against the bank.

A sudden presentiment was born in her spirit. She anxiously tumbled down the dam toward the place where she knew the small boat was attached.

Arrived on the spot, she saw her husband busying to untie with much effort the embedded ropes that still retained the boat. Without a word, she watched at him working. When he had finished, she got in the boat, asking:

- Where do you intend to go, my dear?

He stared at his wife and said with surliness:

- Why didn't you stay home with the kids?

Frightened, Lac stammered:

- The kids ... they sleep.

- Why do you come back here again?

- But ... where do you want to go with the boat?

- You don't need to know. Go back home!

Covering her face, Lac started to cry softly.

- Why do you cry? He gently asked her, very touched in his heart.

- Because you want to go and seek wood without me.

Thuc reflected. Scrutinizing the sky and the river, he said:

- You cannot come ... It is very dangerous!

Lac laughed:

- It is also dangerous for you as for me! Don't worry. I know how to row.

- All right then! He replied in an ice-cold tone that made Lac shiver.

The wind and the water were always so threatening. The sky darkened at every moment.

Thuc asked his wife:

- Are you afraid?

- No.

ooOoo

They began by trying to bring the boat to the middle of the river, the man guiding the maneuver and the woman rowing. They tried to put themselves in front of the upstream, but the current countered them unceasingly, pushing them backward. Tossed by the waves, the boat now disappeared now reappeared at the crest of the muddy waves, such as a dry leaf of bamboo floating in the middle of a pool of blood, such as a mosquito flooded in a pot of red ink.

After half an hour, they reached nevertheless in the middle of the river. While the man firmly immobilized the boat using his perch, the woman caught up the floating wood.

The boat was soon almost full of wooden fragments. They got ready to return toward the bank, when the rain began to fall. Flashes of lightning tore the black clouds and the thunder shook sky and earth.

The small boat was filled with water, and the frail skiff threatened to sink at every moment. Although they tried to row with all their might, the strong current deported them ceaselessly...

All of a sudden, the man and the woman shouted at the same time:

- Oh, my God!

The frail boat had turned over. The freed logs had joined now the procession of their colleagues, and they all together slipped inexorably forward and pulled the capsized boat into their suite...

Thuc, while swimming, asked his wife:

- Do you think you can swim to the bank?

- Yes, she answered with assurance.

- Let yourself carried by the current and benefit from the waves!

- Yes. Don't worry for me!

Dreadful flashes of lightning always streaked the sky and rain continued to pour down. Thuc and Lac had the impression to be thrown in a bottomless abyss. A few minutes later, as Thuc saw that his partner showed sign of weakness, he got closer to her and asked with anxiety:

- Is it all right?

- Yes. Don't worry!

Hardly had Lac finished her sentence that her head plunged into the water. In a desperate effort, she returned to the surface. Thuc rushed in for her help. Then, supporting her with an arm, he swam with the other one. She gave him a smile full of tenderness. He also smiled back to her.

A few moments later, he admitted:

- I'm tired. Hold my shoulder and let me swim! I cannot support you any longer.

A few more minutes passed. Thuc felt more and more exhausted. His both arms were broken with tiredness. Lac gently asked him:

- Can you continue to swim?

- I don't know ... Alone, maybe.

- In that case, I'll let go so that you'll be able to regain the bank...

He made a smile:

- No! We'll die together!

One moment later, one moment that, for Lac, had been as long as one day, her husband asked again:

- Lac! Do you think you can swim now?

- No! ... Why?

- Nothing. Alas! Since we'll have no choice, let's die together!

Suddenly, the voice of Lac rose, trembling and weak:

- Bo, Nhon, and Be! ... No! ... You must live!

Thuc felt suddenly lighter, free of the weight that retained him. Upon thinking of her children, Lac had quietly taken the decision to release her hold on her husband. She let herself sink into the deep waters, to allow her man to regain the bank.

ooOoo

The light of street lamps reached up to the riverbank. The wind had dropped completely and waters became peaceful. There was there a man who lamented, holding a small boy in his arms. Two little girls were standing beside him. That was the family of mason Thuc coming there to make a last farewell to the soul of the woman who, for maternal love, had sacrificed herself.

In the immensity of the space, the Red River, indifferent, let its stream pursue its course, as forever...
 


(1) Translated from "Anh Phai Song", a title story from the collection "Anh Phai Song" (You Must Live) by Khai Hung and Nhat Linh, published in 1934.

(2) Khai Hung (real name: Tran Khanh Giu, 1896-1947), was one of the most famous Vietnamese authors of the first half of the 20th century. In 1931, he met Nhat Linh (real name: Nguyen Tuong Tam, 1905-1963), the most important pre-war Vietnamese novelist, and the two founded, in 1933, the "Tu Luc Van Doan" (Self Strength Literary Group). He contributed largely to ensure the literary revival in Vietnam during the pre-war period.

Khai Hung's main works are:
- "Hon Buom Mo Tien" (Heart of a Butterfly in a Dream of Immortality) - 1933 (novel)
- "Doi Mua Gio" (A Stormy Life) - 1933 (novel) (in collaboration with Nhat Linh)
- "Nua Chung Xuan" (Mid-Spring) - 1933 (novel)
- "Anh Phai Song" (You Must Live) - 1934 (short stories) (in collaboration with Nhat Linh)
- "Tieng Suoi Reo" (The Whispering of a Brook) - 1935 (short stories)
- "Gia Dinh" (Family) - 1936 (novel)
- "Tieu Son Trang Si" (The Knight of Tieu-Son) - 1937 (novel)
- "Thoat Ly" (Separation) - 1938 (novel)
- "Hanh" (Hanh) - 1938 (novel)
- "Thua Tu" (Inheritance) - 1938 (novel)
- "Doi Cho" (Wait) - 1940 (short stories)
- "Dep" (Beauty) - 1940 (novel)

(3) Truc Huy (pseudonym of Nguyen Dinh Tham) was graduated from University of Saigon. He left Vietnam in April 1975 and currently lives in Canada with his family. He is the author of "Studies on Vietnamese Language and Literature: A Preliminary Bibliography", published by Cornell University Press, Ithaca, New York, 1992.

Anh Phải Sống

Khái Hưng

Trên đê Yên Phụ một buổi chiều mùa hạ. 

Nước sông Nhị Hà mới bắt đầu lên to, cuồn cuộn chảy, tưởng muốn lôi phăng cái cù lao ở giữa sông đi. 

Theo dòng nước đỏ lờ đờ, những thân cây, những cành khô từ rừng về nổi lềnh bềnh, như một dãy thuyền nhỏ liên tiếp chạy thật nhanh tới một nơi không bờ không bến. 

Đứng trên đê, bác phó nề Thức đưa mắt trông theo những khúc gỗ ấy tỏ ý thèm muốn, rồi quay lại, đăm đăm nhìn vợ, hỏi thầm ý kiến. Người vợ, ngắm sông, ngắm trời, lắc đầu thở dài, nói: 

- Gió to quá, mà đám mây đen kia ở chân trời đùn lên mau lắm. Mưa đến nơi mất, mình ạ 

Người chồng cũng thở dài, đi lững thững. Rồi bỗng dừng lại, hỏi vợ: 

- Mình thổi cơm chưa ? 

Vợ buồn rầu đáp: 

- Đã. Nhưng chỉ đủ cơm cho hai con ăn bữa chiều hôm nay. 

Hai vợ chồng lại im lặng nhìn nhau... Rồi hình như cùng bị một vật, một định kiến nó thôi miên, nó kiềm áp, hai người đều quay lại phía sông. Những thân cây vẫn phăng phăng trôi giữa dòng nước đó . 

Chồng mỉm cười, cái cười vơ vẩn, bảo vợ: 

- Liều ! 

Vợ lắc đầu không nói. Chồng hỏi: 

- Mình đã đến nhà bà Ký chưa ? 

- Đã . 

- Thế nào ? 

- Không ăn thua. Bà ấy bảo có đem củi vớt đến, bà ấy mới giao tiền. Bà ấy không cho vay trước. 

- Thế à ? 

Hai chữ "thế à" rắn rỏi như hai nhát bay cuối cùng gõ xuống viên gạch đặt trên tường đương xây . Thức quả quyết sắp thi hành một việc phi thường, quay lại bảo vợ: 

- Này ! Mình về nhà, trông coi thằng Bò . 

- Đã có cái Nhớn, cái Bé chơi với nó rồi. 

- Nhưng mình về thì vẫn hơn, cái Nhớn nó mới lên năm, nó trông nom sao nổi hai em nó .

- Vậy thì tôi về . Nhưng mình cũng về chứ đứng đây làm gì ? 

- Được, cứ về trước đi, tôi về sau . 

Vợ Thức ngoan ngoãn, về làng Yên Phụ. 

o0o0o0o 

Tới nhà, gian nhà lụp xụp, ẩm thấp, tối tăm, chị phó Thức đứng ở ngưỡng cửa, ngắm cái cảnh nghèo khó mà đau lòng . 

Lúc nhúc trên phản gỗ không chiếu, ba đứa con đang cùng khóc lóc gọi bu . Thằng Bò kêu gào đòi bú . Từ trưa đến giờ, nó chưa được tí gì vào bụng. 

Cái Nhớn vỗ em không nín cũng mếu máo, luôn mồm bảo cái Bé: 

- Mày đi tìm bu về để cho em nó bú . 

Nhưng cái Bé không chịu đi, nằm lăn ra phản vừa chửûi vừa kêu. 

Chị phó Thức vội chạy lại ẵm con, nói nựng: 

- Nao ôi ! Tôi đi mãi để con tôi đói, con tôi khóc. 

Rồi chị ngồi xuống phản cho con bú . Song thằng Bò, ý chừng bú mãi không thấy sữa, nên mồm nó lại nhả vú mẹ nó ra mà gào khóc to hơn trước. 

Chị Thức thở dài, hai giọt lệ long lanh trong cặp mắt đen quầng. Chị đứng dậy, vừa đi vừa hát ru con. Rồi lại nói nựng: 

- Nao ôi ! Tôi chả có gì ăn, hết cả sữa cho con tôi bú ! 

Một lúc thằng bé vì mệt quá, lặng thiếp đi. Hai đứa chị, người mẹ đã đuổi ra đường chơi để được yên tĩnh cho em chúng nó ngủ . 

Chị Thức lẳng lặng ngồi ôn lại cuộc đời đã qua. Bộ óc chất phát của chị nhà quê giản dị, không từng biết tưởng tượng, không từng biết xếp đặt trí nhớ cho có thứ tự. Những điều chị nhớ lại chen chúc nhau hỗn độn hiện ra như những hình người vật trên một tấm ảnh chụp. Một điều chắc chắn, chị ta nhớ ra một cách rành mạch, là chưa bao giờ được hưởng chút sung sướng thư nhàn như những người giàu có . 

Năm mười hai, mười ba, cái đĩ Lạc, tên tục chị phó Thức, xuất thân làm phu hồ. Cái đời chị, nào có chi lạ. Ngày lại ngày, tháng lại tháng, năm lại năm... 

Năm chị mười bảy, một lần cùng anh phó Thức cùng làm một nơi, chị làm phu hồ, anh phó ngõa. Câu nói đùa đi, câu nói đùa lại, rồi hai người yêu nhau, rồi hai người lấy nhau. 

Năm năm ròng trong gian nhà lụp sụp ẩm thấp, tối tăm ở chân đê Yên Phụ, không có một sự gì êm đềm đáng ghi chép và hai cái đời trống rỗng của hai con người khốn nạn, càng khốn nạn khi họ đã đẻ luôn ba năm ba đứa con. 

Lại thêm gặp buổi khó khăn, việc ít, công hạ, khiến hai vợ chồng loay hoay, chật vật suốt ngày này sang ngày khác vẫn không đủ nuôi thân, nuôi con. 

Bỗng mùa nước mặn năm ngoái, bác phó Thức nghĩ ra được một cách sinh nhai mới. Bác vay tiền mua một chiếc thuyền nan, rồi hai vợ chồng ngày ngày chở ra giữa dòng sông vớt củi. Hai tháng sau, bác trả xong nợ, lại kiếm được tiền ăn tiêu thừa thải. 

Vì thế năm nay túng đói, vợ chồng bác chỉ mong chóng tới ngày có nước to. 

Thì hôm qua, cái ăn, trời bắt đầu đưa đến cho gia đình bác. 

Nghĩ đến đó, Lạc mỉm cười, se sẽ đặt con nằm yên trên cái tã, rồi rón rén bước ra ngoài, lên đê, hình như quả quyết làm một việc gì .

o0o0o0o 

Ra tới đê, Lạc không thấy chồng đâu. 

Gió vẫn to, vù vù gầm thét dữ dội và nước vẫn mạnh, réo ầm ầm chảy quanh như thác. Lạc ngước mắt nhìn trời; da trời một màu đen sẫm. 

Chị đứng ngẫm nghĩ, tà áo bay kêu phần phật như tiếng sóng vỗ mạnh vào bờ . Bỗng trong lòng nẩy ra một ý tưởng, khiến chị hoảng hốt chạy vụt xuống phía đê bên sông. 

Tới chỗ buộc thuyền, một chiếc thuyền nan, Lạc thấy chồng đương ra sức níu lại cái gút lạt. Chị yên lặng đăm đăm đứng ngắm đợi khi chồng làm xong công việc, mới bước vào thuyền hỏi: 

- Mình định đi đâu ? 

Thức trừng mắt nhìn vợ, cất tiếng gắt : 

- Sao không ở nhà với con ? 

Lạc sợ hãi ấp úng: 

- Con... nó ngủ . 

- Nhưng mình ra đây làm gì ? 

- Nhưng mình định đem thuyền đi đâu ? 

- Mình hỏi làm gì ? Đi về ! 

Lạc bưng mặt khóc. Thức cảm động : 

- Sao mình khóc ? 

- Vì anh định đi vớt củi một mình, không cho tôi đi . 

Thức ngẫm nghĩ, nhìn trời, nhìn nước, rồi bảo vợ : 

- Mình không đi được... nguy hiểm lắm. 

Lạc cười: 

- Nguy hiểm thời nguy hiểm cả . Nhưng không sợ, em biết bơi. 

- Được ! 

Tiếng "được" lạnh lùng, Lạc nghe rùng mình. Gió thổi vẫn mạnh, nước chảy vẫn dữ, trời mỗi lúc một đen. Thức hỏi: 

- Mình sợ ? 

- Không. 

Hai vợ chồng bắt đầu đưa thuyền ra giữa dòng, chồng lái, vợ bơi. Cố chống lại sức nước, chồng cho mũi thuyền quay về phía thượng du, nhưng thuyền vẫn bị trôi phăng xuống phía dưới, khi nhô, khi chìm, khi ẩn, khi hiện trên làn nước phù sa, như chiếc lá tre khô nổi trong vũng máu, như con muỗi mắt chết đuối trong nghiên son. 

Nhưng nửa giờ sau, thuyền cũng tới được giữa dòng. Chồng giữ ghì lái, vợ vớt củi. 

Chẳng bao lâu thuyền đã gần đầy, và vợ chồng sắp sửa quay trở vào bờ thì trời đổ mưa... Rồi chớp nhoáng như xé mây đen, rồi sấm sét như trời long đất lở. 

Chiếc thuyền nan nhỏ, đầy nước, nặng trĩu. Hai người cố bơi nhưng vẫn bị sức nước kéo phăng đi... 

Bỗng hai tiếng kêu cùng một lúc: 

- Giời ôi ! 

Thuyền đã chìm. Những khúc củi vớt được đã nhập bọn cũ và lạnh lùng trôi đi, lôi theo cả chiếc thuyền nan mới sắp.

Chồng hỏi vợ: 

- Mình liệu bơi được đến bờ không ? 

Vợ quả quyết: 

- Được ! 

- Theo dòng nước mà bơi... gối lên sóng ! 

- Được ! mặc em ! 

Mưa vẫn to, sấp chớp vẫn dự Hai người tưởng mình sống trong vực sâu thẳm. Một lúc sau, Thức thấy vợ đã đuối sức, liền bơi lại gần hỏi : 

- Thế nào ? 

- Được ! mặc em ! 

Vợ vừa nói buông lời thì cái đầu chìm lỉm. Cố hết sức bình sinh, nàng lại mới ngoi lên được mặt nước. Chồng vội vàng lại cứu. Rồi một tay xốc vợ một tay bơi. Vợ mỉm cười, âu yếm nhìn chồng. Chồng cũng mỉm cười. Một lúc, Thức kêu: 

- Mỏi lắm rồi, mình vịn vào tôi, để tôi bơi ! Tôi không xốc nổi được mình nữa. 

Mấy phút sau, chồng nghe chừng càng mỏi, hai cánh ta rã rời. Vợ khẽ hỏi: 

- Có bơi được nữa không ? 

- Không biết. Nhưng một mình thì chắc được. 

- Em buông ra cho mình vào nhé ? 

Chồng cười: 

- Không ! cùng chết cả. 

Một lát - một lát nhưng Lạc coi lâu bằng một ngày - chồng lại hỏi: 

- Lạc ơi ? Liệu có cố bơi được nữa không ? 

- Không !... Sao ? 

- Không. Thôi đành chết cả đôi. 

Bỗng Lạc run run khẽ nói: 

- Thằng Bò ! Cái Nhớn ! Cái Bé ! ... Không ... anh phải sống ! 

Thức bỗng nhẹ hẳn đi. Cái vật nặng không thấy bám vào mình nữa. Thì ra Lạc nghĩ đến con đã lẳng lặng buông tay ra để chìm xuống đáy sông, cho chồng đủ sức bơi vào bờ .

o0o0o0o

Đèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc. Hai đứa con gái nhỏ đứng bên cạnh. Đó là gia đình bác phó Thức ra bờ sông từ biệt lần cuối cùng linh hồn kẻ đã hy sinh vì lòng thương con. 

Trong cảnh bao la, nước sông vẫn lãnh đạm chảy xuôi dòng. 

Khái Hưng 


Trở Về  ]